Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, kết quả điều trị trẻ sơ sinh non tháng 26 - <34 tuần tại bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 91 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

<b>BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ </b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ </b>

<b>KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH NON THÁNG 26 – <34 TUẦN TẠI KHOA NHI – SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ </b>

<b>Chủ nhiê ̣m đề tài: ThS.BS. NGUYỄN TRUNG HẬU </b>

<b>Cần Thơ, năm 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

<b>BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ </b>

<b>ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ </b>

<b>KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH NON THÁNG 26 – <34 TUẦN TẠI KHOA NHI – SƠ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ </b>

<b>Chủ nhiê ̣m đề tài: ThS.BS. NGUYỄN TRUNG HẬU Cộng sự đề tài: 1. BSCK1. THẠCH THỊ NGỌC YẾN </b>

2. ĐD. NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG 3. ĐD. VÕ ĐẶNG NGỌC GIÀU

<b>Cần Thơ, năm 2022 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

Trang TRANG BÌA

TRANG PHỤ BÌA

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

<b>Chương 1<small>. </small>TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 </b>

1.1. Đặc điểm sơ sinh non tháng ... 3

1.2. Đặc điểm bệnh lý ở trẻ sơ sinh non tháng ... 6

1.3. Điều trị trẻ sơ sinh non tháng ... 14

1.4. Nghiên cứu trong nước và trên thế giới... 18

<b>Chương 2<small>. </small></b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22

2.1. Đối tượng nghiên cứu ... 22

2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 22

2.3. Đạo đức trong nghiên cứu... 31

<b>Chương 3<small>. </small>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... 32 </b>

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 32

3.2. Đặc điểm bệnh lý của trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần ... 37

3.3. Kết quả điều trị trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần ... 41

<b>Chương 4<small>. </small>BÀN LUẬN ... 51 </b>

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 51

4.2. Đặc điểm bệnh lý của trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần ... 54

4.3. Kết quả điều trị trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần ... 62

<b>KẾT LUẬN ... 69 </b>

<b>KIẾN NGHỊ... 71 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

<b>PHỤ LỤC 1. BẢNG ĐÁNH GIÁ TUỔI THAI PHỤ LỤC 2. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU </b>

<b>PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT </b>

Hiệp hội lượng giá sức khỏe quốc gia Pháp CRP C-reactive protein Protein phản ứng C FiO<small>2 </small> Fractional inspired oxygen Nồng độ oxy khí hít vào

NCPAP <sup>Nasal Continuous Positive </sup>Airway Pressure

Thơng khí áp lực dương liên tục qua mũi

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

gia Hoa Kỳ NICU <sup>Neonatal Intensive Care </sup>

Áp lực riêng phần của O<small>2</small>

trong máu động mạch

PaCO<small>2 </small>

Partial pressure of CO<small>2</small> in the arterial blood

Áp lực riêng phần của CO<small>2</small> trong máu động

Độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

<b>Trang </b>

<b>Bảng 1.1. Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman ... 6 </b>

<b>Bảng 1.2. Phân mức độ khó thở theo WHO ... 7 </b>

<b>Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai ... 32 </b>

<b>Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo cân nặng lúc sinh ... 33 </b>

<b>Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo dự phòng corticoid trước sinh ... 35 </b>

<b>Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo tuổi mẹ ... 35 </b>

<b>Bảng 3.5. Tiền sử sinh non, sẩy thai trước đây của mẹ... 36 </b>

<b>Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng ối ... 36 </b>

<b>Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo bệnh lý thai kỳ của mẹ ... 36 </b>

<b>Bảng 3.8. Tỷ lệ các bệnh lý của trẻ sơ sinh non tháng ... 37 </b>

<b>Bảng 3.9. Tỷ lệ các bệnh lý theo nhóm tuổi thai ... 38 </b>

<b>Bảng 3.10. Tỷ lệ các bệnh lý theo nhóm cân nặng lúc sinh (gram)... 39 </b>

<b>Bảng 3.11. Tỷ lệ các bệnh lý theo nhóm cân nặng so với tuổi thai ... 40 </b>

<b>Bảng 3.12. Phân bố theo tình trạng hỗ trợ hô hấp sau sinh ... 41 </b>

<b>Bảng 3.13. Phân bố theo phương thức hỗ trợ hô hấp ... 41 </b>

<b>Bảng 3.14. Phân bố theo tình trạng dinh dưỡng tĩnh mạch ... 42 </b>

<b>Bảng 3.15. Phân bố dinh dưỡng tĩnh mạch theo nhóm tuổi thai ... 42 </b>

<b>Bảng 3.16. Sử dụng kháng sinh ... 42 </b>

<b>Bảng 3.17. Phân bố theo điều trị surfactant ... 43 </b>

<b>Bảng 3.18. Tỷ lệ điều trị surfactant theo nhóm cân nặng lúc sinh (gram) ... 43 </b>

<b>Bảng 3.19. Tỷ lệ truyền các chế phẩm máu ... 44 </b>

<b>Bảng 3.20. Tỷ lệ truyền các chế phẩm máu theo nhóm tuổi thai ... 44 </b>

<b>Bảng 3.21. Tỷ lệ truyền các chế phẩm máu theo nhóm cân nặng lúc sinh .... 45 </b>

<b>Bảng 3.22. Kết quả điều trị ... 45 </b>

<b>Bảng 3.23. Mô tả kết quả điều trị cụ thể theo tuần tuổi thai ... 46 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Bảng 3.24. Mô tả kết quả điều trị theo một số yếu tố khác ... 48 </b>

<b>Bảng 3.25. Thời gian điều trị theo nhóm tuổi thai ... 49 </b>

<b>Bảng 3.25. Thời gian điều trị theo nhóm cân nặng lúc sinh ... 50 </b>

<b>Bảng 3.26. Thời gian điều trị theo kết quả điều trị ... 50 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>

<b>Trang </b>

<b>Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ... 32 </b>

<b>Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo cân nặng so với tuổi thai ... 33 </b>

<b>Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo cách thức sinh ... 34 </b>

<b>Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo số con trong lần sinh hiện tại ... 34 </b>

<b>Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ cần điều trị surfactant theo nhóm tuổi thai ... 43 </b>

<b>Biểu đồ 3.6. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi thai ... 46 </b>

<b>Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị theo nhóm cân nặng lúc sinh... 47 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sơ sinh sinh non mỗi năm trên thế giới và con số này vẫn không ngừng tăng lên theo mỗi năm. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc, trên 184 quốc gia trên thế giới tỷ lệ sinh non dao động từ 5% đến 18% số trẻ sinh ra. Sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi với khoảng 1 triệu trẻ em tử vong mỗi năm do biến chứng của sinh non [36], [42]. Những trẻ sống sót phải đối mặt với tình trạng khuyết tật suốt đời kể cả trong học tập và các vấn đề về thị giác và thính giác. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 103.500 trẻ sinh non và 17.000 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày sau khi sinh.

Khả năng thích nghi với cuộc sống của trẻ non tháng khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ đủ tháng. Hầu hết trẻ có cân nặng rất thấp cần phải hồi sức lúc sinh [8]. Do sự chưa trưởng thành cả về mặt giải phẫu và chức năng của các cơ quan vì vậy trẻ sơ sinh non tháng thường gặp nhiều biến chứng cả về ngắn hạn và dài hạn như: suy hô hấp do bệnh màng trong, nhiễm trùng sơ sinh, vàng da, thiếu máu, viêm ruột hoại tử, viêm phổi bệnh viện, bệnh lý võng mạc, bệnh phổi mạn… Tuổi thai lúc sinh càng nhỏ tỷ lệ mắc các biến chứng càng cao [23].

Tác giả Đặng Huỳnh Y Khoa và cộng sự nghiên cứu mơ hình bệnh tật tại khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021 cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý chiếm tới 38,8% tổng số trẻ điều trị tại khoa. Trong đó, nhóm trẻ <34 tuần thai chiếm tới 32,7% tổng số trẻ sinh non. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh non và các biến chứng là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh lên gấp 16,8 lần (p<0,001) [15].

Trẻ sơ sinh non tháng <34 tuần thai, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện cả về giải phẫu và chức năng, đặc biệt là hệ hô hấp. Tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi này chiếm phần lớn tử vong ở trẻ sơ sinh non tháng [41], [42]. Để cho cái

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

nhìn tổng quát về tỷ lệ các bệnh lý, tỷ lệ các can thiệp và kết quả điều trị của trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần theo từng nhóm tuổi thai và cân nặng lúc sinh giúp cho bác sĩ lâm sàng định hướng chiến lược điều trị, can thiệp tối ưu cho trẻ, cũng như có thơng tin tiên lượng bệnh góp phần cải thiện tỷ lệ nuôi sống trẻ sơ sinh non tháng. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021” với các mục tiêu nghiên cứu như sau:

1. Mô tả đặc điểm bệnh lý của trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần tại khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021.

2. Đánh giá kết quả điều trị trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần tại khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sơ sinh non tháng </b>

<b>1.1.1. Định nghĩa sơ sinh non tháng </b>

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sơ sinh non tháng là trẻ sinh ra sống <37 tuần hoặc <259 ngày tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối [41]. Chia mức độ sinh non dựa trên tuổi thai:

- Trẻ cực non: <28 tuần thai - Trẻ rất non: 28 – <32 tuần thai - Trẻ non tháng: 32 – <37 tuần thai

Trước sinh việc xác định tuổi thai dựa vào kỳ kinh cuối, siêu âm tiền sản trong 3 tháng đầu thai kỳ, chiều cao tử cung và các chỉ số nhân trắc thai nhi trên siêu âm. Sau sinh, có thể xác định tuổi thai của trẻ dựa vào đánh giá thang điểm New Ballard (xem Phụ lục 1) [10].

<b>1.1.2. Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh non tháng 1.1.2.1. Hệ hô hấp </b>

Trung tâm hô hấp ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, số lượng synap cịn ít, sự phân nhánh của tế bào đi gai, myelin hóa chưa đầy đủ, đáp ứng phản xạ hô hấp chưa nhạy cảm với tình trạng giảm oxy và tăng CO<small>2</small> máu. Trẻ sinh non thường khóc chậm sau đẻ, thở khơng đều, kiểu thở Cheyne – Stock, thời gian ngưng thở dài (7 – 20 giây), rối loạn nhịp thở có thể kéo dài đến 2 – 3 tuần sau khi sinh hoặc lâu hơn tùy tuổi thai [16], [37].

Lồng ngực mềm dễ biến dạng, thể tích lồng ngực hẹp, chức năng các cơ liên sườn chưa hoàn chỉnh, xương sườn nằm ngang làm hạn chế co giãn của lồng ngực. Sự rút lõm vào trong của lồng ngực ở thì hít vào buộc cơ hồnh phải hoạt động nhiều hơn để duy trì thể tích khí lưu thơng bằng cách co giãn mạnh hơn gây nên chuyển động nghịch thường và tiêu hao năng lượng nhiều hơn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

góp phần thúc đẩy nặng hơn suy hô hấp ở trẻ sơ sinh [21].

Số lượng phế nang tăng dần từ 50 triệu lúc 32 tuần thai đến 150 triệu lúc sinh đủ tháng và tăng nhanh đạt mức người lớn là 500 triệu phế nang. Phổi của trẻ sinh non có tế bào phế nang hình trụ, tổ chức liên kết phát triển, tổ chức đàn hồi ít do đó làm phế nang khó giãn nở, cách biệt với các mao mạch nên sự trao đổi khí càng khó khăn. Tuần hồn phổi chưa phát triển, thành mạch dày và lòng mạch hẹp gây nên tình trạng tưới máu phổi khơng đầy đủ, các mao mạch lại tăng tính thấm nên dễ xung huyết và xuất huyết. Ở trẻ sinh non, dự trữ lipid surfactant chỉ dưới 10 mg/kg, trong khi ở trẻ đủ tháng vào khoảng 100 mg/kg. Nghiên cứu ở trẻ sơ sinh non tháng bị bệnh màng trong thấy có rất ít surfactant và surfactant cũng chưa trưởng thành về thành phần cấu tạo và chức năng [21].

<b>1.1.2.2. Hệ tim mạch </b>

Trong thời kỳ bào thai, phổi thai nhi chưa hoạt động, áp lực phổi rất cao. Máu từ ống động mạch sang tuần hoàn hệ thống (90%). Shunt qua ống động mạch là shunt phải – trái. Sau khi cắt rốn, trẻ thở, phổi được thơng khí, sức cản mạch phổi giảm, áp lực tim phải giảm, máu lên phổi tăng lên (từ 10% trong thời kỳ bào thai lên 100% sau sinh). Sau sinh, tuần hoàn qua bánh nhau bị ngắt, sức cản mạch hệ thống tăng làm áp lực tim trái tăng. Do vậy mà shunt qua lỗ Botal và ống động mạch sẽ bị giảm dần và đóng lại [16], [21].

Thành mạch có tính thấm cao và dễ vỡ do thiếu men carboxylic esterase nhất là khi thiếu oxy. Nếu oxy cao quá và kéo dài sẽ gây co mạch giảm nuôi dưỡng tế bào và tổ chức xơ phát triển gây tổn thương tế bào, đặc biệt tế bào võng mạc mắt, phổi [16], [21]. Ở trẻ sinh non, trẻ bị suy hô hấp nên dễ có hiện tượng mở lại ống động mạch. Nhịp tim dao động hơn trẻ đủ tháng do nhịp thở khơng đều. Mạch máu dễ vỡ, dễ thốt quản gây phù đặc biệt là vùng xung quanh não thất ít tổ chức đệm. Yếu tố đông máu đều giảm hơn trẻ đủ tháng nên trẻ dễ bị xuất huyết [16], [21].

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>1.1.2.3. Hệ thần kinh </b>

Tổ chức não nhiều nước, các cuộn não chưa phát triển đầy đủ, không rõ các đường rãnh, nếp nhăn, vỏ não chưa hoạt động nên trẻ ngủ nhiều hơn, ít cử động, thở nơng, khóc yếu, phản xạ sơ sinh yếu hoặc chưa có tùy thuộc vào mức độ sinh non. Các mạch máu có tính thấm cao, thành mạch yếu, dễ vỡ. Còn tồn tại vùng tế bào mầm với tốc độ phát triển các tế bào rất cao, tăng tưới máu đồng thời mạch máu rất nhỏ và mỏng, nguy cơ cao xuất huyết não [16], [21].

<b>1.1.2.4. Hệ tiêu hóa </b>

Hệ tiêu hóa trẻ sinh non kém phát triển, các men tiêu hóa ít, phản xạ bú yếu, dạ dày trịn, nằm ngang, dung tích 5 – 10 ml, dạ dày dễ giãn nên dễ nôn trớ vì vậy phải cho ăn ít một và ăn làm nhiều bữa trong ngày [16], [21].

Có ít hoặc khơng có dự trữ glycogen (chỉ tích lũy ở gan từ tuần thứ 35) nên trẻ dễ bị hạ đường huyết. Gan không sản xuất được một số men như carbonic anhydrase, glucuronyl – tranferase nên trẻ bị vàng da đậm kéo dài, bị tan máu… nhất là khi thiếu oxy.

<b>1.1.2.5. Hệ tiết niệu </b>

Chức năng lọc và đào thải kém, những ngày đầu sau sinh thận giữ muối và nước nhiều hơn nên dễ bị phù. Cũng vì độ lọc cầu thận thấp nên thận giảm bài tiết ion H+: trẻ sơ sinh dễ bị toan chuyển hóa hơn trẻ lớn. Thận giữ các chất điện giải kể cả các chất độc nên cần chú ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh. Ở trẻ cực non, đường niệu có thể (+) ngay cả khi đường máu bình thường [21].

<b>1.1.2.6. Hệ miễn dịch </b>

Da mỏng và có độ toan thấp nên ít có tác dụng kháng khuẩn [14]. Bạch cầu và đại thực bào chưa trưởng thành nên hoạt động kém, bổ thể khơng qua nhau thai nên có ít. Lượng globulin thiếu cả về số lượng và chất lượng: IgG qua được nhau thai nhưng ít ở trẻ sinh non, IgM và IgA có rất ít. Khả năng tự tạo miễn dịch yếu nên trẻ non tháng dễ bị nhiễm khuẩn [14].

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.2. Đặc điểm bệnh lý ở trẻ sơ sinh non tháng 1.2.1. Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh </b>

Suy hô hấp cấp là sự rối loạn chức năng của phổi gây ra thất bại trong q trình trao đổi khí, dẫn đến thiếu oxy và tăng CO<small>2</small> trong máu do đó khơng cịn khả năng duy trì PaO<small>2</small>, PaCO<small>2</small> và pH ở ngưỡng có thể chấp nhận được [1]. Biểu hiệu lâm sàng suy hơ hấp sơ sinh: trẻ có rối loạn nhịp thở, thở nhanh ≥60 lần/phút hoặc thở chậm <30 lần/phút, thở rút lõm ngực nặng, thở rên, phập phồng cánh mũi, xanh tím với khí trời, chỉ số Silverman ≥3 điểm. Xanh tím là một dấu hiệu muộn của suy hơ hấp cấp. Tím xuất hiện khi PaO<small>2</small> dưới 60 mmHg hay lượng hemoglobin khử trên 5 g/dL [4], [14].

<b>Bảng 1.1. Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman [14]. </b>

Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều

Đánh giá mức độ suy hô hấp dựa vào chỉ số Silverman (xem Bảng 1.1). Chia làm 3 mức độ trên lâm sàng:

- Không suy hô hấp: <3 điểm. - Suy hô hấp nhẹ: 3 – 5 điểm. - Suy hô hấp nặng: >5 điểm.

Muốn chẩn đốn sớm suy hơ hấp cấp làm xét nghiệm khí máu động mạch. Chẩn đốn xác định suy hơ hấp cấp khi PaO<small>2</small> <50 mmHg và hoặc PaCO<small>2</small>

>60 mmHg, pH <7,25 [14].

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.2.1.1. Bệnh màng trong </b>

Nguyên nhân của bệnh màng trong là do thiếu hụt surfactant ở phổi. Surfactant được phóng thích vào bên trong lịng phế nang có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt và duy trì tính ổn định của phế nang, ngăn ngừa xẹp các phế nang nhỏ cuối thì thở ra [16], [21].

Lâm sàng điển hình là ngay sau đẻ hoặc trong vịng 6 giờ đầu tiên của cuộc sống, trẻ xuất hiện triệu chứng suy hơ hấp, đột ngột khó thở dữ dội, thở nhanh, thở rên, thở rút lõm ngực, phập phồng cánh mũi, tím tái, chỉ số Silverman nhanh chóng tăng >5 điểm. Tiến triển nặng dần trong 24 giờ, trong thời gian này có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu khơng được hỗ trợ hơ hấp. Sau 2 – 3 ngày có thể từ từ tiến triển tốt lên [16].

<b>Bảng 1.2. Phân mức độ khó thở theo WHO [40]. </b>

<b>Nhịp thở Thở rên hoặc rút lõm ngực Phân loại </b>

Nghe phổi có thể vẫn nghe rõ được rì rào phế nang ở cả hai bên nhưng nếu có giảm rì rào phế nang ở một bên kèm theo trung thất bị đẩy về bên đối

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

diện hoặc giảm tiếng rì rào phế nang ở cả hai bên thì cần nghi ngờ có tràn khí màng phổi và phải chụp X-quang phổi kiểm tra [8].

X-quang ngực thẳng cho thấy hình ảnh “kiếng mờ” với tổn thương dạng lưới, hạt và kém thơng khí. Trường hợp nặng, phổi xẹp gần hồn tồn cho hình ảnh gần như trắng toàn bộ hai phế trường. Phân loại của Bomsel F. mức độ bệnh màng trong được đánh giá theo tỷ lệ mờ phế trường, chia làm 4 độ [29]:

- Độ 1: hình ảnh lưới hạt nhỏ rải rác, phổi nở tốt.

- Độ 2: hình ảnh lưới hạt rải rác với hình ảnh ứ khí trong phế quản mức độ trung bình, giảm thể tích phổi.

- Độ 3: hình ảnh lưới hạt lan tỏa và hình ảnh ứ khí trong phế quản nổi bật, còn thấy được bờ tim.

- Độ 4: mờ cả 2 bên phổi, phổi trắng xóa.

<b>1.2.1.2. Viêm phổi bệnh viện </b>

Viêm phổi sơ sinh được chia làm 2 loại: viêm phổi khởi phát sớm (trước 3 ngày tuổi) và viêm phổi khởi phát muộn (sau 3 ngày tuổi) [1].

Viêm phổi sơ sinh khởi phát muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thơng khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra. Viêm phổi khởi phát muộn xảy ra lúc nằm viện hoặc sau xuất viện, do lây nhiễm từ môi trường xung quanh, môi trường bệnh viện hay dụng cụ xâm lấn [1]. Viêm phổi bệnh viện là viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó khơng có triệu chứng hơ hấp hay nhiễm trùng và khơng có tổn thương mới hay tiến triển trên X-quang ngực trước 48 giờ nhập viện. Viêm phổi khởi phát muộn thường gây ra bởi các sinh vật thường trú ở

<i>trẻ mới sinh trong lúc ở bệnh viện bao gồm Staphylococci coagulase-negative </i>

<i>pneumoniae, E. Coli, Klebsiella, Serratia, Enterobacterdoacae, Pseudomonas, Bacillus cereus, Citrobacter và Clamydiatrachomatis [1]. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Lâm sàng viêm phổi [24]:

- Dấu hiệu nhiễm trùng: bú kém, bỏ bú, nơn ói, chướng bụng, sốt hoặc hạ thân nhiệt, giảm phản xạ, lừ đừ, sốc…

- Dấu hiệu hơ hấp: ho, khị khè, ran phổi, khó thở, nhịp thở nhanh, co lõm ngực, thở rên, cơn ngưng thở >20s, tím tái.

Cận lâm sàng viêm phổi [24]:

- Công thức máu: tăng bạch cầu máu, ưu thế neutrophil. - CRP tăng

- X-quang ngực thẳng: hình ảnh viêm phổi đa dạng, thâm nhiễm nhu mơ phổi, hình ảnh lưới hạt, phế quản đồ, mờ toàn bộ thùy hay phân thùy.

<b>1.2.2. Nhiễm trùng sơ sinh </b>

Nhiễm trùng sơ sinh là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba ở trẻ sơ sinh, sau sinh non và các biến chứng, ngạt và các vấn đề liên quan đến sang chấn sản khoa. Nhiễm trùng sơ sinh không chỉ làm tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị mà cịn có thể để lại di chứng lâu dài. Phịng ngừa và xử trí tốt nhiễm trùng sơ sinh góp phần vào mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Nhiễm trùng trong thời kỳ sơ sinh có thể phân làm 2 loại: nhiễm trùng sơ sinh sớm và nhiễm trùng muộn.

Chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh sớm theo hiệp hội lượng giá sức khỏe quốc gia Pháp (ANAES) khí thỏa tất cả các tiêu chuẩn sau [18]:

1. Có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ từ mẹ: viêm ối – màng ối, một trẻ sinh đôi bị nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ thai, mẹ sốt ≥38<sup>0</sup>C trước, trong và 3 ngày sau chuyển dạ, sinh non tự nhiên <35 tuần thai, thời gian ối vỡ ≥18 giờ, ối vỡ sớm trước 37 tuần thai, mẹ có bằng chứng nhiễm khuẩn đường sinh dục – tiết niệu trong thai kỳ.

2. Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong 72 giờ đầu sau sinh:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Trẻ sơ sinh không khỏe mà khơng có ngun nhân rõ ràng. - Những dấu hiệu khác như sau:

+ Rối loạn thân nhiệt: sốt hoặc hạ thân nhiệt.

+ Triệu chứng rối loạn huyết động học: da tái, tần số tim tăng, tần số tim chậm, thời gian phục hồi màu sắc da kéo dài, hạ huyết áp.

+ Triệu chứng hô hấp: thở rên, tần số thở nhanh, khó thở, cơn ngưng thở, suy hô hấp.

+ Triệu chứng thần kinh: thóp phồng, li bì, tăng hoặc giảm trương lực cơ, rối loạn ý thức, co giật.

+ Triệu chứng da: tử ban, hồng ban. 3. Cận lâm sàng:

- Số lượng bạch cầu >20.000/mm<small>3</small> hoặc <5.000/mm<small>3</small>. - CRP >10 mg/L.

4. Những triệu chứng trên cải thiện với kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm do vi khuẩn hoặc không cải thiện, nặng dần với xét nghiệm CRP tiếp tục tăng.

Nghiên cứu tại bệnh viện Trường Đại Học Y- Dược Huế năm 2008 cho thấy nhiễm trùng sơ sinh sớm là bệnh lý phổ biến nhất trong mơ hình bệnh tật của giai đoạn sơ sinh sớm, chiếm tỷ lệ cao nhất ở loại sơ sinh non tháng (42,86%), già tháng (35,48%), đủ tháng (9,74%) [19].

Nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn khởi phát sau 72 giờ tuổi [1]. Đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Tỷ lệ mắc nhiễm trùng huyết muộn ở trẻ sinh non dao động từ 20 – 38% trong 120 ngày đầu đời và tỷ lệ tử vong dao động từ 13 – 19%. Nhóm trẻ sống sót thường trải qua giai đoạn nằm viện kéo dài, tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử, loạn sản phế quản phổi và chậm phát triển tâm thần vận động [13].

- Chẩn đốn có thể dựa vào lâm sàng có triệu chứng nhiều cơ quan + ổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

nhiễm trùng + cận lâm gợi ý nhiễm trùng huyết phải ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn cận lâm sàng sau [1]:

+ Bạch cầu ≤5.000/mm<small>3</small> hoặc ≥20.000/mm<small>3</small>. + Tỷ lệ Band Neutrophil/Neutrophil ≥0,2. + Có khơng bào, hạt độc, thể Dohi.

+ Tiểu cầu đếm <150.000/mm<sup>3</sup>. + CRP >10 mg/L.

- Chẩn đoán xác định khi lâm sàng gợi ý nhiễm trùng và cấy máu (+) [1].

<b>1.2.3. Viêm ruột hoại tử </b>

Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ sinh non. Mặc dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh nhưng tỷ lệ mắc và tử vong liên quan đến viêm ruột hoại tử vẫn không giảm trong nhiều thập kỷ. Tỷ lệ mắc viêm ruột hoại tử dao động từ 5 đến 10% ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân (<1500 gram) và tỷ lệ tử vong cao khoảng 25% [43].

Yếu tố nguy cơ chính của viêm ruột hoại tử là sinh non, tỷ lệ mắc tỷ lệ nghịch với tuổi thai. Khoảng 90% trường hợp xảy ra ở trẻ sinh non, tuy nhiên khoảng 12% gặp ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Trẻ đủ tháng, thường có bệnh lý đi kèm như: nhiễm trùng huyết, tim bẩm sinh, suy hô hấp, đa hồng cầu... Bệnh gặp ở khoảng 5% số trẻ sơ sinh có cân nặng lúc sinh <1500 gram [8].

Hiện nay phân loại dựa theo tiêu chuẩn Bell cải tiến gồm 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng dựa triệu chứng lâm sàng và X-quang [1].

<b>1.2.4. Hạ đường huyết sơ sinh </b>

Trong bào thai, glucose được cung cấp qua nhau thai và được dự trữ dưới dạng glycogen, sự dự trữ đường chủ yếu xảy ra sau 35 tuần tuổi thai. Do đó, tình trạng hạ đường huyết rất hay xảy ra, nhất là ở trẻ sinh non hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung [21]. Chẩn đoán hạ đường huyết khi xét nghiệm đường huyết <40 mg% [1].

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tần suất hạ đường huyết cao đáng kể ở những trẻ có nguy cơ, trong đó 12,7% ở trẻ sơ sinh quá dưỡng, cân nặng lớn hơn so với tuổi thai, 12% ở trẻ nhẹ cân so với tuổi thai, 16,6% ở trẻ con bà mẹ đái tháo đường và 24% ở trẻ non tháng muộn, 1/3 trẻ sinh trước 33 tuần tuổi thai có hạ đường huyết [13].

<b>1.2.5. Hạ thân nhiệt </b>

Sau sinh, trẻ rất dễ bị mất nhiệt, nhất là trẻ sơ sinh non tháng, nhưng khả năng tạo nhiệt lại kém, nên thường bị hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt gây cản trở sản xuất surfactant của tế bào phổi. Các biện pháp thường quy cần được thực hiện nghiêm ngặt để giữ ấm cho trẻ trong q trình hồi sức tại phịng sanh như bật giường sưởi, lau khơ, quấn tả lót, khăn đã làm ấm, tăng nhiệt độ phịng. Đối với trẻ có cân nặng cực nhẹ cân hoặc tuổi thai cực non cần phải bổ sung thêm các biện pháp khác như đặt trẻ vào túi ni lông [8]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Hậu (2021) cho thấy trẻ sơ sinh non tháng có hạ thân nhiệt lúc nhập khoa hồi sức sơ sinh tăng nguy cơ cần điều trị surfactant gấp 6,49 lần nhóm trẻ khơng có hạ thân nhiệt [12].

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh non tháng làm giảm tổng hợp surfactant của tế bào phổi, tăng q trình chuyển hóa tạo năng lượng, tăng nhu cầu oxy làm nặng thêm tình trạng suy hơ hấp. Hạ thân nhiệt cịn góp phần làm tăng nguy cơ cần điều trị surfactant và làm tăng nguy cơ thất bại với điều trị surfactant. Theo nghiên cứu của Janssen L. C (2019), nhóm thất bại điều trị surfactant ít xâm lấn có nhiệt độ trung bình khi nhập khoa hồi sức sơ sinh thấp hơn 0,4<small>0</small>C so với nhóm điều trị thành cơng [33].

<b>1.2.6. Xuất huyết não – màng não </b>

Khoảng 15 – 20% trẻ non tháng <32 tuần hoặc cân nặng lúc sinh <1500 gram bị xuất huyết vùng mầm hoặc trong não thất, trong đó 5% bị xuất huyết não nặng độ III, IV, 45% trẻ cực non có xuất huyết não màng não. Một số yếu tố nguy cơ xuất huyết não màng não ở trẻ sinh non bao gồm: ngạt, chấn thương,

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

hồi sức phòng sinh kéo dài, giảm oxy máu, tăng hoặc giảm CO<small>2</small> máu, toan chuyển hóa [2].

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán đầu tiên được ưu tiên. Siêu âm não phân độ theo Volpe chia làm 4 độ [35]:

- Độ 1: xuất huyết vùng mầm hoặc có kèm xuất huyết trong não thất, vùng xuất huyết <10% não thất.

- Độ 2: xuất huyết trong não thất, vùng xuất huyết 10 – 15% não thất. - Độ 3: vùng xuất huyết >50% não thất, thường kèm dãn não thất bên. - Độ 4: chảy máu trong chủ mô não, bất kì lượng và vị trí.

<b>1.2.7. Cịn ống động mạch </b>

Bệnh cảnh lâm sàng tùy thuộc vào kích thước ống, mức độ sinh non và cân nặng lúc sinh của trẻ. Ống động mạch càng lớn shunt qua ống càng nhiều dẫn đến suy tim sớm, tăng áp lực động mạch phổi biểu hiện ban đầu bằng suy hô hấp, cơn ngừng thở, tăng nhu cầu oxy, không cai được máy thở. Tăng lưu lượng máu lên phổi qua ống động mạch có thể dẫn đến phù tổ chức kẻ, phù phế nang dẫn đến ức chế vai trị của surfactant [8].

Cịn ống động mạch có triệu chứng/ảnh hưởng huyết động: đường kính ≥1,4 mm/Kg và một trong các biểu hiện sau [1]:

- LA/Ao >1,4.

- Dịng phụt ngược thì tâm trương ở động mạch chủ xuống ± động mạch não giữa.

- Tăng nhu cầu hỗ trợ hô hấp, không cai được máy thở.

- Suy thận kèm toan chuyển hóa mà khơng rõ nguyên nhân khác. - Viêm ruột hoại tử ≥ độ 2; xuất huyết não ≥ độ 2.

Chỉ định đóng ống động mạch khi ống động mạch có triệu chứng.

<b>1.2.8. Bệnh lý võng mạc </b>

Bệnh võng mạc trẻ sinh non (Retinopathy of Rematurity - ROP) là bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

lý tăng sinh mạch máu võng mạc ở trẻ sinh non. Trẻ càng non tháng, nguy cơ mắc bệnh càng cao. ROP thường xảy ra ở cả 2 mắt, đôi khi 1 bên nặng, 1 bên nhẹ, hiếm khi xảy ra ở 1 bên. ROP thường thoái triển hoặc lành bệnh, nhưng cũng có thể dẫn đến suy giảm thị lực nặng hoặc mù [1].

Tỉ lệ mắc:

- 47% ở trẻ có cân nặng lúc sinh từ 1000 – <1250 gram. - 78% ở trẻ có cân nặng lúc sinh 750 – <1000 gram. - 90% ở trẻ có cân nặng lúc sinh <750 gram.

<b>1.2.9. Loạn sản phế quản phổi </b>

Bệnh nhân có các triệu chứng mạn tính của đường hơ hấp, phụ thuộc oxy hoặc thở máy quá 28 ngày. Tỷ lệ loạn sản phế quản phổi phụ thuộc vào tuổi thai và cân nặng lúc sinh, gặp ở 20 – 50% ở trẻ có cân nặng <1000 gram [16]. Loạn sản phế quản phổi gây nên tình trạng tắc nghẽn phế quản phổi mạn tính, tăng áp lực động mạch phổi và tim phổi mạn. Những yếu tố nguy cơ gây loạn sản phế quản phổi: thở máy kéo dài, ngộ độc oxy và áp lực dương, quá trình viêm, phù phế nang thứ phát do tồn tại ống động mạch gây shunt trái – phải, suy dinh dưỡng [16].

<b>1.3. Điều trị trẻ sơ sinh non tháng 1.3.1. Nguyên tắc điều trị </b>

- Ổn định các yếu tố nguy cơ: ổn định thân nhiệt, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, cung cấp đủ dinh dưỡng.

- Điều trị bệnh kèm: suy hô hấp, hạ huyết áp, vàng da, nhiễm trùng. - Tầm soát các vấn đề của trẻ non tháng.

<b>1.3.2. Ổn định các yếu tố nguy cơ 1.3.2.1. Kiểm sốt thân nhiệt </b>

- Giúp duy trì nhiệt độ mơi trường, độ ẩm thích hợp: lồng ấp/giường sưởi ấm (radiant warmer). Phương pháp bà mẹ Kangaroo cho trẻ ổn định [1].

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i>- Cần chú ý tác nhân gây bệnh trong môi trường bệnh viện như S. Aureus, </i>

<i>Pseudomonas, Klebsiella....để có hướng lựa chọn kháng sinh thích hợp [1]. </i>

<b>1.3.2.3. Dinh dưỡng </b>

<i>- Nhu cầu năng lượng: 130 - 150 Kcal/kg/ngày giúp tốc độ tăng cân đạt </i>

15 - 20g/kg/ ngày (đủ tháng 15 - 30 g/ngày). Trong tuần lễ đầu sau sanh, trẻ non tháng có thể sụt cân sinh ly 5 - 15% (đủ tháng: 5 - 10%) [1].

- Chọn phương pháp dinh dưỡng [1]:

+ Dinh dưỡng đường tĩnh mạch: rất nhẹ cân <1250 gram, các bệnh lý nội khoa giai đoạn nặng chưa thể nuôi ăn qua đường miệng (suy hơ hấp nặng, xuất huyết tiêu hóa…) hoặc bệnh lý đường tiêu hóa mắc phải hoặc bẩm sinh (viêm ruột hoại tử; thủng dạ dày, ruột; tắc tá tràng, teo ruột non, teo thực quản…).

+ Dinh dưỡng tiêu hóa: là phương pháp sinh lý nhất, trong trường hợp phải dinh dưỡng tĩnh mạch cần sớm chuyển qua đường miệng ngay khi có thể.

<b>1.3.3. Điều trị bệnh lý ở trẻ sơ sinh non tháng 1.3.3.1. Cơn ngừng thở </b>

- Thở NCPAP với áp lực thấp 4 - 5 cmH2O để duy trì PaO<small>2</small> 60 - 80 mmHg (SaO2 90 - 94%) [1].

- Nếu thất bại với CPAP hoặc khơng có hệ thống CPAP, dùng thuốc kích

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

thích hơ hấp nhóm Methylxanthin: Caffein citrate, liều tấn công 20 mg/kg (hoặc 10 mg/kg Caffein cơ bản) uống hoặc tiêm tĩnh mạch, liều duy trì 5 mg/kg/ngày (2,5 mg/kg Caffein cơ bản), bắt đầu cho 24 giờ sau liều tấn cơng có đến 37 tuần tuổi hay cơn ngưng thở ổn định [1].

<b>1.3.3.2. Bệnh màng trong </b>

NCPAP (PaCO<small>2</small> >55 mmHg hoặc PO<small>2</small> <50 mmHg với FiO<small>2</small> >60%) có chỉ định thở máy. Các trường hợp thất bại với NCPAP thường cũng không hiệu quả với thở máy nếu khơng có bổ sung surfactant [1].

<i><b>Chỉ định điều trị surfactant [1], [6]: </b></i>

<b>- Chỉ định dự phòng: trẻ sơ sinh <27 tuần hoặc cân nặng <1000 gram và mẹ chưa điều trị corticoid trước sinh. </b>

- Chỉ định điều trị: + Tuổi thai <29 tuần:

 Thở NCPAP với P ≥5 cmH<small>2</small>O và FiO<small>2</small> ≥30%.  Cần đặt nội khí quản thở máy với FiO<small>2</small> ≥30%. + Tuổi thai ≥29 tuần: X-quang bệnh màng trong từ độ II trở lên.

 Thở NCPAP với P ≥5 cmH<small>2</small>O và FiO<small>2</small> ≥40% hoặc a/APO<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Lập đường truyền tĩnh mạch, điều chỉnh rối loạn kiềm toan. - Kháng sinh đặc hiệu.

- Điều trị hỗ trợ: suy hô hấp, sốc, rối loạn đông máu, rối loạn đường huyết, điện giải. co giật.

<i><b>Điều trị kháng sinh [1], [14]: </b></i>

- Dùng kháng sinh ngay khi nghi ngờ nhiễm trùng.

- Thường các kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng được phối hợp với nhau hoặc chọn kháng sinh dựa vào loại vi trùng trẻ có thể bị nhiễm, sự nhạy cảm của vi trùng, khả năng đạt được nồng độ diệt khuẩn tại vị trí nhiễm trùng, tác dụng phụ, sự non kém của chức năng gan, thận.

- Kháng sinh ban đầu: (khi trẻ chưa được điều trị kháng sinh)

+ Ampicillin + Gentamycin là lựa chọn đầu tiên cho điều trị. Nếu nghi viêm màng não: Cefotaxim thay cho Gentamycin vì qua màng não tốt.

+ Ampicillin + Cefotaxim + Gentamycin: khi có một trong các dấu hiệu:  Nhiễm trùng huyết trước 7 ngày tuổi.

 Bệnh có dấu hiệu nặng, nguy kịch ngay từ đầu.  Nhiễm trùng huyết + viêm màng não mủ.

<b>- Kháng sinh tiếp theo: khi không đáp ứng với kháng sinh ban đầu hoặc </b>

nghi nhiễm trùng bệnh viện.

<i><b>- Nếu có kết quả kháng sinh đồ: đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ. </b></i>

- Nếu chưa có kết quả kháng sinh đồ:

 Ceftazidim/ Imipenem/ Meropenem/ Ciprofloxacin/ Cefepim có thể phối hợp thêm Amikacin nếu nghi nhiễm trùng huyết Gram âm.  Vancomycin + Amikacin nếu nghi nhiễm trùng huyết do tụ cầu.  Phối hợp thêm Metronidazol nếu nghi vi khuẩn kỵ khí.

 Nếu bệnh cảnh lâm sàng nặng: phối hơp kháng sinh diệt Gram âm và Gram dương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.4. Nghiên cứu trong nước và trên thế giới 1.4.1. Nghiên cứu trong nước </b>

Nghiên cứu của Hồ Tấn Thanh Bình (2015) tại bệnh viện Nhi Đồng 1, nghiên cứu 90 trẻ sơ sinh rất non suy hô hấp nhập khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: tỷ lệ cứu sống 91,1%, thời gian nằm viện trung bình 41,8 ngày. Tỷ lệ các biến chứng liên quan đến sinh non: nhiễm trùng bệnh viện (41,1%), bệnh phổi mạn (16,7%), còn ống động mạch lớn (11,1%), viêm ruột (11,1%), bệnh lý võng mạc (7,8%) [3].

Nghiên cứu của Lê Nguyễn Nhật Trung và cs (2016) tại bệnh viện Nhi Đồng 2, nghiên cứu mô tả 215 ca sơ sinh non tháng 26 – 34 tuần. Kết quả nghiên cứu ghi nhận nhóm tuổi thai 26 – 28 tuần chiếm 13,5%, nhóm 29 – 31 tuần chiếm 40,5%, nhóm 32 – 34 tuần chiếm 46%. Cân nặng lúc sinh <1000 gram chiếm 2,3%, nhóm 1000 - <1500 gram chiếm 35,4%, nhóm ≥1500 gram chiếm đa số 62,3%. Giới tính nam chiếm 55,8%, nữ chiếm 44,2%. Tỷ lệ trẻ có mẹ được tiêm dự phòng corticoid trước sinh chiếm 16,3%. Ghi nhận tỷ lệ các biến chứng ngắn hạn liên quan đến sinh non bao gồm: bệnh màng trong (80,9%), loạn sản phế quản phổi (9,3%), còn ống động mạch ảnh hưởng huyết động (14,4%), nhiễm trùng huyết muộn (58,6%), viêm phổi bệnh viện (40,5%), hạ đường huyết (18,6%), viêm ruột hoại tử (7%), ROP điều trị (1,4%), xuất huyết não (5,6%). Về điều trị trẻ cần can thiệp thở NCPAP (90,7%), thở máy (44,2%), bơm surfactant (39,1%), sử dụng caffeine citrate (56,3%), truyền hồng cầu lắng ít nhất 1 lần (38,1%), truyền tiểu cầu ít nhất 1 lần (20%), truyền huyết tương tươi đơng lạnh ít nhất 1 lần (43,7%). Kết cục điều trị trong 7 ngày đầu đời: sống (89,9%), tử vong (10,2%). Thời gian điều trị trung bình 28,7 ± 19,7 ngày, trung vị 23 ngày, nhỏ nhất 1 ngày, lớn nhất 123 ngày. Theo thời gian 50 – 80 ngày, nguy cơ tử vong của nhóm tuổi sinh non 26 – 28 tuần tăng thêm gần 50%, trong khi nhóm sinh non 29 – 31 tuần tăng chưa đến 10% [23].

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Nghiên cứu của Ngô Văn Bình và cs (2018) tại bệnh viện Sản Nhi An Giang, nghiên cứu 85 trẻ sơ sinh non tháng 26 – 34 tuần. Kết quả nghiên cứu ghi nhận về tuổi thai nhóm 26 – 28 tuần chiếm 17,6%, nhóm 29 – 31 tuần chiếm 35,2%, nhóm 32 – 34 tuần chiếm 47,2%, tuổi thai trung bình là 30,8 tuần. Vê cân nặng lúc sinh nhóm <1000 gram chiếm 11,7%, nhóm 1000 - <1500gram chiếm 32,3%, nhóm ≥1500 gram chiếm 65,8%. Giới tính nam chiếm 55,2%, nữ chiếm 44,8%. Tỷ lệ các biến chứng ngắn hạn liên quan đến sinh non: vàng da (74,1%), xuất huyết não (2,3%), ROP điều trị (3,5%), viêm ruột hoại tử (3,5%), hạ đường huyết (3,5%), viêm phổi bệnh viện (5,8%), nhiễm trùng huyết (67%) và bệnh màng trong (88,2%). Tỷ lệ các can thiệp điều trị: sử dụng kháng sinh (88,2%), bơm surfactant (15,2%), sử dụng caffeine citrate (30,5%), truyền hồng cầu lắng (23,5%), truyền huyết tương tươi đông lạnh (9,4%), truyền tiểu cầu (2,3%). Tỷ lệ can thiệp hỗ trợ hô hấp: thở oxy (21,1%), thở NCPAP (38,8%), thở máy (40%). Kết quả điều trị: sống (69,4%), tử vong + nặng xin về (22,3%), chuyển viện (8,2%) [17].

Nghiên cứu của Đặng Huỳnh Y Khoa và cs (2021), nghiên cứu mơ hình bệnh tật trên 2539 trẻ sơ sinh bệnh lý điều trị tại khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ trẻ sơ sinh non tháng chiếm 38,8%, trong đó tuổi thai <34 tuần chiếm 12,7%, tỷ lệ tử vong do sinh non và biến chứng của sinh non chiếm tới 20,5%, trẻ sinh non làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh lên gấp 16,8 lần (p<0,001) [15].

<b>1.4.2. Nghiên cứu trên thế giới </b>

Nghiên cứu của Bolisetty và cs (2015), nghiên cứu 4454 trẻ sơ sinh có tuổi thai <32 tuần nhập khoa Hồi sức sơ sinh ở New South Wales. Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ các biến chứng liên quan đến sinh non theo tuần thai 26 tuần, 27 tuần, 28 tuần, 29 tuần, 30 tuần, 31 tuần lần lượt là: tràn khí màng phổi (6%; 2,4%; 2,1%; 2,4%; 2,8%; 1,3%), PDA cần can thiệp (7,4%; 4,5%;

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

3%; 1,5%; 0,8%; 0,4%), viêm ruột hoại tử (6%; 4,75; 3,4%; 2,1%; 1,6%; 0,3%), xuất huyết não độ 1 (17,2%; 13%; 12,9%; 13%; 10,4%; 10%), độ 2 (9,2%; 6,2%; 4,4%; 2,6%; 1,6%; 1,2%), độ 3 (2,6%; 2,2%; 1,8%; 1,3%; 0,6%; 0,4%), độ 4 (8,6%; 3,1%; 2,8%; 0,5%; 1%; 0,4%), ROP giai đoạn 1 (12,6%; 13,1%; 11,3%; 8%; 2,6%; 1,2%), ROP giai đoạn 2 (30,1%; 17,4%; 9,9%; 5,7%; 1,3%; 0,6%), ROP giai đoạn 3 – 5 (12,3%; 4,4%; 1,4%; 1,5%; 0,2%; 0,1%), nhiễm trùng huyết khởi phát sớm (2%; 4,2%; 2,3%; 2%; 0,8%; 1%), nhiễm trùng huyết khởi phát muộn (41,8%; 27,6%; 17,7%; 14,7%; 7%; 5,4%). Tỷ lệ các can thiệp điều trị theo tuần thai 26 tuần, 27 tuần, 28 tuần, 29 tuần, 30 tuần, 31 tuần lần lượt là: thở máy (86,8%; 79,1%; 67,5%; 55,5%; 40,3%; 28,9%), thở NCPAP (92,6%; 95,3%; 97,7%; 96,3%; 90,4%; 77,9%), bơm surfactant (95,1%; 87,5%; 79%; 60,9%; 44%; 31,1%); truyền máu (85,1%; 69,3%; 52,7%; 29%; 15,6%; 8,7%) [28].

Nghiên cứu của Xu F. và cs (2019) nghiên cứu trên 13.701 trẻ sơ sinh non tháng. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: nhóm trẻ <28 tuần có tỷ lệ tử vong 31,8%, tỷ lệ mắc bệnh màng trong chiếm 88,5%, tỷ lệ bệnh phổi mạn chiếm 19,6%, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 22,3%, tỷ lệ viêm ruột hoại tử chiếm 5,4%, ROP chiếm 11,5%, nhiễm trùng huyết chiếm 13,5%. Nhóm trẻ 28 – <32 tuần có tỷ lệ tử vong 6,7%, tỷ lệ mắc bệnh màng trong chiếm 55,8%, tỷ lệ bệnh phổi mạn chiếm 10,2%, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 14,1%, tỷ lệ viêm ruột hoại tử chiếm 3,5%, ROP chiếm 4,3%, nhiễm trùng huyết chiếm 9,1%. Nhóm trẻ 32 – <34 tuần có tỷ lệ tử vong 1,8%, tỷ lệ mắc bệnh màng trong chiếm 24,5%, tỷ lệ bệnh phổi mạn chiếm 1,5%, tỷ lệ xuất huyết não chiếm 11,9%, tỷ lệ viêm ruột hoại tử chiếm 1,8%, ROP chiếm 0,8%, nhiễm trùng huyết chiếm 4,6%. Nhóm tuổi thai càng thấp có tỷ lệ mắc các bệnh lý trên càng cao, sự khác biệt tỷ lệ có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [44].

Nghiên cứu của Siyuan Jiang và cs (2020), nghiên cứu thuần tập tiến cứu

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

8056 trẻ sơ sinh non tháng <34 tuần nhập khoa Hồi sức sơ sinh trước 7 ngày tuổi theo dõi đến khi tử vong hoặc xuất viện. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: tỷ lệ tử vong (3,6%), nhiễm trùng huyết (14,4%), viêm ruột hoại tử (2,9%), xuất huyết não (6,7%), bệnh lý võng mạc (2%), loạn sản phế quản phổi (9%). Tỷ lệ tử vong và các biến chứng theo phân nhóm tuổi thai ghi nhận: nhóm 26 – <28 tuần tử vong chiếm 20,7%, nhiễm trùng huyết (36,4%), viêm ruột hoại tử (7,4%), xuất huyết não (20%), bệnh lý võng mạc (10,5%), loạn sản phế quản phổi (37,9%); nhóm 28 – <32 tuần tử vong chiếm 4,3%, nhiễm trùng huyết (20,5%), viêm ruột hoại tử (3,9%), xuất huyết não (8,4%), bệnh lý võng mạc (1,6%), loạn sản phế quản phổi (11,4%); nhóm 32 – <34 tuần tử vong chiếm 1%, nhiễm trùng huyết (7,5%), viêm ruột hoại tử (1,7%), xuất huyết não (4%), bệnh lý võng mạc (0,6%), loạn sản phế quản phổi (3,7%) [34].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>Chương 2 </b>

<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

<b>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

Tất cả trẻ sơ sinh non tháng 26 – <34 tuần và mẹ của trẻ điều trị tại khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ từ ngày 01/01/2022 đến 31/08/2022.

<b>2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu </b>

- Trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai lúc sinh từ 26 – <34 tuần nhập viện điều trị tại khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.

- Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu.

<b>2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ </b>

- Trẻ có bất thường nhiễm sắc thể được tầm sốt trước sinh.

- Trẻ có các dị tật như thốt vị hồnh, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, não úng thủy bẩm sinh, thoát vị màng não tủy, tim bẩm sinh phức tạp.

- Ngạt nặng.

<b>2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu </b>

- Địa điểm nghiên cứu: khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/01/2022 – 31/08/2022.

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu </b>

Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.

<b>2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu </b>

Lấy trọn tất cả bệnh nhi đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu trong thời gian từ 01/01/2022 đến 31/08/2022.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>2.2.4. Nội dung nghiên cứu </b>

<b>2.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>- Giới tính: là biến nhị giá. Có hai giá trị: nam hoặc nữ. </b></i>

<i><b>- Tuổi thai: là biến định lượng, tính bằng tuần. Xác định tuổi thai dựa </b></i>

vào ngày đầu kỳ kinh cuối, theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ, đánh giá tuổi thai theo thang điểm New Ballard (xem Phụ lục 1). Chia làm 3 nhóm [41]:

+ Trẻ cực non: <28 tuần + Trẻ rất non: 28 – <32 tuần + Trẻ non tháng: 32 – <34 tuần

<i><b>- Cân nặng lúc sinh: là biến định lượng, số cân trẻ tính bằng gram, được </b></i>

cân bằng cân điện tử với độ chính xác 10 gram. Chia làm 3 nhóm: + Cân nặng <1000 gram

+ Cân nặng 1000 – <1500 gram + Cân nặng ≥1500 gram

<i><b>- Cân nặng so với tuổi thai: đánh giá cân nặng so với tuổi thai theo biểu </b></i>

đồ Lubchenco. Chia làm 3 nhóm: + SGA: nhẹ cân so với tuổi thai.

+ AGA: cân nặng phù hợp với tuổi thai. + LGA: nặng cân so với tuổi thai.

<i><b>- Cách thức sinh: sinh thường hoặc sinh mổ. </b></i>

<i><b>- Số con trong lần sinh hiện tại. Chia làm 2 nhóm: </b></i>

+ Đơn thai: 1 con + Đa thai: ≥2 con

<i><b>- Dự phòng corticoid trước sinh [42]: mẹ được tiêm 4 liều </b></i>

dexamethasone 6mg cách nhau mỗi 12 giờ trước sinh, thu thập thông tin qua hỏi bà mẹ hoặc người thân trong gia đình và ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. Chia làm 2 nhóm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

+ Có: được tiêm ít nhất một liều betamethasone hoặc dexamethasone trước sinh. Trong nhóm có dự phịng corticoid trước sinh chia làm 4 nhóm: 1 liều, 2 liều, 3 liều và 4 liều.

+ Không

<i><b>- Tuổi của mẹ: là biến định lượng, được tính theo năm sinh của mẹ đến </b></i>

thời điểm nghiên cứu. Chia làm 3 nhóm: <20 tuổi; 20 – <35 tuổi; ≥35 tuổi.

<i><b>- Mẹ có tiền sử sinh non: hỏi tiền sử của mẹ. Có 2 giá trị: có hoặc khơng. - Mẹ có tiền sử sảy thai: hỏi tiền sử của mẹ. Có 2 giá trị: có hoặc khơng. - Tình trạng ối: </b></i>

<i>+ Ối vỡ non: ối vỡ trước khi có chuyển dạ. Có 2 giá trị: có hoặc khơng. + Ối vỡ >18 giờ: tính thời gian từ khi ra nước ối đến khi sinh >18 giờ. </i>

Có 2 giá trị: có hoặc khơng.

<i><b>+ Nhiễm trùng ối: chẩn đốn theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Sản phụ khoa </b></i>

Hoa Kỳ (ACOG). Chẩn đốn khi mẹ sốt ≥38<sup>0</sup>C kèm ít nhất một trong các yếu tố: tim thai >160 lần/phút, ối bẩn, mùi hôi, bạch cầu máu của mẹ >15.000/mm<sup>3</sup>và hoặc có vi khuẩn trong dịch ối [27]. Có 2 giá trị: có hoặc khơng.

<i><b>- Bệnh lý trong thai kỳ của mẹ: xác định các biến số qua hỏi tiền sử, </b></i>

bệnh sử và thông tin trong hồ sơ bệnh án của mẹ.

<i>+ Mẹ có nhau bong non: hỏi tiền sử của mẹ và ghi nhận trong hồ sơ bệnh </i>

án của mẹ được chẩn đốn bởi bác sĩ sản khoa. Có 2 giá trị: có hoặc khơng.

<i>+ Mẹ có nhau tiền đạo: hỏi tiền sử của mẹ và ghi nhận trong hồ sơ bệnh </i>

án của mẹ được chẩn đoán bởi bác sĩ sản khoa. Có 2 giá trị: có hoặc khơng.

<i>+ Mẹ có bệnh đái tháo đường thai kỳ [5]: hỏi tiền sử của mẹ và ghi nhận </i>

trong hồ sơ bệnh án của mẹ được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ sản khoa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế. Có 2 giá trị: có hoặc khơng.

<i>+ Mẹ có bệnh tiền sản giật, sản giật [6]: chẩn đoán tiền sản giật khi huyết </i>

áp ≥140/90 mmHg, đo 2 lần cách nhau 4 giờ, xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

và có protein trong nước tiểu; sản giật khi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật và xuất hiện cơn co giật với 4 giai đoạn điển hình. Xác định qua hỏi tiền sử và ghi nhận trong hồ sơ bệnh án của mẹ được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ sản khoa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế. Có 2 giá trị: có hoặc khơng.

<b>2.2.4.2. Đặc điểm bệnh lý của trẻ sơ sinh non tháng Các bệnh lý của trẻ sơ sinh non tháng: </b>

<i><b>- Suy hơ hấp: trẻ có rối loạn nhịp thở; hoặc xanh tím với khí trời; hoặc </b></i>

có dấu hiệu gắng sức như thở rên, thở rút lõm ngực nặng, phập phồng cánh mũi; hoặc chỉ số Silverman ≥3 điểm [14]. Có 2 giá trị: có hoặc khơng.

<i><b>- Bệnh màng trong: lâm sàng trẻ có biểu hiện suy hơ hấp cấp. X-quang </b></i>

giúp chẩn đoán xác định bệnh màng trong chia làm 4 độ theo phân độ Bomsel F. [29]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Tràn khí màng phổi: lâm sàng trẻ khó thở tăng lên, tím tái, lồng ngực </b></i>

mất cân đối, rì rào phế nang giảm bên tổn thương. Chụp X-quang phổi giúp chẩn đoán xác định, thấy hình ảnh bên tràn khí lồng ngực giãn to, tăng sáng hơn bình thường, nhu mơ phổi bị đẩy về phía rốn phổi tạo thành mỏm cụt, trung thất bị đẩy về phía đối diện, cơ hồnh xuống thấp [20]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Xuất huyết phổi: trẻ suy hơ hấp nặng lên, có hiện tượng trào bọt hồng, </b></i>

máu qua mũi, miệng hoặc ống nội khí quản, X-quang phổi thâm nhiễm rải rác hoặc mờ toàn bộ phổi [30]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Hạ đường huyết: xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường, đơn vị </b></i>

mg/dL, hạ đường huyết khi <40 mg/dL [1]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Nhiễm trùng sơ sinh sớm được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hiệp </b></i>

hội lượng giá sức khỏe quốc gia Pháp (ANAES) khi thỏa các tiêu chuẩn [18]: 1. Có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ từ mẹ: viêm ối – màng ối, một trẻ sinh đôi bị nhiễm trùng sơ sinh sớm qua đường mẹ thai, mẹ sốt ≥38<sup>0</sup>C trước,

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

trong và 3 ngày sau chuyển dạ, sinh non tự nhiên <35 tuần thai, thời gian ối vỡ ≥18 giờ, ối vỡ sớm trước 37 tuần thai, mẹ có bằng chứng nhiễm khuẩn đường sinh dục – tiết niệu trong thai kỳ.

2. Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong 72 giờ đầu sau sinh: - Trẻ sơ sinh không khỏe mà khơng có ngun nhân rõ ràng. - Những dấu hiệu khác như sau:

+ Rối loạn thân nhiệt: sốt hoặc hạ thân nhiệt.

+ Triệu chứng rối loạn huyết động học: da tái, tần số tim tăng, tần số tim chậm, thời gian phục hồi màu sắc da kéo dài, hạ huyết áp.

+ Triệu chứng hô hấp: thở rên, tần số thở nhanh, khó thở, cơn ngưng thở, suy hô hấp.

+ Triệu chứng thần kinh: thóp phồng, li bì, tăng hoặc giảm trương lực cơ, rối loạn ý thức, co giật.

+ Triệu chứng da: tử ban, hồng ban. 3. Cận lâm sàng:

- Số lượng bạch cầu >20.000/mm<small>3</small> hoặc <5.000/mm<small>3</small>. - CRP >10 mg/L.

4. Những triệu chứng trên cải thiện với kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm do vi khuẩn hoặc không cải thiện, nặng dần với xét nghiệm CRP tiếp tục tăng.

Chia làm 2 nhóm: có nhiễm trùng sơ sinh sớm và khơng nhiễm trùng sơ sinh sớm.

<i><b>- Nhiễm trùng huyết muộn. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng. </b></i>

+ Chẩn đốn có thể dựa vào lâm sàng có triệu chứng nhiều cơ quan + ổ nhiễm trùng + cận lâm gợi ý nhiễm trùng huyết phải ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn cận lâm sàng sau [1]:

 Bạch cầu ≤5.000/mm<small>3</small> hoặc ≥20.000/mm<sup>3</sup>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

 Tỷ lệ Band Neutrophil/Neutrophil ≥0,2.  Có khơng bào, hạt độc, thể Dohi.

 Tiểu cầu đếm <150.000/mm<small>3</small>.  CRP >10 mg/L.

+ Chẩn đoán xác định [1]: lâm sàng gợi ý nhiễm trùng và cấy máu (+).

<i><b>- Loạn sản phế quản phổi: chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Viện Sức khỏe </b></i>

trẻ em và Phát triển con người quốc gia Hoa Kỳ (NICHD). Tiêu chuẩn chẩn đốn: cần hỗ trợ hơ hấp với FiO<small>2</small> >21% ít nhất 28 ngày (cộng dồn). Thời điểm đánh giá: đối với trẻ sinh non <32 tuần đánh giá khi trẻ được 36 tuần tuổi hiệu chỉnh hoặc khi xuất viện; đối với trẻ sinh non ≥32 tuần đánh giá khi trẻ được >28 – <56 ngày tuổi hoặc khi xuất viện [32]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Viêm phổi muộn khởi phát sau 3 ngày tuổi: lâm sàng bệnh nhân có </b></i>

suy hơ hấp và/hoặc hội chứng nhiễm trùng kèm X-quang có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi [1]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Viêm ruột hoại tử: lâm sàng với triệu chứng tồn thân (li bì, cơn ngưng </b></i>

thở) và triệu chứng đường tiêu hóa (chướng bụng, không dung nạp sữa, ọc dịch xanh, tiêu máu…) kèm theo cận lâm sàng với X-quang bụng có hơi trong thành ruột, hơi tự do trong bụng, siêu âm ghi nhận hơi trong tĩnh mạch cửa [1]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Xuất huyết não: lâm sàng với triệu chứng thiếu máu và hội chứng thần </b></i>

kinh, siêu âm Doppler xuyên sọ giúp chẩn đoán xác định xuất huyết não, chia làm 4 độ 1, 2, 3 và 4 [2]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Còn ống động mạch: siêu âm tim giúp chẩn đốn xác định cịn ống </b></i>

động mạch, mơ tả kích thước (mm), luồng shunt [8]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<b>2.2.4.3. Kết quả điều trị trẻ sơ sinh non tháng </b>

<i><b>- Trẻ cần hỗ trợ hô hấp: hỗ trợ hô hấp bằng thở máy, thở NCPAP hoặc </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

thở oxy ẩm qua cannula mũi. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng. Trong nhóm có hỗ trợ hơ hấp chia làm 3 nhóm: thở máy, thở NCPAP, thở oxy.

<i><b>- Dinh dưỡng tĩnh mạch: trẻ cần nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Chia </b></i>

làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Sử dụng kháng sinh: trẻ được điều trị kháng sinh. Chia làm 2 nhóm: </b></i>

có hoặc khơng. Nhóm có sử dụng kháng sinh được chia làm 3 nhóm: + Chỉ cần sử dụng kháng sinh ampicillin + gentamycin.

+ Sử dụng ampicillin + gentamycin có phối hợp thêm cefotaxim. + Cần phải đổi kháng sinh.

<i><b>- Trẻ cần điều trị surfactant: trẻ sơ sinh non tháng mắc bệnh màng trong </b></i>

có chỉ định điều trị surfactant [1]. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng.

<i><b>- Truyền hồng cầu lắng. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng. - Truyền tiểu cầu. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng. </b></i>

<i><b>- Truyền huyết tương đơng lạnh. Chia làm 2 nhóm: có hoặc khơng. - Truyền tủa lạnh. Chia làm 2 nhóm: có hoặc không. </b></i>

<i><b>- Kết quả điều trị đến khi xuất viện: </b></i>

+ Sống + Tử vong

+ Bệnh nặng xin về + Chuyển viện

<i><b>- Thời gian điều trị: là biến định lượng, tính bằng ngày. </b></i>

<b>2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu 2.2.5.1. Phương tiện nghiên cứu </b>

- Phiếu thu thập số liệu nghiên cứu.

- Các dụng cụ thăm khám bệnh nhi: ống nghe, đồng hồ đếm giờ chính xác đến 1 giây, cân điện tử chính xác đến 10 gram.

- Đo SpO<small>2 </small>bằng máy monitoring của hãng Covidien (Mỹ).

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

- Xét nghiệm công thức máu bằng máy Cell – Dyn Ruby. - Máy chụp X-quang ngực thẳng tại giường AceMobil – 510V. - Phân tích khí máu động mạch tự động bằng máy Symex CS 2400. - Các phương tiện hỗ trợ hô hấp và ổn định thân nhiệt: lồng ấp, warmer, dây oxy cannula, hệ thống thở NCPAP, máy thở (Bennet 840, Fabian).

<b>2.2.5.2. Các bước tiến hành nghiên cứu </b>

Tất cả trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai lúc sinh từ 26 – <34 tuần được điều trị tại khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ sẽ được đưa vào nghiên cứu và tiến hành thu thập số liệu.

<b>Bước 1: tất cả trẻ sơ sinh non tháng có tuổi thai lúc sinh từ 26 – <34 tuần </b>

trong danh sách nghiên cứu được hỏi tiền sử, bệnh sử và thăm khám lâm sàng.

<b>Bước 2: thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng gồm công thức máu, </b>

đường máu mao mạch tại giường, xét nghiệm khí máu động mạch và X-quang ngực thẳng tại giường, chức năng đông cầm máu, chức năng gan thận, điện giải đồ, bilan nhiễm trùng CRP, pro-calcitonin tùy bệnh cảnh lâm sàng.

Khí máu động mạch vị trí lấy tại động mạch quay hoặc catheter động rốn. Đối với trẻ sơ sinh khi việc lấy khí máu động mạch gặp nhiều khó khăn đặc biệt ở đối tượng trẻ sơ sinh cực non và rất non tháng, đôi khi phải lấy khí máu tĩnh mạch và sau đó chuyển đổi từ khí máu tĩnh mạch sang khí máu động mạch để phân tích áp dụng cơng thức sau:

PaCO<small>2 </small>= PvCO<small>2</small> – 7 pH<small>a</small> = pH<small>v</small> + 0,03 HCO<small>3</small><sup>-</sup><small> a</small> = HCO<small>3</small><sup>-</sup><small>v</small> – 2

<b>Bước 3: theo dõi bệnh nhân ghi nhận bệnh lý của trẻ sơ sinh non tháng </b>

trong quá trình điều trị.

<b>Bước 4: theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình trình điều trị, ghi nhận </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

các can thiệp điều trị đúng chỉ định theo phác đồ điều trị của khoa, ghi nhận kết quả và thời gian điều trị khi bệnh nhân xuất viện.

<b>Bước 5: tiến hành nhập liệu và phân tích số liệu 2.2.7. Phương pháp kiểm sốt sai số </b>

Trong q trình chọn mẫu vào nghiên cứu đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ.

Nghiên cứu viên là các bác sĩ sơ sinh đã được tập huấn để thống nhất trong điều trị và theo dõi bệnh nhân theo quy trình chuẩn và phác đồ điều trị của khoa Nhi – Sơ sinh.

Phiếu thu thập số liệu được thiết kế thống nhất, các biến số được định nghĩa rõ ràng do người làm đề tài thực hiện.

Tránh sai số hệ thống trong thu thập thông tin tiền sử thai kỳ của mẹ, chúng tôi kết hợp hỏi tiền sử mẹ và xem hồ sơ bệnh án điều trị của mẹ.

Kiểm tra ít nhất 2 lần bảng số liệu để tránh sai sót trong q trình nhập.

<b>2.2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu </b>

Số liệu sẽ được mã hóa, nhập vào máy vi tính xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 18.0.

Thống kê mơ tả và thống kê phân tích:

- Biến định tính: tính bằng tần suất, tỷ lệ phần trăm, so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng test kiểm định χ<sup>2</sup>, dùng Fisher’s exact test khi bảng 2x2 có tần suất kỳ vọng <5 q 20%. Tính tỷ suất chênh (OR – Odds Ratio): đánh giá mối liên quan giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh.

- Biến định lượng: tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn với các biến phân phối chuẩn, giá trị trung vị, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất với các biến phân phối không chuẩn. So sánh giá trị trung bình giữa các nhóm có phân phối chuẩn dùng T-test và Anova. So sánh giá trị trung vị giữa các nhóm khơng có phân phối chuẩn dùng Mann-Whitney U-test.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Đánh giá xác suất p:

- p >0,05: sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê - p <0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel 2016.

<b>2.3. Đạo đức trong nghiên cứu </b>

Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng y đức của bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Các bước tiến hành nghiên cứu nằm trong quy trình kỹ thuật điều trị tại khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Đây là nghiên cứu quan sát mơ tả khơng có nhóm chứng nên không ảnh hưởng đến bệnh nhi tham gia nghiên cứu. Bệnh nhi được theo dõi sát và làm các xét nghiệm cần thiết theo quy trình điều trị của khoa.

Người nhà bệnh nhi được giải thích cụ thể, rõ ràng mục đích và quy trình nghiên cứu. Đảm bảo bí mật về thơng tin cá nhân, thơng tin bệnh tật của từng bệnh nhi. Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng vì mục đích sức khỏe của bệnh nhân, khơng nhằm mục đích nào khác.

</div>

×