Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

cách thức ra quyết định về giá và sản lượng của công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 47 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ </b>

<b>BÁO CÁO THẢO LUẬN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ </b>

<b>ĐỀ TÀI: </b>

<b>CÁCH THỨC RA QUYẾT ĐỊNH VỀ GIÁ VÀ SẢN LƯỢNG CỦA CÔNG TY VINAMILK TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI VÀ ĐÀ NẴNG MẶT HÀNG SỮA BỘT DIELAC ALPHA 123 - 900GAM </b>

<b> </b>

<b> GVHD : Lương Nguyệt Ánh LHP : 231_MIEC0811_01 NHÓM: 12 </b>

<i><b>Hà Nội, tháng 11 năm 2023</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

- Địa điểm: Google meet

- Thời gian bắt đầu cuộc họp: Từ 21h00’ đến 22h30’ ngày 20/10/2023 - Thành phần: 10/10 thành viên tham gia đầy đủ

<b>2) Nội dung cuộc họp </b>

- Thảo luận về đề tài và góp ý dàn bài, tìm số liệu liên quan đến đề tài.

<b>- Nghiên cứu đề tài thảo luận. </b>

<b>- Thành viên nhóm đóng góp ý kiến của mình về dàn bài của nhóm. - Nhóm trưởng chốt lại dàn bài. </b>

<b>- Thành viên nhóm tiến hành tìm số liệu. </b>

<i>Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023 </i>

Thư ký Tú

Bùi Thị Ngọc Tú

Nhóm trưởng Nhung

Nguyễn Thị Hồng Nhung

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

- Địa điểm: Google Meet

- Thời gian bắt đầu cuộc họp: Từ 21h30h đến 22h10’ ngày 24/10/2023 - Thành phần: 10/10 thành viên

<b>2) Nội dung cuộc họp </b>

- Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, giao deadline

<b>cho từng nhiệm vụ. </b>

<b>BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC </b>

<i>Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2023 </i>

Thư ký Tú

Bùi Thị Ngọc Tú

Nhóm trưởng Nhung

Nguyễn Thị Hồng Nhung

1 Bùi Thị Ngọc Tú Chương 2 30/10 2 Phạm Long Vũ Chương 2 30/11 3 Đào Thị Mai Xuân Thuyết trình 30/10 4 Nguyễn Thị Yên Chương 2 30/10 5 Hà Thị Hải Yến Chương 1 30/10 6 Trịnh Kim Yến Chương 2 30/10 7 Vũ Hải Yến Chương 3 02/11

8 Nguyễn Thị Hồng Nhung <sup>Tổng hợp và chỉnh Word, mở </sup>

đầu, kết luận <sup>04/11 </sup>9 Nguyễn Phương Linh Chương 3 02/11 10 Nguyễn Anh Đức Powerpoint 07/11

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

<b>2) Nội dung cuộc họp </b>

<b>- Nhận xét, chỉnh sửa nội dung bài. </b>

<i>Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2023 </i>

Thư ký Tú

Bùi Thị Ngọc Tú

Nhóm trưởng Nhung

Nguyễn Thị Hồng Nhung

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 2 </b>

<b>1.1. Khái niệm về thị trường, sản lượng, giá cả ... 2 </b>

<b>1.2. Hãng bán trên nhiều thị trường ... 3 </b>

<b>1.3. Đặc điểm phương pháp phân tích hãng bán trên nhiều thị trường ... 4 </b>

<b>1.4. Phân tích mơ hình ra quyết định sản lượng và giá của hãng bán trên nhiều thị trường ... 5 </b>

<i><b>1.4.1. Phân bổ doanh số giữa hai thị trường nhằm tối đa hóa doanh thu ... 5 </b></i>

<i><b>1.4.2. Tối đa hóa lợi nhuận với phân biệt giá ... 8 </b></i>

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN ... 13 </b>

<b>2.1. Giới thiệu chung về Công ty Vinamilk ... 13 </b>

<i><b>2.1.1. Tổng quan về Công ty Vinamilk ... 13 </b></i>

<i><b>2.1.2. Thực trạng kinh doanh của cơng ty Vinamilk. ... 14 </b></i>

<b>2.2. Phân tích mơ hình dựa trên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ... 16 </b>

<i><b>2.2.1. Phương pháp nghiên cứu... 16 </b></i>

<i>2.2.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ... 16 </i>

<i>2.2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 19 </i>

<i><b>2.2.2. Phân tích mơ hình và cách thức ra quyết định về sản lượng và giá cả với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ... 19 </b></i>

<b>2.3. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu ... 33 </b>

<b>CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ RA QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ CẢ CỦA CÔNG TY VINAMILK TRÊN HAI THỊ TRƯỜNG NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN ... 35 </b>

<b>3.1. Định hướng phát triển của công ty Vinamilk ... 35 </b>

<b>3.2. Giải pháp tăng tiêu thụ sản phẩm trên hai thị trường ... 36 </b>

<b>3.3. Giải pháp tối đa hóa lợi nhuận trên hai thị trường Hà Nội và Đà Nẵng .... 39 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 41 </b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 42 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>MỞ ĐẦU </b>

Xuất phát từ bản chất của học phần kinh tế học quản lý là vận dụng lý thuyết kinh tế và các cơng cụ phân tích của khoa học để ra quyết định quản lý cho một doanh nghiệp, một tổ chức để đạt được mục tiêu với lợi nhuận cao nhất. Hay, kinh tế học là một mơn khoa học sử dụng các phân tích kinh tế, tập trung vào kinh tế học vi mô, kết hợp với phương pháp định lượng để giúp đưa ra các quyết định quản lý trong doanh nghiệp. Học phần này có ý nghĩa và vai trị rất quan trọng đối với sinh viên kinh tế nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào

<b>các tình huống thực hành cụ thể cũng như giúp ích cho công việc sau này. </b>

Kinh tế học nghiên cứu nhiều nội dung như giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau, việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người,…Trong đó, một trong những vấn đề quản lý thực tế và có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp là quyết định quản lý nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bởi lẽ tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn sản lượng và giá cả để tối đa hóa lợi nhuận đóng vai trị hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu thụ hàng hóa và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam ngày càng được mở cửa với thị trường thế giới, điều này đồng nghĩa với việc mức sống và nhu cầu của người dân ngày càng cao, cũng như mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Vì vậy, để tồn tại và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác ước lượng, lựa chọn sản lượng và giá tối ưu nhằm mục tiêu đạt được mức lợi nhuận tối đa, giữ vững vị thế trên thị trường khốc liệt. Để nắm chắc lý thuyết cũng như áp dụng vào thực tế, nhóm 12 chúng em quyết định lựa chọn vấn đề nghiên cứu là cách thức ra quyết định về sản lượng và giá cả nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với Công ty

<i>Vinamilk trong đề tài thảo luận: “Cách thức ra quyết định về giá và sản lượng của công </i>

<i>ty Vinamilk trên hai thị trường Hà Nội và Đà Nẵng mặt hàng sữa bột dielac alpha 123 – 900gam”. </i>

Do kinh nghiệm chưa nhiều, kiến thức chưa chuyên sâu nên trong bài thảo luận của nhóm chúng em cịn nhiều thiếu sót, chúng em mong nhận được thêm nhiều chỉ dẫn của cô để bài thảo luận của chúng em được hồn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành

<b>cảm ơn cô. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm về thị trường, sản lượng, giá cả </b>

<i><b>a) Khái niệm thị trường </b></i>

Thị trường là môi trường cho phép người mua và người bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên về cung và cầu.Thị trường là tập hợp những người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.

Thị trường là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế. Hiểu theo nghĩa này, chúng ta có thể phân loại thị trường như thị trường gạo, thị trường chứng khoán, thị trường cà phê, thị trường vốn,....

Thị trường cũng có thể được định nghĩa dựa trên địa điểm, khu vực thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi. Theo đó, chúng ta có một số cách gọi quen thuộc như, thị trường Hà Nội, thị trường miền Bắc, thị trường miên Trung, thị trường miền Nam,....

Trong ngành kinh tế, thị trường được hiểu là nơi tồn tại các quan hệ mua bán hàng hóa, nơi mà ở đó người mua và người bán có mối quan hệ cạnh tranh với nhau. Theo đó, thị trường được chia thành ba loại:

<small></small> Thị trường hàng hóa-dịch vụ <small></small> Thị trường lao động

<small></small> Thị trường tiền tệ

Các biểu hiện của thị trường mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống như chợ truyền thống, chợ online, siêu thị, chứng khoán, sàn đấu giá.

<i><b>b) Khái niệm sản lượng </b></i>

Sản lượng là mức độ hồn thành hoặc số lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó đại diện cho tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp, một ngành công nghiệp hoặc một quốc gia đã sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể.

Sản lượng thường được đo bằng đơn vị vật lý như số lượng sản phẩm, số lượng đơn vị hàng hóa hoặc giá trị tổng cộng của các hàng hóa được sản xuất. Điều này giúp đo lường mức độ hiệu quả và năng suất của quá trình sản xuất. Sản lượng là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế, đo lường sự phát triển và so sánh giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp hoặc các quốc gia khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Sản lượng có thể được tính theo một khoảng thời gian cụ thể như một ngày, một tháng, một quý hoặc một năm. Điều này cho phép các nhà quản lý và nhà kinh tế xác định xu hướng sản xuất, dự báo nhu cầu và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và chính sách kinh tế.

<i><b>c) Khái niệm giá cả </b></i>

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị của một mặt hàng, số tiền phải trả cho mặt hàng đó. Hay chính là số tiền được trả cho một hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản nào đó. Nó là số tiền hoặc giá trị được yêu cầu để sở hữu hoặc sử dụng một mặt hàng, và thường được thể hiện bằng tiền tệ. Giá cả là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm và tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp.

Giá cả có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cung và cầu, chi phí sản xuất, thuế, lợi nhuận mong đợi và các yếu tố khác trong một hệ thống kinh tế. Các yếu tố này có thể làm thay đổi giá cả của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và địa điểm khác nhau.

Giá cả không chỉ đơn giản là số tiền mà người tiêu dùng phải trả, mà còn phản ánh sự cân nhắc giữa giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ so với khả năng chi trả của người tiêu dùng. Đối với một người tiêu dùng, giá cả có thể đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn mua sắm, quyết định tiêu dùng và xác định mức độ hài lịng từ việc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ.

<b>1.2. Hãng bán trên nhiều thị trường </b>

Hãng bán trên nhiều thị trường trong nước được gọi là một hãng đa khu vực (multiregional corporation) hoặc một công ty đa khu vực (multiregional company). Đây là loại hình doanh nghiệp hoạt động và có sự hiện diện trên nhiều khu vực, vùng lãnh thổ hoặc tỉnh thành trong một quốc gia cụ thể.

Hãng đa khu vực thường có trụ sở chính tại một vùng hoặc tỉnh thành và mở rộng hoạt động kinh doanh sang các vùng, khu vực khác trong cùng quốc gia. Các hãng đa khu vực thường có mạng lưới phân phối rộng khắp trong quốc gia, quy trình sản xuất phân tán và thường tận dụng lợi thế cạnh tranh từ sự khác biệt về nguồn lực, thị trường địa phương và nguồn nhân lực.

Hãng đa khu vực thường tận dụng sự phát triển kinh tế và tiềm năng thị trường trong quốc gia bằng cách mở rộng hoạt động vào các khu vực khác, tận dụng lợi thế địa phương và khắc phục các hạn chế về vùng đất, văn hóa và hành chính. Điều này giúp

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

hãng đa khu vực tăng cường sự hiện diện và cạnh tranh trên nhiều thị trường trong quốc gia, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các vùng và khối lượng khách hàng đa dạng.

Trên thực tế, khi phân tích thị trường của một loại hàng hố, dịch vụ sẽ thấy tồn tại những tập khách hàng khác nhau có những nhu cầu khác nhau và sự sẵn sàng trả các mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm. Lợi dụng điểm khác biệt này, các hãng sẽ thực hiện phương pháp phân biệt giá cho các tập khách hàng khác nhau nhằm chiếm đoạt thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng phục vụ mục đích tăng lợi nhuận cho hãng. Phân biệt giá có nghĩa là hãng sẽ sử dụng các mức giá khác nhau cho các nhóm người tiêu dùng khác nhau cho cùng một sản phẩm.

<b>1.3. Đặc điểm phương pháp phân tích hãng bán trên nhiều thị trường </b>

Để hãng có thể phân biệt giá, cần có những điều kiện cụ thể. Đầu tiên, hãng thực sự phải có sức mạnh thị trường. Điều này có nghĩa, các hãng độc quyền thuần tuý, độc quyền nhóm hay cạnh tranh độc quyền có khả năng thực hiện chiến lược phân biệt giá. Thứ hai, hàm cầu đều của từng người tiêu dùng hoặc nhóm người tiêu dùng phải có độ co dãn của cầu theo giá khác nhau. Thứ ba, các thị trường khác nhau được giả định là riêng rẽ, không liên quan. Hàng có khả năng nhận biết các cá nhận hoặc các nhóm người tiêu dùng và có thể chia họ thành các tiểu thị trường một cách hiệu quả. Cuối cùng, những người mua được giả định khơng có khả năng bán lại sản phẩm cho các nhóm khách hàng khác. Nếu điều kiện này bị vi phạm thì hãng khơng thể tách thành các thị trường nhỏ lẻ được.

Có 3 hình thức phân biệt giá. Tuy nhiên, hình thức phân biệt giá cấp 3 là hình thức phổ biến nhất được các hãng thường xuyên áp dụng trên thực tế nhằm đạt mục tiêu tối đa hoả doanh thu hoặc tối đa hoá lợi nhuận của hãng khi phân bố doanh số giữa các thị trường khác nhau.

Trước hết, cần phân biệt rõ mục đích của phương pháp chia là thị trường cho các tập khách hàng khác nhau nhằm hai mục tiêu rõ rệt, dẫn đến cách thức thực hiện nó cũng rất khác nhau:

(1) Mục tiêu tối đa hoá doanh thu; (2) Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Giả sử nhà quản lý phân biệt giá tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng mà doanh thu cận biên tại mỗi thị trường bằng với chi phí cận biên. Mức giá tại mỗi thị trường được xác định bằng hàm cầu của thị trường đó.

Giả sử hãng bán sản phẩm tại hai thị trường. Hàm cầu trên các thị trường là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

𝑃<sub>1</sub>= f(𝑄<sub>1</sub>) và 𝑃<sub>2</sub>= f(𝑄<sub>2</sub>) Chi phi là một hàm của tổng sản lượng:

C = C(𝑄<sub>1</sub>+ 𝑄<sub>2</sub>) = C(𝑄<sub>𝑇</sub>) Hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận:

𝜋 = 𝑃<sub>1</sub>(𝑄<sub>1</sub>)𝑄<sub>1</sub> + 𝑃<sub>2</sub>(𝑄<sub>2</sub>)𝑄<sub>2</sub> – C(𝑄<sub>𝑇</sub>) tương ứng với các mức sản lượng được bán trên 2 thị trường.

Xét đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận ở trên để tìm điểm tối đa hóa lợi nhuận ta được:

Từ việc phân tích tình huống trên, ta tổng qt hố ngun tắc tối đa hoá lợi nhuận trên hai thị trường như sau: Khi một nhà quản lý muốn tối đa hóa tổng doanh thu từ việc bán một số lượng sản phẩm tại 2 thị trường riêng rẽ (thị trường 1 và thị trường 2), thì cần phải phân bố việc bán giữa 2 thị trường sao cho 𝑀𝑅<sub>1</sub>= 𝑀𝑅<sub>2</sub>, và bán được tất cả sản lượng thoả mãn điều kiện:

𝑀𝑅<sub>1</sub> = 𝑀𝑅<sub>2</sub> = 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub><i> = MC </i>

<b>1.4. Phân tích mơ hình ra quyết định sản lượng và giá của hãng bán trên nhiều thị trường </b>

<i><b>1.4.1. Phân bổ doanh số giữa hai thị trường nhằm tối đa hóa doanh thu </b></i>

Phân tích phân biệt giá là một áp dụng phổ biến của quy tắc MR = MC. Trong bước đầu tiên của phân tích, ta giả định rằng một hãng có hai thị trường riêng rẽ cho sản phẩm của họ. Các điều kiện cầu của mỗi thị trường là doanh thu cận biên từ việc bán các số lượng cụ thể được đưa ra trong bảng 1.

Giả định rằng có một nhà máy sản xuất và gia công may mặc A muốn bán sản phẩm áo sơ mi nam của mình cả thị trường trong nước (thị trường 1) và xuất khẩu (thị trường 2), nhà quản lý của hãng quyết định sản xuất 12 (nghìn đơn vị sản phẩm áo sơ mi nam).

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nhà quản lý nên phân bố doanh số như thế nào giữa 2 thị trường để tối đa hoá tổng doanh thu từ việc bán 12 nghìn đơn vị sản phẩm áo sơ mi nam này? Như vậy, nếu phải tối đa hố lợi nhuận thì doanh số từ việc bán các mức sản lượng lựa chọn cũng phải được tối đa hoá.

<i>Bảng 1. Phân bổ doanh số giữa hai thị trường </i>

<b>Số lượng </b>

<b>Doanh thu cận biên tại thị trường 1 </b>

<b>(trong nước) </b>

<b>Thứ tự bán </b>

<b>Doanh thu cận biên tại thị trường 2 (xuất </b>

<b>khẩu) </b>

<b>Thứ tự bán </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thực hiện phân biệt giá nhằm phân bố một mức sản lượng nhất định theo cách mà doanh thu cận biên tại mỗi thị trường là bằng nhau.

Kết quả phân tích từ bảng 1 chỉ ra rằng một nhà quản lý sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại một mức sản lượng xác định khi mức sản lượng đó được phân bố theo cách như sau:

𝑀𝑅<sub>1</sub> = 𝑀𝑅<sub>2</sub>

Nếu một nhà quản lý muốn tối đa hoá tổng doanh thu với giả thiết rằng chỉ bán một số lượng giới hạn đơn vị, thì nhà quản lý nên phân bố doanh thu sao cho doanh thu cận biên (lợi ích biên) cho mỗi đơn vị bằng nhau trong 2 thị trường.

Mặc dù doanh thu cận biên tại hai thị trường bằng nhau, nhưng các mức giá được tính tốn và phân bố trên hai thị trường này lại khơng giống nhau bởi nó cịn phụ thuộc vào độ co dãn của cầu theo giá. Mức giá cao hơn sẽ được tính cho thị trường với cầu ít co dãn hơn; mức giá thấp hơn sẽ được tính cho các thị trường có cầu co dãn hơn. Bây giờ liên kết lý thuyết phân biệt giá với tính co dãn của hàm cầu. Giả sử hãng đặt mức giá tại 2 thị trường là 𝑃<sub>1</sub> và 𝑃<sub>2</sub> và 𝐸<sub>1</sub>, 𝐸<sub>2</sub>biểu thị cho độ co dãn của các thị trường tương ứng. Doanh thu cận biên có thể được biểu diễn như sau:

𝑃<sub>1</sub>/𝑃<sub>2</sub> = (1+1/𝐸<sub>1</sub>)/(1+1/𝐸<sub>2</sub>) <1 Do đó, vì (1+1/𝐸<sub>1</sub>) < (1+1/𝐸<sub>2</sub>)

Nên |<sup>1</sup>

<small>𝐸</small><sub>2</sub>| > |<sup>1</sup>

<small>𝐸</small><sub>1</sub>| Suy ra: |𝐸<sub>1</sub>| > |𝐸<sub>2</sub>|

Thị trường có mức giá thấp sẽ co dãn mạnh hơn ở mức giá đó. Do đó, nếu một hãng sử dụng phân biệt giá, nó sẽ ln định giá thấp cho các thị trường có đường cầu co dãn với giá hơn. Tổng quát hóa ta có nguyên tắc như sau:

Một nhà quản lý phân biệt giá tại hai thị trường khác nhau, A và B, sẽ tối đa hoá tổng doanh thu cho một mức sản lượng xác định bằng cách định giá thấp hơn cho các thị

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

trường co dãn hơn và giá cao hơn cho các trường ít co dãn hơn. Nếu |𝐸<sub>𝐴</sub>| > |𝐸<sub>𝐵</sub>|thì 𝑃<sub>𝐴</sub> < 𝑃<sub>𝐵</sub>.

<i><b>1.4.2. Tối đa hóa lợi nhuận với phân biệt giá </b></i>

Giả định rằng hãng sản xuất và gia công may mặc A phân biệt giá với mục đích phân bố một mức sản lượng nhất định cho các thị trường khác nhau của hãng nhằm tối đa hoá lợi nhuận từ việc bán sản lượng áo sơ mi nam trên các thị trường đó. Khi đó, nhà quản lý sẽ tối đa hố lợi nhuận bằng cách cân bằng giữa doanh thu và chi phí cận biên. Giả định đường chi phí cận biên của hãng không khác biệt so với các hãng khơng phân biệt giá có sức mạnh thị trường. Do đó, vấn đề là phải xác định đường doanh thu cận biên tổng hợp trên các thị trường.

Đối với các đường cầu và đường doanh thu cận biên liên tục, từ kiến thức kinh tế vi mô ta đã biết đường tổng doanh thu cận biên cho một hãng phân biệt giá là đường tổng tuyến tính (cộng theo chiều ngang của trục hoành) của các đường doanh thu cận biên tại mỗi thị trường. Giả sử hãng bán sản phẩm tại 2 thị trường 1 và 2. Trong hình 1, đường cầu và đường doanh thu cận biên tại 2 thị trường 1 và 2 tương ứng là 𝐷<sub>1</sub> và 𝑀𝑅<sub>1</sub> trong Đồ thị A và 𝐷<sub>2</sub>, 𝑀𝑅<sub>2</sub> trong Đồ thị B. Trong đồ thị C của Hình 1, đường tổng doanh thu 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub> là tổng tuyến tính của 𝑀𝑅<sub>1</sub> và 𝑀𝑅<sub>2</sub>.

Theo nguyên tắc phân bố, một nhà quản lý sẽ phân bố bất kỳ một mức sản lượng nào giữa 2 thị trường để 𝑀𝑅<sub>1</sub> = 𝑀𝑅<sub>2</sub>. Ví dụ, nếu hãng sản xuất 300 đơn vị sản lượng tại MR = 40 USD, hãng sẽ bán 100 đơn vị tại thị trường 1 và 200 tại thị trường 2 (trong đó 100 đơn vị sản lượng (từ đồ thị A) có 𝑀𝑅<sub>1</sub>= 30 USD, 200 đơn vị sản lượng (từ đồ thị B) có 𝑀𝑅<sub>2</sub>=30 USD). Do vậy, dù phân bố sản lượng tổng của hãng là 300 đơn vị cho hai thị trường như thế nào thì doanh thu cận biên của hãng là 30 USD (đồ thị C). Tương tự như vậy, nếu hãng muốn bán 600 đơn vị, hãng sẽ bán 300 đơn vị sản lượng ở thị trường 1 và 300 đơn vị sản lượng ở thị trường 2, với doanh thu cận biên là 20 USD tại mỗi thị trường. Do vậy, với 600 đơn vị sản lượng, tổng doanh thu cận biên là 20 USD. Với cách xác định các điểm doanh thu cận biên tổng tại các mức sản lượng khác được xác định tương tự, doanh thu cận biên tổng của hãng (𝑀𝑅<sub>𝑇</sub>) sẽ là đường nối giữa điểm doanh thu cận biên MR= 20 và MR = 40 (xem đồ thị C).

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Hình 1. Xác định tổng doanh thu cận biên </i>

Với mỗi mức sản lượng, giá tại mỗi thị trường được xác định bằng đường cầu tại thị trường đó. Ví dụ, nếu bán được 300 đơn vị, từ 𝐷<sub>1</sub> giá của 100 đơn vị được bán tại thị trường 1 là 50 USD, từ 𝐷<sub>2</sub> giá của 200 đơn vị sản lượng được bán tại thị trường 2 là 55 USD. Câu hỏi đặt ra là hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận? Để trả lời câu hỏi này ta tổng quát hóa lên bằng Hình 2. Giả sử 1 hãng A bán sản phẩm tại 2 thị trường: 𝐷<sub>1</sub> và 𝑀𝑅<sub>1</sub> là cầu và doanh thu cận biên tại thị trường 1; 𝐷<sub>2</sub>và 𝑀𝑅<sub>2</sub> là cầu và doanh thu cận biên tại thị trường 2. 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub> là tổng theo chiều ngang của hai đường doanh thu cận biên. Để thuận tiện cho nghiên cứu, tất cả các đường này được biểu diễn trên cùng một đồ thị, cùng với đường chi phí bình qn (ATC) và đường chi phí cận biển (MC) của hãng.

Hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng tại điểm doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Trong trường hợp này, mức sản lượng 𝑄<sub>𝑇</sub> tại đó 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub>=MC là tổng sản lượng. Doanh thu cận biên và chi phí cận biên đều bằng M như trong hình 2. Nguyên tắc phân bố thị trường đòi hỏi doanh thu cận biên là như nhau tại các thị trường khác nhau tức là 𝑀𝑅<sub>1</sub>= 𝑀𝑅<sub>2</sub>= M. Tại mức doanh thu cận biên M, số lượng sản phẩm được bán tại thị trường 1 là 𝑄<sub>1</sub>, ở thị trường 2 là 𝑄<sub>2</sub>. Vì 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub>, là tổng ngang của 𝑀𝑅<sub>1</sub> và 𝑀𝑅<sub>2</sub>, nên tổng sản lượng 𝑄<sub>𝑇</sub> = 𝑄<sub>1</sub>+ 𝑄<sub>2</sub>. Hơn nữa, từ các đường cầu tương ứng, mức giá của 𝑄<sub>1</sub>tại thị trường 1 là 𝑃<sub>1</sub>, và 𝑃<sub>2</sub> là mức giá tương ứng với sản lượng 𝑄<sub>2</sub>tại thị trường 2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Hình 2. Tối đa hóa lợi nhuận trên hai thị trường </i>

Như vậy, nếu thị trường tổng của hãng có thể chia thành các thị trường khác nhau theo các mức co dãn của cầu theo giá khác nhau thì hãng có thể thực hiện phân biệt giá một cách hiệu quả. Tổng sản lượng được xác định bằng cách cân bằng giữa chi phí cận biên và tổng doanh thu cận biên. Sản lượng được phân bố giữa các tiểu thị trường để cân bằng doanh thu cận biên tại mỗi tiểu thị trường với tổng doanh thu cận biên tại mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận. Với hai thị trường, nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận cho hãng phân biệt giá là:

𝑀𝑅<sub>𝑇</sub> = MC = 𝑀𝑅<sub>1</sub>= 𝑀𝑅<sub>2</sub>

Giá tại mỗi tiểu thị trường được xác định từ đường cầu của từng thị trường đó. Để thực hiện tối đa hoá lợi nhuận với nhiều thị trường, nhà quản lý phải dự đoán các hàm cầu và doanh thu cận biên cho mỗi thị trường. Tiếp theo, họ sẽ tính hàm tổng doanh thu cận biên, tổng sản lượng sẽ là mức tại đó tổng doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Sau đó, sản lượng này sẽ được phân bố cho các thị trường khác nhau để các doanh thu cận biên đều bằng tổng doanh thu cận biên tại sản lượng tối đa hoá lợi nhuận.

Tổng quát hóa cho trường hợp bán sản phẩm tại n thị trường riêng biệt, một nhà quản lý muốn bán sản phẩm tại n thị trường riêng biệt sẽ tối đa hoá lợi nhuận nếu hãng sản xuất mức tổng sản lượng và phân bố chúng giữa n thị trường riêng biệt để:

𝑴𝑹<sub>𝑻</sub><b>= </b>𝑴𝑹<sub>𝟏</sub><b>= </b>𝑴𝑹<sub>𝟐</sub><b>= …= 𝑴𝑹</b><sub>𝒏</sub><i><b>= MC </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>❖ Quy trình tối đa hóa lợi nhuận của hãng bán trên nhiều thị trường: </b>

<i><b>Các bước cần thực hiện: </b></i>

Bước 1: Xác định hàm tổng doanh thu cận biên:

+ Cần phải xác định được hàm cầu ngược trên hai thị trường. + Hàm doanh thu cận biên trên hai thị trường.

+ Hàm doanh thu cận biên ngược để tìm ra được hàm tổng doanh thu cận biên. + Tìm điểm gãy khúc 𝑄<sub>1</sub> của đường 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub>.

*Trường hợp có thể có điểm gãy khúc nếu 𝑀𝑅<sub>1</sub> và 𝑀𝑅<sub>2</sub> cắt trục tung tại 2 điểm khác nhau:

● Q < 𝑄<sub>1</sub>, 𝑀𝑅<sub>2</sub>>𝑀𝑅<sub>1</sub> thì đường 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub> chính là phần đường của đường 𝑀𝑅<sub>2</sub> ● Q ≥ 𝑄<sub>1</sub> điểm H ∈ 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub> sao cho 𝐻𝑁 = 𝑆𝑀

Kết luận: Q < 𝑄<sub>1</sub> thì 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub> là một phần của đường 𝑀𝑅<sub>2</sub>

Q ≥ 𝑄<sub>1</sub> thì 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub> là sự cộng theo chiều ngang của 2 đường 𝑀𝑅<sub>1</sub> và 𝑀𝑅<sub>2</sub>

Bước 2: Áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận để tìm ra mức sản lượng và giá tối ưu để phân bổ trên hai thị trường.

 TH1: Q < 𝑄<sub>1</sub> :

Hãng có lợi nhuận lớn nhất khi: 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub>=MC (hãng sẽ chỉ bán trên thị trường có doanh thu cận biên cao hơn).

 TH2: Q ≥ 𝑄<sub>1</sub>:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Hãng có lợi nhuận lớn nhất khi: 𝑀𝑅<sub>𝑇</sub>=MC => 𝑄<sub>𝑇</sub>

=> Phân bổ sản lượng trên 2 thị trường là 𝑄<sub>1</sub><sup>1</sup> và 𝑄<sub>1</sub><sup>2</sup>

=> Xác định mức giá bán trên thị trường I là 𝑃<sub>1</sub>, mức giá bán trên thị trường II là 𝑃<sub>2</sub>. Bước 3: Kết luận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Vinamilk </b>

<i><b>2.1.1. Tổng quan về Công ty Vinamilk </b></i>

Vinamilk được ra đời từ ngày 20/08/1976. Đây là công ty được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa, do chế độ cũ để lại.

Từ đó tới nay, khi lần lượt được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao Động, Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới... Vinamilk đã cho xây dựng các trang trại bò sữa ở khắp mọi miền đất nước.

Không chỉ phát triển ở thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thương hiệu đến New Zealand và hơn 20 nước khác, trong đó có Mỹ.

Ngồi ra, Vinamilk còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam, với các sản phẩm từ sữa tươi chuẩn USDA Hoa Kỳ.

<b> Lịch sử hình thành cơng ty vinamilk </b>

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.

Cơng ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa.

 <b>Điểm qua một vài sản phẩm của thương hiệu Vinamilk </b>

Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành hàng chính cụ thể như sau:

Sữa tươi với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu. Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty

Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold, bột dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ơng Thọ.

Kem và phơ mai: Kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc Kem Oze, phơ mai Bị Đeo Nơ.

Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa đậu nành GoldSoy.

Bột ăn dặm Vinamilk: Ridielac Gold, Optimum Gold,...

<b> Tính chất mặt hàng sữa bột Dielac alpha 123 900gam. </b>

Sữa bột Dielac Alpha 123 được xem là một trong những nhóm hàng thiết yếu, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm. Đối với nhiều người tiêu dùng, sữa bột cho trẻ em là một sản phẩm thiết yếu vì đó là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong những năm đầu đời khi cơ thể trẻ cịn chưa phát triển hồn chỉnh và cứng cáp.

Do nhận thức của người dân đối với loại thực phẩm bổ sung cho trẻ em ngày càng thay đổi. Căn cứ vào đó có thể tin tưởng rằng nhu cầu của người dùng đối với sữa bột Dielac Alpha 123 sẽ chỉ có tăng mà khơng giảm. Đối với tiêu dùng mặt hàng sữa bột, sữa trẻ em nằm trong 10 sản phẩm mà người tiêu dùng ít thay đổi hành vi mua đối với sản phẩm nhất dù có lạm phát xảy ra.

<i><b>2.1.2. Thực trạng kinh doanh của công ty Vinamilk. </b></i>

Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay sữa bột vinamilk chiếm khoảng 20% thị phần tồn quốc. Hoạt động bn bán được phủ rộng khắp 63 tỉnh thành, sự đang dạng trong sản phẩm, kênh phân phối cũng như dấu ấn thương hiệu đã gia tăng khơng ít. hệ thống phân phối nội địa của Vinamilk có hơn 430 chuỗi cửa hàng và hơn 251.000 điểm bán lẻ, siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên cả nước. Điều này giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Trong những năm gần đây, thị trường sữa bột dành cho trẻ em ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, với sự tham gia của nhiều thương hiệu trong và ngồi nước. Trong đó, Dielac Alpha 123 của công ty Vinamilk là một trong những sản phẩm sữa bột dành cho trẻ từ 1-3 tuổi được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam.

Theo số liệu của Nielsen, Dielac Alpha 123 chiếm thị phần khoảng 25% trong phân khúc sữa bột dành cho trẻ từ 1-3 tuổi tại Việt Nam. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy sự thành công của sản phẩm này trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Tình hình doanh thu sữa bột Dielac anpha 123 những năm gần đây có sự tăng trưởng nhẹ trong khi sản lượng tiêu thụ đang có xu hướng giảm dần phần lớn là do thị trường sữa Việt Nam chưa bão hòa, mức tiêu thụ sữa bột bình qn đầu người cịn thấp so với các nước, tuy nhiên đây vẫn là lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao. Cụ thể, qua tình hình kinh doanh của công ty Vinamilk về mặt hàng sữa bột Dielac alpha 123 trên hai thị trường Hà Nội và Đà Nẵng mà chúng tơi sẽ phân tích dưới đây:

<i>Hình 3. Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp Vinamilk trên thị trường Hà Nội. </i>

Sản lượng của doanh nghiệp Vinamilk trên thị trường Hà nội năm 2021 do ảnh hưởng dịch bệnh nên giảm 57 nghìn hộp tương ứng 5,9% so với năm 2020. Đến năm 2022 giảm 28 nghìn hộp tương ứng 3,1% so với năm 2021. Sản lượng vinamilk trên thị trường Hà Nội đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Sản lượng 2 quý đầu năm 2023 cũng lên tới 410 nghìn hộp.

Ngược lại với sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp Vinamilk năm 2021 tăng 86 tỷ đồng tương ứng 5,6% so với năm 2020. Đến năm 2022 tăng nhẹ 62 tỷ đồng tương ứng 3,8% so với 2021. Doanh thu gia tăng năm 2022 giảm 0,28 lần so với doanh thu gia tăng năm 2021. Doanh thu chỉ 2 quý đầu năm 2023 là 867 tỷ đồng. Nhìn chung, doanh thu sẽ có xu hướng tăng dần qua các năm.

<small>Doanh thu( tỷ đồng)Sản lượng( nghìn hộp)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i>Hình 4. Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp Vinamilk trên thị trường Đà Nẵng. </i>

Sản lượng sữa bột Dielac Alpha 123 - 900gam của doanh nghiệp Vinamilk trên thị trường Đà Nẵng năm 2021 giảm 78 nghìn hộp tương ứng 8,8% so với năm 2020. Đến năm 2022 giảm 23 nghìn hộp tương ứng 2,8% so với năm 2021. Mặc dù mới kinh doanh trong 2 quý đầu năm 2023 nhưng sản lượng cũng đã lên tới 379 nghìn hộp.

Doanh thu của doanh nghiệp Vinamilk năm 2021 tăng 53 tỷ đồng tương ứng 14,6% so với năm 2020. Đến năm 2022 tăng 53 tỷ đồng tương ứng 12,8% so với 2021. Có thể thấy doanh thu của các năm đang tăng dần đều. Doanh thu 2 quý đầu năm 2023 đã lên tới 258 tỷ đồng. Dù chỉ có 2 quý đầu nhưng doanh thu đã gần đạt tới doanh thu cả năm 2020.

<i><b>2.2. Phân tích mơ hình dựa trên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>2.2.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu </i>

Trong quá trình thu thập và xử lý số liệu, nhận thấy cầu về mặt hàng sữa bột Dielac Alpha 123 - 900gam của Vinamilk trên 2 thị trường Hà Nội và Đà Nẵng từ quý 1/2020 đến quý 2/2023 bị ảnh hưởng chủ yếu từ giá của hàng hóa này do cơng ty quyết định, giá của Dutch Lady 900g, thu nhập trung bình của người dân trên 2 thị trường này. Yếu tố dân số dường như giữa qua các quý trong giai đoạn này khơng có sự thay đổi đáng kể và một số yếu tố khác khó định lượng một các chính xác nên tạm thời bỏ qua, khơng xét

<small>Doanh thu( tỷ đồng)Sản lượng( nghìn hộp)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

đến trong mơ hình. Để tìm ra được mức sản lượng và giá bán tối ưu cho từng thị trường, chúng ta cần thu thập cả số liệu về chi phí trên cả 2 thị trường này trong giai đoạn từ quý 1/2020 đến quý 2/2023.

Dữ liệu thu thập để nghiên cứu chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gian được thu thập từ một số nguồn sau:

- Dữ liệu theo quý về sản lượng, giá bán, chi phí của công ty được thu thập từ quý 1 năm 2020 đến quý 2 năm 2023 dựa vào các bảng báo cáo tài chính, báo cáo về doanh thu bán hàng, báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này. Tổng chi phí biến đổi được tính bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng.

- Chi phí biến đổi bình qn được tính tốn đã loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát tại thời điểm thu thập dữ liệu trên trang web của Tổng Cục thống kê.

- Các dữ liệu về thu nhập bình quân/người/tháng và dữ liệu về giá bán của mặt hàng sữa bột Dutch Lady 900g được lấy từ các ấn phẩm thương mại, các trang web điện tử khác.

Ta có các bảng số liệu thu thập và xử lý được như sau:

<i>Bảng 2. Bảng số liệu về sản lượng, giá cả của mặt hàng sữa bột Dielac Alpha 123 - 900gam của Vinamilk , thu nhập bình quân, giá của mặt hàng sữa bột Dutch Lady </i>

<i>900g trên thị trường Hà Nội từ quý 1/2020 đến quý 2/2023: </i>

2020Q1 <sub>1.51 </sub> <sub>0.245 </sub> <sub>5.28 </sub> <sub>0.185 </sub>2020Q2 <sub>1.59 </sub> <sub>0.244 </sub> <sub>5.32 </sub> <sub>0.186 </sub>2020Q3 <sub>1.65 </sub> <sub>0.24 </sub> <sub>5.46 </sub> <sub>0.1865 </sub>2020Q4 <sub>1.71 </sub> <sub>0.23 </sub> <sub>5.64 </sub> <sub>0.187 </sub>2021Q1 <sub>1.75 </sub> <sub>0.235 </sub> <sub>5.98 </sub> <sub>0.1872 </sub>2021Q2 <sub>1.79 </sub> <sub>0.225 </sub> <sub>6.24 </sub> <sub>0.1875 </sub>2021Q3 <sub>1.82 </sub> <sub>0.222 </sub> <sub>6.43 </sub> <sub>0.188 </sub>2021Q4 <sub>1.89 </sub> <sub>0.22 </sub> <sub>6.68 </sub> <sub>0.1887 </sub>2022Q1 <sub>1.9 </sub> <sub>0.22 </sub> <sub>6.85 </sub> <sub>0.189 </sub>2022Q2 <sub>1.93 </sub> <sub>0.219 </sub> <sub>7.24 </sub> <sub>0.1895 </sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

2022Q3 <sub>1.95 </sub> <sub>0.22 </sub> <sub>7.32 </sub> <sub>0.19 </sub>2022Q4 <sub>1.98 </sub> <sub>0.215 </sub> <sub>7.54 </sub> <sub>0.191 </sub>2023Q1 <sub>2.05 </sub> <sub>0.21 </sub> <sub>7.62 </sub> <sub>0.192 </sub>2023Q2 <sub>2.18 </sub> <sub>0.2 </sub> <sub>7.81 </sub> <sub>0.195 </sub>

<i>Bảng 3. Bảng số liệu về sản lượng, giá cả của mặt hàng sữa bột Dielac Alpha 123 - 900gam của Vinamilk , thu nhập bình quân, giá của mặt hàng sữa bột Dutch Lady </i>

<i>900g trên thị trường Đà Nẵng từ quý 1/2020 đến quý 2/2023: </i>

2020Q1 0.385 0.226 4.56 0.1865 2020Q2 0.396 0.225 4.64 0.18685 2020Q3 0.414 0.22 4.76 0.187 2020Q4 0.443 0.215 4.79 0.1872 2021Q1 0.482 0.205 4.82 0.1875 2021Q2 0.496 0.205 4.98 0.188 2021Q3 0.522 0.199 5.07 0.1885 2021Q4 0.558 0.1985 5.24 0.18875 2022Q1 0.574 0.198 5.35 0.189 2022Q2 0.586 0.196 5.56 0.1895 2022Q3 0.605 0.1955 5.72 0.1903 2022Q4 0.624 0.195 5.83 0.1912 2023Q1 0.669 0.19 5.98 0.1926 2023Q2 0.692 0.189 6.02 0.1935

</div>

×