Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

phân tích và đánh giá chính sách việc làm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.73 KB, 25 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>HÀ NỘI – 2023 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 3</b>

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 4</b>

<b>1.1.KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH ... 4</b>

<b>1.2.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ LAO ĐỘNG ... 4</b>

<b>1.2.1.Khái niệm về lao động ... 4</b>

<b>1.2.2.Khái niệm về việc làm ... 4</b>

<b>1.2.3.Khái niệm về chính sách việc làm ... 5</b>

<b>1.2.4.Vai trị, vị trí của chính sách việc làm ... 5</b>

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ... 6</b>

<b>2.1.THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ... 6</b>

<b>2.1.1.Thực trạng lao động tại Việt Nam ... 6</b>

<b>2.1.2.Thực trạng việc làm tại Việt Nam ... 8</b>

<b>2.2.THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY .. 9</b>

<b>2.2.1.Một số văn bản liên quan ... 9</b>

<b>2.2.2.Những yếu tố ảnh hưởng tới chính sách việc làm tại Việt Nam hiện nay </b> ... 10

<b>2.2.3.Đánh giá về các chính sách việc làm tại Việt Nam hiện nay ... 13</b>

<b>CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM ... 18</b>

<b>3.1.GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ ... 18</b>

<b>3.2.GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ DOANH NGHIỆP ... 20</b>

<b>3.3.KIẾN NGHỊ CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM ... 21</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>KẾT LUẬN ... 23TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 24</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Tạo việc làm cho người lao động là một trong những chính sách an ninh xã hội quan trọng của nhà nước. Tạo việc làm không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà là của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức và bản thân người lao động.

Hơn 30 năm đổi mới cùng với các chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợi ích và phát triển tồn diện của con người như chính sách tạo việc làm và thu nhập, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức khỏe, chính sách dân tộc và tơn giáo, chính sách đối với người có cơng với đất nước. Nhờ đó, Việt Nam đã đạt được những thắng lợi to lớn về kinh tế xã hội Tuy nhiên để thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với nước phát triển cịn rất nhiều chính sách phải giải quyết như người chưa có việc làm, thiếu việc làm, ngày càng tăng sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh tệ nạn xã hội và tội phạm có nhiều hướng gia tăng. Trong các chính sách trên lao động và việc làm đang là một sức ép lớn là mối quan tâm lớn của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu chính sách tại Việt Nam có ý nghĩa rất thiết thực là một trong những tiêu chí bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa là chính sách xã hội cơ bản góp phần đảm bảo an toàn ổn định và phát triển xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH </b>

Theo nghị định 34/2016/NĐ-CP thì “Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.

Chính sách gồm 3 yếu tố cấu thành chính:  Vấn đề thực tiễn cần giải quyết.

 Định hướng, mục tiêu giải quyết vấn đề (mục tiêu của chính sách).

 Các giải pháp của Nhà nước (nhằm thực hiện chính sách) để giải quyết vấn đề theo mục tiêu đã xác định ở ban đầu.

<b>1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ LAO ĐỘNG 1.2.1. Khái niệm về lao động </b>

Lao động là một hoạt động của con người có mục đích tác động để làm biến đổi các vật chất tự nhiên thành những sản phẩm có giá trị sử dụng và có giá trị kinh tế để phục vụ nhu cầu của con người và xã hội.

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương nhận tiền cơng cho bản thân, gia đình và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

<b>1.2.2. Khái niệm về việc làm </b>

Việc làm là tất cả những gì mà người lao động có thể làm để tạo ra nguồn thu nhập mà pháp luật không cấm.

Việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức:

 Làm cơng việc để nhận được tiền lương, tiền công và hiện vật cho cơng việc đó.  Làm cơng việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân có quyền sử dụng và quyền sở

hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành cơng việc đó.

 Làm tất cả các cơng việc gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó. Hình thức này bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu và quản lý.

Ngồi ra, việc làm cịn chia thành các loại như việc làm toàn thời gian, bán thời gian và việc làm làm thêm.

 Việc làm tồn thời gian: chỉ một cơng việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

 Việc làm bán thời gian: đây là việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.

 Việc làm thêm: mô tả công việc khơng chính thức, khơng thường xun.

<b>1.2.3. Khái niệm về chính sách việc làm </b>

Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp, và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó.

Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

<b>1.2.4. Vai trị, vị trí của chính sách việc làm </b>

Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an sinh, ổn định và phát triển xã hội.

Chính sách việc làm vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội. Hoạch định và thực hiện khơng tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và cả về chính trị, xã hội cho Việt Nam.

Chính sách việc làm cịn có mối quan hệ biện chứng với các chính sách khác như chính sách kinh tế và chính sách xã hội, đặc biệt là: chính sách dân số, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách cơng nghệ, chính sách bảo hiểm xã hội... Nếu thực hiện tốt chính sách việc làm thì sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc thúc đẩy nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả, giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp. Ngược lại, nếu chưa giải quyết tốt chính sách việc làm, đặc biệt trong những thời kỳ kinh tế suy thối thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên, kéo theo các tệ nạn xã hội có thể tăng lên và nguy cơ đói nghèo sẽ gia tăng, vấn đề an sinh xã hội.

Thực hiện tốt chính sách việc làm có tác động thúc đẩy sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, tác động tích cực đến giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY</b>

<b>2.1. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.1. Thực trạng lao động tại Việt Nam </b>

<b>Bảng 2.1: Bảng dân số Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020</b>

<i>Cơ cấu lao động Việt Nam</i>

Lực lượng lao động trên 15 tuổi năm 2021 ước tính khoảng 49.1 triệu người. Dân số Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên về mặt kinh tế sẽ bất lợi vì bình qn số người phải ni dưỡng trên một lao động cao hơn các nước khác đi theo nó là chính sách việc làm, giáo dục, y tế và các yêu cầu xã hội khác rất lớn..

Xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều hơn nữ với trên 50% lao động là nam giới. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, những mâu thuẫn giữa sinh đẻ và làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp.

Hiện nay, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng (chiếm trên 22%), tiếp đến là khu vực Bắc trung bộ, Duyên hải miền Trung (trên 21%) và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là các khu vực có diện tích đất rộng, tập trung nhiều thành phố lớn, khu đô thị và nhiều khu công nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập trung ở những khu vực này. Những khu vực chiếm tỷ lệ thấp, là những khu vực có diện tích đất hẹp, nhiều đồi núi, ít khu đơ thị và khu công nghiệp nên không thu hút nhiều lao động đến đây.

Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nơng thơn cũng có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nông thơn, chiếm khoảng gần 70%. Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao. Cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nơng thơn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn. Tuy nhiên, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn. Đặc điểm này là trở ngại lớn cho lao động nông thơn trong tìm kiếm việc làm.

<i>Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chun mơn, song vẫn cịn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, cụ thể:</i>

<i>Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng </i>

lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,9% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động), phân bổ lao động chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị.

<i>Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa </i>

đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay ln xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thơng tin viễn thơng, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của q trình sản xuất cơng nghiệp.

<i>Ba là, cịn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di </i>

cư chỉ đăng ký tạm trú, khơng có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất – nơi sử dụng đến 30% lao động di cư khơng có dịch vụ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề, tham gia bảo hiểm xã hội…), lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ở các vùng chế xuất, khu công nghiệp.

<b>2.1.2. Thực trạng việc làm tại Việt Nam </b>

Tính chung năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu người so với năm 2019. Trong đó, lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 17,5 triệu người, giảm 7,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,5 triệu người, tăng 0,3%; khu vực dịch vụ là 19,4 triệu người, tăng gần 0,1%. Chuyển dịch lao động tiếp tục theo xu hướng từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ với tỷ trọng lao động tương ứng trong các khu vực năm 2020 là: 32,8%; 30,9%; 36,3% (năm 2019 tương ứng là: 34,5%; 30,1% và 35,4%).

Số lao động có việc làm phi chính thức năm 2020 là 20,3 triệu người, tăng 119,1 nghìn người, số lao động có việc làm chính thức là 15,8 triệu người, giảm 21,1 nghìn người so với năm 2019. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức năm 2020 là 56,2%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với năm 2019.

Do đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã khiến nền kinh tế gặp phải nhiều khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp trong đó có cả các biện pháp tinh giảm lao động (cắt giảm, nghỉ luân phiên,…), tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động. Điều này làm số lao động chính thức giảm và số lao động phi chính thức tăng, dẫn đến tình trạng tăng trở lại tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức trong năm 2020 sau nhiều năm liên tục giảm

<b>Tính chung năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là 2,26%. Trong đó, tỷ lệ </b>

thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,48%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%;

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

khu vực nông thôn là 1,75%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2020 ước tính là 7,1%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là 5,45%.

Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (cơng nghệ, nguồn nhân lực…) hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức như: Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ khơng cịn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài; Sức ép về vấn đề giải quyết việc làm với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; 46 triệu lao động Việt Nam (lao động chưa qua đào tạo) (2019) đứng trước nguy cơ khơng có cơ hội tham gia làm những cơng việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi lao robot, trang thiết bị công nghệ thông minh; Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ lực như bưu chính, viễn thơng và công nghệ thông tin… Chất lượng lao động ở nước ta thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu ngành nghề đào tạo có nhiều bất cập. Còn thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành cơng nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam thấp. Vẫn còn tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức, năng suất thấp…

<b>2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.2.1. Một số văn bản liên quan </b>

Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

Thông tư 12/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Thông tư 24/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động TB&XH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động TB&XH về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm cơng.

Thơng tư 43/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động TB&XH về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hồ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH.

<b>2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới chính sách việc làm tại Việt Nam hiện nay </b>

<i>2.2.2.1. Môi trường chính trị, pháp luật tại Việt Nam hiện nay </i>

Quan điểm của Đảng, Chính phủ về việc làm nói chung và hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động nói riêng được thể hiện trong chính sách pháp luật của Nhà nước về việc làm. Đây là những yếu tố ảnh hưởng mang tính định hướng đến chính sách của chính quyền địa phương về hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động.

Với đường lối mở cửa và quan điểm của Chính phủ về mở rộng trong thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế, đã có nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất ở các vùng nơng thơn được thành lập, góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tạo ra hàng nghìn việc làm mới mỗi năm cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nước ngồi, các cơng ty liên doanh nước ngồi đóng địa bàn tại các khu cơng nghiệp, khu chế xuất đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những đổi mới về pháp luật (như hồn thiện luật pháp, cải cách các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh,…) sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động làm việc. Mơi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật không ngừng cải thiện sẽ là yếu tố hỗ trợ rất lớn cho quá trình hoạch định và triển khai các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.

<i>2.2.2.2. Các nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm </i>

Nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách là một trong các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả triển khai các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Trong đó, các nguồn lực chủ yếu bao gồm: nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực để tổ chức triển khai thực hiện chính sách.

<i>Nguồn lực tài chính: Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất có yếu tố </i>

quyết định đến hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Để triển khai các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động một cách đồng bộ và có hiệu quả, đòi hỏi các cơ quan ban ngành cần chuẩn bị đầy đủ nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính để thực thi chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động bao gồm: phát triển quỹ quốc gia về việc làm, kinh phí hỗ trợ cho các khoản vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội các địa phương; phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm; phát triển các trung tâm dạy nghề, thực hiện các chương trình dạy nghề, đào tạo nghề cho người lao động;… Nếu Chính phủ và các địa phương có đủ tiềm lực về tài chính, các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động sẽ được thực hiện đầy đủ, đồng bộ và mang lại hiệu quả chính sách cao. Ngược lại, nếu năng lực tài chính hạn hẹp, các chính sách hỗ trợ tạo việc làm sẽ bị co nhỏ lại: hoặc là đối tượng thụ hưởng chính sách sẽ ít đi; hoặc là lợi ích từ chính sách dàn đều cho mỗi đối tượng thụ hưởng sẽ nhỏ lại. Như vậy, hiệu quả chính sách sẽ thấp và khơng đạt được như mục tiêu đã đề ra khi hoạch định chính sách.

<i>Nguồn nhân lực: Bên cạnh yếu tố về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực để tổ chức </i>

triển khai chính sách cũng là yếu tố rất quan trọng. Để đạt được các mục tiêu chính sách đã đề ra, địi hỏi chính quyền trung ương và địa phương phải chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Nếu lực lượng lao động để thực thi chính sách thiếu và mỏng, khơng thể đảm bảo rằng chính sách hỗ trợ tạo việc làm sẽ được triển

</div>

×