Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn cấp tỉnh một số giải pháp góp phần bồi dưỡng năng lực phân tích thơ nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 8 ở trường trung học cơ sở lương nội bá thước thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC </b>

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÂN TÍCH THƠ NHẰM NÂNG CAO </b>

<b>CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ CHO HỌC SINH LỚP 8Ở TRƯỜNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG NỘI - BÁ THƯỚC</b>

<b>Người thực hiện: Nguyễn Văn NguyênChức vụ: Giáo viên.</b>

<b> Đơn vị công tác: Trường THCS Lương NộiSKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn</b>

THANH HÓA NĂM 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Nội dungTrang</b>

2 . Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 32.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 42.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

Danh mục đề tài, sáng kiến 22

<b>1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tài </b>

Trong những năm học vừa qua, dưới ánh sáng của Nghị quyết Trungương 29 (ngày 4 tháng 11 năm 2013), toàn ngành giáo dục đã đồng bộ đổi mớivới mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực của người học. Đặc biệt, “môn Ngữ

<i>văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyệncác kỹ năng đọc, viết, nói, nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy trừu tượng và tư duy logic, góp phầnhình thành học vấn căn bản của một người có văn hóa; biết tạo lập các văn bảnthông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sảnphẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mỹ nói chung trong cuộc sống” [1]. </i>Để cụthể hóa mục tiêu phát triển năng lực viết, tạo lập văn bản, thể hiện sự tiếp nhận,đánh giá các văn bản…như đã nêu trên, chương trình được thiết kế bằng nhữngkiểu bài cụ thể và thông suốt từ dễ đến khó, từ lớp nhỏ đến lớp lớn mà trong đótiêu biểu là kiểu bài phân tích thơ. Cùng với việc thiết kế chương trình theohướng phát triển năng lực phân tích thơ cho học sinh, chúng ta cịn thấy rõ vaitrò của năng lực này trong kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, trong giaolưu học sinh mũi nhọn, trong các đợt thi học sinh giỏi các cấp...Từ đó có thểthấy việc phát triển năng lực phân tích thơ là yêu cầu cấp thiết đối với nhiệm vụthực hiện mục tiêu dạy học Ngữ văn trung học cơ sở nói riêng, mục tiêu dạy họcNgữ văn nói chung.

Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 với lộ trình triển khai từ 2020 đến2025 đã và đang được thực hiện hiệu quả tại đơn vị trường trung học cơ sởLương Nội, Bá Thước, Thanh Hóa; song bước đầu cũng hé lộ các hiện tượng vàmâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, đặc biệt là với việc pháttriển năng lực phân tích thơ. Việc chuyển từ nội dung, phương pháp dạy học cũsang nội dung, phương pháp dạy học mới với mới những tác phẩm mới, nhữngtác phẩm ngồi chương trình được học đã gây khơng ít bối rối cho người dạy lẫnngười học: về phía giáo viên, do mới tiếp cận chương trình, nhiều khi cịn theolối truyền đạt cũ; về phía học sinh, các em còn nhiều lúng túng, chưa tạo đượcnét riêng, chưa có chiều sâu, điểm nhấn trong bài làm của mình. Thiết nghĩ,những mâu thuẫn và tồn tại đó cần được tìm hiểu, nghiên cứu giải quyết mới cóthể mang lại hiệu quả như mong muốn.

Trước thực tiễn trên, tơi đã tìm tịi, cải tiến song chưa có tài liệu nàonghiên cứu chuyên sâu về việc làm thế nào để phát triển năng lực phân tích thơcho các em. Điều đó thơi thúc tơi ý thức học hỏi, mở mang, đúc rút kinh nghiệmcá nhân để xây dựng một hướng đi phù hợp với môi trường dạy học của mình.

<i>Trong những năm học vừa qua, tơi đã từng bước hoàn thiện và áp dụng “các</i>

<i>giải pháp bồi dưỡng năng lực phân tích thơ cho học sinh”, đặc biệt là học sinh</i>

lớp 8 và đã thu được kết quả khả quan, đáng mừng. Nhận thấy đây là mơ hìnhdạy học hiệu quả, có thể áp dụng rộng rãi hơn nên tôi xin được giới thiệu đề tài:

<i><b>“Một số giải pháp góp phần bồi dưỡng năng lực phân tích thơ nhằm nângcao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 8 ở trường trung học cơ sở LươngNội, Bá Thước, Thanh Hóa” để đồng nghiệp chúng ta cùng trao đổi.</b></i>

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

<i><b>Với đề tài “Một số giải pháp góp phần bồi dưỡng năng lực phân tích</b></i>

<i><b>thơ nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 8 ở trường trung họccơ sở Lương Nội, Bá Thước, Thanh Hóa”, tơi xác định mục đích chính là trang</b></i>

bị cho học sinh cấu trúc, đặc trưng của kiểu bài phân tích thơ, từ đó rèn luyệnnăng lực phân tích thơ - một trong những kiểu bài quan trọng của chương trình -

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

góp phần hồn thiện năng lực cơ bản cho học sinh, nâng cao hiệu quả, chấtlượng kiểm tra đánh giá.

Bên cạnh việc phát triển năng lực phân tích thơ, đề tài cịn bồi đắp tìnhyêu thơ ca cho, văn chương nghệ thuật, rèn luyện các phẩm chất yêu nước, nhânái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm cho người học.

Xa hơn nữa là việc chuẩn bị cơ sở, tiền đề cho các em làm tốt kiểu bài,sau này có thể chọn nghề, chọn lĩnh vực phê bình nghiên cứu văn học.

Từ những điều trình bày trên, có thể thấy rằng: Mục tiêu của đề tài nàynhằm vào việc phát huy những phẩm chất, năng lực mà học sinh cần trang bị -đúng như định hướng mục tiêu dạy học của chương trình Ngữ văn trung học cơsở hiện hành.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu </b>

Với mục tiêu như đã trình bày trên, tơi xác định đề tài này sẽ nghiên cứu,tổng kết về vấn đề phát triển năng lực phân tích, cảm nhận cái hay, cái đẹp cáisáng tạo, độc đáo riêng trong mỗi tác phẩm thơ.

Đồng thời phát triển năng lực trình bày suy nghĩ, khám phá vẻ đẹp vănchương bằng ngôn ngữ khoa học.

Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng với học sinh lớp 8 ở trường Trunghọc cơ sở Lương Nội, Bá Thước, Thanh Hóa.

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i>Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài, tôi đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu chính sau đây: </i>

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài: Phân tích,tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan, trên cơ sở nghiên cứu vềchương trình, quan điểm dạy học tích cực, các phương pháp dạy học và kỹ thuậtdạy học tích cực.

- Phương pháp điều tra thực tế thu thập thông tin: qua quan sát thực tế tìnhhình dạy và học, tơi tiến hành điều tra khảo sát trước và sau để đánh giá hiệu quảcủa đề tài.

- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Tôi đã tiến hành khảo sát thống kêsố liệu, đối sánh để thấy được hiệu quả khi áp dụng đề tài.

- Phương pháp thử nghiệm: sau khi nghiên cứu hướng đi, tôi đã áp dụngcác giải pháp vào quá trình dạy học Ngữ Văn cho khối 8 trong toàn trường đểđánh giá hiệu quả của cách làm.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động thông qua hồ sơ hoạt độnggiáo dục.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

<b>2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm</b>

Nghị quyết Trung ương 29 ban hành ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã chỉ rõ

<i>những tồn tại yếu kém của phương thức giáo dục cũ: “Đào tạo thiếu gắn kết với</i>

<i>nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức lối sống và kỹ năng làmviệc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu,thiếu thực chất. [2] Đồng thời định hướng cho việc đổi mới căn bản, toàn diện</i>

<i>giáo dục và đào tạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào</i>

<i>tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếutrang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp vớigiáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. [2]</i>

Theo đó, thơng tư 32/2018/TT – BGDĐT ngày 26/12/2018 xác định:

<i>“Mơn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chấtchủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với mơn học, cấp học đãđược quy định tại chương trình tổng thể được mô tả gồm 5 phẩm chất và 10năng lực cốt lõi của học sinh cần đạt được”.[3]</i>

<i>Tại Module 2 - Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng GVPT cốt cán về Sử dụng</i>

<i>PPDH và GD phát triển PC, NL học sinh THCS cũng quy định cụ thể hơn:“Mơn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở HS các NL chung như NL tựchủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo…Mơnngữ văn hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực chung này thông quacách thức giáo viên tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói và nghe cho học sinhtham gia, trải nghiệm”. [4]</i>

<i>Trong “Sổ tay dạy học Ngữ văn”, giáo sư Đỗ Ngọc Thống chỉ rõ: “Theo</i>

<i>yêu cầu phát triển năng lực, dạy văn cần dạy cho học sinh cách đọc văn, thựcchất là biết cách giải mã văn bản văn học. Kết quả là học sinh tự mình tìm hiểuđược nội dung ý nghĩa của tác phẩm ấy, biết cách đọc, cách khám phá, phântích để hiểu và thưởng thức văn học, tự làm giàu thêm cho tâm hồn, tình cảm vàcó ý thức, nhân cách cao đẹp hơn” [5]</i>

Để định hướng tổ chức các hoạt động dạy và học cho giáo viên khi lên

<i>lớp, SGV Ngữ văn 8, tập 1 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2023 xác định:“Hoạt</i>

<i>động viết được thực hiện ở hai phần: Viết kết nối với đọc và Viết bài theo kiểuloại văn bản…Viết bài theo kiểu loại văn bản là một nội dung quan trọng củabài học…Việc thường xuyên thực hành viết theo yêu cầu của kiểu bài như vậy sẽgiúp HS thuận lợi hơn khi làm bài viết trong những kì thi quan trọng” [6] </i>

Trong cấu trúc sgk (Bộ sách KNTT) cũng thể hiện rõ: ở lớp 6, lớp 7 cácem làm quen với việc viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ

<i>thông qua “Viết kết nối với đọc”; lên lớp 8, các em thực hành viết bài hoàn</i>

chỉnh theo quy trình.

Dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018 nói chung,mục tiêu của dạy học Ngữ văn nói riêng, quan điểm biên soạn, cấu trúc bài học

<i>của sgk Ngữ văn 8 (KNTT),…tôi xác định phát triển năng lực phân tích thơ là</i>

bộ phận quan trọng trong hệ thống tổng thể các năng lực và nó có ý nghĩa lâudài.

Như vậy phát triển năng lực phân tích thơ cho học sinh lớp 8 chính làhướng đi quan trọng góp phần đạt mục tiêu phát triển năng lực văn học cho họcsinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm</b>

Mục tiêu phát triển năng lực phân tích thơ cho học sinh của chương trìnhgiáo dục phổ thơng 2018, bộ mơn ngữ văn, đã được cụ thể hóa bằng các bộ sách.Trong đó đơn vị trường trung học cơ sở Lương Nội, Bá Thước, Thanh Hóa lựa

<i>chọn bộ sách “kết nối tri thức với cuộc sống”. Tuy xác định bộ sách là phù hợp</i>

với điều kiện dạy và học ở địa phương, song vẫn cịn đó khơng ít những khókhăn, vướng mắc.

Về phía giáo viên: đa phần giáo viên qua nhiều năm dạy học chương trìnhcũ nên việc tiếp cận, sử dụng phương pháp mới còn nhiều bỡ ngỡ và hạn chế.Cũng do mới tiếp cận sách giáo khoa nên việc xác định trọng tâm phát triểnnăng lực, phẩm chất cho học sinh cịn chưa rõ ràng. Từ đó, hiệu quả dạy họcchưa cao: người dạy chưa chú trọng rèn luyện năng lực phân tích thơ cho họcsinh, người học chưa thể hiện được năng lực phân tích thơ rõ ràng, thành thạo.

Về phía học sinh: trong các giờ dạy phân tích thơ, các em thường thụđộng nghe truyền tải một chiều; cịn lúng túng, chưa năng động, tìm tòi, sángtạo. Các bài viết thường lệ thuộc tài liệu.

Thực tế trên cho thấy, nếu khơng tìm tịi để có hướng đi phù hợp thì sẽdẫn đến việc dạy và học theo lối cũ, năng lực mờ nhạt. Làm thế nào để phát triểnđược năng lực phân tích thơ cho học sinh? Đó là vấn đề tơi băn khoăn, ấp ủ, tìmcách tháo gỡ trong những năm học vừa qua. Với mục tiêu như vậy, tôi đã tiến

<i>hành những khảo sát ban đầu nhằm vào các hoạt động“Viết kết nối với đọc”,“Viết bài văn phân tích tác phẩm thơ” và có kết quả cụ thể như sau:</i>

<b> Mức độTổng số HS</b>

Từ việc khảo sát, phân tích thực trạng trên, trong năm học vừa qua, tôi đã

<i><b>mạnh dạn áp dụng đề tài: “Một số giải pháp góp phần bồi dưỡng năng lực</b></i>

<i><b>phân tích thơ nhằm nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh lớp 8 ở trườngtrung học cơ sở Lương Nội, Bá Thước, Thanh Hóa” và bước đầu đạt hiệu quả</b></i>

đáng mừng.

<b>2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>2.3.1. Giải pháp 1: Giáo viên nắm vững quan điểm, mục tiêu chương trình,sách giáo khoa và vai trị của kiểu bài</b>

<i>Để nắm vững quan điểm, mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa và vaitrị của kiểu bài, tơi đã thực hiện các biện pháp sau: </i>

<i><b>2.3.1.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ chương trình tổng thể, các Module bồi</b></i>

dưỡng giáo viên phổ thông, sách giáo khoa, sách giáo viên và các bài viết, cáccuốn sách bàn về phương pháp dạy học mới của các giáo sư, học giả, tác giả cóuy tín.

<i><b>2.3.1.2. Biện pháp 2: Ln ln tìm tịi, mở rộng vốn hiểu biết về chương</b></i>

trình, kiểu bài thơng qua trao đổi trên các nhóm giáo viên hoặc đọc báo, ngheđài, xem các trang mạng, video dạy học tích cực...

Thơng qua thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy rằng: Chương trìnhNgữ văn 8 bám sát mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thơng 2018.Đó là phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. Trong số các năng lựcđặc thù của văn học, năng lực viết (mà bộ phận quan trọng là viết bài phân tíchtác phẩn thơ) được chú trọng. Điều này thể hiện ở mạch bài học của kiểu vănbản này: Đối với chương trình Ngữ Văn 6 - 7, các em tập làm quen với việc viếtđoạn văn phân tích cảm nhận về bài thơ; sang lớp 8 – 9, các em tiến tới hoàn

<i>thiện bài viết và nâng cao kỹ năng. Riêng lớp 8: ở bài 2, các em được Viết bài</i>

<i>văn phân tích một tác phẩm văn học (Bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệtĐường luật); Ở bài 4 các em đươc Viết bài văn phân tích một tác phẩm (thơtrào phúng) và bài 7 - Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ về một đoạn thơ bài thơ tựdo. Kèm theo đó là các văn bản được đưa vào rải rác trong phần đọc và thực</i>

hành đọc giúp học sinh khắc sâu đặc trưng của kiểu bài. Song song với cấu trúctrên, chúng ta cũng thấy rằng, kiểu bài trên thường được đề cập đến trong phầnviết của các đề kiểm tra định kỳ, các đề thi học sinh giỏi…Từ việc nắm vữngquan điểm, mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa và vai trị của kiểu bài đãgiúp tơi có được định hướng cụ thể cho q trình tổ chức dạy học nhằm pháttriển năng lực phân tích thơ cho học sinh.

<b>2.3.2. Giải pháp 2: Tuân thủ quy trình hướng dẫn học sinh học tập và rènluyện kiểu bài</b>

<i><b>2.3.2.1. Biện pháp 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện, nắm vững kiếnthức cơ bản, đặc trưng của kiểu bài </b></i>

<i>Trong quá trình hướng dẫn các em phân tích thơ, tơi đã giúp các em tiếpcận kiểu bài theo hướng từ lý thuyết đến thực hành, từ dễ đến khó, thơng quacác biện pháp sau: </i>

Để giúp học sinh phát hiện và nắm vững kiến thức cơ bản về kiểu bài, tôiđặc biệt chú ý vào việc phân tích bài viết tham khảo. Các tiết này, học sinh sẽđọc, thảo luận để rút ra bố cục của bài viết, nhiệm vụ của từng phần, hệ thốngluận điểm…Trong mối liên hệ so sánh với kiểu bài khác như miêu tả, tự sự đểtránh hiện tượng diễn xuôi tác phẩm khi đề yêu cầu phân tích. Với các văn bảnđọc hiểu các bài đọc thêm ngoài việc nắm bắt nội dung các em sẽ chỉ ra cấu trúcnhiệm vụ các phần các luận điểm được đưa ra để phân tích. Thơng qua phân tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

bài viết tham khảo, tôi giúp các em nhận ra các đặc điểm đặc trưng sau của kiểubài:

- Phân tích bài thơ là quá trình người đọc chia nhỏ ý thơ, trình bày suy nghĩ, cảmnhận về cái hay cái đẹp (thường được đánh giá trên hai phương diện nội dung vànghệ thuật) của một tác phẩm thơ; những liên tưởng, tưởng tượng, đánh giá củangười đọc khi thưởng thức tác phẩm.

- Về bố cục bài viết thường được chia làm ba phần:

+ Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề (tác phẩm được đưa ra phân tích) + Thân bài:

Nêu hoàn cảnh sáng tác, chủ đề của tác phẩm Phân tích những đặc sắc nội dung của tác phẩmPhân tích giá trị đặc sắc nghệ thuật

+ Kết bài: Khái quát chung nội dung, nghệ thuật, giá trị của tác phẩm, tình cảmcủa người viết

Tơi cũng lưu ý các em về hình thức trình bày bài viết: Mở bài, kết bàithường được trình bày bằng một đoạn văn. Phần thân bài chia nhiều đoạn, mỗiđoạn diễn đạt một ý: có dẫn dắt, nêu dẫn chứng, phân tích dẫn chứng…

Như vậy thông qua đọc hiểu, đọc thêm, làm văn các em sẽ có nền tảngban đầu và nhiều lần được củng cố kiến thức về kiểu bài nên khi viết các emkhông sa vào tả, kể, diễn xuôi tác phẩm.

<i><b>2.3.2.2. Biện pháp 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo lập các phần, cácđoạn theo hướng “công thức hoá”</b></i>

Với quan điểm dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất ngườihọc thì việc dạy học Ngữ văn rất cần giáo viên trang bị cho học sinh cơng cụ cơbản, để học sinh có thể dùng cơng cụ đó thực hiện nhiều bài viết khác nhau. Vì

<i>vậy, trong thời gian gần đây chúng ta thường đề cập đến việc cơng thức hóa</i>

trong dạy học Ngữ Văn. Thực tế, ơng thức hóa khơng làm giảm bớt sự sáng tạo

<i>của học sinh trong viết bài. Bản thân tôi cũng đã thực hiện việc cơng thức hóa</i>

các phần, các đoạn với kiểu bài phân tích thơ. Điều này mang lại hiệu quả rấtcao trong phát triển năng lực nghị luận về thơ cho học sinh.

<i><b>Bước 1: Hướng dẫn học sinh một số cách viết phần mở bài theo hướng cơng</b></i>

<i><b>thức hố</b></i>

Trước đây, chúng ta thường chia mở bài thành hai cách trực tiếp và gián tiếp. Tôi cho rằng, phân định như vậy còn trừu tượng, chung chung và đã hướng dẫn các em phân loại theo cách riêng của mình. Khi tổ chức hướng dẫn học sinh viết mở bài, tôi thực hiện như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

(Sgk Ngữ văn 8, tập 1, KNTT, NXBGD Việt Nam, 2023)1. Chỉ ra câu văn giới thiệu tác giả. Khi giới thiệu tác giả, người viết thường giớithiệu thơng tin gì? Theo em, thơng tin nào là quan trọng? Vì sao?

2. Xác định câu văn giới thiệu tác phẩm và nêu cảm xúc chung.3. Em hãy khái quát công thức viết của cách mở bài trên.

Bước 2: Học sinh đọc kỹ và thảo luận các câu hỏiBước 3: GV hướng dẫn học sinh chốt lại công thức:

<b>Giới thiệu tác giả (đề tài, phong cách, những nét riêng) -> giới thiệu tên tácphẩm, cảm nhận chung</b>

<b>Cách 2: Đi từ chủ đề, đề tài đến vấn đề</b>

<small>Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập:</small>

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:Ví dụ 1:

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt

<i>đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao</i>

<i>vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành</i>

nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòngcảm xúc ấy, “Quê hương” là thành công khởi đầu rực rỡ.

(Ngữ văn 9, tập 2; NXBGD Việt Nam 2011, tr81)Ví dụ 2:

Từ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đi qua, vẫn cịnlưu lại đậm nét trong tâm trí người đọc những dòng thơ của một thời lửa cháy,của những năm tháng không thể nào quên. Làm sao ta không nhớ không yêu mộtbài thơ như thế này:

“Gặp em trên cao lộng gió……….Hẹn gặp nhé giữa Sài GịnEm vẫy cười đơi mắt trong”

Bài thơ ngắn, thống như một hình ảnh chợt gặp, một ấn tượng chợt đếnnhưng để lại trong ta những rung cảm thật sâu lắng.

(Học sinh Ninh Thị Hồng Anh, Hà Nội – Trích “Muốn viết được bài văn hay”,Nguyễn Đăng Mạnh, tr176)

1. Chỉ ra câu văn giới thiệu đề tài.

2. Xác định câu văn giới thiệu tác phẩm và nêu cảm nhận chung.3. Em hãy khái quát công thức viết của cách mở bài trên.

Bước 2: Học sinh đọc kỹ và thảo luận các câu hỏi

<small>Bước 3: GV hướng dẫn học sinh chốt lại công thức:</small>

<b>Giới thiệu đề tài -> giới thiệu tên tác phẩm, cảm nhận chung</b>

<b>Cách 3: Đi từ ý thơ, lời hát, câu nói, nhận định, mẩu chuyện đến vấn đề</b>

Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

Ví dụ 1: Tơi nhớ mãi câu nói của họa sĩ Hà Lan Van Gốc: “Khơng có gì nghệthuật hơn bản thân lịng u q con người”. Đó là chân lý của cuộc sống, vàcũng là chân lý của thi ca. Cho đến khi đọc những dòng thơ giản dị chân thànhcủa Vũ Đình Liên, Tơi lại càng cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ chân lý vĩnh cửuvà xanh tươi ấy:

“Mỗi năm hoa đào nở ……….Hồn ở đâu bây giờ”

(Đỗ Thị Khánh Phương PTTH Trần Phú, Hải Phòng – Trích “Những bài văn đạtgiải quốc gia” - Nguyễn Đức Quyền, trang 69)

Ví dụ 2: Thời gian trơi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Mỗi người chỉ xuấthiện một lần trong cõi đời này và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnhhằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực, thì vẫn cịn mãi vớithời gian. Trước khi chết, có lần vua Phổ cầm tay Mozart và nói: “Ta tiêu biểucho trật tự, người tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu là hậu thế sẽ quên ta và nhắcđến ngươi”.

<i>Có lẽ mãi về sau, chúng ta vẫn gặp lại một “Mùa thu vàng” trong tranh</i>

Lêvitan, một mùa thu thôn quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến và một

<i>“Mùa xuân chín” trong thơ Hàn Mặc Tử, một mùa xuân tràn đầy sức sống, vui</i>

tươi mà không ồn ào, thắm đượm màu sắc mà không sặc sỡ, một mùa xuânduyên dáng rất Việt Nam:

“Trong làm nắng ửng khói mơ tan……….

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”

(Nguyễn Thị Thu Cúc, PTTH Quốc học Huế - Trích “Những bài văn đạt giải quốc gia” - Nguyễn Đức Quyền, trang 59)

1. Tác giả giới thiệu câu nói của ai? Đó là người như thế nào? Nêu vị trí phầndẫn dắt đó.

2. Xác định câu văn giới thiệu tác phẩm và nêu cảm xúc chung.3. Em hãy khái quát công thức viết của cách mở bài trên.

Bước 2: Học sinh đọc kỹ và thảo luận các câu hỏi

<small>Bước 3: GV hướng dẫn học sinh chốt lại cơng thức:</small>

<b>Giới thiệu câu nói nổi tiếng, ý thơ, lời hát…liên quan đến vấn đề -> giớithiệu tên tác phẩm, cảm nhận chung</b>

<b>Cách 4: Đi từ vấn đề lí luận văn học đến vấn đề</b>

Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập:Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

Thơ phát khởi tự lòng người. u thơ chính là bạn đang trân trọng tấmlịng tâm hồn của thi sĩ rồi đó. Làm sao khơng u khơng q những vần thơ củamột hồn thơ đáng kính nhường này:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

“…Ta làm con chim hót Dù là khi tóc bạc…”

(Trích “Tuyển chọn những bài văn hay thi học sinh giỏi trung học cơ sở” Tạ Đức Hiền; Bài làm của em Hoàng Thu Hà Trung học cơ sở thị trấn Tiên Lãng - Hải Phòng)

-1. Xác định câu văn nêu đặc trưng của sáng tác văn chương.2. Chỉ ra câu văn giới thiệu tác phẩm và nêu cảm xúc chung.3. Em hãy khái quát công thức viết của cách mở bài trên.Bước 2: Học sinh đọc kỹ và thảo luận các câu hỏi

<small>Bước 3: GV hướng dẫn học sinh chốt lại công thức:</small>

<b>Nêu đặc trưng sáng tác văn chương liên quan đến vấn đề -> giới thiệu têntác phẩm, cảm nhận chung</b>

Nguyên tắc của việc giao tiếp là phải lịch sự, có trước có sau mới đạt hiệuquả mong muốn. Có người cho rằng mở bài cũng giống như việc chào hỏi khi tabước vào một gia đình lạ. Anh khơng chào hỏi, người ta trách thầm. Chào hỏi sơsơ cho có lệ, người ta chê hời hợt. Chào hỏi ấn tượng thì cả chủ lẫn khách đềuvui và ln nhớ về nhau. Phải hướng tới mở bài mới lạ để gây thiện cảm chongười đọc.Cũng có người cho rằng mở bài là mở cửa sổ để thả tâm hồn. Điềuđó có nghĩa là nếu viết tốt phần mở bài, người viết sẽ có tâm lý thoải mái đểtrình bày tốt những phần cịn lại (đầu xi, đi lọt).Chính vì lẽ đó tôi chú trọnghướng dẫn học sinh viết phần mở bài, cụ thể hóa thành nhiều cách khác nhau,đặc biệt ln khuyến khích các em vươn tới những mở bài mới lạ độc đáo.

Như vậy thông qua hướng dẫn viết mở bài, các em có rất nhiều cơng cụđể ứng phó trong nhiều tình huống: Nếu biết về tác giả, có thể dẫn dắt từ tác giả;nếu khơng biết gì về thơng tin tác giả, có thể bắt đầu từ đề tài, ý thơ, lời hát,danh ngơn…

Thơng thường các ví dụ về kiểu mở bài tơi đưa ra phân tích là các bài củahọc sinh đã được giới thiệu trên các tuyển tập bài thi học sinh giỏi đạt giải. Điềunày sẽ gây được sự quan tâm, hứng thú cho các em, đồng thời giọng văn cũnggần với lứa tuổi các em hơn, dễ tiếp nhận hơn. Với cách đi như vậy các em thấydễ dàng hơn trong việc viết mở bài, thậm chí đã có thể viết được nhiều mở bàihay.

<b>Bước 2: Hướng dẫn học sinh một số cách viết phần thân bài </b>

<small>Thông thường khi bước vào phần thân bài các em sẽ thấy lúng túng không biết phântích là gì? Phải phân tích như thế nào? Mặc dù cấu trúc nhiệm vụ từng phần đã nắm rõ. Đểgiải quyết khó khăn này, tơi hướng dẫn cho các em hiểu rõ nhiệm vụ phân tích: đó là việc chiachia nhỏ ý để tìm hiểu ý nghĩa của văn bản. cho nên ở phần này chúng ta sẽ bắt gặp nhiềuđoạn văn mỗi đoạn thường có cấu trúc như sau: </small>

<b>Câu dẫn -> trích thơ -> phân tích -> ý nghĩa, suy nghĩ, liên tưởng</b>

Trong cấu trúc đó, tơi nhấn mạnh: nhiệm vụ phân tích là quan trọng; nóđược thể hiện thơng qua việc phối kết hợp nhiều cách diễn ý khác nhau. Tôi đãnghiên cứu và đưa ra một số cách diễn ý trong phần thân bài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Cách 1: Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nhằm làm nổi bật nộidung đoạn thơ, bài thơ</b>

Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Trong dòng chảy ấy, hiện lên những kí ức thân thương về tình bà cháu sâuđậm:

“Mẹ cùng cha công tác bận không vềCháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”

Tám năm tuổi thơ của tác giả cũng chính là những năm đất nước chiếntranh, bố mẹ phải đi công tác xa nhà, cháu phải sống cùng bà. Bằng Việt đã khơilại những kỉ niệm ngày ấy bằng nghệ thuật liệt kê: “Bà bảo”, “bà dạy”, “bàchăm”... mỗi một kí ức hiện về là thêm một lẫn hình ảnh bà được khắc sâu trongtâm trí cháu. Trong những năm tháng ấy, bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là chỗdựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần, là cội nguồn yêu thương của cháu.Bà không chỉ chăm lo cho cháu từng chút một mà còn là người thầy đầu tiên dạycho cháu bao điều về cuộc sống, những bài học của bà trở thành hành trang cháumang theo trong suốt quãng đời còn lại. Được ở với bà là cả một niềm hạnhphúc vô bờ. Cặp từ “bà” và “cháu” xuất hiện trong từng phép liệt kê như gợi lênhình ảnh hai bà cháu gắn bó, quấn quýt không rời, gợi lên một thế giới mà trongđó bà là tất cả.

(Tinh tuyển những bài văn đoạt giải cấp trung học cơ sở - Nguyễn Thành Huân)1. Trong đoạn văn, tác tả đã đề cập đến phép tu từ nào? Chỉ ra từ ngữ thể hiệnphép tu từ đó. Câu văn nào nêu tác dụng của phép tu từ đó?

2. Em hãy khái quát cấu trúc của q trình phân tích trên.

3. Ngồi cách diễn đạt trên, em cịn có thể diễn đạt như thế nào?Bước 2: Học sinh đọc kỹ và thảo luận các câu hỏi

<small>Bước 3: GV hướng dẫn học sinh chốt lại công thức:</small>

<b>Nêu tên biện pháp -> Chỉ ra từ ngữ -> Nêu ý nghĩa</b>

<b>Cách 2: Phân tích tác dụng của hệ thống từ ngữ, hình ảnh nhằm làm nổibật nội dung đoạn thơ, bài thơ</b>

<small>Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập:</small>

<b> Đọc các ví dụ sau và trả lời các câu hỏi:Ví dụ 1:</b>

<i>Câu thừa tiếp đà cảm xúc ấy bằng cách đưa ra lời đánh giá:</i>

“Kìa đền Thái thú đứng cheo leo”

Sau khi “ghé mắt trông ngang”, nữ sĩ như muốn “giới thiệu” với mọingười về ngơi đền. Từ “kìa” hàm ý chỉ trỏ, chẳng giấu giếm sự bất kính với chốnđền miếu linh thiêng. Từ “kìa” đồng thời cho thấy nữ sĩ tuy ngắm cảnh, vịnhcảnh, nhưng cũng chẳng thèm lại gần. Bà cứ đứng từ xa mà nhận xét “đền Tháithú đứng cheo leo”. Từ “cheo leo” vừa gợi ra vị trí xây dựng của ngơi đền (trêngị), vừa gợi cảm giác không vững vàng. Câu thơ khiến người đọc tủm tỉm khi

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

nhớ đến hai chữ “trông ngang” ở câu khởi. Ra là vậy, dù là một viên tướng đượcthờ phụng, dù là một ngôi đền được xây cao, thì cũng chỉ là thứ đáng coi thườngtrong mắt Hồ Xuân Hương. Sự tôn nghiêm, thiêng liêng của ngôi đền biến mấtsạch trong mắt nữ sĩ.

(Những bài văn đạt giải Quốc gia – Nguyễn Đức Quyền)

1. Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh được đưa ra phân tích? Những từ ngữ, hình ảnh đó cóđặc điểm gì?

2. Câu văn nào giải thích, phân tích ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh đó?3. Em hãy khái qt cấu trúc của q trình phân tích trên.

4. Ngồi cách diễn đạt trên, em cịn có thể diễn đạt như thế nào?Bước 2: Học sinh đọc kỹ và thảo luận các câu hỏi

<small>Bước 3: GV hướng dẫn học sinh chốt lại cơng thức:</small>

<b>Nêu từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu đạt cao (mắt chữ) -> Giải thích, nêu ý nghĩa </b>

<b>Cách 3: Miêu tả khung cảnh lại khung cảnh mà tác phẩm gợi lên trong trí tưởng tượng của người đọc</b>

<small>Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập:</small>

<b>Đọc các ví dụ sau và trả lời các câu hỏi:Ví dụ 1:</b>

<b> Khổ thơ cuối của bài thơ “Đồng Chí” là một minh chứng rõ nét cho “vân</b>

chữ” tài tình của Chính Hữu. Bài thơ đã kết thúc bằng bức tranh đẹp của tìnhđồng chí. Mạch tình cảm tuôn chảy dạt dào, tới ba câu cuối lại là tiếng nói củađất trời:

“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”

Câu thơ vừa tả thực vừa mang nét tượng trưng. Tác giả tả lại cảnh nhữngngười lính đi phục kích và chờ giặc trong đêm sương muối. Cái buốt lạnh và cáiim lìm đến cơ liêu. Trong bức tranh như tạc vào không gian bức tượng kỳ vĩ củahai người chiến sĩ chuẩn bị xung trận…Trong giá lạnh của rừng đông Việt Bắc,

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

các anh vẫn đứng canh giữ bầu trời Việt Nam dù đêm đã khuya sương đã xuống,màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn,thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Chính Hữu đã khắc họahiện thực khó khăn mà người lính gặp phải. Đối mặt với những khó khăn đó,những người lính khơng hề một chút sợ hãi. Những thử thách giữa nơi rừngthiêng nước độc cứ kéo đến liên miên nhưng người lính vẫn đứng vững. Khơnggian rừng hoang vắng lặng chỉ có sương muối bay động toả đầy, mang theo giábuốt của rừng đêm. Sương muối vây bủa là sự đe dọa chung của đất trời. Giặctới là sự đe dọa của bọn người xâm lược. Cả hai đều nguy hiểm nhưng anh và tơinào có sợ gì. Chiến sĩ của chúng ta chấp nhận và chủ động chờ - chủ động nhưnhững con người “áo vải chân không đi lùng giặc đánh”.

(Tinh tuyển những bài văn đoạt giải cấp trung học cơ sở - Nguyễn Thành Huân)

<b>Ví dụ 2:</b>

Rừng Trường Sơn vào mùa thay lá, theo bước tuần hồn của tự nhiên, cónhững biến đổi thật kỳ vĩ. Ở những nơi rất cao và lộng gió, cây cối trút xuốnglớp áo đỏ rực trời. Ngàn vạn chiếc lá đã cuộn đi trong những cơn gió xốy mãnhliệt “rừng lạ ào ào lá đỏ”. Cảnh tưởng ấy gợi những cảm giác lạ lùng. Nhữngđoàn quân cũng đang gấp gáp hành qn trong một khơng khí “nhịa trời lửa”.(Học sinh Ninh Thị Hồng Anh, Hà Nội – Trích “Muốn viết được bài văn hay”,Nguyễn Đăng Mạnh, tr176)

1. Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh được đưa ra miêu tả. Câu văn thể hiện yếu tố tưởngtượng, miêu tả đó.

2. Yếu tố bình luận, nêu suy nghĩ, cảm nghĩ được thể hiện ở những câu, từ ngữnào?

3. Em hãy khái quát cấu trúc của q trình phân tích trên. Bước 2: Học sinh đọc kỹ và thảo luận các câu hỏi

Bước 3: GV hướng dẫn học sinh chốt lại công thức:

<b>Tưởng tượng, tả lại -> Suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá</b>

<b>Cách 4: Phân tích giá trị biểu đạt của các dấu hiệu đặc biệt trong bài thơ, đoạn thơ: nhịp thơ, dấu câu,…</b>

<small>Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập:</small>

<b> Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:</b>

<i>Dập dồn gió bắc gió tâySóng to biển cả, một tay chống chèo</i>

Câu thơ đi nhịp hai - hai dồn dập và mạnh, thế nhưng đến bốn tiếng “mộttay chống chèo”, nhịp thơ như hạ dần xuống, tựa hồ dân tộc xem thường thửthách, hạ bậc gian lao. Và, nó vẫn ung dung mà lại hào hùng biết bao! Qua lờithơ ấy, ta còn thấy được chính niềm hân hoan, tự hào của nhà thơ nữa.

(Phân tích bài “Phút giây” của Tố Hữu - Chu Văn Sơn)1. Người viết chỉ ra dấu hiệu đặc biệt nào của câu thơ?2. Nêu giá trị của dấu hiệu đó là gì?

3. Xác định câu văn nêu nhận xét, đánh giá về dấu hiệu đặc biệt đó.

</div>

×