Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Effortless English Method doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.14 KB, 33 trang )

Effortless English Method
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH TRUYỀN THỐNG
CHƯƠNG 2: BÀI VIẾT GIÁ TRỊ VỀ NGUYÊN TẮC HỌC TIẾNG ANH
(Nguyễn Mạnh Trường – CLB Tiếng Anh VEEC)
1. Để ghi nhớ tốt khi học Tiếng Anh Error: Reference source not found
2. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P1 Error: Reference source not found
3. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P2 Error: Reference source not found
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH
I/ Tổng quan về phương pháp Effortless English 18
1.Mục đích của Effortless English 18
2.Bảy quy tắc cốt lõi 18
3.Bộ tài liệu 20
II/ Bản chất của phương pháp Effortless English: 21
1.Học theo quy trình tự nhiên như trẻ con 21
1.1 Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để nói tiếng anh trôi chảy 21
1.2 Nghe cái gì và nghe như thế nào cho đúng ? 22
2.Deep learning: học sâu, nhớ lâu 23
2.1 Tại sao phải deep learning ? 23
2.2 Deep learning thế nào để không bị nhàm chán ? 24
3.Nghe và trả lời: 25
4.Học bằng nhiều giác quan và tác động mạnh vào não 27
III/ Sử dụng phương pháp Effortless English như thế nào? 27
1.Các bài học trong bộ Effortless English 27
2.Tài liệu: phim, bản tin, bài nói, bài hát 29
3.Tài liệu đọc để học: Từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết 29
IV/ Kết luận 31
Speak English quickly – easily - automatically Page 1
Effortless English Method
Các bạn thân mến, hãy dành 1 tháng của các bạn, học theo phương pháp này một cách


nghiêm túc và đúng cách đi. Chính bản thân các bạn sẽ cảm nhận thấy phương pháp này hiệu
quả như thế nào. Nhưng trước hết, hãy tìm hiểu về phương pháp này đã nhé! 33
LỜI MỞ ĐẦU
“Mỗi sự lựa chọn của bạn ngay bây giờ sẽ tạo ra một hệ quả tương ứng ở tương lai”
Trước tiên, chúc mừng bạn đã có lựa chọn đúng đắn khi bắt đầu tìm hiểu về phương pháp
học Tiếng Anh hoàn toàn mới này!
Bạn đã từng đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để học Tiếng Anh: học trên trường lớp,
tới trung tâm, tự học theo sách vở…Bạn rất chăm chỉ và nỗ lực học Tiếng Anh trong
nhiều năm: cấp 2, cấp 3, rồi đại học…Tuy nhiên, đa số chúng ta vẫn chưa cảm thấy tự tin
và thoải mái khi mang Tiếng Anh ra giao tiếp với người nước ngoài.
Tại sao lại như vậy???
Có phải bạn không có năng khiếu về Tiếng Anh?
Có phải bạn chậm hiểu? bạn không thông minh?
Có phải bạn nỗ lực chưa đủ?
……
Tất cả những điều này HOÀN TOÀN SAI. Bạn sẽ hiểu rõ qua phương pháp Effortless
English tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây!
BẠN ĐÃ TỪNG DÙNG TIẾNG VIỆT ĐỂ HIỂU TIẾNG ANH CHƯA? Liệu nó có hiệu
quả? Chương 1 – “Phương pháp học Tiếng Anh truyền thống” sẽ cho bạn câu trả lời
BẠN ĐÃ TỪNG HỌC RẤT NHIỀU NHỮNG VẪN KHÔNG THẤY HIỆU QUẢ?
Là một trong những người đầu tiên tiếp cận với Effortless English tại Việt Nam, có kinh
nghiệm lâu dài trong việc học Tiếng Anh theo phương pháp EE, anh Nguyễn Mạnh
Trường – CLB Vietnamese Effortless English Club (VEEC) sẽ cho chúng ta thấy: Làm
thế nào để ghi nhớ tốt khi học Tiếng Anh? cùng 1 số nguyên tắc trong việc học Tiếng
Anh.
Cuối cùng, bạn sẽ được tiếp cận, hiểu rõ và được thực hành về phương pháp hoàn toàn
mới Effortless English qua chương 3. Để có thể nói Tiếng Anh 1 cách trôi chảy, nói
nhanh và dễ dàng như người bản ngữ….Efforless English sẽ giúp bạn!
HÃY TÌM HIỂU NGAY BÂY GIỜ
Speak English quickly – easily - automatically Page 2

Effortless English Method
JUST DO IT NOW!!!
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH TRUYỀN THỐNG
Bạn đã cảm thấy tự tin, dễ dàng trong khi giao tiếp chưa? Bạn có thể nói nhanh mà
không cần suy nghĩ về bất cứ quy tắc ngữ pháp, phát âm nào chưa? Nếu câu trả lời là
chưa thì hãy đếm lại xem bạn học tiếng Anh được mấy năm rồi? Nếu bạn bắt đầu học
tiếng Anh từ cấp 1 và bây giờ bạn là sinh viên, vậy thì bạn đã đầu tư 10 năm để học tiếng
Anh theo phương pháp truyền thống. Bây giờ Bạn có muốn tiếp tục mất thời gian thêm 5
năm hay 10 năm nữa để học theo phương pháp cũ? Phương pháp học truyền thống liệu có
thực sự đúng đắn và hiệu quả?
Hãy nhìn vào phương pháp truyền thống mà người ta đang sử dụng để dạy cho các
bạn học sinh trên nhà trường để xem chúng có gì sai:
1. Dùng tiếng Việt để hiểu tiếng Anh, học tiếng Anh bằng tiếng Việt
Khi học từ vựng, cô giáo kẻ ra 2 cột: một cột là từ tiếng Anh, cột thứ hai là nghĩa tiếng
Việt. VD: “fish” là “con cá”. Cách học này làm chậm đi sự phản xạ của người học trong
khi giao tiếp. Khi nghe ai đó nói đến “fish”, chúng ta sẽ nhớ lại: “fish” là “con cá”, con cá
là con bơi được ở dưới nước. Vậy ta tốn 2 bước để có thể hiểu được từ. Nếu dùng tiếng
Anh để hiểu tiếng Anh, ta sẽ không biết “con cá” là cái gì cả mà hiểu ngay rằng: “fish” là
con bơi được ở dưới nước. Vậy ta chỉ tốn 1 bước để hiểu được từ.
Trong khi giao tiếp, mọi thứ đều được nói với tốc độ rất nhanh nên nếu ta dùng tư
duy tiếng Việt để vừa nghe, vừa dịch thì sẽ không bắt kịp tốc độ của người nói. Trong
quá trình ta nói cũng vậy, trước khi nói một điều gì đó, có thể ta lại phải nghĩ về chúng
trong nghĩa tiếng Việt trước rồi dịch sang tiếng Anh và nói. Cuối cùng ta sẽ không nghe
được, không hiểu kịp được cho dù những từ mà họ nói ta đều biết.
Chỉ có dùng tư duy tiếng Anh thì mới có thể đảm bảo về
tốc độ trong khi giao tiếp. Thầy Nguyễn Quốc Hùng (M.A)
giảng viên tiếng Anh trên truyền hình từng nói: “Học tiếng
Anh là quá trình tiêu diệt tiếng Việt. Các em tuyệt đối không
nên dùng từ điển Anh - Việt bởi vì nó rất nguy hiểm, làm

biến thái nhiều ý nghĩa của từ.”
Speak English quickly – easily - automatically Page 3
Effortless English Method
Hãy cùng nhìn vào 1 lớp học tiếng Anh. Đầu tiên cô giáo viết 1 câu tiếng Anh lên
bảng: “John is taller than Mary”. Sau đó cô giáo bắt đầu nói bằng tiếng Việt, giải thích
về ngữ pháp. Các học sinh mở vở ra và bắt đầu ghi chép. Cô giáo tiếp tục viết ra bằng
tiếng Việt các quy tắc ngữ pháp, cách sử dụng quy tắc đó, những trường hợp ngoại lệ và
cần chú ý của nguyên tắc. Học sinh viết 1 đoạn dài bằng tiếng Việt. Cô giáo nói rất kỹ và
rất nhiều chỉ về 1 câu. Học sinh tiếp tục ghi và cô giáo tiếp tục nói bằng tiếng Việt. Đây
là 1 lớp học tiếng anh thông thường. Và hàng ngày, các học sinh đến nghe cô giáo nói về
cách sử dụng ngữ pháp tiếng Anh bằng tiếng Việt. Sau 3 năm học tiếng Anh, không có
học sinh nào có khả năng giao tiếp thậm chí là những câu tiếng Anh đơn giản. Những bài
kiểm tra rắc rối, phức tạp. Hàng ngày họ phân tích những quy tắc ngữ pháp phức tạp.
Hàng ngày học sinh phải ghi nhớ những quy tắc ngữ pháp dài dằng dặc được viết bằng
tiếng Việt.
2. Chương trình dạy quá tham và nhanh
Với chương trình lớp 8, các em được dạy về thì hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn
thành rồi mệnh đề trực tiếp, gián tiếp… đây là những thứ rất khó mà để vận dụng được
thì cần rất nhiều thời gian luyện tập. Ấy vậy mà mỗi phần chỉ được dạy trong có 1 bài,
sau đó thì chuyển luôn sang phần khác. Các em chưa kịp nắm vững được thì đã học sang
bài mới. Dù có là học sinh giỏi, có đi học thêm thì các em cũng chỉ đủ để làm các bài tập
về ngữ pháp chứ không vận dụng trong giao tiếp được. Học sinh đang học tiếng Anh chỉ
để vượt qua các bài kiểm tra ngữ pháp chứ không học để giao tiếp tiếng Anh. Sau khi
hoàn thành các bài kiểm tra ngữ pháp, học sinh lại quên phần lớn những quy tắc ngữ
pháp. Kết quả là ngay cả những học sinh có điểm rất cao trong các bài kiểm tra cũng
không thể hiểu những đoạn hội thoại tiếng Anh thông thường, lại càng không có khả
năng nói hay giao tiếp tiếng Anh. Họ cảm thấy thoải mái khi làm bài kiểm tra ngữ pháp
nhưng rất lo sợ khi giao tiếp thực sự.
Speak English quickly – easily - automatically Page 4
Effortless English Method

3. Sai thứ tự học, chưa học bò đã lo học chạy
Quá trình học tiếng Anh của trẻ con là đi từ dễ đến khó. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ học
qua việc lắng nhe những câu nói chậm và đơn giản từ bố mẹ để hình thành ngôn ngữ.
VD: Đố con đây là cái gì? Con chào bác John đi…
Khi trẻ 6 tuổi và đến trường thì được học những sách, những câu chuyện ngắn dành cho
cấp 1. Rồi lên đến cấp 3, trẻ bắt đầu với những cuốn sách dài hơn như tiểu thuyết. Đó là
quá trình 1 người bản ngữ học tiếng Anh: từ dễ đến khó, học bằng sự lặp lại nhiều lần.
Còn chúng ta thì lại đi ngược lại quá trình này. Mọi người thường chọn những bài nghe
tiếng Anh, những đoạn văn cực khó để luyện nghe và đọc. Chúng ta còn học tiếng Anh
qua những bộ phim mà tốc độ nói của diễn viên thì nhanh hơn cả tên bắn. Một điều hiển
nhiên là nếu tỷ lệ hiểu càng thấp, hiệu quả cũng sẽ thấp. Khi chúng ta nghe chỉ hiểu 5%
thì hiệu quả cũng chỉ đạt 5%. Khi ta nghe các bản tin thời sự, tốc độ nói quá nhanh, nghe
không hiểu gì thì ta sẽ không học được gì hết.
Hiểu thôi thì chưa đủ, bởi ta sẽ sớm quên những thứ mà chúng ta đang nghe cần phải có 1
sự lặp lại nhiều lần cho tới khi ta có thể nhớ chúng và dùng được những câu mà chúng ta
đã nghe. Đó là lý do tại sao tôi từng bỏ ra rất nhiều thời gian để xem hết 600 tập phim
Dragon Ball bằng tiếng Anh (mỗi tập 15’) nhưng rồi cũng chẳng đọng lại được mấy. Đó
là vì không có sự lặp lại. Nhưng cùng thời gian đó, nếu tôi chỉ xem đi xem lại 10 tập
phim thôi thì tôi sẽ nhớ được gần như toàn bộ các cấu trúc câu mà người ta nói trong đó
để áp dụng và sử dụng được khi nói. Điều này là hoàn toàn hiển nhiên. Học tiếng Anh
qua video, các bộ phim là 1 công cụ tuyệt vời nhưng chúng ta phải biết sử dụng nó 1 cách
đúng đắn.
Hãy dùng phương pháp “Học sâu nhớ lâu”, khi nào bò vững rồi hẵng lo tập đi, khi nào đi
được từng bước vững chắc rồi thì lúc đó mới có thể tập chạy.
4. Học bằng việc nói
Trường học muốn học sinh ngay lập tức tạo ra ngôn ngữ. Họ cho học sinh viết, làm bài
kiểm tra và đôi khi nói. Ở trong lớp, đôi khi cô giáo chia học sinh thành các nhóm nhỏ,
mỗi học sinh nói 1 câu. Phương pháp truyền thống bắt học sinh phải nói quá sớm khi mà
học sinh còn chưa đủ khả năng, chưa sẵn sàng để nói. Họ bắt học sinh phải nói trong 1
cách không tự nhiên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc nghe hiểu nhiều tiếng Anh là chìa

Speak English quickly – easily - automatically Page 5
Effortless English Method
khóa để nói tiếng Anh tốt. Nói cách khác, bạn phải nghe thật nhiều tiếng Anh của người
bản ngữ trước khi bạn có thể nói 1 cách tự nhiên và dễ dàng. Bạn càng nghe nhiều bao
nhiêu thì khả năng nói của bạn càng tốt bấy nhiêu. Trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời
chỉ hoàn toàn lắng nghe vì chúng chưa có khả năng nói. Còn những học sinh trong lớp
chưa có khả năng nói tốt nhưng lại được khuyến khích nói càng nhiều càng tốt.
5. Các thầy cô thích sửa lỗi sai cho học trò
Bạn làm 1 bài kiểm tra và các thầy cô sửa các lỗi sai cho bạn. Bạn cố gắng để nói và ngay
lập tức, lỗi sai của bạn bị phát hiện và chỉnh sửa. Điều này làm học sinh cảm thấy mất tự
tin. Các thầy cô bắt học sinh nói trong khi họ chưa sẵn sàng, như vậy việc mắc hàng tá
các lỗi trong khi nói là điều hiển nhiên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng: việc sửa lỗi không hề có tác dụng trong việc giúp học sinh nói
chuẩn. Thứ nhất, một thầy cô giáo thì chỉ có thể sửa được một vài lỗi cho vài học trò. Mà
số học trò thì nhiều gấp trăm lần số lượng các thầy cô giáo tiếng Anh, mỗi học trò lại có
hàng tá các lỗi sai do họ bị bắt nói quá sớm.
Để kiểm chứng việc này, 1 nghiên cứu đã chia lớp học làm 2 nhóm. Trong nhóm thứ
nhất, thầy cô liên tục sửa mọi lỗi sai mà học sinh mắc phải. Với nhóm thứ 2, thầy cô
không bao giờ để ý đến các lỗi sai của học sinh. Cuối năm học, họ kiểm tra cả 2 nhóm
này và kết quả là không có gì khác biệt về sự chính xác trong khi nói của 2 nhóm học
sinh. Việc sửa lỗi dường như có vẻ logic nhưng thực chất sửa lỗi không tốt và không hiệu
quả. Nó làm mất đi sự tự tin của học sinh. Khi so sánh 2 nhóm học sinh, họ gần như đều
có cùng 1 số lượng các lỗi sai. Nhưng nhóm thứ nhất nói chậm hơn. Nói cách khác, việc
sửa lỗi sai khiến học sinh không thể nói nhanh được bởi lẽ họ luôn phải suy nghĩ thật kỹ
và cẩn thận trước và trong khi nói để tránh các lỗi sai. Sửa lỗi sai làm học sinh phân tích
tiếng Anh và dịch trước khi nói. Cuối cùng là những học sinh này không thể nói nhanh và
dễ dàng được.
Tôi từng tham gia 1 lớp học tiếng Anh, thầy giáo bảo cả lớp hãy viết 1 đoạn văn giới
thiệu về mình rồi sau đó đứng lên nói trước mọi người. Trong đoạn văn đó, tôi đã viết
câu: “I like watching films” hoàn toàn đúng ngữ pháp. Tuy nhiên khi đứng lên nói, tôi

quên mất và nói thành: “I like watching film”. Ngay lập tức thầy giáo chỉ ra lỗi sai cho
tôi. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng mình sai khi quên mất phát âm “s” ở cuối từ “film”.
Nhưng điều đáng nói là tôi hoàn toàn biết về lỗi sai này thế nên trong khi viết tôi mới viết
chính xác và không sai tí nào. Tôi chỉ mắc lỗi khi đứng lên nói. Đó là vì khi nói nhanh,
Speak English quickly – easily - automatically Page 6
Effortless English Method
tôi không phản xạ kịp. Thầy giáo có sửa lỗi sai cho tôi thì cũng vô ích. Vì khi nói lại bài
nói này tôi dám chắc rằng mình vẫn sẽ mắc lại các lỗi sai tương tự kiểu này. Đó là vì tôi
chưa hình thành phản xạ tốt với các danh từ số nhiều.
Lý thuyết chỉ giúp chúng ta biết phải làm 1 việc nào đó như thế nào, còn để làm được, ta
phải luyện tập, phải hình thành được phản xạ trong vô thức. Ta không cần biết “films” là
danh từ số nhiều hay số ít nhưng khi nói ta vẫn nói đúng được. Lúc đó mới được coi là
phản xạ.
Khi chơi đá cầu, lý thuyết rất đơn giản là thấy cầu rơi ở đâu, ta chạy ra đó và đưa chân ra
đỡ lấy quả cầu. Bây giờ bạn hãy dạy cái lý thuyết này cho 1 người mới đá cầu để xem
người đó có làm được không nhé? Tất nhiên là người đó sẽ không thể làm được. Phải
luyện tập 1 quãng thời gian dài lúc đó chúng ta mới có thể hình thành phản xạ, khi thấy
quả cầu rơi xuống, não chúng ta có thể tự động tính toán chính xác tọa độ rơi của quả cầu
và đưa chân ra đỡ mà không cần phải nghĩ ngợi bất cứ điều gì trong đầu.
Khi gõ bàn phím máy tính, nếu chúng ta đã thuộc tất cả các phím và làm việc với máy
tính trong 1 thời gian dài. Chắc chắn 1 điều là khi bạn cần viết 1 cái gì, ta chỉ cần nghĩ nó
trong đầu và tay ta sẽ tự động viết ra câu đó mà không cần quan tâm đến vị trí của phím
A, B, C nằm ở đâu cả. Ta cần viết gì, tay ta sẽ tự động viết từ đó.
Nói cách khác, với những công việc đòi hỏi tốc độ cao, chúng ta phải luyện tập cho đến
khi tạo thành phản xạ. Khi giao tiếp tiếng Anh cũng vậy, tốc độ nói rất cao nên mọi thứ
đều phải là phản xạ. Ta thích nói gì là miệng ta bật ngay ra được chứ không cần phải nghĩ
ngợi hay chia động từ, hay vừa nói vừa nghĩ gì hết. Còn nếu ta cứ vừa nói vừa ậm à ậm ừ,
vừa để ý cách chia động từ, vừa nghĩ về các lỗi sai để tránh thì sẽ rất không tự nhiên. Dù
nói đúng toàn bộ về ngữ pháp thì những gì bạn nói cũng khó hấp dẫn người nghe bởi
người ta liên tục phải chờ bạn ậm ừ, bạn nói không có ngữ điệu, bạn luôn vừa nói vừa

nghĩ để đảm bảo không nói sai ngữ pháp. Lúc đó trọng âm và ngữ âm của câu nói cũng sẽ
mất hết.
6. Các cô giáo có trình độ không cao
Với các em học sinh cấp 1, cấp 2, giáo viên tiếng Anh là những người tốt nghiệp cao
đẳng Sư phạm. Các cô được học và đào tạo trong vòng 3 năm rồi về dạy cho các em nhỏ.
Với một quãng thời gian ngắn như vậy, liệu các cô đã được trang bị đủ những gì cần thiết
để đi dạy cho các em nhỏ hay chưa? Giai đoạn các em học sinh còn nhỏ là lúc vô cùng
Speak English quickly – easily - automatically Page 7
Effortless English Method
quan trọng để học ngôn ngữ, vậy nhưng các em lại không được dạy cẩn thận và đúng
phương pháp.
Cô giáo cấp 2 của tôi kể rằng: mới có một cô giáo trẻ về trường, các em học sinh bảo
giọng của cô hay lắm, cô phát âm hay lắm, giống người nước ngoài lắm. Thế nhưng khi
nghe thử thì mới biết là cô đọc sai hết cả trọng âm.
Bản thân các cô giáo cấp 1, cấp 2, cấp 3 phát âm không chuẩn. Học sinh nghe rồi bắt
chước lại cách phát âm. Theo thời gian, vốn từ vựng của các em tăng dần, số lượng từ
phát âm sai cũng tăng theo. Cuối cùng khi đã lớn, các em mới bỏ thời gian ra luyện hoặc
theo các khóa học về phát âm để sửa lại toàn bộ số lượng từ vựng khổng lồ đã được tích
lũy trong suốt thời gian học. Nói cách khác, hồi nhỏ ai học càng giỏi tiếng Anh thì số
lượng từ bị học sai phát âm càng nhiều.
Tất cả mọi học sinh đều gặp khó khăn trong khi giao tiếp tiếng Anh. Nguyên nhân
của việc này là từ phía trường học hay đúng hơn là phương pháp dạy tiếng Anh ở trường
học chứ không phải do học sinh. Phương pháp hiện tại là nguyên nhân khiến các học sinh
không thể nói tiếng Anh tốt.
Hàng vạn, hàng triệu các em nhỏ đang được dạy tiếng Anh bởi những cô giáo không
thực sự giỏi. Các em đang đi sai hướng, đang học sai phương pháp và điều đó sẽ làm các
em phải tốn nhiều chi phí sau này để học lại toàn bộ.
Chúng ta trở thành nạn nhân của hệ thống giáo dục sai phương pháp. Họ dạy chúng
ta trước những thứ mà lẽ ra chúng ta phải học chúng sau cùng. Thay vì học sai rồi sau này
tốn công sức, thời gian để sửa sai, tại sao chúng ta không học chuẩn ngay từ đầu? Liệu

bạn có muốn em chúng ta, rồi sau này là con cái chúng ta tiếp tục đi theo lối mòn cũ?
Speak English quickly – easily - automatically Page 8
Effortless English Method
CHƯƠNG 2
BÀI VIẾT GIÁ TRỊ VỀ NGUYÊN TẮC HỌC TIẾNG ANH
1. Để ghi nhớ tốt khi học Tiếng Anh
Khi học tiếng Anh thì việc ghi nhớ là vô cùng quan trọng và quyết định đến năng suất
học của bạn. Chúng ta không thể làm tốt một việc gì nếu như không biết rõ tầm quan
trọng cũng như tại sao phải làm việc đó. Trong bài viết này tôi xin được trình bày một số
thông tin về quá trình ghi nhớ của chúng ta trong khi học.
1.1 Hoạt động sinh học để ghi nhớ của não người
Não người có 2 loại bộ nhớ: bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn. Não có khả
năng phân loại thông tin để lưu trữ vào bộ nhớ một cách tự động. Những thông tin
quan trọng để lại ấn tượng mạnh được não lưu trữ vào bộ nhớ dài hạn và ta gần
như nhớ chúng vĩnh viễn. Những thông tin kém quan trọng hơn được lưu trữ trong
bộ nhớ ngắn hạn tùy theo từng mức độ.
VD: bạn có thể nhớ được những việc đã làm trong ngày hôm nay nhưng không thể
nhớ được những việc bạn đã làm trong 1 ngày cách đây 1 tuần. Bạn có thể nhớ được
những kiến thức mà bạn vừa học xong để vượt qua bài kiểm tra môn Lịch sử nhưng 1
tháng sau thì bạn sẽ quên chúng. Những thông tin dạng này lúc đầu được lưu trữ rất tốt,
bạn có thể nhớ lại chúng rất nhanh, có thể đọc làu làu những sự kiện lịch sử nhưng sau
một thời gian, thông tin sẽ bị xóa bởi vì chúng được lưu trữ ở bộ nhớ ngắn hạn.
Việc ôn thi về bản chất cũng là chúng ta đang nạp những thông tin về một môn học
nào đó vào bộ nhớ ngắn hạn để rồi thi xong thì ta có xu hướng quên chúng đi.
Tuy nhiên, những thông tin kém quan trọng có thể được lưu trữ vào bộ nhớ dài hạn
nếu như nó được não lặp lại nhiều lần. VD: bạn có khả năng nhớ được số điện thoại của
mình mặc dù các con số vô hồn đó không gây ra ấn tượng đặc biệt gì cho não. Bạn nhớ
được là vì bạn đã đọc số điện thoại đó cho rất rất nhiều bạn bè.
Speak English quickly – easily - automatically Page 9
Effortless English Method

1.2 Ứng dụng đặc điểm sinh học của não người trong việc học và ghi nhớ tiếng
Anh.
Trong giao tiếp tiếng Anh, để có thể dùng một từ vựng, ta cần đưa từ vựng đó vào
trong bộ nhớ dài hạn của não để khi cần miệng ta có thể bật ngay ra từ đó được một cách
ngay lập tức. Nghĩa là, toàn bộ những kiến thức tiếng Anh đều cần phải được đưa vào bộ
nhớ dài hạn.
Nếu bạn học một từ mới 1 lần, chắc chắn bạn sẽ dễ quên nó. Nếu bạn học một từ mới
5 lần, bạn sẽ nhớ… nhưng rồi sau vài ngày rồi bạn cũng sẽ quên. Để nhớ vĩnh viễn được
một từ, bạn cần sự lặp lại ít nhất là 50 lần. Với các cấu trúc câu tiếng Anh cũng vậy. Để
vận dụng hoàn hảo và trôi chảy được thì ta cần lặp lại chúng nhiều lần. Chính điều này
tạo nên sự khác biệt giữa người bản ngữ và người học tiếng Anh trong khi giao tiếp.
Người bản ngữ luôn bật ra các câu nói một cách trôi chảy trong khi người học tiếng Anh
luôn có sự ngập ngừng giữa chừng trong khi nói. Đó là do người học tiếng Anh sử dụng
những thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn. Điều này là dễ hiểu vì với cách học tiếng Anh
thông thường, chúng ta thường liệt kê ra một danh sách vài chục từ mới và ngồi “tụng
kinh” cho đến khi thuộc toàn bộ. Cách học này với cách học để ôn thi là một, về bản chất
đều là nạp thông tin vào trong bộ nhớ ngắn hạn để rồi sau một thời gian ta sẽ quên dần
chúng đi hoặc cho dù chưa quên hẳn thì cũng gặp khó khăn trong việc nhớ lại.
Theo các nghiên cứu của các nhà tâm lý học, bộ nhớ con người có đồ thị là đường
hypebol:
Đồ thị trí nhớ
Theo đồ thị này, ta có thể thấy sau khi tiếp nhận thông tin, trí nhớ có tốc độ giảm
mạnh nhất vì đường trí nhớ có độ dốc lớn nhất. Do đó, ta có thể ghi nhớ tốt hơn và làm
bài tập hiệu quả hơn nếu như ôn lại bài ngay lập tức sau khi đi học về thay vì chờ một
tuần sau. Bởi vì làm vậy ta sẽ chặn được đường giảm của trí nhớ và giảm được tỷ lệ kiến
Speak English quickly – easily - automatically Page 10
Effortless English Method
thức bị quên. Bạn hãy thử tưởng tượng nếu ôn lại bài ngay sau khi học thì đồ thị của trí
nhớ sẽ có hình như thế nào nhé.
Ứng dụng điều này trong việc học từ vựng và các cấu trúc tiếng Anh, chúng ta nên

có sự lặp lại một bài học cho tới khi nào đủ ít nhất 50 lần trước khi chuyển sang bài
học tiếp theo. Cách học này sẽ làm tăng thời gian học một bài học, nhưng ta sẽ nhớ rất
sâu được toàn bộ kiến thức quan trọng của bài học. Trong khi giao tiếp, ta cũng có thể bật
ngay ra được những từ vựng hoặc cấu trúc câu nằm trong bài học đó.
Nếu bạn sử dụng cách học truyền thống, mỗi ngày học thuộc lòng một bảng dài gồm
30 từ vựng, khi học xong bạn sẽ nhớ. Một tuần sau bạn sẽ có 7x30=210 từ vựng. Một con
số khá lớn nhưng theo thời gian số lượng từ bị rơi vãi cũng rất nhiều. Chưa kể mỗi khi
gặp lại một từ mới đã học, ta phải vò đầu, bứt tóc mới có thể nhớ ra được từ đó nó là gì.
Muốn không bị quên, bạn lại phải thường xuyên phải dành thời gian ra để ôn lại và như
thế nếu tính cả thời gian ôn lại này, ta sẽ không thể có được tốc độ là 30 từ vựng/ngày.
Thế nên dù cho bạn muốn học nhanh, bạn cũng không thể có được tốc độ vài chục từ
trong một ngày.
Cũng phải nói thêm rằng với những bạn đang chuẩn bị du học, nếu bạn chỉ có thời
gian là 1 năm để học và ôn thi TOEFL hay IELTS, bạn sẽ buộc phải học theo kiểu ôn thi,
sẽ phải làm rất nhiều bài tập, học thuộc lòng mỗi ngày hàng tá từ vựng. Điều này sẽ đi
ngược lại với những nguyên tắc mà tôi đã trình bày và thi xong có thể dần dần bạn sẽ
quên dần đi nhiều thứ. Nhưng điều đó không quan trọng vì lúc đó có thể bạn đã sang Mỹ
hoặc Anh rồi. TOEFL và IELTS là tiếng Anh học thuật. Với những người thực sự muốn
nâng cao trình độ tiếng Anh cho mình chứ không học vì chứng chỉ thì đừng bao giờ học
theo phương pháp của việc luyện thi nhé.
Speak English quickly – easily - automatically Page 11
Effortless English Method
Tóm lại trong khi học, đừng ham về số lượng mà hay tập trung vào chất lượng.
Số lượng và chất lượng luôn luôn tỉ lệ nghịch với nhau. Nếu số lượng nhiều mà chất
lượng không được đảm bảo thì khi cần ta cũng không thể sử dụng được. Với cách
học “Deep learning”, học sâu nhớ lâu, ta mới thực sự có được hiệu quả cao nhất.
Làm thế nào để có thể “học sâu nhớ lâu”, làm thế nào để có thể có được sự lặp lại
một từ vựng hay một cấu trúc câu 50 lần để từ đó bạn có thể ghi nhớ chúng vĩnh viễn?
Trong các bài viết tiếp theo tôi sẽ trình bày kỹ hơn về phương pháp này.
Nguyễn Mạnh Trường - CLB tiếng Anh VEEC

(Bài viết có sử dụng những kinh nghiệm của tác giả trong lĩnh vực Tâm lý học và tham
khảo kinh nghiệm học tiếng Anh từ www.EffortLessEnglishClub.com)
2. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P1
Quá trình học tiếng Anh của tôi bắt đầu từ lớp 4 cho đến năm thứ 2 của đại học. Tính
ra thì tôi đã học tiếng Anh trong 11 năm, một quãng thời gian không phải là ngắn nếu so
sánh với thời gian học ngôn ngữ chỉ kéo dài trong vài năm của một đứa trẻ. Ấy vậy mà
vốn tiếng Anh của tôi vẫn chưa thể đủ để giao tiếp. Ngôn ngữ là thứ mà ta nên học từ lúc
còn càng bé càng tốt. Thay vì tập trung vào kỹ năng nghe thì chương trình tiếng Anh từ
bậc tiểu học lại có kết cấu tập trung chủ yếu vào ngữ pháp. Chờ đến khi các bạn học sinh
trưởng thành, lúc đó ai có nhu cầu thực sự thì mới đi luyện các kỹ năng nghe, phát âm,
giao tiếp… Quá trình này rõ ràng đang đảo lộn tất cả và thiếu khoa học.
Học tiếng Anh, quan trọng nhất là phương pháp và sự kiên trì. Trong bài viết này, tôi
sẽ giới thiệu những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong khi học tiếng Anh.
Đây là những thứ trái ngược hẳn với những phương pháp truyền thống.
1. Ngữ pháp không giúp gì cho bạn trong khi giao tiếp
Ngữ pháp là để dùng cho khi viết còn trong khi giao tiếp, ngữ pháp không giúp gì cho
bạn. Trong ngữ pháp, người ta dạy bạn rất nhiều quy tắc và nó cực kỳ hữu ích khi chia
động từ, dùng cấu trúc câu, mẫu câu. Có rất nhiều thì trong tiếng Anh: thì hiện tại hoàn
thành, quá khứ, tương lai, tương lai tiếp diễn… trong mỗi thì lại có vô số những quy tắc,
những chú ý và những trường hợp ngoại lệ. Nếu viết, bạn có đủ thời gian để cân nhắc và
lựa chọn cách chia động từ. Tuy nhiên khi giao tiếp, tốc độ nói rất nhanh, mọi thứ cần
phải được bật ra một cách tự động. Ta không có thời gian để nhớ lại và phân tích các quy
tắc ngữ pháp. Ngữ pháp sẽ chỉ làm cho tốc độ nói của bạn chậm đi mà thôi.
Speak English quickly – easily - automatically Page 12
Effortless English Method
Chúng ta dễ thấy rằng có nhiều người nắm rất chắc về ngữ pháp, điểm tiếng Anh rất
cao nhưng khi nói thì đôi khi họ vẫn sai những lỗi rất đơn giản về chia động từ. Lý do là
khi nói, họ không có đủ thời gian để chia động từ.
Vậy nếu không học ngữ pháp thì bằng cách nào ta có thể nói đúng ngữ pháp?
2. Làm thế nào để nói đúng ngữ pháp?

Người bản ngữ không học ngữ pháp nhưng vẫn nói đúng ngữ pháp được, họ chỉ học
ngữ pháp khi lên đến cấp 2. Và việc học này không phải để giao tiếp mà nhằm bổ trợ cho
việc viết.
Ta có thể nói đúng ngữ pháp nếu đi theo cách học của người bản ngữ. Đã có nhiều
nghiên cứu được thực hiện và những nghiên cứu này chỉ ra rằng đây là cách tốt nhất để
học ngữ pháp. Theo phương pháp hiện đại, người ta dạy ngữ pháp không phải bằng sách
vở mà là bằng phương pháp sau:
Đầu tiên thầy giáo kể một câu chuyện, trong câu chuyện này thầy giáo dùng toàn thì
hiện tại và người học sẽ nghe câu chuyện đó trong một tuần. Tiếp đó người thầy kể lại
câu chuyện, nhưng trước khi kể có thêm mệnh đề thời gian: “Three days ago…” rồi trong
câu chuyện này, người ta dùng toàn thì quá khứ và người học lại nghe trong vòng một
tuần. Trong khi nghe, bạn không cần phải suy nghĩ bất cứ thứ gì liên quan đến ngữ pháp.
Chẳng hạn: “Ồ, đây là thì quá khứ, feel là một động từ bất quy tắc, ta phải chia nó theo
kiểu khác khi chuyển về thì quá khứ”. Bạn hãy dẹp bỏ tất cả những suy nghĩ này, chỉ tập
trung vào việc nghe và hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
Tương tự, người thầy kể các câu chuyện và dùng toàn thì tương lai, hiện tại hoàn
thành, quá khứ hoàn thành… trong câu chuyện đó. Người học cứ nghe đi nghe lại các câu
chuyện trong vòng 1 tuần rồi lại chuyển sang câu chuyện khác. Cứ như thế, dần dần
người học cảm nhận được về thì trong tiếng Anh mà không cần biết về bất cứ một quy tắc
ngữ pháp nào. Bạn sẽ học ngữ pháp một cách tự động, sử dụng ngữ pháp một cách chính
xác y hệt như người bản ngữ.
3. Đừng bao giờ học từ vựng một cách riêng lẻ.
Khi học từ vựng bằng cách lặp lại nhiều lần, ta nên nghe cả một đoạn câu trong đó có
chứa từ mới. Khi gặp một từ mới, thay vì viết từ đó ra, bạn hãy viết ra hoặc ghi nhớ toàn
bộ cả câu chứa từ đó. Cách làm này có hiệu quả lớn bởi vì:
+ Một câu thì chứa lượng thông tin nhiều hơn rất nhiều so với một từ riêng lẻ.
Speak English quickly – easily - automatically Page 13
Effortless English Method
+ Một câu có mang ý nghĩa nên dễ ghi nhớ hơn.
+ Khi ghi nhớ một câu, bạn cũng đang ghi nhớ ngữ pháp của câu đó, bạn đang học ngữ

pháp, bạn đang học cách để sử dụng đúng từ đó trong một ngữ cảnh cụ thể.
Bạn không cần suy nghĩ về ngữ pháp, không cần nhớ những quy tắc, tất cả được thực
hiện một cách tự động. Đây chính là cách mà người bản ngữ học ngữ pháp: họ không học
quy tắc ngữ pháp nhưng luôn nói đúng ngữ pháp.
VD: John hate s ice-cream.
Trong câu này ta thấy có chủ ngữ là “John” nên động từ là “hate” phải chia ở ngôi thứ
3 số ít, tân ngữ là “ice-cream”. Mọi thứ đều rất phức tạp nhưng ta không cần quan tâm.
Hãy cứ nghe và lặp lại nhiều lần rồi theo thời gian khi nói câu này ta sẽ tự thêm “s” vào
sau từ “hate” bởi vì lúc nghe ta thấy có âm “s” ở sau từ đó.
Nhớ lại cách học truyền thống, khi gặp từ mới là “hate”, ta sẽ chỉ ghi nhớ một mình
từ này và hiểu rằng “hate” là “do not like”. Ta không có sự thực hành với chủ ngữ nên lúc
nói ta thường hay quên âm “s” ở sau từ đó nếu chủ ngữ ở ngôi thứ 3 số ít.
Tôi không cần biết điểm ngữ pháp trong các bài kiểm tra của bạn khi học trên trường
là cao hay thấp. Bởi vì khi viết, khi làm bài kiểm tra ngữ pháp bạn có thời gian để nghĩ và
chia động từ cẩn thận. Tôi chỉ biết rằng nếu khi nói bạn không nói đúng và chia đúng
được động từ thì tức là kiến thức về ngữ pháp của bạn cũng chả để làm gì.
4. Học tiếng Anh thật trong cuộc sống, đừng học tiếng Anh trong sách vở
Khi nghe tiếng Anh trong các đĩa CD, nghe trong các bài luyện nghe TOEFL, có thể
bạn nghe và hiểu toàn bộ. Nhưng khi đứng cạnh 2 người nước ngoài để nghe họ nói
chuyện với nhau, bạn lại chả hiểu gì cả. Lý do tại sao vậy? Đó là vì tiếng Anh mà bạn học
là tiếng Anh trong sách vở, là tiếng Anh thông thường. Còn tiếng Anh thật trong cuộc
sống được người bản ngữ nói với tốc độ rất nhanh. Người Anh có tốc độ nói là 300-350
từ/phút, còn người Mỹ là 350-450 từ/phút. Tốc độ này nhanh hơn rất nhiều so với các bài
luyện nghe thông thường nên bạn không bắt kịp được. Đấy là còn chưa kể có rất nhiều
thành ngữ được sử dụng, tất cả đều không phải tiếng Anh thông thường mà bạn được dạy
trong sách vở, được luyện trong các lớp học.
Vậy khi luyện nghe, hãy kiếm những cuốn sách nói, những bản tin tiếng Anh như
CNN, BBC, những bộ phim… đó là những tiếng Anh thực sự trong cuộc sống của người
Anh. Bạn sẽ học tiếng Anh thực sự chứ không phải tiếng Anh thông dụng trong sách vở.
Speak English quickly – easily - automatically Page 14

Effortless English Method
Với 4 nguyên tắc mà tôi vừa trình bày, các bạn hãy thử suy ngẫm, nhìn lại cách học
hiện tại của mình xem có gì khác biệt. Trong bài tới, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm 4
nguyên tắc quan trọng nữa trong khi học tiếng Anh.
Nguyễn Mạnh Trường - CLB tiếng Anh VEEC
Bài viết có tham khảo kinh nghiệm học tiếng Anh từ:
www.EffortlessEnglishClub.com
3. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P2
5. Chìa khóa để thành công trong giao tiếp là hãy nghe thật nhiều
Cái gì là kỹ năng quan trọng nhất trong khi học tiếng Anh? Kỹ năng gì mà bạn bắt
buộc phải có để giao tiếp tốt? Đó chính là sự lưu loát, trôi chảy. Lưu loát là khả năng
nghe và hiểu tiếng Anh một cách ngay lập tức mà không cần bất cứ sự dịch sang tiếng
Việt nào trong đầu. Bạn lắng nghe và hiểu người khác nói gì ngay lập tức, người khác
nghe và hiểu bạn một cách dễ dàng. Bạn sẽ không đạt được sự lưu loát bằng việc học ngữ
pháp, bằng việc luyện nói, hay bằng việc đi đến các câu lạc bộ tiếng Anh… Chìa khóa
của sự lưu loát chính là việc luyện nghe.
Vào năm 1984, trường đại học “American University Language Center” tại Băng Cốc
- Thái Lan qua nhiều nghiên cứu đã thành công với một phương pháp gọi là “Automatic
Language Growth”.

Phương pháp chỉ rõ rằng mọi cố gắng, nỗ lực để nói thậm chí là nghĩ hoặc phân tích
về ngôn ngữ trước khi có được khả năng tư duy tiếng Anh như người bản ngữ thì sẽ ảnh
hưởng không tốt đến kết quả học tiếng Anh. Nói cách khác, phương pháp đòi hỏi người
học ngôn ngữ một quãng thời gian dài im lặng, không nói gì cả. Họ đã tiến hành phương
pháp này trong các lớp học và những sinh viên trong lớp học không nói gì cả, chỉ tập
trung vào kỹ năng nghe liên tục trong 1 năm. Kết quả là sự lưu loát, trôi chảy cùng với
phát âm rõ ràng đã xuất hiện ở những sinh viên này. Họ gần như đã biến thành người bản
ngữ.
“Nói nhiều thứ sai sẽ hình thành nên ngôn ngữ sai, nghe những thứ đúng thì sẽ hình
thành nên ngôn ngữ đúng.” Ở câu lạc bộ tiếng Anh, lớp học tiếng Anh, chúng ta được

khuyến khích là hãy nói càng nhiều càng tốt kể cả cho dù tiếng Anh của chúng ta chưa
thực sự tốt. Lúc đó ta sẽ nói sai rất nhiều và dần dần sẽ hình thành thói quen và tạo ra
ngôn ngữ sai. Vậy hãy chỉ nói khi nào bạn đã thực sự có thể nói!
Speak English quickly – easily - automatically Page 15
Effortless English Method
Tiếng Anh là ngôn ngữ, ngôn ngữ có nhiều dạng như tiếng nói, chữ viết nhưng ở đây
tôi chỉ đề cập đến tiếng nói bởi vì chúng ta học ngôn ngữ mục đích hàng đầu là để giao
tiếp với người khác bằng tiếng nói. Lời nói là âm thanh, vậy ta phải dùng tai để học
ngôn ngữ. Ấy vậy mà hãy nhìn vào sự đối lập ở các lớp học tiếng Anh hiện tại: tai của
chúng ta hầu như không được dùng. Ở đó ta học bằng miệng và bằng mắt. Cô giáo cho
chúng ta tập đọc, tập nói bằng miệng và học ngữ pháp, làm bài tập bằng mắt, bằng bút và
vở.
6. Luôn đảm bảo rằng khi nghe tỉ lệ hiểu của bạn là trên 95%
Mọi người luôn có xu thế coi thường những gì dễ và khi luyện nghe, họ tập trung vào
nghe những đoạn đĩa tiếng Anh khó với nhiều từ vựng trong một đoạn và tốc độ nói
tương đối nhanh. Có thể bạn vẫn hiểu được nội dung chính của đoạn nói nhưng tỉ lệ hiểu
của bạn chắc có lẽ chỉ vào khoảng 30%. Không cần phân tích nhiều thì ta cũng thấy rằng
tỉ lệ hiểu càng cao trong khi nghe thì hiệu quả của việc nghe sẽ càng cao bởi ta sẽ hiểu và
học được nhiều cấu trúc câu. Còn khi nghe nếu bạn không hiểu tức là bạn sẽ chẳng học
được gì.
Vậy, hãy luôn tập trung nghe những thứ dễ, bạn sẽ nâng cao được khả năng nói của
mình. Thậm chí dù bạn là người lớn, hãy đi kiếm những đĩa học tiếng Anh dành cho trẻ
em, các cuốn sách nói dành cho trẻ em để luyện nghe.
7. Học sâu nhớ lâu
Ở trên nhà trường, trong các lớp học, bài giảng luôn đi quá nhanh. Giáo viên dạy cho
học sinh quá nhiều các từ mới, các cấu trúc ngữ pháp mới. Cứ mỗi tuần lại là một cấu
trúc ngữ pháp mới và một loạt những từ vựng. Với cách học này, mọi người sẽ hoàn
thành rất nhanh một cuốn sách dày chỉ trong một học kỳ. Tuy nhiên mọi người luôn quên
những thứ đã được học. Hoặc có thể ta nhớ được những thứ chủ chốt nhưng lại không thể
ứng dụng chúng trong giao tiếp.

Nếu bạn biết một từ vựng, hãy tiếp tục nghe từ đó nhiều lần bởi vì biết một từ chỉ có
nghĩ là bạn hiểu được nghĩa của từ đó và biết dùng nó để làm bài kiểm tra. Nhưng khi
bạn nghe từ đó, bạn có hiểu nó ngay lập tức hay không? Bạn có thể sử dụng từ vựng này
một cách nhanh chóng, dễ dàng hay không? Nếu câu trả lời là không, vậy thì bạn hãy lặp
lại việc nghe từ đó thêm một thời gian. Trong cuộc sống hàng ngày, người bản ngữ đã
Speak English quickly – easily - automatically Page 16
Effortless English Method
từng nghe các từ vựng trong ngôn ngữ của họ hàng nghìn, hàng vạn lần nên họ có thể
dùng chúng một cách dễ dàng.
Học sâu nhớ lâu, lặp lại mọi thứ nhiều lần, bạn sẽ đạt được kết quả tương tự như
người bản ngữ.
8. Luyện tư duy tiếng Anh
Các thầy giáo nổi tiếng vẫn thường khuyên chúng ta tư duy bằng tiếng Anh, suy nghĩ
bằng tiếng Anh, không dịch trong lúc nghe và nói. Nhưng làm thế nào để rèn luyện và có
được khả năng này thì họ lại không nói.
Theo phương pháp hiện đại, giáo viên sẽ kể một câu chuyện. Trong khi kể, giáo viên
hỏi hàng loạt các câu hỏi xung quanh câu chuyện đó và yêu cầu học sinh trả lời. Đó là
những câu hỏi vô cùng dễ bởi vì giáo viên không muốn bạn nghĩ bất cứ thứ gì trong đầu.
Nếu đặt ra những câu hỏi khó, bạn sẽ phải dừng lại để suy nghĩ.
VD: There is a girl. What is her name? How old is she?
Học sinh sẽ lắng nghe và phải bật ra ngay lập tức được câu trả lời cho những câu hỏi
này. Do phải trả lời ngay lập tức những câu hỏi dễ nên người học không có thời gian để
suy nghĩ, tư duy, phân tích tiếng Anh hay dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Dần dần,
phương pháp này sẽ dạy cho não của người học cách tư duy bằng tiếng Anh, dùng tiếng
Anh để hiểu tiếng Anh, hiểu tiếng Anh và trả lời ngay lập tức. Một phương pháp rất đơn
giản nhưng hiệu quả vô cùng to lớn.
Vậy là ta đã hoàn thành 8 nguyên tắc trong khi học tiếng Anh. Trong bài tới, tôi sẽ
giới thiệu cụ thể về hệ thống phương pháp Effortless English do các giáo sư ở trường Đại
học Sanfrancisco nghĩ ra. Nó đã giúp nửa rất rất nhiều người thành công trong việc học
tiếng Anh. Có nửa triệu người đang học theo phương pháp này, trong đó không ít người

gần như đã biến thành người bản ngữ.
Nguyễn Mạnh Trường - CLB tiếng Anh VEEC
Bài viết có tham khảo kinh nghiệm học tiếng Anh từ:
www.EffortlessEnglishClub.com
Speak English quickly – easily - automatically Page 17
Effortless English Method
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH
I/ Tổng quan về phương pháp Effortless English.
AJ Hoge là giảng viên có bằng Master of TESOL (Teaching English to Speakers of Other
Languages) và đã giảng dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới. Thầy cũng chính là tác giả
hệ thống giảng dạy Effortless English nổi tiếng trên thế giới và là Giám đốc của Effortless
English Club. ( />Sau hơn 12 năm dạy Anh ngữ cho các sinh viên nước ngoài, thầy AJ nhận thấy một vấn
đề chung phổ biến của hầu hết các sinh viên cũng như những người học tiếng anh. Đó là hầu
hết sinh viên đều không gặp khó khăn gì trong việc học ngữ pháp, khả năng đọc hiểu của họ
rất tốt song lại cảm thấy không thoải mái hoặc căng thẳng khi nói tiếng Anh. Thậm chí, đôi
khi một số còn cảm thấy tồi tệ, thất vọng mỗi khi có ý định nói tiếng anh.
1. Mục đích của Effortless English.
Thầy quyết định tìm câu trả lời. Sau một thời gian dài dạy học và quan sát, thầy đã tìm ra
phương pháp Effortless English, một phương pháp học theo quy trình tự nhiên nhất với mục
tiêu: NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT, DỄ DÀNG, TỰ ĐỘNG.
Hiện nay, hàng triệu sinh viên và người học tiếng Anh trên thế giới đã và đang thành
công với phương pháp này. Họ có thể nói tiếng anh một cách lưu loát, dễ dàng và tự động.
Quan trọng hơn, các sinh viên cảm thấy tự tin, mạnh dạn khi nói tiếng anh sau một thời gian
dùng phương pháp này.
2. Bảy quy tắc cốt lõi
EE hiệu quả như vậy là do hoạt động dựa trên 7 quy tắc cơ bản và cốt lõi (nó có thể áp
dụng cho việc học bất kỳ ngôn ngữ nào).
Quy tắc 1: Luôn học và ôn tập các cụm từ, không bao giờ học các từ riêng lẻ.
Speak English quickly – easily - automatically Page 18

Effortless English Method
Nếu bạn thấy một từ mới, hãy viết từ đó trong cụm từ liên quan đến nó ( Hãy đặt câu đơn
giản chứa cụm từ đó ) Nếu học theo cụm từ, ngữ pháp của bạn sẽ cải thiện nhanh gấp 4 -5 lần
so với bình thường.
Ví dụ
Can’t stand = hate : ghét
 đặt câu:
I can’t stand the way she looks me everyday.
Give up = quit : từ bỏ
I decided to give up my old girlfriend yesterday.
To be cut out to do something : sinh ra để làm gì, có tài năng làm gì.
She was cut out to be a dancer.
Hãy nhớ luôn luôn học cụm từ, không bao giờ học các từ riêng lẻ.
Quy tắc 2: Không học các quy tắc ngữ pháp khô khan.
Hãy vứt hết sách ngữ pháp đi, khi nói, chúng ta không thể góp nhặt các quy tắc ngữ pháp
rồi ghép lại thành câu sao cho đúng, sau đó đọc câu đó ra. Chúng ta cần học tiếng anh một
cách tự động và vui vẻ như trẻ con học nói. Làm được như thế, các bạn sẽ nói tiếng Anh trôi
chảy và tự động như nói tiếng Việt.
Quy tắc 3: Quy tắc quan trọng nhất – Nghe là kỹ năng đầu tiên cần củng cố
Các bạn phải nghe những gì đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Trước tiên các bạn có thể xem
phim cổ tích dành cho trẻ con, các từ được dùng rất đơn giản, phát âm rõ ràng, chậm. Quy
tắc này cực kỳ đơn giản: Hãy nghe thật nhiều, hãy dừng việc đọc lại và tập trung vào việc
nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Hãy nghe tiếng Anh hàng ngày ( 5 tiếng mỗi ngày nếu bạn có thể). Bạn cần dành hầu hết
thời gian và tâm lực của mình cho việc nghe. Đây là chìa khóa quan trọng nhất cho việc bạn
có thể nói tiếng Anh trôi chảy lưu loát.
Quy tắc 4: học sâu nhớ lâu.
Sẽ tốt hơn nếu bạn xem 1 bộ phim 50 lần so với việc bạn xem 50 bộ phim, mỗi bộ 1 lần.
Bạn cần lặp lại đủ nhiều khi nghe bất kỳ vấn đề gì. Để các từ in sâu vào tiềm thức của
bạn, bạn phải gặp từ đó 40 – 50 lần.

Quy tắc 5: Sử dụng POV
Trong bộ Efortless English sẽ có những câu chuyện ngắn, dễ hiểu, dễ nhớ. Cùng 1 câu
chuyện được kể ở các thì khác nhau, tức là chỉ khác nhau ở cách dùng động từ, cách chuyển
động từ ở các thì khác nhau, bạn sẽ bắt chước để kể các câu chuyện ở các thì khác nhau như
Speak English quickly – easily - automatically Page 19
Effortless English Method
thế. Sau nhiều lần, não bạn sẽ tự động phân tích 1 cách vô thức các thì ngữ pháp, và bạn sẽ có
thể nói tiếng Anh một cách tự động.
Quy tắc 6: Hãy nghe và đọc real English.
Không học các bản text book buồn tẻ nữa, bạn chỉ đọc, nghe những gì thú vị và có sức
hấp dẫn với bạn ( nếu bạn thích nấu nướng thì hãy đọc về các món ăn, nếu bạn thích võ thuật
thì hãy tìm tài liệu về võ thuật và các nhân vật truyền thuyết, đừng cố công học về khoa học
và chính trị nếu bạn không thích nó )
Quy tắc 7: Nghe và trả lời, không nghe và lặp lại
Sử dụng kỹ thuật nghe và trả lời, bạn sẽ củng cố được ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, ngữ
điệu cùng 1 lúc. Nghe và trả lời sẽ giúp các bạn nghĩ bằng tiếng Anh. Việc này sẽ giúp bạn có
thể trao đổi tiếng Anh dễ dàng.
3. Bộ tài liệu
EE gồm 5 bộ tài liệu học:
• Origional Effortless English: Dành cho những người mới bắt đầu học tiếng
anh, chia làm 4 cấp độ (level).
• Learn Real English: Bộ này gồm những đoạn hội thoại, giao tiếp về 1 số chủ
đề trong cuộc sống thường ngày.
• Flow English : những mẩu chuyện ngắn, có nhiều thành ngữ và cụm từ thông
dụng.
• Business Effortless English: các bài học về thành công và làm giàu.
• Power English Now: Gồm những bài học cung cấp nhiều kỹ năng, phương
pháp, cũng như tạo động lực để thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.
Trong mỗi bộ tài liệu, bao gồm nhiều bài học. Mỗi bài học gồm 4 phần cơ bản sau đây:
• Audio article: nội dung bài học.

• Vocabulary lesson: giải thích nghĩa của các từ mới và khó trong bài học.
• Mini Story ( MS): kể một câu chuyện funny và thú vị dùng các từ mới trong
bài học để ghi nhớ sâu hơn các từ mới. Thầy sẽ hỏi và trả lời. Nhiệm vụ của ngươi
học là nghe và trả lời nhanh nhất có thể. Đây là phần quan trọng nhất và cần được lặp
đi lặp lại.
• Point of View ( PV): kể lại MS ở các thì khác nhau. Bằng cách nghe, người
học sẽ biết cách sử dùng các thì ngữ pháp một cách tự động.
• Commentary: bàn luận về một vài vấn đề trong bài học. Đây là phần ít quan
trọng nhất, giúp bạn có thêm kiến thức và từ vựng. Vì vậy, chỉ cần thư giãn và nghe 1
vài lần.
Speak English quickly – easily - automatically Page 20
Effortless English Method
Tất cả các phần đều có bản text kèm theo, để sử dụng trong trường hợp bạn không nghe
được hết những gì thầy nói.
Quan trọng nhất là tập trung vào phần MS và PV.
II/ Bản chất của phương pháp Effortless English:
1. Học theo quy trình tự nhiên như trẻ con
1.1 Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để nói tiếng anh trôi chảy.
Chúng ta đã học tiếng anh nhiều năm, thậm chí rất chăm chỉ, tuy nhiên, cách học cũ
không có nhiều tác dụng. Chúng ta vẫn gặp khó khăn trong việc nói.
Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ, vậy tại sao ta lại không học dễ dàng như khi học tiếng
Việt ? Đấy là bởi vì, chúng ta học tiếng Việt theo tiến trình tự nhiên, còn học tiếng Anh theo
tiến trình phản tự nhiên.
Từ khi sinh ra, chúng ta đã NGHE rất nhiều tiếng Việt từ ông, bà, mẹ,… Từ 9 – 12
tháng, chúng ta mới bắt đầu NÓI những chữ đầu tiên. Lên mẫu giáo, ta bắt đầu tập ĐỌC.
Rồi lên lớp 1, bắt đầu học VIẾT. Tiến trình học tiếng Việt của trẻ con là NGHE – NÓI-
ĐỌC - VIẾT.
Tuy nhiên, thử nhìn lại xem, chúng ta học tiếng Anh như thế nào? Hầu hết đều học ngữ
pháp trước, học ngữ pháp trong nhiều năm tại trường học. Học từ vựng theo kiểu liệt kê 1
danh sách dài từ tiếng Anh và nghĩa tiếng việt bên cạnh. Khi có từ vựng và ngữ pháp, chúng

ta bắt đầu viết. Rồi đọc. Tiếp đó, chúng ta sẽ nói. Trong 1 số lớp học, giáo viên chia học sinh
thành từng nhóm nhỏ, buộc phải nói dù có thể phát âm và vốn tiếng anh chưa đủ và đương
nhiên, chúng ta được yêu cầu phải nghĩ kỹ trước khi nói, nói đúng ngữ pháp. Chỉ cần nói sai
1 chút thôi, có thể “ bị cười” ngay lập tức.Và chúng ta cứ học mãi, học mãi mà vẫn chưa thể
nói được tiếng Anh.
Vào năm 1984, trường đại học “American University Language Center” tại Băng Cốc -
Thái Lan sử dụng 1 phương pháp tiếp cận mới để dạy tiếng Thái Lan. Phương pháp này
được gọi là “ The Listening Approach”. Những năm gần đây, phương pháp này được biết đến
với cái tên “ Automatic Language Approach.” Phương pháp chỉ rõ rằng mọi cố gắng, nỗ lực
để nói thậm chí là nghĩ hoặc phân tích về ngôn ngữ trước khi có được khả năng nói tiếng Anh
một cách tự động sẽ giới hạn thậm chí phá hủy kết quả học tiếng Anh. Nói cách khác,
phương pháp đòi hỏi người học ngôn ngữ một quãng thời gian dài im lặng, không nói gì cả.
Trong suốt giai đoạn im lặng , sinh viên chỉ tập trung vào việc nghe. Sau 6- 12 tháng, các
Speak English quickly – easily - automatically Page 21
Effortless English Method
sinh viên này bắt đầu nói một cách tự nhiên và tự động mà không phải nỗ lực hay suy nghĩ gì
cả.
Hãy quan sát quy trình học ngôn ngữ của trẻ con. Chúng học rất nhanh, tại sao lại như
vậy? Bởi đơn giản chúng chỉ nghe, nghe và nghe mà thôi. Có cả 1 giai đoạn im lặng, chỉ để
lắng nghe. Một đứa trẻ < 9 tháng , kể cả, bạn có bắt chúng, hét vào mặt chúng “nói Ba đi
con!” Chúng cũng chỉ im lặng và cười. Tất nhiên, chúng cần lắng nghe và quan sát. Đến một
giai đoạn nhất đinh, sẽ tự bật ra tiếng nói.
Thầy AJ đưa ra quy tắc KHÔNG NÓI Tiếng Anh trong vòng 6 tháng. Có gì sai ở đây
không? Không hề. Điều này có nghĩa là chúng ta phải dồn toàn bộ tâm lực cho việc nghe,
nói chỉ là 1 yếu tố nhỏ để duy trì trong giai đoạn này. Tập trung nghe trong vòng 6 tháng.
Bằng việc nghe nhiều, nghe giọng của người bản ngữ, chúng ta còn cải thiện được phát
âm của mình, sẽ phát âm chuẩn thay vì cố nói thật nhiều trong lúc phát âm chưa chuẩn sẽ
dẫn đến việc phát âm sai và gặp khó khăn trong việc nghe cũng như chỉnh phát âm sau này.
Tóm lại, NGHE CHÍNH LÀ KỸ NĂNG ĐẦU TIÊN VÀ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ
NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT.

1.2 Nghe cái gì và nghe như thế nào cho đúng ?
Nghe cái gì?
• Dùng easy inputs. Có nghĩa là dùng những tài liệu nghe và đọc đơn giản,
dễ hiểu. Luôn chọn tài liệu nghe đơn giản, đảm bảo hiểu 95 % những gì bạn nghe. Vì
thực tế, có rất nhiều sinh viên, tràn đầy động lực, nỗ lực và cố gắng nghe những tài
liệu khó: CNN, phim, …và có thể là hầu như chẳng hiểu gì cả. Nếu chúng ta chẳng
hiểu gì hoặc hiểu quá ít, chúng ta sẽ không học được gì và điều đó chẳng có tác dụng
gì cho việc nói cả.
• Chọn chủ đề hẹp, tập trung vào 1 chủ đề mà bạn yêu thích. Bạn thích kinh tế,
âm nhạc hay võ thuật. Hãy tìm các tài liệu liên quan đến chủ đề đó: audio, video, báo,
tạp chí ( có kèm audio).  vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.
• Luôn nhớ, không nghe những tài liệu khó. Hãy để chúng sang 1 bên, nghe
những tài liệu dễ trước, cho đến khi chúng ta có thể hiểu 1 cách tự động, dễ dàng. Lúc
đó, ta sẽ quay trở lại những tài liệu khó.
Nghe như thế nào?
Speak English quickly – easily - automatically Page 22
Effortless English Method
• Chia nhỏ thời gian nghe và học trong ngày. Sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn khi bạn dành
30 phút buổi sáng, 30 phút buổi trưa, 30 phút buổi chiều và 30 phút buổi tối trước khi
đi ngủ cho việc nghe thay vì ngồi 1 mạch và nghe 2 tiếng liền.
• Dùng ipod hoặc mp3. Nghe bất cứ khi nào có thể: khi chờ đợi ai đó, khi đi bộ, khi
nấu ăn,… tiết kiệm thời gian học.
• Lặp đi lặp lại tài liệu nghe đó 20 – 50 lần.
• Nghe và đọc bản text sẽ giúp bạn cải thiện phát âm của mình.
2. Deep learning: học sâu, nhớ lâu
2.1 Tại sao phải deep learning ?
Về mặt tâm lý học, não người có 2 loại bộ nhớ: bộ nhớ ngắn hạn và bộ nhớ dài hạn.
Những thông tin quan trọng được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn, những thông tin kém quan
trong được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn và bạn nhanh chóng quên nó.
Ví dụ, bạn có thể liệt kê 1 danh sách dài 30 – 50 từ tiếng anh và nghĩa của nó. Bạn hào

hứng vì nhớ được chúng trong 1 ngày, 2 ngày. Nhưng rồi 5 ngày, 1 tuần sau, bạn sẽ quên
chúng nếu không học lại nữa.
Tuy nhiên, có 1 tin vui, đó là những thông tin kém quan trong khi được lặp lại thường
xuyên với mức độ cao, sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn. Nghĩa là bạn sẽ nhớ nó 5 năm,
10 năm, thậm chí vĩnh viễn. Thử nhớ lại, khi chúng ta làm toán thi đại học, ta ôn luyện 1 số
dạng bài liên tục, lặp đi lặp lại, cho đến khi thành phản xạ, chỉ cần nhìn vào đề chúng ta biết
phải làm thế nào, thậm chí còn có thể biết luôn cả đáp án bằng 1 số nhẩm tính và thay 1 vài
con số trong đầu.
Ứng dụng việc này vào việc học tiếng anh. Chúng ta phải học 1 từ vựng, 1 cấu trúc ngữ
pháp mới ít nhất 50 lần để có thể ghi nhớ nó vĩnh viễn và sử dụng nó 1 cách tự động, dễ
dàng.
Hay đơn giản hơn, bằng quan sát thực tiễn, chúng ta có thể thấy rằng để trở thành chuyên
gia hoặc thành thạo bất kỳ kỹ năng nào, chúng ta đều cần sự lặp đi lặp lại. Hầu hết chúng ta
đều hiểu rằng, nếu muốn chơi thể thao, chúng ta phải lặp đi lặp lại những động tác cơ bản
giống nhau. Luyện tập hàng ngày, hàng giờ, lặp đi lặp lại những kỹ thuật động tác , năm này
qua năm khác. Đấy là cách mà bậc thầy chơi golf : Tiger Woods, hay tuyển thủ bóng rổ
Michael Jordan đã làm.
Học tiếng anh cũng vậy, bạn muốn trở thành 1 chuyên gia, bạn cũng phải lặp đi lặp lại 1
bài học 30 , 40, 50 lần trong vòng 1- 2 tuần. Đến khi hiểu chúng 100%, một cách tự động.
Speak English quickly – easily - automatically Page 23
Effortless English Method
Lúc đó, bạn sẽ không đơn thuần là biết từ hay hiểu cách dùng nữa, mà lúc này bạn thực sự
làm chủ nó và có thể dùng nó hoàn toàn dễ dàng, tự động.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều thấy sự lặp lại là nhàm chán và mất thời gian: “ ôi trời.
Chán quá! Mình đã nắm nó trong lòng bàn tay rồi. Mất thời gian quá. Cả tuần mới học được
vài từ mới. Học cái khác thôi.” Hầu hết chúng ta đều có cảm xúc như thế khi học các bài
học của AJ Hoge. Vậy làm thế nào để có thể giữ được năng lượng và sự hào hứng để lặp đi
lặp lại 1 bài?
2.2 Deep learning thế nào để không bị nhàm chán ?
Thứ nhất, phải kiếm soát cảm xúc của bạn, luôn giữ năng lượng ở mức cao khi học tiếng

Anh. Cười, di chuyển, hít thở sâu để có 1 thể chất mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp bạn tập trung
hơn, hào hứng hơn, học hiệu quả hơn.
Thứ hai, phải có niềm tin vào bản thân. Hãy cho mình 1 mục tiêu lớn lao để học tiếng
anh. Không phải đơn thuần để vượt qua những bài kiểm tra ở trường, để vượt qua kỳ thi
TOEFL. Hãy hỏi Tại sao? Tại sao phải lấy bằng TOEFL ? Để có một công việc tốt . Tại sao
mình lại cần 1 công việc tốt? Để có thật nhiều tiền. Tại sao lại phải có nhiều tiền? Để có 1
gia đình tốt, 1 cuộc sống tốt hơn,…. Hãy nghĩ về những lý do sâu xa: TẠI SAO CHÚNG TA
MUỐN HỌC TIẾNG ANH. Thậm chí, chúng ta có thể nghĩ về một mục tiêu lớn lao hơn, tạo
cảm hứng hơn: để giao tiếp với tất cả mọi người trên thế giới, để có thể tiếp cận văn minh
nhân loại, để có thể làm chủ một trung tâm tiếng anh, để có thể giúp hàng nghìn người trong
đất nước bạn nói tiếng anh xuất sắc như bạn… Hãy liên tục nghĩ về mong muốn thực sự của
bạn. Hình dung, tưởng tượng bạn là 1 người nói tiếng anh xuất sắc: I am an excellent English
speaker. I am a great English speaker. Điều đó sẽ tuyệt vời như thế nào!
Luôn đưa bản thân ở trạng thái hưng phấn, hào hứng nhất khi học tiếng anh. Bằng cách
đó, bạn sẽ có năng lượng để nghe bài học 7, 13, 20, 50 thậm chí là 100 lần.
Tuy nhiên, làm thế nào mà lần thứ 50, 100 bạn vẫn giữ được năng lượng như thế?
Thứ ba, bên cạnh học trong cảm xúc tột đỉnh và mục tiêu lớn, chúng ta cần thay đổi sự
tập trung. Làm những thứ giống nhau, nghe những bài giống nhau nhưng luôn luôn tìm và
tập trung vào 1 sự thay đổi, khác biệt mới ở mỗi lần học.
Đối với việc học tiếng anh, mà cụ thể là với các bài học trong bộ Effortless English,
chúng ta cần sử dụng cách thứ 3 này như sau:
1. Lần đầu nghe bài học chỉ để hiểu nghĩa. Hiểu tất cả những gì AJ đang
nói, đang dùng: hiểu cách phát âm, hiểu từ vựng. Quan trọng nhất là hiểu hầu hết nghĩa
Speak English quickly – easily - automatically Page 24
Effortless English Method
của bài học. Vì vậy, mà lần đầu, chúng ta có thể nghe và đọc đồng thời, để hiểu nghĩa.
Chúng ta có thể làm việc này 2- 5- 10 lần, tuỳ vào mỗi cá nhân. Chỉ tập trung vào HIỂU
NGHĨA.
2. Rồi chúng ta sẽ thấy chán: “ Ồ. Mình hiểu rồi. Biết hết từ vựng rồi. Chán
quá!” . Để có thể lấy sự hào hứng, chúng ta tiếp tục học, nhưng tập trung vào TỐC ĐỘ.

Trả lời nhanh nhất có thể. Coi phần MS giống như một trò chơi, và chúng ta đang thi với
AJ, xem ai sẽ là ngừơi phản ứng nhanh hơn. Chúng ta sẽ trả lời nhanh tới mức, có thời
gian để “cười” AJ: “ Ố la la. Mình phản ứng nhanh hơn thầy 5 giây liền. Tuyệt ! ”
3. Nhưng rồi, cảm giác chiến thắng cũng qua nhanh. Rồi bạn sẽ lại thấy
chán, vì thầy AJ “ không phải là đối thủ” của mình nữa. Chúng ta có thể chuyển sang bài
học mới. Tuy nhiên, những người thực sự muốn làm chủ những từ vựng, những cấu trúc
đó, thì vẫn tiếp tục lặp lại. Và đương nhiên, để não không thấy nhàm chán, chúng ta tập
trung vào 1 điều mới mẻ khác. Lần này, chúng ta sẽ tập trung vào PHÁT ÂM. Tập trung
nghe âm thanh, giai điệu, và cảm xúc trong giọng nói. Nghe thật cẩn thật và chi tiết,
chỉnh sửa phát âm.
4. Chúng ta sẽ lại thấy chán tiếp. Buồn tẻ! Giờ thì chúng ta có thể chuyển
bài học mới, hoặc bạn quyết định trở thành 1 chuyên gia, chúng ta sẽ tiếp tục nghe bài
học, lặp đi lặp lại nhưng với 1 sự tập trung mới, tập trung vào 1 điều khác biệt nho nhỏ.
BẮT CHƯỚC hoàn toàn AJ. Phát âm, ngữ điệu, lên giọng, xuống giọng, những đoạn
ngắt nghỉ, thậm chí cách di chuyển.
5. Đến đây, chúng ta có thể dừng bài học. Hoặc, bạn cũng có thể tiếp tục bài
học cũ và tìm 1 điều khác biệt nho nhỏ, ví như tạo cảm xúc cho chính bản thân trong từng
câu nói. Điều này tuỳ thuộc vào lựa chọn của bạn.
 Chúng ta có thể áp dụng cách học này với bất kỳ nhân vật nào chúng ta thích. Vì
vậy, một lời khuyên là nên tìm cho mình 1 role model mà bạn thực sự thích và ngưỡng mộ
( giọng điệu, phong cách,…) để bắt chước. Vì nó sẽ ảnh hưỏng khá lớn đến giọng và phong
cách nói tiếng anh của bạn.
Bằng cách lặp đi lặp lại này những từ vựng và bài học sẽ ở lại trong não của chúng ta 10
năm, hoặc có thể là vĩnh viễn đấy.
3. Nghe và trả lời:
3.1. Tại sao phải nghe và trả lời ?
Speak English quickly – easily - automatically Page 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×