Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT QUININE potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.97 KB, 30 trang )

Mục lục
Chương I: TỔNG QUAN

3
1.1 Giới thiệu chung về cây canhkina

3
1.1.1 Vị trí phân loại

3
1.1.1.1 Phân loài thực vật

3
1.1.1.2 Mô tả đặc điểm thực vật

3
1.1.2 Phân bố, thu hái và chế biến

3
1.1.2.1 Phân bố

5
1.1.2.2 Bộ phận thường dùng

5
1.1.2.3 Thu hái và chế biến

6
1.1.3 Thành phần hóa học của cây canhkina

6


1.2 Alkalloid
1

8
1.2.1 Giới thiệu chung

8
1.2.2 Cấu tạo và phân loại Alkalloid

11
1.2.2.1 Cấu tạo hóa học

11
1.2.2.2 Phân loại Alkalloid

12
1.3 Các cách chiết xuất Alkalloid

17
1.3.1 Tách chiết các Alkalloid dưới dạng bazo

17
1.3.2 Tách chiết các Alkalloid dưới dạng muối

19
Chương II: QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT QUININ

20
2.1 Những kết quả nghiên cứu về quinine


20
2.1.1 Ngoài nước

20
2.1.2 Trong nước
2

21
2.2 Quy trình tách chiết

23
2.2.1 Quy trình công nghệ

23
2.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ

23
2.2.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

23
2.2.2.2 Kiềm hóa

23
2.2.2.3 Chiết xuất

23
2.2.2.4 Tinh chế

24
Danh mục hình

Hình 1.1: Bộ phận hoa Canhkina

3
Hình 1.2: Vỏ thân cây Canhkina

6
Hình 1.3: Một số alkaloid nhóm cinchonamin

7
3
Hình 1.4: Acid quinic và acid quinovic

8
Hình 1.5: Acid cincholic và Quinovose

8
Hình 1.6: Nicotin

12
Hình 1.7: Morphine, Codeine, Atropin, Cocain

12
Hình 1.8: Sơ đồ quy trình tách chiết alkaloid dưới dạng bazo

19
Hình 2.1: Sơ đồ tách chiết quinine từ Canhkina

26

4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về cây canhkina:
Có nhiều loài Canhkina: Cinchona
succirubara Pavon (Canhkina đỏ), Cinchona
calisaya Wedell (Canhkina vàng), Cinchona
officinalis L (Canhkina xám), Cinchona
ledgeriana Moens (Canhkina thơm). Canhkina là
cây gỗ cao từ 10 – 25m. Người ta thường dùng vỏ
để chiết quinin, quinidin. Có thể sử dụng cả vỏ
thân, vỏ rễ, vỏ cành nhưng vỏ thân là tốt nhất.
Hình 1.1. Bộ phận hoa Canhkina
1.1.1. Vị trí phân loài:
1.1.1.1. Phân loài thực vật:
Tên khoa học Cinchona sp
Dược liệu có nguồn gốc từ nhiều loài thuộc chi Cinchona. Chi này gồm 40 loài
thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Tùy theo mục đích chữa bệnh hay làm nguyên liệu chiết ancaloid người ta hay
dùng vỏ những cây canhkina khác nhau :
- Để làm thuốc bổ, chữa sốt thường người ta dùng vỏ cây canhkina đỏ -
Cinchona succirubra Pavon.
- Để chiết alcaloid toàn phần người ta có thể dùng vỏ cây canhkina đỏ hoặc vỏ
canhina vàng Cinchona calisaya Wedd., hoặc Cinchona ledgeriana Moens.
- Vỏ cây canhkina xám Cinchona officinalis L. thường được dùng để chế biến
rượu khai vị.
1.1.1.2. Mô tả đặc điểm thực vật:
Chi Cinchona :
Cây bụi lớn hay cây gỗ, có thể cao đến 15-20m, lá xanh quanh năm. Lá mọc
đối, có cuống, với 2 lá kèm thường sớm rụng. Phiến lá nguyên hình trứng, có gân lá
5
hình lông chim. Trong một số loài như canhkina xám, ở góc gân chính và gân phụ có

các túi nhỏ mang lông. Hoa mọc thành chùm xim tận cùng, hoa đều, mẫu 5, cánh hoa
màu trắng, hồng hay đỏ, thường có mùi thơm dễ chịu. Đài có 5 răng, tràng hình ống,
loe ở miệng với 5 thùy , 5 nhị đính trên ống tràng. Trong nhiều loài hoa với vòi nhị dài
hoặc ngắn không đều. Bầu dưới, với 2 ngăn mang nhiều noãn. Hạt nhiều, nhỏ, dẹt có
dìa hơi có răng.
Theo Phạm Hoàng Hộ trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” có 4 loài thường dùng là:
• 8237. Cinchona calisaya Wedd. Kí ninh Pê-ru: Peruvian or Calaysia
Bark Cinchona.
Đại mộc nhỏ. Lá có phiến xoan ngược, to 8-15*3-6cm, đầu tà, mặt dưới có
domatie, xếp theo gân-phụ nên rông giống lá cà phê robyusta; cuống 1cm, lá bẹ dài
hơn cuống. Hoa rất thơm, màu ngà tươi: ống vành 9cm, tai có rìa lông dài, đỏ ở mặt
trên. Nang tròn dài 10-16cm, đỏ, hột dẹp, có cánh rìa, dài 4mm.
Gốc Nam Mỹ. Trồng ở Langhanh, Lâm Đồng. Có thời gian xem như cùng loài
với C.oficinalis.
• 8238. C. officinalis L. Kí ninh thuốc: Crown Bark, Loxa Bark.
Đại mộc; cành tròn, không lông. Lá có phiến xoan thon , to 7-15*2,5-7cm, gân
chánh chính đỏ, gân phụ 8-9 cặp, lá bẹ dài bằng cuống.
Chùm tụ tán cào 18cm; trục có lông, hoa cao 12-17cm; vành có ống dài 10-
12mm, tai xoan, tiểu nhụy. Nang xoan dài, không lông, nâu đỏ; hột dẹp, tròn dài, có
cánh, có răng, dài 4-6mm.
Trồng ở Langhanh Lâm Đồng. Kí ninh là thuốc có tác dụng trị rét, hạn nhiệt tốt,
đắng bổ, trị cóng.
• 8239. C. ledgeriana. Ký ninh thon; Ledger Bark Cinchona.
Đại mộc cao 5-10m, vỏ trắng, cành vuông, có ít lông. Lá có phiến bầu dục thon,
tà nhọn 2 đầu, mặt dưới đo đỏ; lá bẹ xoan. Chùm tụ tán cao 2-15cm; đài cao 3-4mm,
có lông, vành trắng thơm cao 8mm, tai 3-4mm, rìa lông dài, tiểu nhụy. Nang cao 1-
1,2cm, mảnh; hột dẹp cánh mỏng.
6
Trồng ở Đà Lạt và Langhanh. Vỏ đắng bổ và trị rét, chống siêu khuẩn
trái rạ.

• 8240. C. pubescens Vahl. Kí ninh đỏ; Red Bark Cinchona.
Đại mộc to hơn loài trên, đến 17m, vỏ đỏ, đắng, cành vuông, có lông. Lá có
phiến xoan, dài 20-25cm, đầu tròn hay tà, mặt dưới có lông, đo đỏ, cuống 1cm, lá bẹ
mau rụng. Chùm tụ tán, đài có răng, vành trắng có đốm đỏ, thơm, tiểu nhụy. Nang
màu đỏ sét, cao2,5-3,5cm, hột nhiều, có cánh.
Trồng ở vùng Đà Lạt. Công dụng như trên, chống nhiều siêu khuẩn.
1.1.2. Phân bố, thu hái và chế biến:
1.1.2.1. Phân bố:
Trên thế giới :
Hiện nay những nước sản xuất canhkina là Peerru, Bolivia và Equador,
Guatemala và một số nước ở Trung Mỹ, rồi đến một số nước Châu Phi. Hiện nay
người ta ước lượng toàn thế giới sản xuất chừng 10.000 đến 20.000 tấn canhkina hàng
năm. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm tăng nhu cầu canhkina và tăng giá quinine.
Ở Việt Nam:
Hiện nay, ta đang nghiên cứu phát triển trồng canhkina ở Lâm Đồng. Loài được
trồng chủ yếu là Canhkina thon. Nhân giống bằng gieo hạt. Canhkina trồng sau 3-4
năm đã có thể cho vỏ, nhưng tốt nhất là sau 7-10 năm thì thu hoạch tốt nhất. Bóc vỏ
vào mùa thu hay đầu xuân. Hàm lượng hoạt chất trong cây tùy thuộc vào loài trồng và
chất đất ở các độc ao khác nhau. Khi chặt cây, cành để bóc vỏ cần chừa lại gốc để cây
tạp ra thân cành mới.
1.1.2.2. Bộ phận thường dùng: vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ sấy khô của nhiều
loài Canhkina nói trên.
7
Hình 1.2 Vỏ thân cây Canhkina.
1.1.2.3. Thu hái và chế biến:
Thường người ta thu hái vào năm thứ 10, vì tỷ lệ quinine không bị giảm, vỏ
dày, dễ bóc hơn. Tuy nhiên, người ta có thể hái vỏ sớm hơn. Có 2 phương pháp khai
thác vỏ : Đào và chặt. Sau khi ngả hay đào cây, người ta khía dọc vào ngang vỏ cây,
dùng dao nâng mảnh vỏ lên. Sau đó người ta dùng vồ đập để lấy vỏ ra.
Vỏ lấy ra thường phơi 1 thời gian dưới ánh sáng mặt trời, một thời gian trong lò

sấy ở 80
0
C. Sau 12-24h phơi sấy xong.
1.1.3. Thành phần hóa học của cây canhkina:
Vỏ Canhkina có hàm lượng alcaloid cao ( 4- 12%). Dược điển nhiều nước yêu
cầu phải có ít nhất 6,5% alcaloid toàn phần. Trong chiết xuất công nghiệp thường
dùng vỏ cây trồng của loài Cinchona calisaya hoặc Cinchona ledgeriana có
hàm lượng alcaloid cao hơn, có khi cây trồng đạt tới 17%. Alcaloid ở cây canhkina
dưới dạng một phần kết hợp rất chắc với taimin catechic, một phần kết hợp với acid
trong cây. Tới nay đã phân lập được khoảng 30 alcaloid khác nhau, chia làm hai nhóm:
 Nhóm 1: Nhóm cinchonin ( alcaloid có nhân ruban ): Gồm nhiều alcaloid
trong đó alcaloid chính là L-quinin (5-7%), D-quinin ( 0,1-0,3%), D-cinchonin (0,2-
0,4%), L- cinchonidin (0,2-0,4%) và những alcaloid có lượng nhỏ khác như epiquinin,
cuprein…Quinin và quinidin cũng như cinchonin và cinchonidin là những đôi đồng
phân, chúng được phân biệt về cấu hình ở C-8 và C-9.
8
 Nhóm 2: Nhóm cinchonamin ( alcaloid có nhân indol): Có các alcaloid phụ
như: Cinchonamin, cinchophyllin, quinamin.

Hình 1.3. Một số alkaloid nhóm cinchonamin
Ngoài alcaloid, trong vỏ canhkina còn có:
- 8-10% nước, 4-5% chất vô cơ, một ít tinh bột, chất gôm, một ít tinh dầu, các
chất sterola (cinchola được xác định là β-sitosterol).
- Acid quinic (hexahydrotetrahydroxy benzoic) chiếm khoảng 2%, được chiết
từ vỏ canhkina từ năm 1790 nhưng phải một thế kỷ sau người ta mới xác định được
cấu trúc.
- Các tanin catechic (acid quinotanic) chiếm 3-5% vỏ. Các tanin này khi bị oxy
hóa sẽ cho một phlobaghen gọi là chất đỏ của canhkina.
- Glycosid đắng có cấu trúc triterpen ( khoảng 2% ). Chất này do Pelletier và
Caventou chiết ra năm 1821 từ vỏ canhkina với tên là quinovin. Năm 1859, Hlavisetz

đã chứng minh nó là một glycosid nên gọi là quinosid, khi thủy phân bằng acid sẽ cho
9
một đường là quinovose (= 6-desoxyglucose) và acid quinovic. Năm 1963, Tsheche đã
chứng minh quinovin điều chế từ vỏ canhkina có 60% α quinovin ( = quinovin hay 3-
quinovosid của acid quinovic), 30% là 3-glucosid của acid quinovic và khoảng 5% là
3-quinovosid của acid cincholic.

Hình 1.4 Acid quinic và acid quinovic
Hình 1.5. Acid cincholic và Quinovose.
1.2. Alkaloid:
1.2.1. Giới thiệu chung:
Alcaloid là một chất hữu cơ có chứa nitơ đa số có nhân vòng, có phản ứng kiềm,
thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và
độc, cho kết tủa và phản ứng màu với một số thuốc thử gọi là thuốc thử của alcaloid.
10
Alcaloid thường chứa trong các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ, hạt, vỏ. Đôi khi
trong cùng một cây thì bộ phận này rất giàu alcaloid bộ phận khác lại không có. Lượng
alcaloid và tỷ lệ thành phần các alcaloid trong cây có thể thay đổi tùy theo mùa thu
hái, tuổi của cây, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… Trong một cây thường chứa các
alcaloid có cấu trúc hóa học gần giống nhau. Đặc biệt trong một số cây có chứa tới vài
chục alcaloid như cây thuốc phiện, cây canhkina. Các alcaloid trong cây tồn tại dưới
dạng muối với các acid hữu cơ như acid succinic, acid oxalic, acid malic, acid
meconic. Tỉ lệ phần trăm các alcaloid trong các bộ phận của cây có thể rất cao từ 10
đến 15% hoặc rất thấp vài phần nghìn, thậm chí vài phần vạn. Thảm thực vật vùng
nhiệt đới thường có nhiều cây có chứa alcaloid với hàm lượng cao.
Alcaloid thường có cấu trúc phức tạp gồm có C, H, O và N, trong đó nitơ thường
nằm trong mạch vòng ( dị vòng có nitơ) và mang lại tính kiềm cho nó. Chúng có một
số tính chất lý hóa chính sau: tính chất vật lý ( thể trạng, màu sắc, mùi vị, năng suất
quay cực, độ tan), hóa tính ( tính kiềm).
 Thể trạng: Alcaloid thường là các chất có trọng lượng phân tử cao, thường ở

thể rắn ở nhiệt độ thường. Các alcaloid ở thể rắn thường là các alcaloid không bay hơi,
các alcaloid bay hơi thường ở thể lỏng. Các alcaloid ở thể rắn thường là các chất dễ kết
tinh và có độ nóng chảy xác định. Một số alcaloid không đo được độ chảy do nó bị phá
hủy ở nhiệt độ thấp hơn độ chảy, các alcaloid ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường thường
không có oxy trong phân tử ( nicotin, spartein). Các alcaloid ở thể lỏng dưới dạng tự
do nhưng khi tạo muối với acid thì nó có thể chuyển sang thể rắn ( spartein ở thể lỏng
nhưng spartein sulfat ở thể rắn). Tuy nhiên có một vài ngoại lệ một số alcaloid có oxy
trong phân tử nhưng vẫn ở thể lỏng như arecolin ( C
18
H
15
ON
2
), pilocarpin
( C
11
H
16
O
2
N
2
).
 Màu sắc: Đa số các alcaloid thường không màu hoặc màu trắng ( các alcaloid
có nitơ bậc 3), một số có màu vàng ( các alcaloid là các hydroxyd amoni bậc 4). Ngoài
ra có một số alcaloid ở dạng base không màu nhưng muối của nó với acid lại có màu
( VD sanguinarin base không màu nhưng muối của nó có màu đỏ).
 Mùi vị: Thường có vị đắng.
11
 Năng suất quay cực: Do cấu trúc của phân tử alcaloid phức tạp có chứa

cacbon bất đối nên có tác dụng vào ánh sáng phân cực. Thường alcaloid tự nhiên có
tác dụng quay mặt phẳng ánh sáng phân cực sang trái. Một số alcaloid tồn tại trong
thực vật dưới dạng đồng lượng các đồng phân tả và hữu ta có dạng racemic.
 Độ tan: Alcaloid thường không tan trong nước, trừ một số ở trạng thái lỏng
như nicotin dễ tan trong nước. Alcaloid tan tốt trong các dung môi hữu cơ như cồn,
benzen, toluen, diclomethan. Ngược lại, muối của nó với các acid hữu cơ và vô cơ dễ
tan trong nước và một số dung môi hữu cơ phân cực và không tan trong dung môi hữu
cơ không phân cực. Các dung môi hữu cơ phân cực mạnh như ethanol và methanol
thường hòa tan cả alcaloid dạng muối và dạng base. Về mặt hóa tính
 Tính kiềm: Alcaloid có nitơ hóa trị 3, có tính kiềm tương tự như NH
3
ta dụng
với acid tạo muối.
Alc ≡ N + HCl
Alcaloid có nitơ hóa trị 5 tạo muối với acid loại nước
Alc ≡ N – OH + HCl
Các muối thường vững bền hơn alcaloid base vì ở trạng thái muối chúng khó biến
thành đồng phân hỗ biến. Mặt khác, dưới dạng muối với acid chúng tan tốt trong nước
nên chúng thường được dùng làm thuốc. Độ bền vững của các muối của alcaloid đối
với sự thủy phân phụ thuộc vào tính kiềm mạnh yếu khác nhau của các alcaloid và bản
chất của acid mà nó kết hợp với. Trừ alcaloid nhóm xanthin, đa số các alcaloid có giá
trị pK nhỏ hơn 7. Alcaloid là các base yếu nên chúng dễ dàng bị các base mạnh và
trung bình như NaOH, Ca(OH)
2
, Na
2
CO
3
, NaHCO
3

, NH
4
OH đẩy ra khỏi muối của
chúng với acid tạo alcaloid base.
Các alcaloid trong thực vật có vai trò và tầm quan trọng rất khác nhau như
 Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương:
- Các chất gây trầm uất như morphin, codein, scopolanin, reserpin.
- Các chất làm kích thích như strychnin, cafein, lobelin.
12
[ Alc ≡ N] . HCl
( Muối hydroclorid)
Alc ≡ N – Cl + H
2
O
( Muối clorid)
 Tác dụng trên hệ thần kinh tự chủ:
- Chất kích thích giao cảm: ephedrin, hordein.
- Chất gây liệt giao cảm: ergotanin, yohimbin.
- Chất kích thích phó giao cảm: pilocarpin, eserin.
- Chất làm liệt phó giao cảm: hyoxiamin, atropin.
- Chất phong bế hạch giao cảm: nicotin, spartein, xicutin.
 Thuốc gây tê trị co giật:
- Gây tê tại chỗ: cocain.
- Giãn cơ: d- tubecurarin.
- Trị co giật: papaverin.
 Thuốc tác dụng trên tim:
- α- fagarin, ajmalin và quinidin là thuốc chống rung tim.
- Quinin, emetin có tác dụng gây trầm uất.
 Thuốc huyết áp:
- Gây tăng huyết áp có ephedrin, hydrastin.

- Gây hạ huyết áp: alcaloid của cây ba gạc.
 Tác dụng trên vi khuẩn ký sinh trùng:
- Nhiều alcaloid chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn ở liều cao
- Trị ký sinh trùng sốt rét có quinin
- Trị lỵ amip có emetin, conexin
- Trị giun sán có: penlentierin, arecolin…
1.2.2. Cấu tạo và phân loại Alkaloid:
1.2.2.1. Cấu tạo hóa học:
Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có các nguyên tố nitơ ( N), cacbon ( C) và
hidro ( H), đồng thời cũng hay gặp oxy ( O). Vì vậy người ta chia làm hai loại: loại
mang oxy và loại không mang oxy. Những alcaloid không có oxy cấu tạo hóa học chỉ
là C, H, N như: conin (C
8
H
17
N), nicotin (C
10
H
14
N
2
), spactein (C
15
H
28
N
2
), semperoirin
(C
19

H
16
N
2
).
13
Hình 1.6 Nicotin
Những alcaloid có oxy chiếm phần lớn đó là: morphin (C
17
H
19
O
3
N), codein
(C
18
H
12
O
3
N), atropin (C
17
H
23
O
3
N), cocain (C
17
H
21

O
4
N), quinin (C
20
H
24
O
2
N
2
)


Hình 1.7 Morphine, Codeine, Atropin, Cocain.
1.2.2.2. Phân loại alkaloid:
14
Các alcaloid là các bazơ bậc 1, bậc 2 hay bậc 3 đôi khi là các amoni hydrat bậc 4.
Ngày nay tùy theo cấu trúc của nhân mà người ta phân loại các alcaloid đó là các
alcaloid không có nhân dị vòng, có nhân dị vòng, có nhân sterol và có cấu trúc terpen.
• Alcaloid không có nhân dị vòng: những alcaloid thuộc loại này có các
amin còn gọi là proto alcaloid và có N đính vào mạch ngang
- Hordenin trong mạch nha;
- Ephedrin trong ma hoàng;
- Capsaicin trong ớt.
• Những alcaloid là dẫn xuất của nhân pyrol: pyrolidin trong cà rốt,
hygrin trong lá coca
15

Pyrolidin Hygrin


Carrot Coca
• Những alcaloid là dẫn xuất của nhân pyridin: Arecolin trong hạt cau,
Nicotin trong thuốc lá.

Cây thuốc lá Nicotin
16

Cây cau Arecolin
• Những alcaloid là dẫn xuất của nhân indol:
Strychnin, bruxin trong mã tiền. Những alcaloid là dẫn xuất của nhân tropan:
cocain rong lá coca.
Strychnin
17
• Những alcaloid là dẫn xuất của nhân imidazol, là dẫn xuất của nhân
purin: theophyllin trong chè, theobromin trong cacao, cafein trong chè, cà phê.

Cây chè Theophyllin

Cây chè
Cây cacao Theobromin
Cây Cacao
• Những alcaloid là dẫn xuất của nhân quinolin: quinin, quinidin,
xinchonin, xinchonidin từ trong vỏ canhkina.
Vỏ Canhkina
18
• Những alcaloid là dẫn xuất của nhân isoquinolin: berberin trong Hoàng
liên gai, papaverin, Narcotin trong thuốc phiện.
Berberin
Cây Hoàng liên gai


Papaverin
Cây thuốc phiện (Papaver somniferum L)
• Những alcaloid là dẫn xuất của nhân phenanthren: morphin, thebain,
codein trong thuốc phiện, colchicin trong tỏi độc.
Cây tỏi độc (Colchicum autumnale)
19
• Những alcaloid có nhân sterol: Ancamin trong họ cà. Những alcaloid có
cấu trúc terpen.

Cà độc dược
1.3. Các cách chiết suất alkaloid:
1.3.1. Tách chiết các alkaloid dưới dạng bazo:
 Ưu điểm: Hiệu suất chiết các hoạt chất từ dược liệu cao do dịch chiết rút ra
sạch, dễ tinh chế loại các tạp đi kèm theo. Các dung môi hữu cơ không phân cực
thường là các dung môi có khả năng chiết chọn lọc đối với alcaloid ở dạng bazơ.
 Nhược điểm: Dung môi hữu cơ thường là các dung môi đắt tiền. Khi sử dụng
các dung môi này để chiết đòi hỏi các thiết bị phức tạp đầu tư cho thiết bị lớn.
Các giai đoạn tiến hành:
 Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu.
Để tăng khả năng chiết ta phải chia nhỏ dược liệu trước khi chiết nhằm làm
tăng bề mặt tiếp xúc giữa hai pha rắn và lỏng đẩy nhanh quá trình khuếch tán. Tuy
nhiên nếu ta chia nhỏ dược liệu quá dung môi sẽ khó chuyển động qua khối dược liệu
và ta rất khó thu được dịch chiết, do đó tùy thuộc vào từng loại dược liệu ta có thể xay
nhỏ khác nhau để vừa đảm bảo đẩy nhanh quá trình khuếch tán vừa dễ dàng trong rút
dịch chiết. Kiềm hóa và làm trương nở nguyên liệu bằng dung dịch kiềm ( thường
dùng Ca(OH)
2
, NH
4
OH, Na

2
CO
3
,…) để chuyển alcaloid trong nguyên liệu sang dạng
bazơ.
20
 Giai đoạn 2: Chiết.
Sử dụng các dung môi chiết là các dung môi hữu cơ không phân cực ( các dung
môi không hòa lẫn với nước).
 Giai đoạn 3: Tinh chế.
Tinh chế thu các alcaloid bằng cách chuyển dạng muối với acid và chuyển dạng
base bằng kiềm và phân chia chúng giữa hai pha dung môi hữu cơ không phân cực và
nước để loại các tạp chất không phải là alcaloid.
21
Bột dược liệu
Dm hữu

Hình 1.8 Sơ đồ quy trình tách chiết alcaliod dưới dạng
bazo.
1.3.2. Tách chiết các alkaloid dưới dạng muối:
 Ưu điểm: Dung môi rẻ tiền, dễ kiếm, thiết bị chiết xuất đơn giản, đầu tư ít.
 Nhược điểm: Dịch chiết rút ra lẫn nhiều tạp chất, khó tinh chế do đó mất mát
nhiều trong khâu tinh chế làm cho hiệu suất chiết thấp. Đối với các dược liệu chứa
nhiều chất nhầy, việc sử dụng nước làm dung môi chiết gặp khó khăn trong khâu rút
dịch chiết.
Các giai đoạn tiến hành:
 Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu.
22
Thiết bị chiết
Tạp chất/ dm hữu cơ

Muối alc/ nước acid
Dm hữu
Tạp chất/nước acid
Alc base/dm hữu cơ
Nước
thải
Cất thu hồi dung
môi
Alcaloid base tinh
khiết
Dm hữu
Acid
loãng
Nguyên liệu thực vật được xay thô, sau đó được làm ẩm cho trương nở bằng
nước.
 Giai đoạn 2: Tiến hành chiết.
Sử dụng dung môi là nước chiết alcaloid dưới dạng muối tự nhiên hoặc muối với
acid vô cơ, hoặc dung môi là cồn ethylic hoặc dung môi methylic để chiết alcaloid cả
dưới dạng muối và base.
 Giai đoạn 3: Tinh chế.
Trong trường hợp chiết bằng nước, alcaloid base được giải phóng từ dịch chiết
bằng cách thêm kiềm sau đó được chiết bằng một dung môi hữu cơ không hòa tan
trong nước. Tiếp tục tinh chế bằng cách bốc hơi dung môi và kết tinh lại trong dung
môi hữu cơ hoặc chuyển sang dạng muối kết tinh lại. Trong trường hợp chiết bằng
cồn, dịch chiết cồn được cô đặc, thêm acid và loại tạp chất bằng cách chiết bằng dung
môi hữu cơ không phân cực, thêm kiềm chuyển alcaloid sang dạng base rồi chiết
alcaloid bằng một dung môi hữu cơ. Bốc hơi dung môi hữu cơ rồi kết tinh alcaloid
hoặc chuyển sang dạng muối kết tinh lại.
Đối với các alcaloid khó tách có thể sử dụng phương pháp sắc ký hấp phụ hoặc
phương pháp trao đổi ion.

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT QUININ
2.1 Những kết quả nghiên cứu về quinin:
23
2.1.1. Ngoài nước:
1638 Quinine được dùng điều trị bệnh sốt rét cho nữ bá tước Peru.
Năm 1742 được Linnaeus đặt tên cho vỏ cây này là Cinchona.
Một chất đắng gọi là quinovin, được Pelletier và Caventou chiết ra từ năm
1821. Năm 1859, Halsivetz đã chứng minh đây là một glycosid. Chất quinovin còn gọi
là quinovosid thủy phân bằng acid sẽ cho một đường là quinovose và acid quinovic.
Chất này phối hợp với các alcaloid cho vị đắng của vỏ canhkina.
Hoạt chất chính là của canhkina được coi là những alcaloid chiếm từ 3-15%
trong vỏ những cây canhkina trồng. Việc nghiên cứu những alcaloid này đã được tiến
hành từ lâu, vì trước năm 1850 người ta đã chiết được 4 alcaloid chính.
Năm 1881, Gomes- một người Tây Ban Nha lần đầu tiên đã chiết được alcaloid
đầu tiên từ vỏ canhkina và đặt tên là cinchonin.
Vài năm sau Pelletier và Canventou cũng chiết được từ một loài canhkina vỏ
xám(C. offcinalis) chất cinchonin nhưng tinh khiết hơn. Đến năm 1820, Pelletier và
Caventou đã chiết được từ vỏ một loài canhkina C. cordifolia Multis một alcaloid mới
và đặt tên là quinin.
Năm 1833, Henry và Delondre chiết được alcaloid gọi là quinidin đã tách ra 2
chất: một là quinidin chính thức, hai là chất cinchonidin.
Ngay từ năm 1853, Pasteur cũng đã thu được quinintoxin hay quinixin bằng
cách đun sôi lâu một dung dịch quinin sulfat trong môi trường acid. Đây là một đồng
phân của quinin, trong đó chức alcol bậc 2 được chuyển thành chức ceton, và vòng
quinuclidic được mở ra.
Vào năm 1944, những nhà khoa học đã có thể tổng hợp quinine trong phòng thí
nghiệm.
Năm 1963, Tschesche đã chứng minh rằng chất quinovin thô chứa
gulomethylosid của acid cincholic và chất glucosid của acid quinovic.
2.1.2. Trong nước:

24
Tại Việt Nam, Canhkina được trồng ở vùng đất đỏ trên cao nguyên Lang biang
( Trung Bộ). Phải nói rằng, ngay từ khi đặt chân lên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp
đã muốn khai thác và trông thử Canhkina ở Nam Bộ vào năm 1871, nhưng thất bại.
Năm 1872, Vab Gorkom gửi cho nhà thực vật học Pierre ở Sài Gòn các hạt cây
canhkina nhưng rồi việc trồng cũng không hoàn thành.
Năm 1886, Paul Bert cũng thí nghiệm trồng ở miền Bắc bằng những cây con
đưa từ Pháp sang nhưng cũng thất bại. Paul Bert cử nhà thực vật học Balansa đi Giava
lấy giống về trồng ở sườn núi Ba Vì và Sơn Di trên vùng đồng bào ở, cao 500m,
nhưng sau đó Balansa chết và công việc bỏ dở. Sau chiến tranh thế giới 1914-1918,
A.Yersin thí nghiệm lại, trồng thử trên sườn núi Trường Sơn vùng Hòn Ba, cao
nguyên Lang biang, sau đó chuyển tới Di Linh và Dran cây mọc lớn. Vỏ những cây
trồng được 1 năm chứa từ 9-11% quinine.
Năm 1927, tại một trại nhiên cứu trồng canhkina được chính thức thành lập ở
miền Nam Trung Bộ, với diện tích 5.000 hecta, trên cao nguyên 925-1.000m. Khoảng
đất được chia thành từng lô 9 hecta. Trên đó 5 hecta để phân bố, 1 hecta để ươm cây
và 3 hecta để trồng. Các loài được trồng ở đây là canhkina đỏ Cinchona succirubra,
Cinchona ledgeriana là 1 loài lai của Giava gọi là Malabar.
Năm 1936, canhkina được trồng trên quy mô hơn ở khoảng giữa Di Linh và
Dran. Thu hoạch được khoảng 30.000kg vỏ với tỉ lệ quinine đạt là 7,42%.
Năm 1938, lấy được 21.000kg vở chế được 3.330 quinine, tức là với tỉ lệ 8,50%
Tại miền Bắc, việc trồng thí nghiệm được tiến hành lại vào năm 1935. Chừng
40 cây được trồng thí nghiệm ở một đồn điền của Pháp trên cao nguyên 400m ở núi Ba
Vì, những cây con lúc được đem đi trồng đã bị ốm nên việc thí nghiệm bị thất bại.
Các cuộc thí nghiệm khác được tiếp tục vào năm 1937, chứng tỏ rằng khí hậu
miền Bắc Việt Nam cũng hợp với cây canhkina đỏ-Cinchona succirubra và loài
canhkina Cinchona ledgeriana. Độ cao thích hợp nhất là từ 400 đến 500m.
Do các nhận định trên, năm 1938, trại trồng canhkina ở athur Pháp (Hà Tây)
được thành lập. Ngoài ra còn 2.500 cây canhkina Cinchona Succirubra được trồng ở
vùng Suối Rút với độ cao 450m. Nhưng cây sống sót được mang về Thủ Pháp.

25

×