Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐỀ TÀI " NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.9 KB, 24 trang )

ĐỀ TÀI
NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ


Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
I. L CH S HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI N CÔNG TY XU T NH P KH U TH Ị Ử Ể Ấ Ậ Ẩ Ủ
CÔNG M NGHỸ Ệ 3
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ

Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ trực thuộc bộ thương mại được
thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Số 334 TM- ITCCB
ngày 31/3/1993. Với tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ;
tên tiếng Anh: Phong Chau Company và tên giao dịch: PHONG CHAU LTD.,.
Công ty có - Hà Nội, công ty có ba chi nhánh tại các thành phố: Hải Phòng,
TP Hồ chí Minh và Đà Nẵng.
Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ là doanh nghiệp nhà nước được
Bộ Thương Mại thành lập. Tại thời điểm thành lập công ty, cơ cấu vốn của công ty
như sau:
Số vốn kinh doanh: 26 291 700 000 (đồng)
với vốn cố định: 5 708 500 000(đồng),
vốn lưu động: 20 983 200 000(đồng).
Trong đó
Vốn Ngân Sách : 15 692 300 000(đồng)
Vốn doanh nghiệp tự Bổ Sung :10 999 400 000(đồng).
Sau khi có quyết định thành lập, doanh nghiệp đã nộp đơn xin cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh từ ngày 14/5/1993


Tiếp theo Quyết định thành lập doanh nghiệp, ngày 08/06/1993 Bộ Thương
Mại có quyết định số 685 TM/TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương Mại về việc ban
hành điều lệ tổ chức hoạt động của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ quy
định:
Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động sản xuất, kinh
doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn
vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ
góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước
Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh: Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công
và thu gom hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được bộ
cho phép.
Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên doanh, liên
kết tạo ra và các mặt hàng theo qui định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà
Nước
Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải
phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo qui định hiện hành của Bộ Thương Mại
Được uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu theo các mặt hàng Nhà Nước
cho phép.
Do yêu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã đề nghị Bộ
Thương Mại cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh và tại quyết định số 41
TM/TCCB ra ngày 20/1/1996 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại cho phép doanh
nghiệp bổ sung nghành nghề kinh doanh như sau:
+ Xuất khẩu: Các sản phẩm công nghiệp, nông lâm hải sản, khoáng sản, công
nghệ phẩm, dệt da may.
+ Nhập khẩu: Vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng và nội thất, hoá chất, hàng
tiêu dùng theo qiu định của nhà nước.
+ Dịch vụ thương mại: Nhập khẩu tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh theo qiu
định của Nhà Nước
+ Được làm đại lý, mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong
nước và ngoài nước

+ Được kinh doanh khách sạn, văn phòng làm việc theo qiu định hiện hành
Xuất phát từ lợi thế về địa điểm của công ty và nhu cầu của thị trường về nhà
đất. Công ty đã xin phép Bộ Thương mại cho phép công ty mở rộng ngành nghề
kinh doanh. Nhận thấy đề nghị của công ty là hợp lý nên tại quyết định của Bộ
trưởng Thương mại số 0603- TMTCCB Ngày 28/05/1998 cho phép doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ cho thuê căn hộ và nhà hàng theo qui định của nhà nước. Hiện
nay công ty đang cho thêu mặt bằng tại 31-33 Ngô Quyền và số 2 Phạm Sư Mạnh.
Quyết định của Bộ trưởng Thương mại số 0516- TMTCCB Ngày 03/05/1999
cho phép doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thủ tục hải quan
Xuất phát từ yêu cầu giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường nước ngoài của
doanh nghiệp nên doanh nghiệp đã đề nghị Bộ Thương mại cho phép công ty tổ
chức hội trợ triễn lãm ở nước ngoài. Tại quyết định của Bộ trưởng Thương mại số
0415- 2001/ QĐBTM Ngày 20/04/2001 cho phép doanh nghiệp bổ sung nhiệp vụ
tổ chức hội chợ triễn lãm ở nước ngoài đối với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ
2. C Ơ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
( Bản phụ lục)
II . ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Hình thức sở hữu vốn: doanh nghiệp nhà nước
1.2 Hình thức hoạt động: hạch toán độc lập
1.3 Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh xuất nhập khẩu
1.4 Về thị trường.
Tình hình xuất nhập khẩu theo thị trường giai đoạn (1998-2001)
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
1998 1999 2000 2001
Tổng trị giá XNK
35 191 527 23 229 880 25 548 000 25 381 086
- XK
12 096 999 10 404 128 11 254 701 10 448 850
- NK

23 094 528 12 825 752 14 293 299 14 932 236
1- Khu vực Châu A-
TBD
21 054 337 13 841 266 18 006 786 14 106 003
- XK
4 215 594 3 658 392 4 690 923 4 217 210
- NK
16 838 743 10 182 874 12 367 392 9 888 793
2- Tây bắc âu
10 327 067 7 985 652 6 833 57300 8 811 613
- XK
4 682 962 6 111 081 5 780 280 5589272
- NK
5 644 105 1 874 571 1 053 293 3 222 341
3- Đông âu- SNG
2 707 992 488 781 245 255 257 740
- XK
2 495 064 183 747 218 179 209 148
- NK
212 928 305 034 27 076 48 592
4-Thị trường khác
1 102 102 912 981 1 410 857 2 205 730
- XK
703 379 450 908 565 319 433 220
- NK
398 723 462 073 845 538 1 772 510
Qua bảng ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong các năm qua gần như
không tăng và trong 3 năm 1999, 2000, 2001 giảm nhiều so với năm 1998. Sự
giảm sút thể hiện ở tất cả các khu vực thị trường. Có nhiều lý do giải thích cho sự
sụt giảm này. Một là trong kim nghạch xuất nhập khẩu của công ty từ năm 1998

trở về trước thì phần xuất nhập khẩu uỷ thác chiếm tỷ trong khá lớn( thường trên
60%) nên từ năm 1999 do hoạt động xuất nhập khẩu đã thông thoáng hơn nên các
doanh nghiệp tư thực hiện xuất khẩu. Hai là doanh nghiệp đã đánh mất thị phần
của mình tại khu vực thị trường Đông âu- SNG . Ba là Do khủng hoảng kinh tế tiền
tệ ở châu A nên sức mua của thị trường này giảm sút nhanh chóng( giảm gần
40% ) trong khi đây là thị trường chủ yếu của công ty. Bốn là công ty chưa thực sự
năng động trong việc tìm kiếm các thị trường mới.
Đối với thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty là 2
khu vực thị trường Tây bắc âu và Châu á thái bình dương. Thị trường Tây bắc âu
thường chiếm tới 50% kim ngạch xuất khẩu của công ty và trong nhữmg năm qua
công ty đã duy trì ổn định được kim ngạch xuất khẩu taị thì trường này gần 6 triệu
USD. Tại thị trường này hàng của công ty xuất nhiều nhất vào các nước Đức,
Pháp, ý, Anh, Hà lan, trong đó thị trường Đức là một thị trường khá nổi định và là
thị trường tiêu thu lớn nhất trong khu vực này.
Thị trường Châu A thái bình dương là thị trường lớn thứ 2 của doanh nghiệp và
chiếm tới gần 40% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Trong khu vực thị trường này
Nhật Bản là thị trường truyền thồng và công ty luôn có kim ngạch xuất khẩu cao
vào thị trường này. Trong 4 năm qua giá trị xuất khẩu vào thị trường này luôn đạt
trên 1 triệu USD. Thị trường lớn thứ 2 trong khu vực thị trường này là thị trường
ASEAN, các nước trong khu vực này
nhập khẩu nhiều hàng của công ty là Thái Lan, Singapore, Philipin Một thị
trường mới và đang có giá trị nhập khẩu hàng của công ty cao là thị trường Trung
Quốc, trong các năm 1998, 1999, 2000 giá trị nhập khẩu chỉ ở mức trên 100 nghìn
USD , nhưng trong năm 2001 giá trị xuất khẩu vào thị trường này đã lên tới trên 2
triệu USD
Thị trường các nước Đông âu SNG đã giảm mạnh sau năm 1998, một phần
giá trị xuất khẩu vào thị trường này giảm mạnh là vì công ty không còn được tham
gia trả nợ theo nghị định thư của chính phủ . Trong khu vực thị trường này công ty
chỉ còn một số bạn hàng truyền thống như Nga, Tiệp, Ba lan, Phần lan.
Trong các thị trường khác công ty bước đầu thâm nhập vào thị trường đầy

tiềm năng là thị trường Mỹ trong các năm 1998,1999, 2000, giá trị xuất khẩu vào
thị trường chỉ đạt trên 100 nghìn USD, nhưng năm 2001 đạt trên 200 nghìn USD.
Về thị trường nhập khẩu: Khu vực thị trường Tây bắc âu và thị trường Châu á
Thái bình dương là 2 khu vực thị trường mà công ty nhập khẩu nhiều nhất. Trong
đó thị trường các nước châu a thái bình dương chiếm tới trên 70% giá trị nhập
khẩu của công ty, thị trường Tây bắc âu chiếm khoảng 20%.
Trong khu vực thị trường Châu á thái bình dương các nước mà công ty nhập
khẩu nhiều nhất là các nước ASEAN như Thái lan, Singapore, Malasya,
Indonesia, , sau đó là các nước như Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản và Trung quốc.
Trong các nước đó Trung quốc là nước mà giá trị nhập khẩu tăng nhanh nhất trong
năm 2001 giá trị nhập khẩu gần 2 triệu USD tăng gần gấp đôi so với các năm
trước.
Thị trường Tây bắc âu cũng là thị trường mà công ty nhập khẩu truyền thống.
Trong 2 năm 1999, 2000 giá trị nhập khẩu đã giảm nhiều nhưng trong năm 2001
giá trị nhập khẩu tại thị trường này đã tăng trở lại đạt trên 3 triệu USD. Trong khu
vực thị trường này các nước mà công ty nhập khẩu nhiều nhất là Đức, ý, Pháp, Bỉ,
Giá trị nhập khẩu tại các thị trường khác đã tăng nhanh chóng, trong đó nước
có giá trị nhập lớn nhất và tăng nhanh nhất là Mỹ trong các năm 1998, 1999, 2000
giá trị nhập khẩu đạt gần 400 nghìn USD, nhưng trong năm 2001 giá trị nhập khẩu
của Mỹ đạt trên 1,7 triệu USD.
1.5 Về hàng hoá xuất nhập khẩu.
Về hàng xuất khẩu
Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn (1998-2001)
Đơn vị: USD
Xuất khẩu 1998 1999 2000 2001
Tổng KNXK 12 096 999 10 404 128 11 254 701 10 448 886
Thêu ren 1 347 227 1 583 787 2 553 467 2 709 280
May mặc 795 229 964648 0
Gốm sứ 4 203 307 3 814 894 3 772 010 3 434 665
Sơn Mài 623 836 1 966 093 1 915 217 1 705437

Cói Ngô dừa 956 689 812478 1 071 357 860 587
Hàng TCMN khác 4 170 711 1262 228 1 942 650 1 738587
• Hàng thêu ren:
Hàng thêu rên là một mặt hàng truyền thống của công ty và qua các năm giá
trị xuất khẩu mặt hàng này ngày càng tăng. Trong các năm 1998,1999 giá trị xuất
khẩu 1,3 , 1,6 triệu USD nhưng trong năm 2000 giá trị xuất khẩu tăng lên trên 2,5
triệu USD và năm 2001 đạt 2,7 triệu USD. Các nước nhập khẩu hàng thêu ren của
công ty là ý, Pháp, Đức, Phần lan, Nhâth Bản, Triều tiên.
• Hàng Gốm sứ:
Hàng gốm sứ là một mặt hàng chủ lực của công ty chiếm tới 30% giá trị hàng
xuất khẩu của công ty. Trong các năm từ 1998 đến 2001 giá trị xuất khẩu hàng
gốm có giảm nhưng vẫn đạt được mức trên 3 triệu USD. Các nước nhập khẩu
hàng gốm sứ năm 2001 của công ty là: Đức (1075014 USD);
ÁO ( 233639USD), Hàn Quốc(323536USD), Pháp( 395405 USD),
Hà lan( 481278USD), Anh (184701USD), ý(187775USD).
Đây cũng là các nước nhập khẩu thường xuyên hàng của công ty.
• Hàng Sơn mài Mỹ Nghệ
Đây là một mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong khi năm
1998 giái trị xuất khẩu hàng này chỉ mới đạt trên 600 nghìn USD thì sang các năm
1999,2000, 2001 giá trị xuất khẩu đã tăng gấp 2( khoảng 1,8 triệu USD). Các nước
nhập khẩu hàng Sơn mài Mỹ nghệ chủ yếu của công ty năm 2001 là Trung
quốc(817103 USD), Nhật bản( 302089USD), Bỉ(258 839 USD). Với hàng Mỹ
nghệ mỹ cũng là một thị trường mới và trong năm 2001 đã đạt 120 nghìn USD.
•Hàng dệt may
Đây là mặt hàng xuất khẩu theo ngạch nên trong 2 năm 2000, 2001 công ty
không được giao hạn ngạch nên công ty không xuất khẩu hàng vào thị trường Tây
bắc âu. Đây cũng là mặt hàng không phải là thế mạnh của công ty bởi vì công ty
không có các cơ sở sản xuất gia công mặt hàng này.
• Hàng Thủ công mỹ nghệ khác.
Đây là các mặt hàng như lâm sản, hải sản, trong những năm qua công ty

cũng đa dạng hoá các mặt hàng này để đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng nguồn lực,
tăng thu ngoại tệ cho xuất khẩu.
Về hàng nhập khẩu:
Tình hình nhập khẩu theo mặt hàng giai đoạn(1998-2001)
Đơn vị: USD
Nhập khẩu
1998 1999 2000 2001
Tổng KNNK
23 094 528 12 825 752 14 293 299 14 932 236
Nguyên vật liệu, máy
móc, thiết bị, phục vụ
sản xuất
18 528 876 10 355 743 11 453 369 11 234 349
Nhóm hàng hoá khác
và hàng tiêu dùng
4 565 952 2 470 009 2 839 930 3697887
• Nhóm mặt hàng nguyên vật liệu máy móc thiết bị:
Đây là nhóm hàng công ty nhập khẩu chủ yếu của công ty thường chiếm tới
80% giá trị nhập khẩu của công ty và thường là nhập khẩu uỷ thác cho các công ty
sản xuất kinh doanh trong nước. Các sản phẩm này thường là Sắt thép nhập của
Thái lan, Hàn quốc, Trung quốc; Vật tư nghành nước nhập của Singapore, ý; Vật
tư thiết bị điện nhập của Pháp, Singapore, Indonesia; Hoá chất nhập của
Singapore, Đài loan; Dầu nhớt nhập của Singapore; Vật tư phụ tùng ô to nhập của
Đài loan, Đức; Máy các loại nhập của Đài loan. Trong đó có mặt hàng đáng chú ý
là hàng nguyên liệu thêu cho gia công nhập của Đức và ý để cung cấp cho các tổ
hợp thêu của công ty và các tổ hợp khác.
• Nhóm hàng tiêu dùng
Nhóm hàng tiêu dùng công ty nhập chủ yếu của Trung quốc và Singapore và
chủ yếu là nhập khẩu uỷ thác.
1.6 Đặc điểm về vốn.

Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu trong giai đoạn(1998-2001)
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
1998 1999 2000 20
01
1. Nguồn vốn kinh
doanh
30 812 559 585 29 548 083 677 32 475 133 055
- Vốn NSNN
16 053 412 989 13 205 411 214 16 008 412 989
- Vốn tự bổ sung
14 759 140 596 14 680 098 993 14 804 146 596
- Vốn liên doanh
0 1 662 573 470 1 662 573 470
- Vốn Cổ phần
0 0 0
2. Các quĩ
656 521 199 1 134 280 094 573 569 211
3. Nguồn vốn
XDCB
130 235 814 130 235 814 130 235 814
4. Tổng cộng
31599 316 598 30 812 599 585 33 178 938 080
Tình hình vốn sở hữu chủ của công ty trong các năm qua không ngừng tăng,
trong đó tăng cả vốn tự bổ sung và vốn do ngân sách cấp. Trong năm 1999 vốn
công ty giảm là do đánh giá lại giá trị tài sản của công ty. Trong nguồn vốn kinh
doanh của công ty nguồn vốn tự bổ sung luôn chiếm tỷ trọng khá lớn (gần 50%)
tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
I. Bố trí cơ cấu vốn

- TSCĐ/ Tổng số tài
sản(%)
28 21.45 14
-TSLĐ/ Tổng số tài
sản(%)
72 78.55 86
-Nợ phải trả/ Tổng
nguồn vốn(%)
47 50 70

Nhận xét: Cơ cấu tài sản của công ty là tương đối hợp lý với một doanh
nghiệp kinh doanh thương mại. Trong các năm qua tỷ trọng tài sản lưu động trên
tổng tài sản của doanh nghiệp ngày càng tăng thể hiện khả năng tài chính khá
mạnh.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Chỉ tiêu
1998 1999 2000 2001
- Tổng doanh thu
Trong đó:
Doanh thu hàng XK
- Các khoản giảm trừ
+ Chiết khấu
+giảm giá
+ Giá trị hàng bị trả
+ThuếVAT,thuếXK
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lãi gộp
4. Chi phí bán hàng
5. Chi phí quản lý DN

6. Lợi nhuận từ HĐKD
+ Thu nhập HĐ TC
+ Chi phí HĐTC
7. Lợi nhuận từ HĐTC
+ Thu nhập HĐ bất thường
+ Chi phí HĐ bất thường
8. Lợi nhuận từ HĐ BT
9. Tổng LN trước thuế
- Lỗ của 2 chi nhánh
119014,978,124
1,226,480,853
118,595,330
1,107,885,523
117,788,497,27
1
108,976,288,03
1
8,812,209,240
4,523,532,969
3,985,615,629
303,060,642
965,101,812
896060800
69101012
535500308
360452783
175047525
65,283,391,46
3
44655257

44655257
65238736206
55895262572
9343473634
5264988106
3684108445
394377083
949760400
570000000
3797604000
1311344231
992201480
319142751
1093280234
138525230438
61740720273
0
138525230438
124806671883
13718558555
7775643605
5662930118
279984832
882525152
200000000
682525152
1464028433
1305626512
98401921
1060911905

- Thu nhập chia cho LD
10. Thu nhập chịu
thuế74
11. Thuế thu nhập DN
Lợi nhuận sau thuế
547209179
547209179
246244130
300965049
207270478
240370000
645639756
206604722
439035034
1060911905
339491810
721420095
Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
1. Tỷ suất lợi nhuận
- TSLN trước thuế/ Doanh thu(%) 0.46 1.67 0.76
- TSLN sau thuế/ Doanh thu(%) 0.25 0.67 0.52
- TSLN trước thuế/ Tổng tài sản(%) 0.9 1.8 0.92
- TSLN sau thuế/ Tổng tài sản(%) 0.5 0.7 0.6
- TSLN trước thuế/ Nguồn vốn
CSH(%)
1.7 3.6 3.1
- TSLN sau thuế/ Nguồn vốn CSH(%) 0.95 1.5 2.1
2. Tình hình tài chính
-Tỷ lệ nợ phải trả/ Tổng số tài sản(%) 48 50 70

- Khả năng thanh toán 100 100 100
+ Tổng quát TSLĐ/ Nợ ngắn hạn(%) 174 137 121
+ Thanh toán nhanh: Tiền hiện có/ Nợ 250
ngắn hạn(%)
Nhận xét: Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp so với doanh thu
và Vốn. Riêng trong năm 1999 do sự thua lỗ của 2 chi nhánh không tính vào tổng
lợi nhuận trước thuế nên tỷ suất lợi nhuận trước thếu năm 1999 khá cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ngày càng tăng chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của công ty ngày càng cao và công ty đã biết chiếm dụng vốn của các đơn vị
khác và vay từ khách hàng để đưa vào hoạt động kinh doanh.
Khả năng thanh toán của công ty là rất tốt, công ty có khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn.
Tình hình thu nhập cán bộ công nhân viên trong giai đoạn 1998-2001.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
Tổng Thu Nhập
3 385 504 099 4 304 190 670 4 531 680 000
Tiền lương
BQ/người
9 536 312 18 472 921 20412972
Thu nhập
bq/tháng/người
794 672 1539410 1701 081
Nhận xét: Trong những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực nâng cao thu nhập
của người lao động, riêng trong năm 1999 công ty đã có bước cải tiến cơ bản
nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân viên thông qua việc tinh giảm bộ máy lao
động trong công ty, bố trí sắp xếp lại tổ chức .
IV TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Với thị trường xuất khẩu: Trong những năm qua công ty đã mở thêm nhiều

quan hệ với các bạn hàng mới. Công ty đặc biệt quan tâm tới thị trường khu vực
Châu á- Thái bình dương và Tây bắc âu, đây là khu vực tiêu thụ rất nhiều sản
phẩm của doanh nghiệp. Tại khu vực thị trường này công ty đã cử nhiều đoàn đi
tham gia hội chợ triễn lãm giới thiệu về nền văn hoá việt nam và các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ của công ty
Đối với khu vực thị trường Đông âu- SNG công ty đã và đang cố gắng khôi
phục lại thị trường thủ công mỹ nghệ sau một thời gian gián đoạn
Đối với khu vực thị trường Bắc Mỹ, đây là một thị trường đầy tiềm năng,
công ty đang có nhiều biện pháp chào hàng và đẩy mạnh công tác xúc tiến tại
thị trường này. Đặc biệt khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực sẽ thúc
đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước và công ty đang tích cực chuẩn bị
cho sự kiện này
Trong năm 2001 công ty đã cử được 7 đoàn đi tham dự hội chợ triễn lãm giới
thiệu hàng hoá tại các thị trường Pháp, ý , Nhật , Đức, Hồng Kông và Trung
Quốc.
Dự kiến trong năm 2002 công ty sẽ cử 9 đoàn đi tham dự hội chợ triễn
lãm ở các thị trường nước ngoài.
Về thị trường nhập khẩu
Do hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là nhập khẩu uỷ thác nên công ty
chú ý nhiều tới việc tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp uỷ thác. Đồng
thời công ty cũng nghiên cứu nhu cầu hàng hoá trong nước để nhập khẩu hàng
hoá của các thị trường mà công ty có quan hệ.
2. TẠO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU
Nguồn hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là do thu mua ở bên ngoài.
Công ty đã tạo mối quan hệ chặt chẽ với các tổ hợp, các xưởng sản xuất , các công
ty tư nhân sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền
thống để tạo nguồn hàng ổn định.
Với hàng thêu rên: Công ty có quan hệ với các đơn vị như:
+ Tổ hợp thêu xuất khẩu Minh Khánh
+ Xí nghiệp thêu Đông Thành

+ Tổ thêu Quang Hợp

Với hàng cói, mây tre: công ty có các quan hệ như:
+ Tổ hợp tác sản xuất Mây tre đan Quang Trung- Bình phú -Hà Tây
+ HTX chiếu cói xuất khẩu Xuân Trường- Xuân Thuỷ- Nam Định
+ Tổ dệt mành tăm xuất khẩu TRườmg Giang- Bắc Ninh

Với hàng gốm sứ:
+ Xí nghiệp gốm sứ X54
+ HTX công nghiệp Sng Cường
+ Cơ sở sản xuất Chinh Châm
+ Cơ sở sản xuất Bình Lụa
Với hàng sơn mài mỹ nghệ:
+ Xí nghiệp sơn mài Thành Sơn
+Công ty Mỹ nghệ Tân tiến.
3. TỔ CHỨC SẢN XUẤT.
Công ty có 3 xưởng sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ là Xưởng thêu
ren Thanh lâm; Xưởng gốm Bát tràng, Xưởng mỹ nghệ Đông mỹ. Các xưởng
này chỉ sản xuất được một lượng hàng hoá nhỏ so với giá trị hàng xuất khẩu của
công ty.
IV. KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2002
1. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính Dự kiến kế hoạch 2002
I. Tổng kim ngạch XNK
1000 /USD 27.000
a, Kim ngạch xuất khẩu
- 11.500
Trong đó:
- Xuất khẩu trực tiếp

- Xuất khẩu gián tiếp
-
5 000
6.500
* Mặt hàng chủ
- 11.500
- Hàng Thêu ren
- 2.500
- Hàng Gốm sứ
- 3.200
- Hàng Sơn mài- Mỹ nghệ
- 1.600
- Hàng cói ngô dừa
- 1.200
- Hàng may mặc
- 1.500
- Hàng TCMN khác
- 1.500
b, Kim ngạch nhập khẩu
- 15.500
Trong đó :
- Nhập khẩu trực tiếp
-
5.500
- Nhập khẩu uỷ thác
- ODA
9.650
350
* Mặt hàng chủ yếu
- 15.500

- Nhóm nguyên vật liệu, thiết bị,
máy móc
- 12.000
- Nhóm hàng tiêu dùng và hàng hoá
khác
- 3.500
V. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
* Về thành tựu
Trong những năm qua, công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ trực thuộc bộ
thương mại đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã
được bộ đánh giá là một trong 10 doanh nghiệp trực thuộc bộ có kim ngạch xuất
nhập ổn định và tăng trưởng.
Công ty luôn quan tâm tới công tác nghiên cứu thị trường, coi đây là yếu tố
quyết định đến kết hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đã cử nhiều đoàn đi
tham dự các hội chợ triễn lãm tại nước ngoài, để giới thiệu về văn hoá Việt Nam,
về sản phẩm truyền thống của Việt Nam và về các sản phẩm của công ty. Trong
những năm qua công ty đã xây dựng được các quan hệ rất tốt đẹp với các bạn hàng
truyền thống như Nhật Bản, Đức, ý Pháp, Công ty đã nỗ lực và thành công trong
khôi phục khu vực thị trường Đông Âu. Công ty đã tìm kiếm cơ hội trong các thị
trường đầy tiềm năng như Mỹ, Trung quốc và bước đầu đã được các thị trường này
chấp nhận.
Về công tác tạo nguồn, trong thời gian qua công ty đã xây dựng được mối
quan hệ tốt với nhiều làng nghề thủ công truyền thống của các địa phương tạo ra
nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu, công ty đã có nhiều hình thức hỗ trợ các làng
nghề để các làng nghề đầu tư máy móc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về tồn tại:
+ Kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm gần đây tăng rất chậm, trong
đó kim ngạch xuất khẩu giảm so với các năm trước.
+ Bộ máy quản lý và cán bộ của công ty do cơ chế cũ để lại chưa đáp ững
được yêu cầu kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chưa năng động sáng tạo

trong hoạt động
+ Nguồn hàng của công ty chủ yếu là do thu mua trên thị trường nên chất
lượng không ổn định, công ty khó kiểm soát được chất lượng. Các mẫu mã hàng
của công ty còn sơ sài, đơn giản, chậm thay đổi.
+ Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, các hoạt
động marketing chỉ mới dừng ở việc tham dự hội chợ triễn lãm, hội nghị khách
hàng. Việc tìm kiếm thị trường khoán cho các phòng ban nên không huy động
được hết các nguồn lực, các hợp đồng thường có giá trị nhỏ.

Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu
2. Giáo trình Marketing thương mại
3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại
4. Báo cáo tình hình thương mại 1996-2000 và định hướng thương mại
2001-2005
5. Báo cáo tài chính của công ty năm 1998,1999,2000
6. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu các năm 1998,1999,2000,2001
7. Các quyết định của Bộ Thương mại
8. Các báo, tạp chí kinh tế.
SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY PHONG CHAU
Phòng
Dép
Phòng
TCHC
Phòng
Thêu
Phòng
gốm sứ
Phòng
XNK1

Phòng
XNK2
Phòng
XNK3
Phòng
XNK4
Phòng
XNK 8,
9, 10,
11
Phòng
SMMN
Phòng
cói
Phòng
TCKH
PhòngX
NK7
Phòng
XNK6
GI M Á ĐỐC
Phó Giám Đốc Phó giám đốc
Phòng
XNK5

×