NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
GIỮA DOANH THU BIÊN VÀ CHI PHÍ BIÊN
TRONG XÁC ĐỊNH MỨC SẢN LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP
ThS. NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI
Bộ môn Kinh tế - Vận tải
Khoa Vận tải Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Để giúp các doanh nghiệp có quyết định mức sản lượng của mình một cách chính
xác, vừa đảm bảo thu được lợi nhuận lớn nhất vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường; bài viết này
đề cập đến mối quan hệ giữa doanh thu biên và chi phí biên để các doanh nghiệp dựa vào đó ra
các quyết định của mình.
Summary: In order to help enterprises determine their productivity accurately, ensure the
greatest profit as well as meet the needs of the market; This article refers to the relationship
between marginal revenue and marginal cost which is useful for enterprises to take their decisions.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của thị trường
và xã hội để đạt lợi nhuận tối đa và hiệu quả
kinh tế xã - hội cao nhất. Một doanh nghiệp
tiến hành kinh doanh có hiệu quả là doanh
nghiệp thỏa mãn được tối đa nhu cầu của thị
trường và xã hội về hàng hóa, dịch vụ trong
giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có và
thu được lợi nhuận nhiều nhất đem lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cao nhất.
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn phải thực
hiện một số việc cụ thể theo một công nghệ
hợp lý với một thời gian nhất định. Giai đoạn
quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp là phải quyết định được sản
xuất cái gì? Số lượng là bao nhiêu?
Trên cơ sở cầu của thị trường các nhà
quản lý của doanh nghiệp tính toán khả năng
sản xuất của doanh nghiệp và các chi phí sản
xuất tương ứng để lựa chọn và quyết định sản
xuất cái gì, bao nhiêu, để đạt lợi nhuận tối đa.
II. NỘI DUNG
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là
điều kiện tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Để cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho thị
trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn vào
quá trình sản xuất kinh doanh, họ luôn mong
muốn chi phí là ít nhất và giá bán hàng hóa là
cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí số dư dôi
còn lại không chỉ để tái sản xuất giản đơn mà
còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích
lũy phát triển sản xuất.
Muốn tối đa hóa lợi nhuận các nhà quản
lý doanh nghiệp có nhiều cách nhưng cách
thường dùng là phải xem xét mối quan hệ
giữa doanh thu biên (MR) và chi phí biên
(MC).
Doanh thu biên (MR) là mức thay đổi
của tổng doanh thu khi tiêu thụ thêm 1 đơn vị
sản phẩm hay chính là số tiền doanh nghiệp
thu được thêm khi tiêu thụ thêm 1 đơn vị sản
phẩm và được tính theo công thức sau:
MR = TR - TR
nn
n-1
Trong đó: MR
n
- Doanh thu biên của sản
phẩm thứ n; TR
n
- Tổng doanh thu khi tiêu thụ
n sản phẩm; TR
n-1
- Tổng doanh thu khi tiêu
thụ n - 1 sản phẩm.
Về mặt toán học doanh thu biên được
tính như sau:
dTR
MR =
dQ
Vì đường cầu dốc xuống dưới về phía
phải nên muốn tiêu thụ thêm 1 sản phẩm thì
doanh nghiệp phải hạ giá bán, điều đó làm
doanh thu biên của sản phẩm bán sau luôn
nhỏ hơn doanh thu biên của sản phẩm bán
trước đó. Hình dạng của đường doanh thu
biên cũng giống như đường cầu dốc xuống
dưới về phía phải nhưng đường doanh thu
biên luôn luôn nằm dưới đường cầu trừ điểm
đầu tiên.
Chi phí biên (MC) là chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ thêm khi sản xuất thêm 1 đơn
vị sản phẩm. Do chi phí cố định là không đổi
(trong ngắn hạn) khi số lượng sản xuất ra thay
đổi vì vậy bản chất của chi phí biên là chi phí
biến đổi. Chi phí biên có dạng chữ U, đầu tiên
chi phí biên giảm dần và sau khi đạt giá trị
nhỏ nhất thì chi phí biên tăng dần do ảnh
hưởng của quy luật năng suất biên giảm dần.
Trong một số trường hợp cần nhanh chóng
tăng sản lượng nên phải huy động vào sản
xuất cả những máy móc thiết bị có năng suất
kém thì lúc này chi phí biên có hình dáng bậc
thang hoặc liên tục tăng dần.
Công thức tính chi phí biên (MC):
ΔTC dTC
MC = =
ΔQdQ
Trong đó: ΔTC - Sự thay đổi của tổng chi
phí; ΔQ - Sự thay đổi của số lượng sản phẩm.
Quy tắc chung nhất để tối đa hóa lợi
nhuận là: Tăng sản lượng chừng nào khi
doanh thu biên còn lớn hơn chi phí biên (MR
> MC) cho đến khi nào doanh thu biên bằng
chi phí biên (MR = MC) thì dừng lại. Đây là
mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp và ở
mức sản lượng này thì doanh nghiệp đạt được
lợi nhuận tối đa.
Có thể giải thích quy tắc tối đa hoá lợi
nhuận như sau: Thoạt đầu khi doanh thu biên
lớn hơn chi phí biên thì cứ sản xuất và bán ra
thêm một đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp
sẽ thu được lợi nhuận từ sản phẩm đó và làm
tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, vì
thế doanh nghiệp nên sản xuất và bán những
sản phẩm có doanh thu biên lớn hơn chi phí
biên. Do doanh thu biên giảm liên tục còn chi
phí biên đến một lúc nào đó lại tăng lên và lớn
hơn chi phí biên thì doanh nghiệp bị lỗ khi sản
xuất và bán ra những sản phẩm như vậy, vì
thế doanh nghiệp sẽ không tăng sản lượng đến
mức sản lượng có doanh thu biên nhỏ hơn chi
phí biên. Khi doanh thu biên bằng chi phí biên
thì doanh nghiệp không thu được gì và cũng
không mất gì từ việc sản xuất và bán thêm 1
sản phẩm; và tổng lợi nhuận thu được từ các
sản phẩm sản xuất và bán trước đó đã đạt lớn
nhất đúng như quy tắc tối đa hoá lợi nhuận
nêu trên.
Ngoài việc xác định mức sản lượng để tối
đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp còn phải
quyết định mức sản lượng sản xuất trong ngắn
hạn và trong dài hạn. Trong ngắn hạn có chi
phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC) cho
nên việc quyết định có nên tiếp tục sản xuất
hay tạm ngừng sản xuất sẽ phụ thuộc vào các
chi phí này. Để thấy rõ hơn quyết định sản
xuất trong ngắn hạn có thể phân tích đồ thị
hoạt động của doanh nghiệp có sức cạnh
tranh.
Khi giá thị trường là P
1
đường cầu D
1
và
đường doanh thu biên MR
1
, doanh nghiệp sẽ
sản xuất và bán ra Q
1
sản phẩm tương ứng
điểm A là giao điểm của đường doanh thu
biên và chi phí biên (MR
1
= MC). Do chi phí
bình quân ATC nhỏ hơn giá bán nên doanh
nghiệp thu được lợi nhuận. Như vậy doanh
nghiệp tối đa hoá lợi nhuận tại điểm A.
Khi giá thị trường giảm xuống P
2
, MC và
MR
2
gặp nhau tại điểm B. Điểm B là điểm tối
thiểu của chi phí bình quân ATC. Nếu doanh
nghiệp sản xuất Q
2
sản phẩm thì doanh nghiệp
sẽ hoà vốn, không còn có lãi nhưng chưa bị
lỗ. Việc xác định được sản lượng hoà vốn là
rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi vì
phải vượt được quá mức sản lượng này doanh
nghiệp mới thu hồi được đủ vốn bỏ ra và bắt
đầu có lợi nhuận. Sản lượng Q
2
gọi là sản
lượng hoà vốn được xác định bằng công thức:
FC
Q=
P-AVC
hv
Trong đó: Q
hv
- Sản lượng hoà vốn; FC -
Chi phí cố định; P - Giá bán của sản phẩm
trên thị trường; AVC - Chi phí biến đổi bình
quân.
Nếu giá cả tiếp tục giảm xuống mức P
3
,
MC và MR
3
sẽ gặp nhau tại điểm C tương ứng
doanh nghiệp sản xuất và bán ra Q
3
sản phẩm.
Do chi phí bình quân ở mức sản lượng này lớn
hơn giá bán P
3
nên tổng doanh thu không đủ
bù đắp tổng chi phí, doanh nghiệp bị lỗ, số
lượng lỗ vốn = (ATC
3
- P
3
)Q
3
. Trong trường
hợp này nếu doanh nghiệp ngừng sản xuất
ngay thì doanh thu bằng 0 doanh nghiệp sẽ lỗ
toàn bộ chi phí cố định. Trái lại, doanh nghiệp
tiếp tục sản xuất với mức sản lượng Q
3
thì
doanh nghiệp chỉ bị lỗ một phần chi phí cố
định bởi vì giá bán cao hơn chi phí biến đổi
bình quân cho nên với mỗi đơn vị sản phẩm
doanh nghiệp sản xuất và bán ra còn dư ra
một khoản = (P
3
- AVC
3
) để bù đắp chi phí cố
định. Đứng ở góc độ kinh tế và góc độ xã hội
doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất để vừa
đảm bảo được công ăn việc làm vừa có hàng
hoá đáp ứng được nhu cầu xã hội vừa giảm
được số bị lỗ vốn.
P
P
1
P
2
P
3
P
4
Q
4
AVC
ATC
MC
A
B
C
E
D
1
= MR
1
D
2
= MR
2
D
3
= MR
3
Nếu giá cả tiếp tục giảm xuống mức P
4
,
MC và MR
4
sẽ gặp nhau tại điểm E tương ứng
doanh nghiệp sản xuất và bán ra Q
4
sản phẩm.
Tại mức sản lượng này do giá bán thấp hơn cả
chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình
quân vì vậy doanh nghiệp bị lỗ toàn bộ chi phí
cố định và một phần chi phí biến đổi. Quyết
định lúc này của doanh nghiệp là ngừng sản
xuất vì nếu ngừng sản xuất doanh nghiệp chi
bị lỗ chi phí cố định chứ không bị lỗ thêm cả
chi phí biến đổi.
Từ phân tích rút ra kết luận quyết định
sản xuất trong ngắn hạn doanh nghiệp là mức
sản lượng mà ở đó doanh thu biên bằng chi
phí biên với điều kiện tối thiểu giá bán phải
bằng chi phí biến đổi bình quân.
Trong dài hạn doanh nghiệp cũng phải
D
4
= MR
4
Q
3
Q
2
Q
1
Q
1
quyết định có tiếp tục ở lại thị trường để sản
xuất hay phải rời bỏ thị trường và mức sản
lượng sản xuất là bao nhiêu nếu còn ở lại thị
trường. Để giải quyết được vấn đề này cũng
sử dụng phương pháp phân tích như trong
ngắn hạn nhưng loại trừ chi phí cố định có
nghĩa là mọi chi phí đều biến đổi. Giả sử
doanh nghiệp coi giá cả thị trường là cho
trước và đó chính là doanh thu biên của doanh
nghiệp, doanh nghiệp sẽ tăng mức sản lượng
đến điểm có doanh thu biên bằng chi phí biên
dài hạn (MR = LMC) để tối đa hoá lợi nhuận.
Khi giá thị trường là P
1
tương ứng có
doanh thu biên MR
1
, doanh thu biên này cắt
chi phí biên dài hạn LMC tại G lúc này doanh
nghiệp sản xuất và bán ra Q
1
sản phẩm. Do
giá bán P
1
lớn hơn chi phí bình quân dài hạn
(LATC
1
), lợi nhuận được xác định bằng (P
1
-
LACT
1
)Q
1
, trên đồ thị được biểu thị bằng hình
chữ nhật P
1
GIK.
Doanh nghiệp không sản xuất ở mức sản
lượng Q
0
tương ứng với điểm H, mặc dù tại
điểm H chi phí bình quân dài hạn là thấp nhất
và thấp hơn chi phí bình quân dài hạn ở mức
sản lượng Q
1
; lý do trong sản xuất các doanh
nghiệp quan tâm đến tổng lợi nhuận hơn là lợi
nhuận của một đơn vị sản phẩm.
Tại điểm H chi phí bình quân dài hạn là
nhỏ nhất làm cho lợi nhuận của một đơn vị
sản phẩm lớn nhất nhưng vẫn còn phần lợi
nhuận được biểu hiện bằng diện tích tam giác
GHI mà doanh nghiệp chưa thu được so với
mức sản xuất ở mức sản lượng Q
1
.
Khi giá thị trường giảm xuống P
2
tương
ứng có doanh thu biên MR
2
, lúc này doanh
nghiệp sản xuất Q
2
sản phẩm, nhưng do ở
mức sản lượng này giá bán P
2
nhỏ hơn chi phí
bình quân dài hạn vì vậy doanh nghiệp bị lỗ
vốn, nó phải lập tức rời bỏ ngành.
Qua phân tích trên nhận thấy giá thị
trường ở mức P
1
tương ứng với MR
1
doanh
nghiệp thu được lợi nhuận; ở mức giá P
2
tương ứng với MR
2
doanh nghiệp phải rời bỏ
ngành, giá P
1
> LATC còn P
2
< LATC. Vì thế
có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp chỉ có thể ở
lại thị trường để sản xuất hàng hoá cho thị
trường khi P > LATC và rời bỏ thị trường khi
P < LATC. Hay nói cách khác doanh nghiệp
quyết định mức sản lượng trong dài hạn là
mức sản lượng MR = LMC với điều kiện P >
LATC.
P
1
D
1
= MR
1
LMC
Q
2
K
P
2
P
D
2
= MR
2
LATC
Q
0
Q
1
Q
J
H
I
G
III. KẾT LUẬN
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau để xác định mức sản
lượng của mình nhưng dưới góc độ kinh tế
học các doanh nghiệp có thể vận dụng mối
quan hệ giữa doanh thu biên và chi phí biên
để xác định được mức sản lượng mà mình
cung cấp ra thị trường vừa đảm bảo được các
mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Kinh tế vi mô, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2006.
[2]. Roberts Pindyck và Daniel L Rubin Feld. Kinh
tế học vi mô.
[3]. Những nguyên lý của kinh tế học, Nhà xuất
bản Lao động, 2004
♦