Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ ĐIỀU TRA CÂY RIÊNG LẺ VỚI ĐƯỜNG KÍNH GỐC, LÀM CƠ SỞ TRUY TÌM THỂ TÍCH NHỮNG CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) BỊ MẤT Ở RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI HÀM YÊN, TUYÊN QUANG " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.43 MB, 23 trang )









Nghiên cứu khoa học

GHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ
ĐIỀU TRA CÂY RIÊNG LẺ VỚI ĐƯỜNG KÍNH GỐC,
LÀM CƠ SỞ TRUY TÌM THỂ TÍCH NHỮNG CÂY KEO
TAI TƯỢNG (Acacia mangium) BỊ MẤT Ở RỪNG
TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI HÀM YÊN,
TUYÊN QUANG
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ ĐIỀU TRA CÂY
RIÊNG LẺ VỚI ĐƯỜNG KÍNH GỐC, LÀM CƠ SỞ TRUY TÌM THỂ TÍCH
NHỮNG CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) BỊ MẤT Ở RỪNG
TRỒNG THUẦN LOÀI ĐỀU TUỔI TẠI HÀM YÊN, TUYÊN QUANG

Ngô Thế Long
Trường Đại học Hùng Vương - Phú Thọ

TÓM TẮT
Keo tai tượng là loài cây gỗ nhỡ, sinh trưởng nhanh, được trồng với số
lượng lớn tại Hàm Yên – Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các
nhân tố điều tra thân cây với đường kính gốc cho thấy: giữa đường kính ngang
ngực với đường kính gốc tồn tại mối quan hệ rất chặt chẽ (R > 0,9), giữa chiều cao
với đường kính gốc cũng như đường kính ngang ngực có mối quan hệ ở mức chặt
(R > 0,7), thể tích thân cây quan hệ rất chặt chẽ với đường kính gốc cây (R > 0,9).


Kết quả kiểm nghiệm cho phép sử dụng phương trình quan hệ giữa thể tích thân
cây với đường kính gốc cây để truy tìm thể tích những Keo tai tượng bị mất với độ
chính xác khá cao (sai số < 5%).
Từ khoá: Keo tai tượng, mối quan hệ, sinh trưởng, thể tích thân cây.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, một số cây rừng bị mất đi do
nhiều nguyên nhân khác nhau như: do tỉa thưa, gió bão, sâu bệnh và đặc biệt là bị
con người chặt phá. Rừng Keo tai tượng được trồng tại khu vực Hàm Yên – Tuyên
Quang cũng không tránh khỏi tình trạng này.
Một thời gian dài trước đây, việc xác định thể tích những cây bị mất chưa
được đặt ra cả về lý luận và thực tiễn điều tra rừng ở Việt Nam. Một số địa
phương khi thẩm định những cây rừng bị mất đã đo đường kính gốc, rồi lấy thể
tích một cây cùng loài có cùng đường kính gốc ở gần đó làm thể tích cây bị mất.
Những năm gần đây, vấn đề này bước đầu đã được đề cập. Tuy nhiên, những
nghiên cứu còn rất nhỏ lẻ, phân tán và chưa đầy đủ cho một loài cây cụ thể. Trong
nghiên cứu điều tra sản lượng rừng, người ta thường bỏ qua không điều tra những
cây bị mất, nên không tính được năng suất thực của rừng để tính toán phương thức
trồng và chăm sóc tối ưu.
Cùng với diễn biến của tài nguyên rừng hiện nay, rừng ngày càng được tổ
chức quản lý chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn tệ nạn phá rừng đang ngày một gia
tăng thì vấn đề truy tìm thể tích những cây bị mất trở thành cần thiết. Trên thực tế,
dấu vết để lại duy nhất của những cây bị mất là đường kính gốc (D
0
) nên câu hỏi
đặt ra là: có thể từ đường kính gốc tìm ra thể tích hoặc kích thước những cây bị
mất hay không?
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu
mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra cây riêng lẻ với đường kính gốc, làm cơ sở
truy tìm thể tích những cây Keo tai tượng (Acacia mangium) bị mất ở rừng trồng

thuần loài đều tuổi tại Hàm Yên – Tuyên Quang.

ĐỐI TƯỢNG, SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: là những lâm phần Keo tai tượng trồng thuần loài đều tuổi từ
tuổi 4 đến tuổi 10. Đây cũng là đối tượng rừng phổ biến tại khu vực và thường bị
khai thác trộm.
Số liệu:
* Số liệu ô tiêu chuẩn nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp điều tra
ÔTC điển hình từ tuổi 4 đến tuổi 10, mỗi tuổi điều tra 2 ÔTC, mỗi ÔTC có diện
tích 1500m
2
. Trong mỗi ÔTC tiến hành đo đếm tất cả những cây có đường kính >
6cm. Các chỉ tiêu đo đếm gồm: Chiều cao vút ngọn (H), đường kính gốc (D
0
),
đường kính cách gốc 1,3m (D
1.3
). Số liệu điều tra trên các ÔTC sẽ được sử dụng để
nghiên cứu các tương quan giữa D
1.3
/D
0
; H/D
0
và H/D
1.3
.
* Số liệu cây chặt ngả: Đề tài sử dụng các cây chặt ngả là các cây tiêu
chuẩn đã được lựa chọn, đại diện cho sinh trưởng của các lâm phần trên khu vực
nghiên cứu. Chúng được sử dụng để nghiên cứu tương quan giữa V/D

0
, và kiểm
nghiệm các kết quả nghiên cứu. Khái quát tài liệu này được dẫn ở bảng 1.

Bảng 1. Tổng hợp tài liệu cây Keo tai tượng chặt ngả
TT Tuổi Số cây chặt ngả
1 4 20
2 5 20
3 6 20
4 7 20
5 8 20
6 9 20
7 10 20
Tổng
140

Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu quan hệ giữa một số nhân tố điều tra thân cây với đường kính
gốc cây: Mô phỏng quan hệ D
1.3
/D
0
theo dạng hàm Linear. Với hai dạng quan hệ
H/D
0
và H/D
1.3
đề tài tiến hành thử nghiệm một số dạng hàm: Linear, Logarithmic,
Parabol bậc 2, Compound, Power. Với quan hệ V/D
0

thử nghiệm một số dạng
hàm: Linear, Logarithmic, Power.
Từ các phương trình thử nghiệm lựa chọn dạng phương trình lý thuyết phù
hợp. Dùng phương pháp bình phương bé nhất để ước lượng các tham số. Tính toán
các chỉ tiêu thống kê như: hệ số tương quan (R), sai tiêu chuẩn hồi quy (S
y
)…
Kiểm tra tồn tại các tham số, hệ số tương quan và dạng quan hệ bằng các tiêu
chuẩn F của Fisher, tiêu chuẩn t của Student ở mức ý nghĩa  = 0,05 trên các phần
mềm SPSS 11.5 [2] hoặc Excel [3].
- Kiểm nghiệm phương trình:
+ Tính sai số tương đối cho từng cây:
100*%
t
ll
V
t
v
VV 


+ Sai số khi xác định tổng thể tích của các cây Keo bị mất:
100*%














t
tll
V
VV
P

+ Để đánh giá độ chính xác của phương pháp truy tìm thể tích, đề tài còn sử
dụng tiêu chuẩn tổng hạng theo dấu của Wilcoxon. Kết quả kiểm tra nếu Z  <
1,96 hoặc P > 0,05 thì kết luận 2 mẫu không có sự sai khác nhau và ngược lại.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kiểm tra sự thuần nhất giữa các ô điều tra cùng một tuổi
Để nghiên cứu các nhân tố sinh trưởng cây Keo tai tượng, đề tài tiến hành
kiểm tra sự thuần nhất của các ÔTC trong cùng một tuổi bằng tiêu chuẩn Mann –
Whitney. Tiến hành kiểm tra cho các tuổi từ 4 đến 10 với cả 3 nhân tố D
1,3
, H
vn
,
D
0
được kết quả trong bảng 2.
Bảng 2. Xác suất kiểm tra thuần nhất về D
1,3

, H
vn
, D
0
giữa các ÔTC trong
cùng một tuổi
Tu
ổi

D
H
D
K
ết luận

4

0,159

0,170

0,949

(H
0
)
+

5


0,190

0,069

0,067

(H
0
)
+

6

0,432

0,911

0,525

(H
0
)
+

7

0,307

0,641


0,819

(H
0
)
+

8

0,748

0,432

0,621

(H
0
)
+

9

0,989

0,584

0,234

(H
0

)
+

10

0,971

0,608

0,575

(H
0
)
+
Kết quả cho thấy có thể gộp chung các ô điều tra trong cùng một tuổi để
nghiên cứu các quy luật cấu trúc và sinh trưởng. Trong đó, xác suất của tiêu chuẩn
Z đạt được từ 0,067 đến 0.989 đều lớn hơn 0,05.

Kết quả nghiên cứu tương quan giữa các nhân tố điều tra
Tương quan giữa đường kính ngang ngực với đường kính gốc
Kết quả phân tích tương quan theo hàm Linear cho các tuổi được kết quả
tóm tắt ở bảng 3.
Bảng 3. Phương trình biểu thị quan hệ D
1.3
/D
0
dạng: D
1.3
= a + b.D

0

các tuổi khác nhau
Xác suất của tiêu chuẩn
Tuổi n
Phương trình quan hệ
D
1.3
/D
0

R
P(Fr) P(t
a
) P(t
b
)
4 180 D
1.3
= 1,3267 + 0,7219.D
0
0,965

0,000 0,000 0,000
5 160 D
1.3
= 1,6206 + 0,7239.D
0
0,984


0,000 0,000 0,000
6 227 D
1.3
= 1,2525 + 0,7603.D
0
0,986

0,000 0,000 0,000
7 135 D
1.3
= 1,2474 + 0,7735.D
0
0,982

0,000 0,000 0,000
8 140 D
1.3
= 0,6247 + 0,7867.D
0
0,989

0,000 0,002 0,000
9 242 D
1.3
= -0,6576 + 0,8161.D
0
0,973

0,000 0,015 0,000
10 143 D

1.3
= -0,8775 + 0,8154.D
0
0,985

0,000 0,002 0,000
Từ bảng 3 cho thấy: Cả 7 trường hợp đều có P(Fr), P(t
a
) và P(t
b
) < 0,05 tức
là tồn tại hệ số tương quan R và các tham số hồi quy a, b. Phương trình tương
quan thực sự tồn tại hay giữa D
1.3
và D
0
có mối liên hệ ở mức rất chặt (R > 0,9).
Từ đó thông qua D
0
có thể xác định được D
1.3
của các cây trong lâm phần, làm cơ
sở để xác định thể tích thân cây rừng.
Sau khi lập được các phương trình tương quan ở các tuổi, tiến hành kiểm
tra sự thuần nhất các hệ số hồi quy b
i
. Kết quả cho thấy 
2
tính = 62,54 > 
2

05
=
12,6 (với k = 6). Như vậy, không thể xác định một phương trình chung biểu thị
quan hệ D
1.3
/D
0
cho toàn bộ các lâm phần Keo tai tượng có tuổi khác nhau. Nói
cách khác, chỉ có thể sử dụng phương trình biểu thị quan hệ D
1.3
/D
0
cho từng tuổi
ở các lâm phần Keo tai tượng.
Tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính gốc và đường kính ngang
ngực
Kết quả thăm dò và phân tích đề tài đã lựa chọn dạng phương trình Power để
mô tả cả 2 dạng quan hệ H/D
0
và H/D
1.3
ở tất cả các lâm phần ở các tuổi. Kết quả
tổng hợp ở bảng 4.
Bảng 4. Tổng hợp phương trình biểu thị các quan hệ H/D
0
và H/D
1,3

Phương trình quan hệ H/D
0

Phương trình quan hệ H/D
1.3

Xác suất tồn tai
của các tham số
Xác suất tồn tại của
các tham số
Tuổi

n
Phương
trình
R

P(Fr)

P(ta)

P(tb)

Phương trình R
P(Fr)

P(ta)

P(tb)

4 180

H =

2,855.D
0
0,500

0,826

0,000

0,000

0,00
H =
2,695.D
1.3
0,565

0,851

0,000

0,000

0,000

5 160

H =
3,038.D
0
0,534


0,828

0,000

0,000

0,00
H =
2,742.D
1.3
0,613

0,834

0,000

0,000

0,000

6 227

H =
5,293.D
0
0,328

0,782


0,000

0,000

0,00
H =
5,124.D
1.3
0,363

0,802

0,000

0,000

0,000

7 135

H =
2,272.D
0
0,639

0,849

0,000

0,000


0,00
H =
2,216.D
1.3
0,688

0,868

0,000

0,000

0,000

8 140

H =
3,186.D
0
0,539

0,814

0,000

0,000

0,00
H =

3,388.D
1.3
0,555

0,834

0,000

0,000

0,000

9 242

H =
5,971.D
0
0,332

0,834

0,000

0,000

0,00
H =
6,608.D
1.3
0,324


0,864

0,000

0,000

0,000

10 143

H =
4,033.D
0
0,494

0,884

0,000

0,000

0,00
H =
4,940.D
1.3
0,468

0,877


0,000

0,000

0,000


- Từ bảng 4 cho thấy: Với cả 2 dạng quan hệ H/D
0
và H/D
1.3
ở các tuổi đều
có P(Fr), P(ta) và P(tb) < 0,05 tức là tồn tại hệ số tương quan R và các tham số hồi
quy a, b. Phương trình tương quan thực sự tồn tại hay giữa H và D
0
cũng như giữa
H và D
1.3
có mối liên hệ ở mức chặt (hệ số tương quan R đạt từ 0,782 đến 0,884).
Từ đó, thông qua chỉ tiêu D
0
hoặc D
1.3
có thể xác định được chiều cao của
các cây trong lâm phần, làm cơ sở để xác định thể tích thân cây rừng.
Tương quan giữa thể tích thân cây với đường kính gốc
Đề tài tiến hành thử nghiệm một số dạng phương trình quan hệ V/D
0
. Kết
quả được tổng hợp trong bảng 5.

Bảng 5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu chọn dạng liên hệ V/D
0
Dạng PT n R S
y
Xác suất của tiêu chuẩn
P(Fr) P(ta) P(tb)
Linear 100 0,941 0,0325 0,000 0,000 0,000
Logarithmic

100 0,897 0,0426 0,000 0,000 0,000
Power 100 0,963 0,0315 0,000 0,000 0,000
Bảng 5 cho thấy: cả 3 phương trình đều cho hệ số tương quan rất cao, sai tiêu
chuẩn hồi quy nhỏ chứng tỏ giữa thể tích thân cây có quan hệ rất chặt với đường kính
gốc cây.
Trong 3 phương trình trên thì dạng phương trình Power có hệ số tương quan
cao nhất (R = 0,963), sai tiêu chuẩn hồi quy nhỏ (S
y
= 0,0315), chứng tỏ dạng phương
trình này thực sự là đường trung bình của các trị số quan sát thực nghiệm. Vì vậy đề
tài quyết định chọn hàm Power để mô tả quan hệ giữa thể tích thân cây với đường
kính gốc cây. Phương trình cụ thể là:
V = 0,000183.D
0
2,369206
(1)

Đồng thời cũng xác lập tương quan giữa thể tích cây không vỏ (V
kv
) với thể
tích thân cây cả vỏ (V), được sử dụng khi muốn chuyển đổi V thành V

kv
trong
công tác truy tìm thể tích thân cây Keo tai tượng sau này. Phương trình cụ thể như
sau:
V
kv
= -0,006899 + 0,920960.V với R = 0,996 (2)

Đề xuất và thử nghiệm các phương pháp truy tìm thể tích những cây Keo tai
tượng bị mất
Đề xuất phương pháp truy tìm thể tích
Từ các kết quả nghiên cứu đã trình bày có thể đề xuất các phương pháp xác
định thể tích thân cây Keo tai tượng bị mất như sau:
- Phương pháp 1: Đo đường kính gốc cây rồi thay vào phương trình quan
hệ D
1.3
/D
0
truy tìm được D
1.3
và thay vào phương trình H/D
0
tìm được H. Từ D
1.3

và H tìm được tra biểu thể tích 2 nhân tố đã được lập cho loài Keo tai tượng vùng
Trung tâm [4], sẽ được thể tích thân cây bị mất, cộng tổng lại sẽ được trữ lượng
của các cây rừng bị mất.
- Phương pháp 2: Đo đường kính gốc cây rồi thay vào phương trình quan
hệ D

1.3
/D
0
truy tìm được D
1.3
. Thay tiếp D
1.3
vừa tìm được vào phương trình H/D
1.3

tìm được H. Từ D
1.3
và H tìm được tra biểu thể tích 2 nhân tố đã được lập cho loài
Keo tai tượng vùng Trung tâm tìm được thể tích thân cây bị mất, cộng tổng lại sẽ
được trữ lượng của các cây rừng bị mất.
- Phương pháp 3: Đo đường kính gốc cây rồi thay vào phương trình quan
hệ (1) sẽ tìm được thể tích thân cây Keo tai tượng bị mất, cộng tổng lại sẽ được trữ
lượng của các cây rừng bị mất.
Kiểm nghiệm phương pháp truy tìm thể tích thân cây Keo tai tượng bị mất
Để kiểm nghiệm 3 phương pháp truy tìm thể tích thân cây Keo tai tượng bị
mất, đề tài sử dụng tài liệu không tham gia xây dựng phương trình tương quan làm
đối tượng kiểm tra. Thể tích các cây này được tính toán một cách chính xác bằng cách
chia đoạn nhỏ 1m và sử dụng công thức kép tiết diện giữa để tính.
a. Phương pháp 1 - Dựa vào các quan hệ D
1.3
/D
0
và H/D
0
và biểu thể tích

Bảng 6. Kiểm nghiệm phương pháp truy tìm thể tích thân cây theo phương
pháp 1
Sai số
Tuổi

n
max
(%)
min
(%)
Số
lần
ss
(-)
Số
lần
ss
(+)
 5%
≥ 10%

%

P
%
Xác suất
(tiêu
chuẩn
Wilcoxon)


4 20 35,37

1,93 17 3 1 18 25,20

-22,83

0,000
5 20 32,65

0,95 16 4 3 16 17,87

-11,60

0,005
6 20 34,40

7,04 17 3 0 18 20,46

-13,68

0,001
7 20 30,79

0,99 17 3 2 16 17,85

-16,04

0,001
8 20 35,53


11,26

19 1 0 20 20,82

-21,29

0,000
9 20 41,99

5,09 20 0 0 18 25,71

-27,91

0,000
10 20 39,44

4,78 20 0 1 19 24,24

-24,80

0,000
Từ bảng 6 cho thấy:
- Khi truy tìm thể tích theo phương pháp 1, sai số lớn nhất cho từng cây
riêng lẻ là 41,99%; sai số nhỏ nhất là 0,95%.
- Số lần mắc sai số (-) là chủ yếu, chứng tỏ phương pháp này có mắc sai số
hệ thống. Khi truy tìm thể tích thân cây theo phương pháp 1 cho thể tích thường
nhỏ hơn thể tích thực của cây.
- Khi truy tìm thể tích từng cây cá lẻ: sai số  5% chiếm rất ít (từ 0 – 3 cây
chiếm 0% - 15%), sai số ≥ 10% chiếm chủ yếu (từ 16 – 20 cây chiếm 80% -
100%), sai số bình quân ở các tuổi lớn (dao động từ 17,85% - 25,71%). Sai số khi

xác định tổng thể tích của các cây Keo tai tượng bị mất cũng rất lớn (dao động từ -
24,80% đến -11,60%).
- Khi sử dụng tiêu chuẩn Wilcoxon để kiểm tra sự sai khác giữa thể tích và
thể tích truy tìm ở các tuổi cho thấy xác suất P của tiêu chuẩn đều  0,05, chứng tỏ
giữa thể tích thực và thể tích truy tìm theo phương pháp 1 thực sự có sự sai khác
nhau.
Nguyên nhân dẫn đến sai số trên có thể giải thích bởi một số lý do sau:
- Sai số do các phương trình quan hệ D
1.3
/D
0
và H/D
0
gây nên.
- Sai số do biểu thể tích gây nên: Do biểu thể tích là giá trị bình quân được
lập và sử dụng cho cả vùng Trung tâm nên khi áp dụng vào 1 khu vực nhỏ sẽ dẫn
đến sai số.
- Qua thực tế nghiên cứu đánh giá của Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy
cho thấy sinh trưởng của Keo tai tượng tại vùng Hàm Yên – Tuyên Quang đặc biệt tốt
hơn so với các nơi khác ở vùng Trung tâm [5]. Chính điều này đã gây sai số âm khi
sử dụng phương pháp 1 để truy tìm thể tích thân cây bị mất.
- Ngoài ra, dung lượng mẫu kiểm nghiệm còn ít cũng phần nào ảnh hưởng
đến độ chính xác của việc kiểm nghiệm.
b. Phương pháp 2 - Dựa vào các quan hệ D
1.3
/D
0
và H/D
1.3
và biểu thể tích


Bảng 7. Kiểm nghiệm phương pháp truy tìm thể tích thân cây theo phương
pháp 2
Sai số
Tuổi

n
max
(%)
min
(%)
Số
lần
ss
(-)
Số
lần
ss
(+)
 5%
≥ 10%

%

P
%
Xác suất
(tiêu
chuẩn
Wilcoxon)


4 20 35,35

1,93 17 3 1 18 24,76

-22,53 0,001
5 20 32,65

0,95 17 3 3 15 17,71

-12,37 0,003
6 20 34,40

10,66

17 3 0 20 21,97

-17,73 0,001
7 20 30,79

0,99 17 3 2 17 17,62

-16,29 0,001
8 20 35,53

10,56

19 1 0 20 21,14

-21,61 0,000

9 20 41,99

5,09 20 0 0 18 25,60

-27,68 0,000
10 20 39,10

4,27 20 0 1 19 23,97

-24,52 0,000

Từ bảng 7 cho thấy: Kết quả kiểm nghiệm cũng tương tự như phương pháp
1: Phương pháp 2 cũng cho sai số hệ thống, sai số bình quân khá lớn, khi kiểm tra
xác suất P của tiêu chuẩn Wilcoxon cũng cho giá trị  0,05 hay nói cách khác giữa
thể tích thực và thể tích truy tìm theo phương pháp 2 là có sự sai khác nhau.
c. Phương pháp 3 - Dựa vào quan hệ V/D
0


Bảng 8. Kiểm nghiệm phương pháp truy tìm thể tích thân cây theo phương
pháp 3
Sai số
n
max
(%)
min
(%)
Số lần
ss (-)
Số lần

ss (+)
 5% ≥ 10%
%

P
%
Xác suất
(tiêu chuẩn
Wilcoxon)
40 19,10

0,30 20 20 13 18 8,70

-1,05

0,519
Từ bảng 8 cho thấy:
- Khi truy tìm thể tích theo phương pháp 3, sai số lớn nhất cho từng cây riêng
lẻ là 19,10%; sai số nhỏ nhất là 0,30%. Đây là sai số khó tránh khỏi khi xác định
từng cây riêng lẻ.
- Số lần mắc sai số (-) và sai số (+) khá đều nhau, chứng tỏ phương pháp
này không mắc sai số hệ thống. Vì vậy không cần kiểm tra thật nhiều cây để tìm
trị số hiệu chỉnh.
- Số lần mắc sai số 5% là 13 cây (chiếm 32,5%), sai số ≥10% là 18 cây
(chiếm 45%), sai số bình quân khi xác định thể tích là 8,7%. Đây là sai số có thể
chấp nhận được trong điều tra rừng.
- Khi kiểm tra bằng tiêu chuẩn Wilcoxon cho thấy xác suất P của tiêu chuẩn
≥0,05, chứng tỏ giữa thể tích thực và thể tích truy tìm theo phương pháp 3 là không có
sự sai khác nhau.
- Khi truy tìm tổng thể tích những cây bị mất bằng phương pháp 3 so với

tổng thể tích thực của cây thì sai số rất nhỏ (bằng -1,05%). Như vậy, có thể dùng
phương pháp 3 để xác định tổng thể tích cho một số cây đủ lớn đảm bảo độ chính
xác cao.
* Kết luận chung: Từ những kết quả phân tích, đánh giá như trên có thể kết
luận là nên dùng phương pháp 3 để truy tìm thể tích một hoặc một số cây Keo tai
tượng bị mất tại khu vực nghiên cứu.
Lập bảng tra thể tích thân cây Keo tai tượng từ đường kính gốc (D
0
)
Việc xác định thể tích thân cây Keo tai tượng từ D
0
theo phương pháp 3 nói
trên đòi hỏi phải tính toán. Để đơn giản cho người sử dụng chúng tôi lập sẵn bảng
tra thể tích từ đường kính gốc cây (xem bảng 9).

Bảng 9. Bảng tra thể tích thân cây Keo tai tượng theo đường kính gốc
D
0
(cm) V
cv
(m
3
)

V
kv
(m
3
) D
0

(cm) V
cv
(m
3
)

V
kv
(m
3
)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
6 0,012766 0,004858 21 0,248348 0,221820
7 0,018393 0,010041 22 0,277285 0,248470
8 0,025238 0,016344 23 0,308081 0,276831
9 0,033362 0,023826 24 0,340766 0,306933
10 0,042821 0,032537 25 0,375369 0,338801
11 0,053669 0,042528 26 0,411921 0,372464
12 0,065956 0,053844 27 0,450450 0,407948
13 0,079728 0,066528 28 0,490983 0,445277
14 0,095031 0,080621 29 0,533548 0,484477
15 0,111906 0,096162 30 0,578170 0,525573
16 0,130395 0,113189 31 0,624876 0,568587
17 0,150535 0,131738 32 0,673692 0,613544
18 0,172365 0,151843 33 0,724642 0,660467
19 0,195921 0,173537 34 0,777750 0,709378
20 0,221238 0,196852 35 0,833041 0,760298
Trong bảng 9:
- Cột 1 và 4: Đường kính gốc cây dự kiến từ 6cm đến 35cm với trị số cách
cỡ là 1cm.

- Cột 2 và 5: Thể tích thân cây cả vỏ lấy đến 6 số lẻ sau dấu phẩy tương ứng
với D
0
, thể tích này được tính theo công thức (1): V = 0,000183.D
0
2,369206

- Cột 3 và 6: Thể tích thân cây không vỏ được tính từ V cả vỏ theo phương
trình (2), phương trình cụ thể là: V
kv
= -0,006899 + 0,920960.V
Hướng dẫn sử dụng tra bảng kích thước cây Keo tai tượng theo đường kính gốc
của nó
Muốn dùng bảng tra (9) tìm kích thước cây Keo tai tượng khi trên hiện
trường chỉ còn lại gốc chặt của nó người ta làm như sau:
1. Đo đường kính trung bình của gốc cây và làm tròn đến cm
2. Từ đường kính gốc cây (D
0
), tra bảng (9) sẽ tìm được thể tích thân cây cả
vỏ (V) hoặc không vỏ (V
kv
) của nó.
Khi sử dụng bảng tra cần chú ý:
- Khi xác định D
0
: Dùng thước kẹp kính khắc đến mm đo theo 2 chiều
vuông góc hoặc chiều lớn nhất và nhỏ nhất tại vị trí cổ rễ cây (nhưng không kể
bạnh vè) rồi tính trị số bình quân và làm tròn đến cm.
- Trường hợp gốc cây không có bạnh vè hoặc bạnh vè không rõ rệt có thể
đo chu vi gốc bằng thước dây (đọc số đến mm) rồi suy ra đường kính gốc cây theo

công thức:
14,3
0
0
C
D 
với C
0
là chu vi gốc cây. Hoặc từ C
0
tra ra D
0
theo bảng
tính sẵn ở trang 90 - 98 sổ tay điều tra qui hoạch rừng.
- Cũng tương tự các biểu thể tích lập sẵn, bảng tra 9 cho kích thước thân cây
Keo tai tượng theo đường kính D
0
ứng với một hình dạng trung bình. Khi dùng bảng
này truy tìm kích thước của một cây cá lẻ có thể mắc phải sai số lớn hơn 10% vì hình
dạng gốc cây thực của nó không phù hợp với hình dạng trung bình nói trên. Tuy
nhiên, khi xác định cho nhiều cây (tìm tổng thể tích những cây bị mất) do có sự bù trừ
sai số nên kết quả sẽ đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN
Từ tài liệu 140 cây tiêu chuẩn chặt ngả đã phát hiện và xác lập cơ sở khoa
học, từ đó đề xuất ra phương pháp hợp lý nhằm truy tìm thể tích thân cây Keo tai
tượng bị mất trên cơ sở đo đường kính gốc còn lại tại hiện trường. Bước đầu kiểm
nghiệm cho thấy có thể xác định tổng thể tích các cây Keo tai tượng bị mất với sai
số nhỏ hơn 5%.
Mặc dù phương pháp đã kiểm nghiệm với kết quả tương đối khả quan, nhưng

cũng cần tiếp tục nghiên cứu sâu và kiểm nghiệm phương pháp đề xuất bằng tài liệu
đủ lớn hơn để có thể đưa ra phương pháp truy tìm thể tích cây Keo tai tượng thật tin
cậy cho khu vực nghiên cứu và mở rộng các khu vực khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thế Long, 2007. Xây dựng các mô hình cấu trúc, sinh trưởng và hình
dạng thân cây làm cơ sở đề xuất các phương pháp xác định trữ lượng, sản lượng cho
lâm phần Keo tai tượng (Acacia magium) tại khu vực Hàm Yên – Tuyên Quang.
Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
2. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS
để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê
trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Viện Điều tra Quy hoạch rừng ,1995. Sổ tay điều tra quy hoạch rừng, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy, 2005. Điều tra đánh giá rừng trồng
nguyên liệu giấy tại các lâm trường vùng Trung tâm Bắc Bộ giai đoạn 2000 -
2004, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
6. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao,1997. Điều tra rừng, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.

Research on the Relationship Between Measured Factors and Base Diameter,
Being the Scientific Basis for Accurately Determining Stem Volume and So
Tracking Down the Lost Volume of Acacia Trees in Ham Yen District, Tuyen
Quang Province.
Ngo The Long
Hung Vuong University, Phu Tho
Summary
Acacia mangium, a medium diameter and fast growing species, was planted
across a wide area at Ham Yen, Tuyen Quang. The results of research on the

relationship between measured factors of trunk and base diameter show that there
exists an extremely-close relationship between diameter at breast height and base
diameter (R>0,9), tree total height relates closely to not only base diameter but
also diameter at breast height (R>0,7). The results of the research help with using
the relational equation between stem volume and base diameter to allow for a
more accurate volume to be calculated for Acacia trees with high fidelity (error
<5 %), and ensuring no volume is unaccounted for.

Keywords: Acacia mangium, Relation, Growth, Stem volume

×