Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn: Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.41 KB, 125 trang )





Luận văn
Thi pháp hoàn cảnh trong tác
phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng,
Nam Cao


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Là một nhà văn suốt đời khao khát khám phá cái đẹp và sự chân thật
của cuộc sống, Nguyễn Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ông
có một vị trí đặc biệt quan trọng - người “tiền trạm đổi mới” (GS. Phong Lê)
trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã viết nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn
đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đó là những bản anh hùng ca chói
ngời phẩm chất anh dũng, kiên cường, lí tưởng của con người Việt Nam trong
một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
Sau 1975, cả nước sống trong một bầu không khí tinh thần mới, Nguyễn
Minh Châu đã có sự chuyển hướng về tư duy nghệ thuật. Những tác phẩm của
ông giai đoạn này - đặc biệt là truyện ngắn - hấp dẫn người đọc bởi sự giản dị
gần gũi mà chứa đựng chiều sâu nhân bản… Chính tác giả cũng từng nhận
thấy “Mình viết văn suốt đời tràng giang đại hải, có khi chỉ còn lại được vài
cái truyện ngắn” [42. 430].
Khi tìm hiểu những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn
sau 1975, tác giả Nguyễn Trọng Hoàn phát hiện “Vẫn là một Nguyễn Minh


Châu tài hoa, tinh tế trong những phát hiện và phân tích, miêu tả hiện thực
cuộc sống và tâm lí nhân vật nhưng trong giai đoạn này, sự tài hoa tinh tế ấy
không bay bổng trên đôi cánh lãng mạn, hùng tráng chất sử thi của một thời
mà thể hiện qua bút pháp trần thuật trầm tĩnh, đề cập những góc cạnh xù xì,
phức tạp của cuộc sống, vì thế nó hướng tới tính đa dạng phổ quát” [15. 18].
Di sản văn chương của Nguyễn Minh Châu trong mấy thập kỉ qua đã
thu hút sự chú ý tìm tòi, nghiên cứu của hàng trăm bài bài báo, bài nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
trong và ngoài nước. Song, vẫn còn nhiều vấn đề, nhiều gợi ý hứa hẹn cho
việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở những bình diện và phương pháp tiếp cận
mới Qua các công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Minh Châu và các
truyện ngắn của ông sau 1975, chúng tôi thấy: Nguyễn Minh Châu và các
truyện ngắn của ông sau 1975 đã được xem xét, nghiên cứu khá sâu sắc, khoa
học, khách quan; nhưng cũng còn một số phương diện vẫn để ngỏ. Chúng tôi
thấy chưa có một chuyên luận nào đi sâu vào nghiên cứu quan niệm nghệ
thuật về hoàn cảnh của nhà văn trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa.
1.2. Nghiên cứu văn học với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật đích
thực, thi pháp học đã mở ra nhiều hướng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn. PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng đã vận dụng một phương diện của lí thuyết
thi pháp để phát hiện ra quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong các sáng tác
của một số nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945. Công trình nghiên cứu
Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao (Nxb Thanh niên, HN, 2001) đã gợi ý một hướng nghiên cứu mới
về vấn đề hoàn cảnh trong văn học, giúp người đọc hình dung cá tính sáng tạo
của mỗi tác giả được sâu sắc hơn. Công trình này là “Một khởi đâù tốt đẹp,
đầy hứa hẹn” (GS Trần Đình Sử), gợi mở cho chúng tôi tìm hiểu thi pháp
hoàn cảnh trong tác phẩm của những nhà văn khác.
1.3. Với sự trân trọng văn tài và cảm quan nghệ thuật độc đáo của

Nguyễn Minh Châu, chúng tôi muốn vận dụng lí thuyết thi pháp hoàn cảnh
vào khám phá quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn trong tập
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nxb Tác phẩm mới, H.1987 - in trong
toàn tập Nguyễn Minh Châu, tập III, 2001, Nxb Hội nhà văn), để từ đó góp
thêm cái nhìn đầy đủ hơn về tài năng sáng tạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Đồng thời, việc tìm hiểu vấn đề này còn góp phần thiết thực cho việc giảng
dạy một số tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong nhà trường phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn học, chúng tôi sẽ đề
cập trong phần Mấy vấn đề lí luận về hoàn cảnh (chương 1), vì vậy ở đây
chúng tôi chỉ điểm lại lịch sử vấn đề quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong
15 truyện ngắn thuộc tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, bắt đầu bằng truyện ngắn Bức tranh
như là một dấu mốc, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu thực sự trở thành
một hiện tượng văn học có sức hút rất lớn đối với giới nghiên cứu và phê
bình. Trong những công trình nghiên cứu về các tác phẩm ở tập truyện trên
của Nguyễn Minh Châu, đa số đề cập tới phương diện nội dung, những cách
tân nghệ thuật như nhân vật, giọng điệu Rải rác trong các bài viết có những
nhận định tới các yếu tố thuộc cấu trúc của hoàn cảnh nghệ thuật.
2.1. Có những nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa tính cách và
hoàn cảnh và khẳng định sự thành công trong việc xây dựng hoàn cảnh của
nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ngô Thảo trong bài “Đọc những tác phẩm mới
của Nguyễn Minh Châu” đã nhận định về tác phẩm Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, trong đó có đoạn nói về mối quan hệ giữa nhân vật và
hoàn cảnh “Ngay trong một hoàn cảnh sống giàu lí tưởng, sự lí tưởng hoá
chính mình cũng như mọi người xung quanh, sớm muộn cũng dẫn tới những
bi kịch không cần thiết” [15. 304]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài

“Bến quê, một phong cách trần thuật giàu chất triết lí” cũng có những nhận
xét sâu sắc, tinh tế: “Anh là nhà văn có biệt tài sử dụng chi tiết, miêu tả chân
dung, môi trường, khắc hoạ tâm lí, chỉ trong ít nét mà làm hiện lên một vẻ
sống sinh động, điển hình như sinh hoạt khu tập thể, cảnh nhà ga, nông thôn,
đô thị” [15. 170]. Như vậy, tác giả đã chú ý tới nghệ thuật xây dựng hoàn
cảnh của nhà văn, nhưng chưa triển khai với những minh chứng cụ thể,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
hệ thống. Trịnh Thu Tuyết trong bài “Một số cốt truyện trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu” cũng đề cập tới những vấn đề về hoàn cảnh và nhân vật
(trong truyện Hương và Phai): “Con người có khi tạo ra những bất ngờ làm thay
đổi cả đời người nhưng ngược lại, có những lúc lại hoàn toàn bất lực trước hoàn
cảnh Hình ảnh ông bố thay Phấn “ngồi cắm cúi đạp chiếc máy khâu cổ lỗ” và
cái Phai thay chị ngồi làm mứt khế để đưa đi các hàng nước” chính là cái hình
ảnh tượng trưng cho sự bất lực của con người trước hoàn cảnh” [15. 329].
Trong cuốn sách “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu”, khi đề
cập tới mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh trong một số truyện ngắn sau
1975 của Nguyễn Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan có nhận định khá sâu
sắc “Con người là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng con người cũng là một thực
thể mang tính độc lập. Một mặt nó chịu sự chi phối và phụ thuộc vào hoàn
cảnh. Mặt khác nó cũng tự xoay xoả, bươn chải để tồn tại, hoặc là tuỳ thuộc
vào hoàn cảnh hoặc vươn lên trên hoàn cảnh, chống lại hoàn cảnh” [23. 53]
2.2. Có nhiều ý kiến đề cập tới những khía cạnh thuộc về phương diện
nghệ thuật của hoàn cảnh trong tập truyện trên của Nguyễn Minh Châu. Đó là
những ý kiến bàn về hệ thống nhân vật - một hệ thống yếu tố tạo hoàn cảnh
cho tác phẩm. Trên báo Văn nghệ, số 27, 28-1985, đã có cuộc tranh luận sôi
nổi của nhiều tác giả “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của
Nguyễn Minh Châu”. Có rất nhiều người khen, chê khác nhau, nhưng tựu
chung lại có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất tỏ ra nghi ngại, dè dặt

trước những bước đi mới mẻ, khác lạ, những nhân vật “dị thường” do nhà văn
sáng tạo: “Đọc truyện của anh ta bị hấp dẫn bởi những chi tiết độc đáo,
những đoạn miêu tả cuộc sống bình thường thật sắc sảo, nhưng toàn cục câu
chuyện lại thiếu một cái gì đó để người ta đủ tin. Truyện của anh mang màu
vẻ ước lệ ấy. Cái vẻ ước lệ thể hiện trong tính cách khác thường của một số
nhân vật. Nó còn thể hiện ở một vài hoàn cảnh khác thường, chi tiết khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
thường nữa ” (Xuân Thiều) [15. 248]. Tác giả Nguyễn Kiên nhận xét: “Anh
Châu có những truyện có những chỗ dị thường mà dị thường thật. Cuộc phiêu
lưu tình cảm ở truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là một dị
thường” [15. 250]. Các nhà văn Vũ Tú Nam, Triều Dương, Đào Vũ có cảm
nhận truyện của Nguyễn Minh Châu “rối”, “bàng bạc”
Luồng ý kiến thứ hai đánh giá cao sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh
Châu: “Trong truyện của anh mọi cái đang vỡ ra tạo nên những khoảng trống
phải nghi ngờ, phải nghĩ. Tại sao nhân vật Khúng này lại lạ thế? Đúng là có
những khoảng trống như vậy. Nguyễn Minh Châu dần dần tạo ra thế giới
nghệ thuật của anh” (Phong Lê) [15. 249]. Xuân Trường cũng khẳng định
“Nguyễn Minh Châu muốn soi rọi vào từng con người, để phân biệt, để so
sánh, để nhận chân, và cuối cùng để đấu tranh cho cái mới anh muốn từ cái
hằng ngày, cái thường ngày, vượt ra khỏi cái gì đã khô cứng, cái gì như đã
thành định kiến, kể cả bản thân mình để đi tìm điều anh mong ước, đi tìm vấn
đề và cách thể hiện mới ” [15. 258]. Có thể thấy trong cuộc trao đổi này, vấn
đề nhân vật được soi chiếu khá nhiều, nhưng nhìn nhận nó như một phương
diện của hoàn cảnh nghệ thuật chưa được đặt ra. Võ Hồng Ngọc qua bài viết
“Mảnh đất tình yêu - sự tiếp nôí những câu chuyện tình đời”, đã có những
nhận xét khá tinh tế về hai tập: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và
Bến quê (Sau này in chung thành tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987)): “Con
người hiện thực là một thực thể sống động, không ngừng vận động, phát triển,

do đó mọi sự cắt nghĩa và quan niệm về nó đang tạo ra những khả năng to
lớn cho phép con người càng bộc lộ đầy đặn hơn bản chất phong phú của
mình Nếu trước đây, mọi vấn đề thuộc về con người chỉ xoay quanh trục
địch - ta, mới - cũ thì giờ đây tầm mắt nghệ thuật của nhà văn đã mở rộng
sang những bình diện mới, nắm bắt những tương quan mới, soi rọi những
tầng sâu mới trong đời sống thực tiễn - tinh thần của con người” [15. 110].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Như vậy, tác giả bài viết đã bước đầu tiếp cận những nhân vật mới trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu, nhưng cũng không phát triển hướng nghiên cứu
vai trò của hệ thống nhân vật ấy trong việc tạo dựng hoàn cảnh. Năm 1994,
trong bài “Tác phẩm viết về chiến tranh những năm 80, một sự chiêm
nghiệm lại về cuộc chiến và người lính cách mạng của Nguyễn Minh
Châu”, Hồ Hồng Quang đã nhận định về hệ thống nhân vật trong truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu: “Một số nhân vật của anh có những phút sám hối tự
thú về những lỗi lầm do chuẩn mực đạo đức và lương tâm con người cắn rứt”
[15. 237]. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh có bài “Nguyễn Minh Châu những
năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người”, đã nhận xét về đặc điểm
nhân vật của Nguyễn Minh Châu qua một số truyện ngắn: “Con người muốn
tìm hiểu mình, đối diện với lương tâm của mình, nói lên với chính mình sự
thật, những điều lỗi lầm đáng xấu hổ, mà bấy lâu nay mình vẫn lẩn tránh, che
giấu” Và “Nguyễn Minh Châu hay viết về những giây phút “bất chợt”, những
“khoảnh khắc hoàn hảo”, khi con người, dưới tác động của trực giác, của
tâm linh, của vô thức, bỗng dưng nhận ra một cách sáng tỏ những việc làm
nào đó hoặc toàn bộ con người của mình, nhờ đó mà có cách ứng xử đúng
đắn” [15. 231] Tác giả đã khẳng định những nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu “rất có ý thức về mình” [15. 232]
Có ý kiến nói tới yếu tố không khí của các tác phẩm. Tác giả Huỳnh
Như Phương qua bài “Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” đã có

nhiều đánh giá khá sắc sảo, hấp dẫn về một số tác phẩm cụ thể ở cả hai
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong đó có một số phát hiện
về không khí: “Bức tranh lôi cuốn người đọc không chỉ vì tác giả xoáy sâu
vào tâm lí con người, mà còn vì nghệ thuật tạo căng thẳng dần: từ cảm giác
ân hận bị dìm xuống đến lòng hối hận bùng lên, rồi một niềm ăn năn cắn rứt
mãi không thôi” [15. 152]. Khi nói về không khí của truyện Người đàn bà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
trên chuyến tàu tốc hành, tác giả khẳng định “Và hành trình của chị mãi mãi
vẫn là một hành trình mang âm hưởng cô đơn đã không tránh khỏi không
khí ảm đạm là vì vậy” [15. 153]. Kết luận chung về tập truyện, Huỳnh Như
Phương khẳng định “Tác giả đã cố gắng đưa nhân vật đến cùng sự phân tích
bên trong để nhìn rõ chính nó. Sự kết hợp giữa các mảng thời gian, và các
khoảng không gian xa cách nhau, sự đan xen giữa ý thức và tiềm thức, hồi ức
và tưởng tượng, sự hoà quyện của các giọng văn khác nhau tất cả đã tạo ra
một số truyện đạt đến chiều sâu nhất định cả về phương diện tự sự lẫn về
phương diện tâm lí ” [15. 154]. Trong bài “Trở lại “Chuyến tàu tốc hành”
của Nguyễn Minh Châu”, Nguyễn Trung Hiếu cảm nhận “Một trong những
cái lạ của Nguyễn Minh Châu là “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”.
Lạ về nhân vật, lạ về kết cấu và lạ về cả logic của chuyện. Nó gây cảm giác
nửa tin nửa ngờ, nhưng nó quả có một sức hấp dẫn bàng hoàng” [15. 163].
Tác giả Tôn Phương Lan trong cuốn sách “Phong cách nghệ thuật Nguyễn
Minh Châu”, đã phát hiện về không khí của một số tác phẩm “Từ một không
khí thiêng liêng, huyền nhiệm bao trùm lên thiên nhiên tạo vật, Nguyễn Minh
Châu đặt con người trong cùng một lúc sống ở hai thế giới khác nhau nhưng
vẫn là một: thế giới hiện thực cụ thể và thế giới tâm linh ” [23. 150].
Xung đột và mâu thuẫn cũng nằm trong cấu trúc hoàn cảnh nghệ thụât.
Nhiều ý kiến nhận xét về yếu tố này. Báo Văn nghệ, số 7-1990 có bài “Về
những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” của

Phạm Vĩnh Cư. Tác giả khẳng định về phương diện mâu thuẫn, xung đột
“Chính ở đây xuất hiện cách tiếp cận mới với với cuộc sống đương thời đầy
mâu thuẫn không thể dung hoà những câu hỏi không dễ trả lời, những đau
khổ không dễ khắc phục, những tội ác không dễ tìm ra, tội phạm xuất hiện,
những hình tượng con người mang trong mình những xung đột nội tâm sâu
sắc ” Phát hiện ra những mâu thuẫn, xung đột, nhưng tác giả cũng chưa chú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
ý tới vai trò tạo hoàn cảnh của những mâu thuẫn, xung đột ấy. Trên Tạp chí
văn học số 3-1993, Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết “Nguyễn Minh Châu
những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người”, đã lưu ý đến yếu tố
nội tâm nhân vật gắn với những hoài niệm “Hầu hết những nhân vật chính
trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều sống với kỷ niệm mình đã trải
qua. Hoài niệm là nhu cầu, cũng là phẩm giá của họ” [15. 229] và mâu thuẫn,
xung đột trong các tác phẩm: “Cội nguồn của bi kịch còn ở sự không phù hợp
giữa những cố gắng lớn lao của con người và những kết quả nhỏ nhoi đạt
được, ở mâu thuẫn giữa sức người và tầm vóc những công việc phải hoàn
thành, những trở ngại phải vượt qua, sức mạnh tàn phá của thiên nhiên mà
con người phải chống chọi, ở sự hữu hạn của từng cá nhân, của trời đất” [15.
229]. Trong bài viết “Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu” (Kỷ yếu hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh
Châu - Hội Văn nghệ Nghệ An, 1995), tác giả Lê Quang Hưng bình luận
“Nhân vật lão Khúng hiện lên trước hết với cái vẻ đẹp cổ sơ trên một nền
cảnh hồng hoang và đối chọi laị sắc màu rực rỡ của văn minh đô thị” và
“Nhân vật lão Khúng là sự trộn lẫn những sắc màu thẩm mỹ đối lập một cách
độc đáo để tạo nên “con người” này: bản năng và lí trí , hoang sơ và lọc
lõi, chấp nhận và đấu tranh, đơn giản mà cũng lắm quanh co giằng xé ” [15.
188] Trong bài “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”, tác giả Dương Thị
Thanh Hiên đã có khám phá sâu sắc “Nguyễn Minh Châu còn phát hiện

những nghịch lí của cuộc đời. Những tình thế chứa đựng nghịch lí giữa cái
hữu hạn và vô hạn của khả năng con người; có xung đột gay gắt giữa cái
thiện và cái ác, giữa khát vọng cá nhân (thậm chí chỉ trong tiềm thức) với
thực tế khắc nghiệt của hoàn cảnh” [15. 319] Song, trong bài viết đó tác giả
cũng không đề cập tới vai trò tạo dệt hoàn cảnh của những mâu thuẫn ấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Như vậy, trong các bài nghiên cứu, phê bình, các tác giả đã điểm, nhắc
đến hoàn cảnh ở một số phương diện, nhưng những nhận định trên chủ yếu
vẫn là những phát hiện còn phân tán lẻ tẻ, chưa có minh chứng thật cụ thể và
chưa được hệ thống hoá (vì những bài viết đó không đặt vấn đề hoàn cảnh
nghệ thuật làm đối tượng nghiên cứu chính). Chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống về quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong tập truyện
Chiếc thuyền ngoài xa.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước,
chúng tôi sẽ đi vào bước đầu tìm hiểu một cách hệ thống quan niệm nghệ
thuật về hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện trên.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1. Về mặt thực tiễn
Đề tài nghiên cứu có mục đích dùng ánh sáng của lí thuyết thi pháp
hoàn cảnh vào việc tìm hiểu tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, để phát
hiện ra cấu trúc nghệ thuật về hoàn cảnh, từ đó khám phá ra quan niệm nghệ
thuật về hoàn cảnh của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
3.2. Về mặt lí luận
Củng cố thêm sự hiểu biết những vấn đề lý luận về thi pháp, để làm cho
nhận thức của mình được sâu sắc và phong phú hơn trong việc nghiên cứu tác
phẩm văn chương.
3.3.Về mặt phƣơng pháp luận
Rút ra những bài học có tính chất phương pháp luận cho bản thân về một

hướng tiếp cận văn chương, từ đó mở rộng khả năng cảm thụ và nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quan niệm nghệ thuật về hoàn
cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện Chiếc thuyền ngoài xa (Nxb
Tác phẩm mới, H.1987 - In lại trong Tòan tập Nguyễn Minh Châu (2001),
tập III, Nxb Văn học, HN). Đây là tập truyện in lại các truyện ngắn trong hai
tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) và Bến quê (1985).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài: lí thuyết hoàn cảnh, cấu trúc nghệ
thuật của hoàn cảnh trong tác phẩm văn chương.
- Vận dụng lí thuyết vào việc tìm hiểu cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh
trong 15 truyện của tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
- Đưa ra những kết luận cụ thể, khách quan về quan niệm nghệ thuật về
hoàn cảnh của Nguyễn Minh Châu qua tập truyện trên.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Trong tác phẩm văn chương, hình thức bao giờ cũng mang tính quan
niệm. Để tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn trong tác
phẩm cần phải đi từ việc khảo sát, cắt nghĩa, lí giải các hình thức nghệ thuật
được sử dụng, sau đó rút ra các kết luận thiết thực. Vì vậy, cần phải sử dụng
phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
5.2. Khi phân tích tổng hợp, chúng tôi phải xác định sự xuất hiện nhiều
lần của các tín hiệu thẩm mỹ, để phát hiện ra những yếu tố thuộc cấu trúc
nghệ thuật của hoàn cảnh, từ đó xác định quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh
của nhà văn. Vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống và thống kê.

5.3. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh để thấy sự khác biệt
về quan niệm nghệ thuật về hòan cảnh của Nguyễn Minh Châu trong truyện
ngắn trước 1975 và trong tập truyện này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nhà nghiên cứu Phong Lê đã nói: “Sáng tác của Nam Cao là cả một trữ
lượng bên trong, một kho của dư đầy có thể đào xới vào rất nhiều tầng vỉa,
và vẫn còn hứa hẹn nhiều vỉa mới” [29. 110], chúng ta cũng có thể nói như
vậy về văn nghiệp Nguyễn Minh Châu. Với tinh thần đó, đồng thời kế thừa
thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi muốn đưa ra những
dẫn chứng, nhận định có ý nghĩa thiết thực về quan niệm nghệ thuật về hoàn
cảnh của Nguyễn Minh Châu trong tập truyện ngắn nổi tiếng trên qua cái nhìn
thi pháp, nhằm thêm một lần nữa khẳng định chiều sâu tư tưởng, cá tính sáng
tạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần “Mở đầu” và “Kết luận”, luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận về hoàn cảnh và vài nét về Nguyễn Minh
Châu - người “tiền trạm” đổi mới.
1.1. Một số vấn đề lí luận về hoàn cảnh trong văn học.
1.2. Vài nét về tư duy nghệ thụât có ý nghĩa “tiền trạm” đổi mới của Nguyễn Minh Châu.
Chƣơng 2: Hệ thống nhân vật và mâu thuẫn xung đột tạo hoàn cảnh trong
tập truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”
2.1. Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh.
2.2. Mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh.
Chƣơng 3: Cơ chế và không khí của hoàn cảnh trong tập truyện “Chiếc
thuyền ngoài xa”
3.1. Những cơ chế chủ đạo tạo hoàn cảnh trong tập truyện “Chiếc thuyền
ngoài xa”.

3.2. Không khí của hoàn cảnh trong tập truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ HOÀN CẢNH VÀ VÀI NÉT VỀ
ĐỔI MỚI TƢ DUY NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN MINH CHÂU

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ HOÀN CẢNH
1.1.1. Khái niệm “hoàn cảnh”
Trong thực tế khái niệm “hoàn cảnh” bao gồm địa điểm hoạt động cụ thể
của con người, những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, thời đại, những
mối quan hệ cụ thể của cá nhân với mọi người, với cuộc sống xung quanh
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, hoàn cảnh là: “Toàn thể nói chung những nhân tố
khách quan bên ngoài có tác động đến sự sinh sống, sự hoạt động của con
người, đến sự xảy ra hoặc diễn biến của sự việc nào đó ” [45. 450]. Như
vậy, theo định nghĩa trên, nói tới hoàn cảnh là nói tới mối quan hệ (cả tự
nhiên và xã hội) với tính cách và số phận của con người. Nhưng hoàn cảnh
trong tác phẩm văn học không phải là sự phản ánh một cách máy móc hoàn
cảnh trong đời sống thực tế. “Hoàn cảnh là một yếu tố của tác phẩm tự sự”
(Trần Đình Sử), nó chịu sự tác động của qui luật sáng tạo văn chương, nghĩa
là nó cũng được các nhà văn sáng tạo theo cảm quan và cá tính nghệ thuật của
riêng mình. Chính vì vậy, khi chúng tôi đề cập đến khái niệm “hoàn cảnh”
trong luận văn này là muốn tìm hiểu và khẳng định vị trí của nó với tư cách là
một phương diện nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Nhiều nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học đã có những ý kiến bàn về
“hoàn cảnh” (Đó là một điều tất yếu bởi các khái niệm khoa học (nhất là
trong khoa học nhân văn) rất khó có thể đạt tới sự tuyệt đối. Những thuật ngữ,
khái niệm không nhất thành bất biến mà luôn được bổ sung để hoàn thiện
hơn). Khi bàn tới khái niệm hoàn cảnh, các nhà nghiên cứu văn học (nhất là

nghiên cứu văn học hiện thực) thường hay nhắc tới ý kiến của Ăngghen: “Chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nghĩa hiện thực đòi hỏi, ngoài tính cách chân thực của chi tiết ra, sự tái hiện
chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” [34.
384]. Mặc dù, ý kiến của Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực có phần nghiêng về
phương diện xã hội nhiều hơn là phương diện nghệ thuật khi nghiên cứu hoàn
cảnh trong tác phẩm văn học, song, từ ý kiến của Ăngghen có thể suy rộng ra
hoàn cảnh nghệ thuật là môi trường cần phải có để xây dựng những tính cách
trong nghệ thuật.
Từ đầu thế kỉ XX, những nhà lí luận Nga đã rất quan tâm tới vấn đề hoàn
cảnh trong mối quan hệ với tính cách thuộc các tác phẩm văn học hiện thực.
L.I.Timôpheep có ý kiến “Hoàn cảnh mà ta hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ
môi trường xã hội xung quanh con người đó. Cái vốn có của hoàn cảnh ấy là
những mối quan hệ nhất định giữa người và người, thể hiện trong những biến
cố xung đột này hay những biến cố xung đột khác những biến cố xung đột
trong đó bộc lộ rõ thái độ của con người đối với hoàn cảnh ấy” [51. 297].
Nhưng, có thể thấy rằng ý kiến này chưa chý ý tới một phương diện khác của
hoàn cảnh, đó là toàn bộ môi trường tự nhiên. Đồng thời, tác giả cũng chỉ xem
xét hoàn cảnh ở khía cạnh xã hội, mà không thấy hoàn cảnh là một phương
diện hình thức, có ý nghĩa thẩm mỹ, thể hiện cá tính nghệ thuật của nhà văn.
Cùng khẳng định bản chất xã hội của hoàn cảnh còn có nhận định của nhà
nghiên cứu G.N.Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học: “Ngay
tư tưởng lý luận văn học dân chủ đã khám phá bản chất xã hội của các hoàn
cảnh tạo nên tính cách và đó là chìa khóa có tính chất phương pháp luận
quan trọng để hiểu văn học hiện thực. Các hoàn cảnh đã được hiểu như các
đặc điểm bên ngoài của môi trường, hoàn cảnh tương tự mà như những quan
hệ xã hội và cuộc đấu tranh xã hội qui định sự vận động lịch sử của xã hội và
do đấy quy định cả từng cá nhân riêng lẻ” [46. 248]. Có thể thấy sự nhận

thức mới về hoàn cảnh trong văn học là nhận định của M.B. Khrapchenco:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
“Các nhà hiện thực thế kỉ XX đã thực hiện việc khám phá lĩnh vực hình thành
và phát triển những tính cách con người, các mối liên hệ của những tính cách
đó đối với môi trường xã hội, những khám phá đó sở dĩ có được là do trong
chính thực tại đã nổi rõ lên sự tác động của hoàn cảnh sống đối với thế giới
nội tâm và cũng là do tư duy sáng tạo của các nghệ sĩ ngôn từ lớn đã nhằm
vào việc nghiên cứu các khái quát bằng nghệ thuật các quan hệ của con
người với môi trường xã hội, của cá nhân với xã hội” [22. 88] Chính tác
giả, trong khi nhận xét về một số tác phẩm tiêu biểu của Banzăc về khía cạnh
hoàn cảnh đã phát hiện ra hoàn cảnh như một hình tượng nghệ thuật:
“Hoàn cảnh sinh hoạt trong tác phẩm Banzăc nhiều khi không chỉ là sự dẫn
chuyện, mà còn như một nhân vật văn học độc đáo, bình đẳng nhiều mặt với
các nhân vật chính của tác phẩm”. Đặc biệt là nhà nghiên cứu đã gợi mở
những phương diện cấu trúc của hoàn cảnh nghệ thuật: “Khi xác định hoàn
cảnh sinh hoạt vật chất của các nhân vật, ảnh hưởng của hoàn cảnh đó đối với
con người, Banzăc không tách rời cái môi trường theo nghĩa hẹp của từ này,
với cái môi trường được hiểu một cách rộng rãi như là tập hợp mâu thuẫn của
những nguyên tắc thống trị đời sống. Cái này đan quyện cái kia” [22. 92]
Các nhà lí luận Việt Nam khi bàn về chủ nghĩa hịên thực cũng rất lưu ý
tới vấn đề hoàn cảnh. Nhưng, chủ yếu chỉ nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa
tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Trong công trình nghiên cứu về
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tác giả Phan Cự Đệ đã nhấn mạnh tới sự phân
biệt hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh trong tác phẩm: “Hoàn cảnh điển hình
trong tiểu truyết không phải là sự sao chép một cách tầm thường hoàn cảnh
trong cuộc sống. Hoàn cảnh điển hình phản ánh bối cảnh lịch sử nhưng khái
niệm hoàn cảnh điển hình không đồng nhất với khái niệm hoàn cảnh lịch sử.
Hoàn cảnh điển hình là một phạm trù thẩm mỹ. Hoàn cảnh điển hình khái

quát và nêu lên ý nghĩa bản chất của cuộc đấu tranh xã hội bằng hình thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
thẩm mỹ cá bịêt hóa. Hoàn cảnh điển hình do nhà văn xây dựng trên cơ sở
tưởng tượng hư cấu và nhờ vậy họ làm cho sự xung đột giữa các mâu thuẫn
xã hội cơ bản trở nên gay gắt hơn, sự phát triển của hành động trở nên dồn
dập căng thẳng hơn” [11. 305]. Khi nhà nghiên cứu khẳng định hoàn cảnh
“là một hình thức thẩm mỹ cá biệt hóa” và “xây dựng trên cơ sở tưởng tượng
hư cấu”, có nghĩa là đã công nhận hoàn cảnh là kết quả sáng tạo riêng của nhà
văn và có ý nghĩa thẩm mỹ nhất định, độc lập với hoàn cảnh lịch sử Nhưng,
tác giả cũng chưa chỉ ra cấu trúc nghệ thuật của khái niệm hoàn cảnh. Có
nhiều điểm thống nhất với ý kiến của tác giả Phan Cự Đệ còn có nhận định
của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức: “Hoàn cảnh trong tác phẩm văn học
không phải là sự phản ánh một cách máy móc hoàn cảnh trong thực tế, mà nó
cũng chịu sự tác động của quy luật sáng tạo văn học, nghĩa là nó cũng được
nhà văn tiến hành khái quát hóa và cá biệt hóa khi đưa vào tác phẩm khái
quát là ý nghĩa tiêu biểu của hoàn cảnh trong tác phẩm cho nhiều hoàn cảnh
khác cùng một thời đại với nó cùng với tính khái quát hoàn cảnh trong tác
phẩm phải có tính các biệt. Đó chính là những đặc điểm riêng biệt, độc đáo,
những chi tiết cụ thể, sinh động về địa điểm hoạt động và mối quan hệ của
con người sống trên địa điểm ấy” [13. 131]. Từ đó, hoàn cảnh trong tác phẩm
này sẽ được phân biệt với hoàn cảnh trong tác phẩm khác, mặc dù chúng cùng
miêu tả một phạm vi hiện thực nhất định. Mặc dù đã lưu ý phân biệt hòan
cảnh nghệ thuật và hoàn cảnh ngoài đời, nhưng tác giả vẫn chưa nói tới cấu
trúc nghệ thuật của hoàn cảnh. Khi bàn tới vấn đề hoàn cảnh điển hình, tác giả
đã có những khám phá “Hòan cảnh điển hình phải bao gồm những sự kiện,
những quan hệ do chính những tính cách tạo nên”. Nhận xét này gợi mở cho
chúng ta về một số yếu tố thuộc cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh; đó là
những mâu thuẫn và hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Ông Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn “Năm bài giảng về thể loại” đã phân
biệt hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ trong tác phẩm văn học: “Hoàn cảnh
nhỏ là môi trường hoạt động cụ thể, là môi trường sống trực tiếp của nhân
vật” “Hoàn cảnh lớn hiểu theo nghĩa rộng nhất là hoàn cảnh lịch sử chung,
là trạng thái nhân thế của xã hội, là tình thế thời đại với những quy luật,
những xu thế khái quát nhất bật ra từ mối quan hệ cốt yếu nhất của thời đại”
[16. 84-85]. Sự phân biệt và lấy ví dụ trong việc tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo
của ông Hoàng Ngọc Hiến khá sinh động, nhưng cũng chưa nhìn nhận hoàn
cảnh trong tác phẩm văn học là một phương diện nghệ thuật có ý nghĩa thẩm mỹ.
Hoàn cảnh trong văn học phong phú và đa dạng, đồng thời nó không chỉ
xuất hiện trong văn học hiện thực. Theo tác giả Phong Lê trong cuốn “Văn
xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa” có khẳng định:
“Bất cứ sự miêu tả nghệ thuật nào về đời sống con người cũng đều phải gắn
con người với hoàn cảnh. Nhưng theo sự phát triển của lịch sử và trong đấu
tranh giữa các trường phái văn học, quan niệm của nhà văn về hoàn cảnh có
khác nhau”. [24. 155]. GS Trần Đình Sử cũng đánh giá “hoàn cảnh trong tác
phẩm không chỉ có ý nghĩa phối thuộc, nhiều khi nó xuất hiện như là “nhân
vật chính” trong tác phẩm, có ý nghĩa khái quát độc lập” [18. 5].
Năm 2001, trong Luận án Tiến sĩ: “Quan niệm nghệ thuật về hoàn
cảnh trong văn xuôi hiện thực (1930-1945) qua một số tác phẩm của Ngô
Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao”, tác giả Phạm Mạnh Hùng sau khi đã
chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong một số quan niệm của các nhà lí
luận trong và ngoài nước về vấn đề hoàn cảnh đã đưa ra nhận định: “hoàn
cảnh trong văn học được cấu tạo như một phương diện của thế giới nghệ
thuật có những yêu cầu cấu trúc nhất định, chứ không phải là sự sao chép
đơn giản hoàn cảnh xã hội bên ngoài” [17. 25].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
1.1.2 Khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh”
Trong cuốn Lí luận và phê bình văn học, GS Trần Đình Sử viết: “Có thể
xem quan niệm nghệ thuật là khái niệm lí luận quan trọng bậc nhất trong mấy
thập niên qua, có ý nghĩa trả về cho văn học bản chất nhân học” [50. 93]
Nhưng thực tế là “Cho đến nay khái niệm này vẫn chưa có cách hiểu thống
nhất”. Mặc dù vậy, GS Trần Đình Sử cũng đưa ra cách hiểu của mình về khái
niệm quan niệm: “quan niệm không phải là khái niệm về đối tượng, về hiện
thực mà là khái niệm về sự cắt nghĩa đối với đối tượng và hiện thực quan
niệm xét về bản chất là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu,
thể hiện tầm lí giải, tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm
cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một
mặt bằng để trên đó diễn ra một sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình
tượng nghệ thuật ” [50. 98]. Về quan niệm nghệ thuật, ông cho rằng “Trong
nghệ thuật thế giới được quan niệm hóa trên cơ sở sự cảm thụ cá nhân về một
thế giới, thỏa mãn nhu cầu tồn tại của nó. Nghệ thuật nâng sự cảm thụ thế
giới lên tầm quan niệm về thế giới, ứng với một quan niệm nghệ thuật là một
thế giới nghệ thuật. Với ý nghĩa này, quan niệm nghệ thuật là phạm trù về các
chỉnh thể nghệ thuật, là công cụ để tư duy về các hiện tượng nghệ thuật như
những chỉnh thể” [50. 99-100]. Đồng thời, ông cũng khẳng định quan niệm
nghệ thuật là “cơ sở chắc chắn nhất để nghiên cứu tính độc đáo của các sáng
tác nghệ thuật cũng như sự tiến bộ nghệ thuật” [50. 100]. Như vậy, có thể
thấy quan niệm nghệ thuật chi phối các hệ thống thi pháp văn học rất sâu sắc
(trong thi pháp học, quan niệm nghệ thuật về con người đã được nghiên cứu
một cách hệ thống với các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm văn học ).
Kế thừa và phát triển những quan điểm lí luận của các nhà nghiên cứu đi
trước, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng đã chỉ ra: “Hoàn cảnh trong văn học là
hoàn cảnh nghệ thuật. Nó có cấu trúc, có ý nghĩa riêng và chịu sự chi phối


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
của quan niệm nghệ thuật của tác giả. Hoàn cảnh trong văn học không chỉ là
sự phản ánh hoàn cảnh ngoài đời mà còn là quan niệm thẩm mỹ và nghệ
thuật về hoàn cảnh ấy.” Từ đó tác giả nhận định “Quan niệm nghệ thuật về
hoàn cảnh là nguyên tắc cắt nghĩa lí giải gắn liền với sự cảm nhận hoàn cảnh
của nhà văn. Quan niệm ấy sẽ chi phối tới việc sử dụng các phương tiện nghệ
thuật trong tác phẩm. Nó thể hiện trong việc xác lập cấu trúc nghệ thuật của
hoàn cảnh trong tác phẩm của nhà văn” [18. 27].
1.1.3. Tổng luận tài liệu nghiên cứu về “Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh”
Một thời gian dài trong nghiên cứu văn học, người ta chỉ quan tâm tới
hoàn cảnh trong tác phẩm trên bình diện xã hội lịch sử. (Tất nhiên, đây không
phải là cách nhìn sai lệch. “Bởi vì trong thực tiễn nghiên cứu văn học, tiếp
cận văn học ở góc độ xã hội học vẫn là một phương hướng tiếp cận có giá trị
khoa học ” [18. 50]. Nhưng, đó mới chỉ là cách tiếp cận chủ yếu ở phương
diện nội dung mà chưa đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm văn học như là một sinh
thể nghệ thuật với những hình thức bên trong tinh tế của nó).
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng là tác giả đầu tiên nghiên cứu quan niệm
nghệ thuật về hoàn cảnh Từ việc xác định rõ ràng: “Hoàn cảnh trong tác
phẩm văn học được đan dệt nên bởi những mối quan hệ giữa các nhân vật,
nhưng hòan cảnh không đơn thuần chỉ là những mối quan hệ. Nó là toàn bộ
thế giới xung quanh con người, từ những gì gần gũi bình thường cụ thể (đồ
vật, vật dụng) đến những gì xa xôi trừu tượng (thời gian, không gian ); từ
môi trường xã hội đến môi trường thiên nhiên, thơì tiết khí hậu, màu sắc, âm
thanh Tất cả những yếu tố đó đều có khả năng tác động vào tâm lí, sinh lí, ý
nghĩ, tình cảm, tư tưởng, hành động của con người, tác động tới sự hình
thành tính cách và ảnh hưởng tới số phận con người” [18. 55], tác giả đã lí
giải khá sâu sắc: “Quá trình sáng tạo hoàn cảnh không chỉ phụ thuộc vào vốn
sống, kinh nghiệm hiểu biết của nhà văn mà còn phụ thuộc vào cá tính sáng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
tạo của từng tác giả, tức là phụ thuộc vào cái nhìn nghệ thuật độc đáo, vào
cách cảm, cách nghĩ của nhà văn, thể hiện ở những nguyên tắc biện pháp
nghệ thuật nhằm biểu hiện những hoàn cảnh nghệ thuật” [18. 60]. Như vậy,
đương nhiên là cùng trong một hiện thực xã hội, nhưng quan niệm nghệ thuật
về hoàn cảnh ở mỗi nhà văn lại khác nhau. Điều đó tạo nên bức tranh văn học
đa sắc, phong phú mà độc đáo, hấp dẫn. Trong chuyên luận, tác giả Phạm
Mạnh Hùng đã minh chứng cho luận điểm khoa học của mình bằng những
dẫn chứng cụ thể từ các tác phẩm tiêu biểu của ba cây bút lớn trong làng văn
học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ
Trọng Phụng). Các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu văn học Việt Nam đã
đánh giá cao những đóng góp của tác giả. GS Trần Đình Sử nhận xét: “Công
trình nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng về thi pháp hoàn cảnh trong tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và Nam Cao vừa là bổ sung lí thuyết
về hoàn cảnh trong lí luận văn học, vừa là một tìm tòi về tính đa dạng của
văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Với những đề xuất táo bạo
về cấu trúc hoàn cảnh, với ngòi bút phân tích tinh tế, công phu, lần đầu tiên
tác giả cho ta cảm nhận được một cách mới mẻ, thú vị, sự miêu tả hoàn cảnh
trong các tác phẩm vốn đã rất quen thuộc đối với đông đảo người đọc. Và
cũng từ đây ta sẽ hình dung cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn được rõ nét
hơn” [18. 6]. Còn GS Phong Lê nhận xét: “Vậy là hoàn cảnh trong “quan
niệm nghệ thuật về hoàn cảnh”, tức là xét trên phương diện nghệ thuật của
nó, một “cấu trúc nghệ thuật” cho nó, là một thành tố quan trọng của thế giới
nghệ thuật, là sản phẩm của một chủ thể sáng tạo, in đậm dấu ấn riêng của
mỗi nhà văn, đồng thời cũng in dấu trào lưu sáng tác mà nhà văn phụ thuộc,
và thời đại mà nhà văn sống” [18. 359].
Công trình nghiên cứu của PGS. TS Phạm Mạnh Hùng là cơ sở lí thuyết
cơ bản để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
1.1.4. Cấu trúc nghệ thụât của hoàn cảnh trong văn học
Có thể nói đóng góp lớn nhất của tác giả Phạm Mạnh Hùng chính là việc
chỉ ra cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong văn học. Hệ thống cấu trúc ấy
bao gồm những yếu tố sau:
- Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh.
- Mâu thuẫn xung đột tạo hoàn cảnh.
- Cơ chế tạo hoàn cảnh.
- Không khí tạo hoàn cảnh.
1.1.4.1. Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh
Hoàn cảnh trong văn học, ngoài tư cách là đối tượng miêu tả, phản ánh
hiện thực, còn là môi trường, là phương tiện để thể hiện tính cách. Nhìn bề
ngoài, nhân vật dường như hoạt động tự do theo ý muốn của nó, nhưng thực
ra mọi hành động của nó đều do sự tác động của hoàn cảnh và môi trường
xung quanh. Hoàn cảnh chính là môi trường để nhân vật tồn tại và phát
triển.Trong tác phẩm văn học, tính cách nảy sinh từ hoàn cảnh, song, hòan
cảnh cũng được đan dệt nên bởi các tính cách. Chính vì vậy, trong cấu trúc
nghệ thuật của hoàn cảnh, trước hết chúng ta tìm hiểu hệ thống nhân vật.
Nhà nghiên cứu G.N.Pospelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn
học nhận định: “Đối tượng cơ bản của nghệ thuật là con người với tư cách là
những tính cách xã hội cả trong các quan hệ bên ngoài lẫn thế giới tinh thần
bên trong” [46. 86] . Tồn tại với vai trò là đối tượng cơ bản của văn học nghệ
thuật, con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện
nghệ thuật được gọi là nhân vật văn học.
Bản thân khái niệm nhân vật văn học bao hàm một phạm vi rộng. (Do
giới hạn của đề tài nên ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm nhân vật
trong tác phẩm tự sự). Nó chỉ một con người gắn với tên tuổi nhất định như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Thúy Kiều, Từ Hải, anh Pha, chị Dậu, Chí Phèo, Nguyệt, lão Khúng,
Đônkihôtê, Giăng Van Giăng, AQ hoặc không có tên như: thằng bán tơ
(Truyện Kiều - Nguyễn Du), lính lệ (Tắt Đèn - Ngô Tất Tố) anh (Biển cứu
rỗi - Võ Thị Hảo), một cái bào thai (Thiên thần sám hối - Tạ Duy Anh)… đó
là những con vật (mang nội dung và ý nghĩa con người) trong truyện cổ tích
Andecxen, truyện ngụ ngôn của Êzôp Cũng có khi khái niệm nhân vật được
sử dụng một cách ẩn dụ: thời gian trong sáng tác của Sêkhôp, nhân dân trong
Chiến tranh và hòa bình Nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người trong
tác phẩm.
Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất cấu thành lên một tác phẩm. Về
hình thức, nhân vật là “Phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác
phẩm, quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết vừa phương
diện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa” [41. 18]. Về nội dung, nó chính là
phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng, gửi gắm chủ
đề tư tưởng của tác phẩm. Mỗi nhân vật như là một công cụ để nhà văn khám
phá, miêu tả đời sống (ví dụ qua những nhân vật như Chí Phèo, lão Khúng,
Quỳ, Giang Minh Sài ta thấy được cuộc sống con người đầy rẫy những
phức tạp, đa dạng trong tương quan với môi trường xung quanh cũng như với
chính bản thân ). Nhân vật còn là hiện thân cho những quan niệm về tính
cách và những tư tưởng chủ đề mà nhà văn muốn thể hiện, trong một thời đại
lịch sử nhất định. “Với mỗi nhân vật là thêm một lần được sắm vai mới, mỗi
hoàn cảnh tạo dựng cho nhân vật là thêm một lần người viết được trải
nghiệm, được phiêu lưu” [53. 251]. Nhân vật, nhất là khi đã trở thành hình
tượng nghệ thuật, chính là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới tư tưởng nghệ
thuật của tác phẩm. “Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật về
cuộc sống con người thể hiện những hiểu biết những ước ao, kì vọng về con
người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện
khái quát các tính cách số phận con người và các quan niệm về chúng” [33. 279].
Trong thực tế tìm hiểu nhân vật văn học, người ta nhận ra “Nhân vật văn
học là hiện tượng hết sức đa dạng” [33. 282]. Tùy theo những tiêu chí khác
nhau, người ta phân loại nhân vật thành những kiểu loại nhân vật khác nhau.
Từ tiêu chí vai trò của nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật
chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ.
Từ góc độ nội dung tư tưởng, có nhân vật chính diện (nhân vật tích cực),
nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực).
Từ góc độ cấu trúc, có các kiểu loại nhân vật: nhân vật chức năng, nhân
vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Xét trên phương diện thể loại nhân vật văn học cũng chia thành các loại
riêng biệt bởi mỗi thể loại văn học có những cách thức xây dựng hình tượng
khác nhau. (Nhân vật tự sự chỉ những loại nhân vật được triển khai sâu rộng,
đa dạng và phong phú, ít bị hạn chế bởi không gian, thời gian. Nhân vật kịch
là con người của hành động, chủ yếu sống trong những xung đột. Nhân vật trữ
tình trực tiếp hiện lên với những suy nghĩ cảm xúc ).
Bên cạnh đó, ở mỗi trào lưu văn học, do đặc trưng tư tưởng nghệ thuật
của mình, xuất hiện một số khái niệm đặc thù về một loại nhân vật nào đó của
nó: Chủ nghĩa tự nhiên với kiểu nhân vật “con vật - người”, chủ nghĩa hiện thực
với kiểu “nhân vật bé nhỏ”, chủ nghĩa lãng mạn với kiểu “nhân vật ảo mộng”
Trên đây là một số loại hình nhân vật cơ bản (trong thực tế văn học cũng
còn có thể gặp một số kiểu nhân vật khác nữa như kiểu nhân vật “xấu xí”
(Nam Cao), Kiểu nhân vật “kì ảo” (Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Lưu Sơn
Minh ). Điều cần lưu ý là các loại hình nhân vật này không tồn tại rạch ròi
mà luôn có sự xâm nhập lẫn nhau, sự phân biệt chỉ mang tính tương đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23

Tác giả Phạm Mạnh Hùng đã nhận thấy nhân vật trong văn học, bên
cạnh vai trò là phương tiện khái quát hiện thực và thể hiện tính cách, nó còn là
yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng hoàn cảnh. Theo tác giả, nhìn từ góc độ
cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh, có thể chia làm hai loại nhân vật: nhân vật
tĩnh và nhân vật động.
Nhân vật động: là loại nhân vật có sự biến đổi về số phận. Nhân vật động
thường phản ánh tư tưởng của nhà văn và có vai trò, tác dụng thể hiện hòan
cảnh. Chẳng hạn trong tác phẩm Thời xa vắng (Lê Lựu), Giang Minh Sài là
nhân vật động, Kiên (Thân phận tình yêu - Bảo Ninh), Quỳ (Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành), lão Khúng (Khách ở quê ra) của Nguyễn Minh
Châu là nhân vật động.
Nhân vật tĩnh: là loại nhân vật có số phận dường như không biến đổi.
Chính hệ thống nhân vật này góp phần quan trọng tạo dệt nên hoàn cảnh. Loại
nhân vật này gắn liền với quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà
văn.Thường thấy trong một tác phẩm cụ thể, loại nhân vật này chiếm tỉ lệ
nhiều hơn so với nhân vật động, nhưng chúng đều có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp với nhân vật động, sự xuất hiện của nhân vật này nhiều khi tưởng
như ngẫu nhiên nhưng thực chất vẫn là sự cố ý sáng tạo của tác giả. (Hưng,
Hường trong Bên đường chiến tranh, bà mẹ, người vợ của người thợ cắt tóc
trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu ).
Trong hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh, có thể phân làm hai loại.
- Loại nhân vật có tác dụng tạo không khí cho hoàn cảnh. Loại nhân vật
này thường không có quan hệ trực tiếp với nhân vật động nó chỉ được nhà văn
nhắc đến nên thường mờ nhạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
- Loại nhân vật có chức năng tác động tới nhân vật xung quanh với
những mối quan hệ trực tiếp. Những tác động trực tiếp đó ảnh hưởng tới số
phận, tính cách các nhân vật xung quanh và dẫn tới những thay đổi về số phận

và tính cách của những nhân vật này. Cấu trúc của hoàn cảnh được đan dệt
nên bởi sự tác động qua lại giữa các nhân vật. “Nhân vật này là hoàn cảnh
của nhân vật kia và”tạo điều kiện” để nhân vật kia bộc lộ tính cách” [17. 84].
Chẳng hạn, trong mối quan hệ với Quang (Cơn Giông - Nguyễn Minh Châu),
Thăng bộc lộ lòng vị tha, thẳng thắn, còn Quang lại bộc lộ bản chất hèn mọn,
thực dụng. Quỳ trong quan hệ với Hòa (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành - Nguyễn Minh Châu) bộc lộ khát vọng tình yêu thánh thiện của một
thánh nhân. Và Hòa, trong mối quan hệ này lại bộc lộ một tình yêu rất trần
thế, chân thành, cảm động với tư cách một người lính
Như vậy là khi tìm hiểu cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh, chúng ta cần
nhận thấy vai trò tạo dựng hòan cảnh của hệ thống nhân vật trong tác phẩm.
Tác giả Phạm Mạnh Hùng cũng lưu ý rằng: “Khái niệm nhân vật động, nhân
vật tĩnh chỉ có ý nghĩa khi nghiên cứu cấu trúc của hoàn cảnh” [17. 85].
1.1.4.2. Mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh
Cuộc sống xung quanh chúng ta vốn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, xung
đột. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác, không phải mâu thuẫn, xung đột nào
trong xã hội cũng được nhà văn đưa vào trong tác phẩm, mà phải có sự lựa
chọn. Nhà văn thường đưa vào trong tác phẩm những mâu thuẫn, xung đột có
tính chất kịch tính, tức là những mâu thuẫn, xung đột tạo ra những tình huống
căng thẳng, phát triển đến mức độ gay gắt, cần được giải quyết. “Mối liên hệ
giữa xung đột và phương thức biểu hiện không mang tính chất tự động. Nó
thường là kết quả của những tìm tòi sáng tạo căng thẳng. Cùng một xung đột
có thể có những cách giải quyết không giống nhau Việc thể hiện xung đột

×