Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.34 KB, 101 trang )

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
Mục lục
Trang
Mở đầu..................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...................................................................... 4
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................... 6
3. Nhiệm vụ, đóng góp đề tài ..................................................... 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................... 13
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................ 14
6. Cấu trúc luận văn ................................................................. 14
Nội dung :.......................................................................................... 15
Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới nhân
vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công
Hoan ...........15
I. Từ quan niệm nghệ thuật về con người............................................ 15
II...đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng................... 23
Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện
ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công
Hoan...................................39
I. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn...........39
1. Nhân vật trong những truyện ngắn tiêu biểu ......................... 40
1.1 Nhân vật tính cách ............................................................... 41
1.2 Nhân vật số phận ................................................................. 47
2. Bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn ................... 49
1
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
II. Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết........... 51
1. Nhân vật trong tiểu thuyết........................................................ 54
1.1 Nhân vật trong tiểu thuyết Ông chủ .................................... 54


1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Bước đường cùng ..................... 57
2. Bức tranh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết........................ 71

Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và
tiểu thuyết của Nguyễn Công
Hoan ............................................... 72
I. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn ........................... 72
1. Nghệ thuật xây dựng tình huống ..........................................72
2. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật ..............................................
75
II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết ............................ 83
1. Thành công của Nguyễn công Hoan trong việc xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết.................................................................. 83
2. Hạn chế của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng nhân
vật trong tiểu thuyết........................................................................... 86
Kết luận: ........................................................................................... 89
Tài liệu tham khảo: .......................................................................... 92
mở đầu
2
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
1. Lý do chọn đề tài:
Trong các nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học hiện đại
Việt Nam .Nguyễn Công Hoan nổi lên là một cây bút có sức sáng tạo
dồi dào ,dẻo dai,một tài năng xuất sắc độc đáo và đậm bản sắc dân tộc.
Cuộc đời viết văn của Nguyễn Công Hoan bắt đầu từ năm 17 tuổi
và 20 tuổi in cuốn sách riêng.Ông là một hiện tượng văn học sớm so
với đương thời và ông viết đến năm 76 tuổi.Hơn nửa thế kỷ cầm
bút,Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn
300 truyện ngắn và hơn 20 truyện dài và nhiều công trình nghiên cứu

văn học có giá trị.
Con đường viết văn của ông đã bộc lộ đầy đủ tính cách và hoàn
cảnh riêng tạo nên đạc điểm cây bút ông. Ông là một trong những
người đã đặt nền móng cho dòng văn xuôi hiện thực phê phán.Đó cũng
là thời kỳ văn học Việt Nam đang ở buổi sơ khai của nền văn học viết
bằng chữ quốc ngữ mà mỗi tác giả đều phải tự tìm lấy mình, tự khẳng
định mình, khẳng định văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan đã chọn và dám táo bạo đi thẳng đến một
mình viết những truyện trong đời sống bình thường, về những con
người cùng khổ bị bọn cường hào địa chủ, tham quan, ô lại đè nén, bóc
lột đến cùng cực và bị giết hại. Bằng con mắt nhìn đả kích giễu cợt sâu
cay, xuất phát từ tấm lòng căm giận kẻ cường quyền và tình yêu
thương những người nghèo khổ.
Văn ông dễ hiểu, giản dị, trong sáng, tự nhiên và rất sống động.
3
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
Ông đã khai thác câu chữ chọn lọc rất tinh tế và sắc sảo. Những cảnh
huống xã hội, những nỗi lòngvà số phận các nhân vật như hiện hình
dưới ngòi bút của ông,khiến khi truyện đã kết thúc vẫn dội mạnh vào
những âm vang sâu lắng trong tâm trí người đọc đến phải bật lên tiếng
cười mỉa mai, chua chát và nghẹn dòng nước mắt.
Nguyễn Công Hoan là một trong số ít các nhà văn Việt Nam
hiện đại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong bậc trung học ở
nước ta. Song ở đâu và lúc nào, ông cũng được quan tâm biểu hiện là
đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và những người say mê yêu thích văn
ông đã dụng công tìm hiểu và đánh giá.
Có thể nói Nguyễn Công Hoan là nhà văn chưa bao giờ bị
quên. Ông là người thường xuyên được nhắc nhở trong làng văn
Việt Nam hiện đại. Người có vị trí như ông không phải là quá

hiếm hoi nhưng có người danh đang nổi như cồn bỗng bị lãng quên
ngay. Có người rất thực tại nhưng phải chịu nhiều thăng trầm. Có
người chịu một số phận âm thầm thật lâu rồi mới sáng sủa dần lên.
Còn ông - nhà văn Nguyễn Công Hoan thì lúc nào cũng là người
hiện diện của độc giả.
Là một độc giả, thế hệ sinh sau khi ông đã mất yêu thích
văn ông cũng như con ngưòi, cá tính và khả năng sáng tác.
Chúng tôi muốn tìm hiểu một khía cạnh trong những sáng tác
của ông, đó là đi vào thế giới nhân vật trong những tác phẩm
tiêu biểu trước cách mạng. Theo nhận biết chủ quan của chúng
tôi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn cũng
4
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng chưa có công
trình nào lấy hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu
thuyết của Nguyễn Công Hoan làm xuất phát điểm, nghiên cứu
có hệ thống,trong khi hình tượng nghệ thuật là căn cứ tin cậy
nhất để người nghiên cứu có thể hiểu được phần nào tư tưởng
nghệ thuật cũng như tài năng của nhà văn. Hơn nữa,thế giới
nhân vật của Nguyễn Công Hoan lại rất phong phú với số lượng
tác phẩm lớn - ở đó hội tụ đầy đủ những nét dáng cuộc đời. Qua
nhân vật ta có thể thấy được sự am hiểu sâu sắc, tinh tế của nhà
văn về cuộc sống xã hội và con người Việt Nam trong những
năm đen tối trước cách mạng. Đó là những lí do thúc đẩy chúng
tôi viết chuyên luận này.
2- Lịch sử vấn đề:
Nguyễn Công Hoan gây được sự chú ý của dư luận ngay từ
khi những truyện ngắn đầu tiên ra đời. Sau khi tập truyện Kép
Tư Bền xuất bản 1935 truyện ngắn của ông ngày càng được chú

ý, quan tâm của giới nghiên cứu. Từ đó đến nay nhiều công trình
tìm hiểu ,đánh giá nội dung -hình thức biểu hiện, cách đánh giá
bút pháp miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
vẫn là chủ yếu. Những bài nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết
chỉ nằm xen kẽ trong nhận định chung cụ thể. Sau đây là một số
nhận định,đánh giá mà chúng tôi thống kê được có liên quan
đến nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan trước
cách mạng , chia làm hai thời kì.
5
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
2.1:Trước cách mạng :
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý về truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan. Phê bình Kép Tư Bền in trong báo Bắc HàT8/1935 Trần
Hạc Đình viết: “ Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
chỉ có ở trong truyện ngắn ...Nguyễn Công Hoan là nhà văn ưa tả, ưa
vẽ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của một hạng ngưòi xưa nay vẫn đeo cái
mặt lạ giả dối. Ông không hề có tỉ mỷ, lôi thôi như phần nhiều các nhà
văn tả chân. Vậy mà từ một lời nói, từ một cử chỉ của những nhân vật
trong truyện đều như chép nguyên sự thực. Ông làm “sống” một cách
linh động những nhân vật”.
Hải Triều-nhà phê bình đương thời cho phái nghệ thuật vị nhân
sinh cũng đã cảm nhận khá sâu sắc ý nghĩa của những vấn đề xã hội
trong những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: “ Cái chủ trương
nghệ thuật vị nhân sinh của tôi ngày nay đã được biểu hiện rõ bằng
những bức tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của nhà văn
Nguyễn Công Hoan ”
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Trác
nhận định : “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng
rãi và phong phú. Ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực những mâu

thuẫn, những cảnh tương phản hoặc trái ngược nhau...Thế giới của
Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ đáng thương”.
Tập thể tác giả cuốn Sơ thảo Lịch sử văn học Việt Nam 1930-
1945 nhận xét : “Ông sở trường về cách mô tả tư cánh hèn hạ, đê tiện
6
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có
sang trọng và khinh người”.
Thiếu Sơn nhận xét: “Cái đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là ở
chỗ ông biết quan sát những cái chung quanh mình, biết kiếm ra
truyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, thần
tình. Biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lí thú và biết kết cấu
thành những tấn bi hài kịch”- Phê bình Kép Tư Bền của Nguyễn
Công Hoan 1935.
Đặc biệt Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại NXB
Thăng Long 1944 đã có ý kiến sắc sảo chỉ ra những ưu, nhựơc điểm
về nhân vật của Nguyễn Công Hoan “Ông tả đủ hạng người trong xã
hội nhưng ít khi ông tả những ý nghĩ của họ nhất là những điều u
uẩn của họ thì không bao giờ ông đả động đến. Bao giờ ông cũng
đặt họ vào những khuôn riêng, đó là khuôn lễ giáo hay phong tục
mà họ đã ra trò với những bộ mặt phường tuồng của họ”.
Vũ Ngọc Phan còn nhận xét rất sâu sắc và xác đáng về cây bút
Nguyễn Công Hoan ở hai thể loại:”Người ta nhận thấy Nguyễn
Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài.Trong các
truyện dài nhiều chỗ lúng túng rồi ông kết thúc giản dị quá ,không
xứng với một truyện to tát ông dựng.Trái lại ở truyện ngắn ông tỏ
ra là một người kể truyện có duyên.Phần nhiều truyện ngắn của
ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khoái
trá vô cùng.Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn

7
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết
viết theo lối mòn người ta chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi.”
Có thể thấy Vũ Ngọc Phan là một trong số ít những nhà
nghiên cứu trước cách mạng nhìn nhận một cách thấu đáo về
nhân vật cũng như ngòi bút xây dựng truyện của Nguyễn Công
Hoan.
Như vậy từ những năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu nhân
vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan đã được chú ý .
2.2:Sau cách mạng tháng Tám đến nay:
ở miền Bắc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Công
Hoan song chủ yếu vẫn là mảng truyện ngắn .PGS Lê Thị Đức Hạnh là
người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan và đã
công bố nhiều công trình nhất về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Trong cuốn Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. NXB Khoa
học - xã hội 1979 tác giả đã chia quá trình viết truyện ngắn của nhà văn
thành 5 thời kì.
Theo tác giả thời kì 1929-1935 Nguyễn Công Hoan viết theo 3
chủ đề;
- Tố cáo, lên án những bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột
những người nghèo khổ.
- Miêu tả những cảnh khổ cực của người nông dân và của ngững
người nghèo khác như kép hát , đi ở, phu xe...
8
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
- Phê phán những hạng người tuy không phải là tư sản nhưng
nhờ đế quốc mà phong lưu, ảnh hưởng lối sống tư sản đồi truỵ ở Châu

Âu.
Thời kì 1936-1939: Nguyễn Công Hoan đã có những truyện
châm biếm, đả kích cả tên đầu sỏ phong kiến rồi tên thực dân Pháp, cả
những vấn đề chiến tranh chống phát xít. Đối với tầng lớp lao động
ông đã có những truyện viết về công nhân.
Thời kì 1940-1945: Ngòi bút Nguyễn Công Hoan tuy phần nào
biểu lộ sự bất bình, tố cáo những hiện tượng áp bức nhưng do những
khó khăn khách quan và cả chủ quan nên mặt tiến bộ của nhà văn
không phát triển được, còn mặt tiêu cực thì lại có dịp được bộc lộ. Đó
là tư tưởng vốn có của nhà văn, cộng với ảnh hưởng một cách không
tự giác của chủ trương không phục cổ của thực dân phát xít.
Tác giả có một nhận định chung.”....với Nguyễn Công Hoan thì
chỗ mạnh nhất của ông là miêu tả nhân vật phản diện, tức bọn quan lại,
địa chủ, cường hào với bao điều xấu xa, dơ dáng của xã hội cũ “...cách
miêu tả nhân vật là miêu tả trong sự đối lập giữa hai sự vật, bản chất
khác nhau, giữa bản chất - hiện tượng, giữa nội dung - hình thức”.
Tác giả Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện
thực phê phán Việt Nam. NXB khoa học xã hội 1968, đã nhận xét
về thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan
như sau: “Với một số lượng khá lớn như vậy...truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan hợp thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội
cũ. Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông
9
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy
thuốc, làm báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà
buôn, nhà thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viên,
công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh
hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp... từ các giai cấp

bị áp bức, bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung
gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức
phức tạp”.
Trong một bài nghiên cứu Phan Cự Đệ cũng đã chỉ ra những
đóng góp và hạn chế:”...truyện của Nguyễn Công Hoan có nhiều
nét gần gũi với truyện cười dân gian .Chú ý xây dựng cốt truyện
hơn là xây dựng tính cách nhân vật”.
Trong lời giới thiệu Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 nhà
nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhấn mạnh về tài năng cuả
Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn “truyện ngắn cuả Nguyễn Công
Hoan là hiện tượng chưa từng có tới hai lần trong văn học Việt Nam’.
Tính chất trào phúng ở Nguyễn Công Hoan là thuộc về ‘năng khiếu
thiên bẩm”là sự kế thừa truyền thống trào phúng của văn học dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay các công trình nghiên cứu của GS
Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung đã để tâm nhiều đến tiểu
thuyết của Nguyễn Công Hoan. GS Nguyễn Đăng Mạnh viết :“Hầu hết
truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự
đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Một đằng chẳng làm gì cả mà ăn
10
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
ngập mày, ngập mặt không hết tiền, hết của. Một đằng thì vất vả đủ
đường mà suốt đời đói rách”.
Nguyễn Hoành Khung trong: Văn học Việt Nam 1930 - 1945(tập 1)
đã đi từ quá trình sáng tác tiểu thuyết trước cách mạng đến sau cách mạng
của Nguyễn Công Hoan và dừng lại lâu hơn ở Bước đường cùng. Nguyễn
Hoành Khung đã phát hiện phân tích và lý giải rất nhiều những vấn đề
thuộc về nội dung cũng như nghệ thuật đầy sức thuyết phục. Đặc biệt ở
phương diện nghệ thuật tác giả đã có những ý kiến sắc sảo chỉ ra những
ưu nhược điểm về nhân vật Bước đường cùng :”đã xây dựng thành

công hai nhân vật chính Nghị Lại và Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ gần
với quan điểm giai cấp nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc bản chất giai cấp
bọn địa chủ và số phận người nông dân lao động.
Tuy vậy những hình tượng nhân vật này vẫn chưa có sức sống nội
tại mạnh mẽ với một cá tính sắc nét... cây bút Nguyễn Công Hoan ít
thành công trong việc xây dựng những tính cách có giá trị điển
hình cao vừa có cá tính sắc nét vừa đa dạng, đầy đặn có sức
sống nội tại tự thân. Chưa hoàn toàn vượt khỏi trình độ tư duy
nghệ thuật của tiểu thuyết truyền thống”.
Về tiểu thuyết, nhìn chung các tác phẩm đã phản ánh được
nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam trước cách mạng dù
viết bằng bút pháp hiện thực hay lãng mạn ,đều có sức tố cáo
.Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất khặng định :’Tiểu thuyết
không phải là sở trường của Nguyễn Công Hoan”.
11
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
Trong dịp mừng thọ Nguyễn Công Hoan tròn 60 tuổi ,nhìn
lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Công Hoan trong suốt 40
năm nhà văn Tô Hoài khái quát :’Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời
văn bổng trầm khóc đứng,khóc ngồi đến thời kì văn chương sạch
sẽ kiểu “Tự lực’thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch
thủ.Từ Kiếp hồng nhan tới nay truyện ngắn ,truyện dài Nguyễn
Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam Đảo,Ba Vì,hùng vĩ
vượt qua hai thời kỳ tiến vào cách mạng tháng Tám”.
Gần đây cũng đã có rất nhiều những chuyên đề luận văn thạc
sĩ tìm hiểu về văn chương Nguyễn Công Hoan về phương diện
nghệ thuật, ngôn ngữ, phong cách...Đó là những công trình chúng
tôi sơ bộ, thống kê có đề cập đánh giá đến nhân vật. Điều này
giúp cho chúng tôi có những gợi ý quan trọng và có hướng khám

phá về toàn bộ các yếu tố nghệ thuật tạo nên đặc điểm thế giới
nhân vật trong luận văn này.
3. Nhiệm vụ và đóng góp của đề tài
3.1- Nhiệm vụ:
Luận văn đặt ra nhiệm vụ là tìm hiểu Thế giới nhân vật trong
truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan một cách hệ thống
dưới góc độ thi pháp học. Từ đó tìm ra “cái riêng” của nhà văn trong sự
đóng góp vào mảng văn học hiện thực và tiến trình phát triển của văn
học dân tộc, cũng từ đó để hiểu thêm về ông qua lời khẳng định “Ông là
một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây nền móng cho dòng
văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam.
12
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
3.2- Đóng góp:
Lấy thế giới nhân vật trong truyện ngắn và một số tiểu thuyết của
Nguyễn Công Hoan làm đối tượng nghiên cứu. Luận văn đã đi sâu vào
đời sống tâm hồn, tính cách con người để “nắm bắt” được tư tưởng của
nhà văn bởi nhân vật là yếu tố để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư tưởng. Đồng
thời qua nhân vật nhà văn muốn bày tỏ những quan niệm, suy tư trăn trở
của mình trước thế sự, trước cuộc đời . Để từ đó chúng ta nhận ra quan
điểm nhân sinh mới mẻ, nhận ra con người, cá tính Nguyễn Công Hoan
trong văn học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi tập trung
tìm hiểu hầu hết là những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan và hai cuốn tiểu thuyết Ông chủ và Bước đường cùng bởi vì trong
di sản văn học đồ sộ mà Nguyễn Công Hoan để lại, thể loại truyện ngắn
được ông viết thành công nhất tạo nên gương mặt độc đáo của nhà văn.
Tiểu thuyết Bước đường cùng cũng đã có những thành công nhất

định. So sánh ở hai thể loại với những tác giả cùng thời để thấy được
những thành công và hạn chế của ông trong việc xây dựng nhân vật.
Qua đó giúp chúng tôi có một cái nhìn đầy đủ hơn về quá trình sáng tạo
những hình tượng nghệ thuật của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu
1- Phương pháp phân tích nhân vật theo loại hình.
2- Phương pháp hệ thống, liệt kê, so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
13
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
Ngoài phần mở đầu và kết luận
Luận văn chia 3 chương lớn:
Chương I: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới
nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nguyễn Công Hoan.
Chương II: Nhân vật và bức tranh hiện thực đời sống trong truyện
ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan
Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và
tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan.
Tài liệu tham khảo:
Chương I
Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến thế giới
nhân vật trong sáng tác Trước cách mạng
của Nguyễn Công Hoan
I. Từ quan niệm nghệ thuật về con người
1. Quan niệm nghệ thuật "là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con
người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể
hiện đời sống với một chiều sâu nào đó" (Từ điển thuật ngữ văn học
-NXB Giáo dục1992)
Quan niệm nghệ thuật xét về bản chất là một khái niệm về chủ thể,

khái niệm về hệ quy chiếu thể hiện tầm lí giải, tầm hiều biết, tầm đánh
giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn tình cảm, nói tổng quát là tầm cảm nhận của
chủ thể.
14
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
Mỗi một nhà văn lớn đề có một quan niệm nghệ thuật riêng. Quan
niệm này sẽ chi phối quá trình sáng tác và là cơ sở để tạo nên tư duy
nghệ thuật.
Hạt nhân của quan niệm nghệ thuật là quan niệm về con người
bởi vì dù nhà văn có miêu tả khía cạnh nào của thế giới tựu trung lại
cũng đều là nói tới con người. Đi sâu vào chiếm lĩnh giá trị nghệ thuật
của một tác phẩm văn học trước hết phải đi tìm quan niệm nghệ thuật về
cuộc đời và con người của người nghệ sĩ đã sáng tạo ra tác phẩm văn
học ấy. Tất nhiên ở đây là khám phá cách cảm nhận con người qua việc
miêu tả nhân vật chứ không làm nhiệm vụ phân tích nhân vật.
Khám phá quan niệm nghệ thuật nghĩa là đi tìm cách cắt nghĩa
về con người ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật.Do vậy nếu bỏ qua
quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn đến cách hiểu giản đơn
bản chất phản ánh của văn nghệ hoặc là đồng nhất tư tưởng sáng tác
với thế giới quan, hạ thấp yêu cầu sáng tác với thế giới quan, hạ
thấp yêu cầu sáng tạo tư tưởng nghệ thuật, thẩm mỹ của tác giả cho
rằng nhà văn chỉ có tâm hồn là đủ hoặc là rút gọn tiêu chuẩn của
tính chân thực vào một điểm là miêu tả giống hay không giống với
đối tượng và như vậy kết quả cũng xem nhẹ vai trò sáng tạo nghệ
thuật của nhà văn.
Mỗi thời, mỗi thể loại, mỗi nhà văn đều có thể xác định cho
mình một dạng mâu thuẫn tạo nên tiếng cười cho riêng mình. Quan
niệm nghệ thuật về con người tất nhiên nó mang dấu ấn sáng tạo cá
15

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
tính nhà văn gắn liền với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của
con người nghệ sĩ.
Quan niệm nghệ thuật về con người, cuộc đời, về sự kiện gây
cười của nhà văn sẽ quy định toàn bộ mọi đặc điểm khác của thế
giới nghệ thuật từ nhân vật cốt truyện cho đến ngôn từ. Chính vì
vậy việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật là khâu đi trước để từ đó mà
ta tìm hiểu cụ thể các nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật của nhà văn
trong việc xây dựng nhân vật.
2. Mọi người đều biết văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu
tả, biểu hiện con người. Sự phong phú về cách miêu tả, biểu hiện
con người trong văn học là cội nguồn cho quan điểm đa dạng về con
người trong văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải cắt nghĩa sự cảm
thấy con người đã được hoá thân thành nguyên tắc, phuơng tiện,biện
pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học tạo nên giá trị nghệ
thuật và thẩm mỹ cho hình tượng nhân vật trong đó.
Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học.
Để xác lập loại hình nhân vật, người ta chia ra nhân vật chính diện, nhân
vật phản diện, nhân vật chính, nhân vật phụ... Về mặt cấu trúc có người
chia ra nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật
tư tưởng... Đó là những hình dung về chức năng và cấu tạo của nhân
vật. Song bên cạnh đó không thể xem nhẹ việc tìm hiểu quan niệm
của nhà văn về con người - tức là các nguyên tắc lí giải, cảm thụ của
chủ thể trong hình tượng nếu không sẽ dẫn đến việc giản đơn hoá bản
16
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
chất sáng tác của văn học, đặc biệt xem nhẹ sáng tạo tư tưởng của nhà

văn.
Văn xuôi hiện thực nhìn xã hội trong quan hệ với số phận và ứng
xử cá nhân. Hoàn cảnh là đối tượng quan tâm chính, nhưng con người
vẫn là điểm tựa để nhìn vào hoàn cảnh. Hiện thực xã hội nước ta dưới
chế độ thực dân phong kiến đầy rẫy sự bất công, gian trá, bao nhiêu
chuyện xấu xa độc ác hèn hạ, thảm hại mà người đương thời vẫn thấy
xảy ra hàng ngày, chung quanh mình, trước mắt mình, bất cứ chỗ nào.
Song con người trong cái xã hội ấy luôn tạo cho mình một vẻ bề
ngoài giả dối đối lập, với bản chất bên trong. Chuyện những quan lại
lớn nhỏ mà bọn thống trị thực dân cất nhắc đưa lên từ mọi nguồn bẩn
thỉu, để làm tay sai thu thuế, đốc phu bắt lính cho chúng, đối với quan
trên thì hết sức quị luỵ luồn cúi hầu hạ, nhưng đối với dân đen thì làm
trò ra oai, hống hách ức hiếp, bóp nặn, đục khoét không từ thủ đoạn nào
.Chuyện những tên địa chủ hoặc tư sản làm giàu bằng bóc lột hay lừa
bịp lại hiếu danh: chúng làm trò báo hiếu: ngày giỗ cha làm cỗ linh đình
mới bạn bè khách khứa đông ngùn ngụt nhưng lại đuổi bà mẹ già ra
khỏi nhà, rồi vì một chức "nghị gật" bỏ ra hàng nghìn , hàng vạn để
mua thì chẳng tiếc nhưng tính toán với người làm thuê trong nhà hay
người khốn khó vay nợ, đợ con thì cò kè từng xu, chuyện vợ chồng
diễn trò “tam tòng tứ đức”, "xuất giá tòng phu", kẻ làm trò chung thuỷ
... và còn biết bao nhiêu chuyện xấu xa, độc ác hèn hạ thảm hại hơn
nữa ...
17
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút của mình vạch toạc tất cả sự
thật đen tối, tàn nhẫn và mục nát ấy đến tận xương tuỷ.
Những chuyện xấu xa,bỉ ổi trong cái xã hội ấy cũng chính là đề tài
trong những chuyện đáng cười, đáng khinh, đáng ghét qua hàng mấy
trăm truyện ngắn và hàng chục tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan.

Đối với ông, mỗi con người là một diễn viên đóng vai trong tấn trò
đời "Đời là một sân khấu hài kịch". Tất cả mọi người đều đóng trò thì
ta có cả một xã hội giả dối, đánh mất bản chất chân thật. Con người bị
tha hoá không còn chung thuỷ, không còn nghĩa, không còn tình...
Bằng quan niệm con người làm trò, con người tha hoá, Nguyễn
Công Hoan đã cười vào cái xã hội giả dối phi nhân trong thực tại.
Cùng thời với Nguyễn Công Hoan, nhà văn Ngô Tất Tố trong tác
phẩm "Tắt đèn" lại có quan niệm khác hẳn. Nhân vật chính diện của ông
không bị tha hoá. Các phẩm chất của nhân vật chính diện như chị Dậu,
anh Dậu, cái Tý là những phẩm chất tốt đẹp, không bị thay đổi trước
sức ép của hoàn cảnh ...Mặc dù thấy được sự khắc nghiệt của hoàn cảnh
môi trường sống tác động đến tính cách con người nhà văn vẫn luôn tin
tưởng vào bản chất tốt đẹp của nhân vật chính diện.
Nam Cao- nhà văn hiện thực xuất sắc lại có quan niệm đặc biệt
riêng, ông chấp nhận con người bị tha hoá dị dạng nhưng ông cũng thấy
con người ở nơi sâu thẳm vẫn còn giữ được tình người ... Vì vậy, tác
phẩm của ông vừa đau đớn, vừa mạnh mẽ, nhức nhối. Nam Cao là nhà
văn đặt được những vấn đề con người bức xúc nhất, sâu sắc nhất, nan
giải nhất.
18
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
Như vậy, mỗi một nhà văn đều sáng tạo ra kiểu nhân vật riêng của
mình và có quan niệm riêng về con người. Sự đa dạng riêng về phong
cách ở từng dòng văn học rộng hơn là một nền văn học trước hết chính
là sự đa dạng về quan niệm, chủ yếu là quan niệm về con người ở mỗi
nhà văn. Các tác giả văn xuôi hiện thực Việt Nam nổi tiếng giai đoạn
1930 - 1945 như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao... mỗi người đều có một quan niệm nghệ thuật khác nhau về
con người, điều đó ảnh hưởng từ nhiều phía. Với Nguyễn Công Hoan

ấn tượng tuổi thơ, ảnh hưởng của gia đình, hoàn cảnh xã hội cùng cá
tính hài hước đã góp phần hình thành nên quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà văn.
3. Ngay từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã có khiếu hài hước. Ông đã
từng diễn trò cho cả nhà xem và những người giúp việc trong nhà, ông
pha trò rất có duyên và lại học được điệu bộ của những kép diễn ở rạp
để làm cho mọi người đựơc cười "Tôi bắt chước Môlie, tôi cũng làm hài
kịch. Những hài kịch của tôi mới đầu chỉ là những màn ngắn mà diễn
viên cương ra những câu nói nhảm để chế ông thầy bói, thầy cúng,
phỏng theo truyện tiếu lâm. Diễn viên chính bao giờ cũng là tôi. Vì tôi
pha trò có duyên, lại học được nhiều điệ bộ của những kép diễn ở rạp
nên buổi biểu diễn thu hút được nhiều khán giả dần. Khá giả của tôi tối
đầu, là các anh chị và những người giúp việc trong nhà. Rồi tiếng cười
vang ra đến trại lệ, trại cơ, anh em lính cũng rủ nhau vào xem’.
Hài kịch của tôi trứơc hết chỉ có mục đích làm cho mọi người cười
sặc sụa, chứ không có nghĩa lý gì. Nhưng rồi sau vì tối nào cũng quay đi
19
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
quay lại từng ấy trò, tôi sợ nhàm lên phải thay đổi. Tôi bèn tìm ra những
thói xấu của người xung quanh làm đề tài dựng nên kịch để chế nhạo.’
Khi đi học Nguyễn Công Hoan sớm có cái ranh mãnh, tinh quái
nghịch ngợm của tuổi học trò... "Làm giấy khai sinh là một vịêc nghiêm
chỉnh nhưng tôi không bỏ được thói tinh nghịch. Muốn ngày sinh tháng
đẻ của tôi có ý nghĩa dối trá, tôi đã lấy ngaỳ 1 tháng 4 là ngày mà phong
tục nước Pháp cho phép cả nước được nói lừa để đùa nhau. Tôi khai đẻ
1905, lậu hai tuổi’. Ông cũng rất ham đọc sách báo và nhớ nhiều nhất là
văn thơ trào phúng.
Nhà văn có một quãng đời tuổi thơ sớm được tiếp xúc với cảnh
ngang trái của xã hội. Nó in dấu ấn khá đậm đến nếp nghĩ, nếp làm sau

này "Nếu tờ giấy trắng được nhuộm mày nào đầu tiền thì cái màu ấy là
nền, nó rõ mãi và bền mãi. Thì trong đời người ta những điều mắt thấy
tai nghe được nhớ lâu nhất, ảnh hưởng lâu nhất, tạo cho con người một
nền tảng về tư tưởng đối với sự việc, một khả năng làm cái gì sau này
cũng là ở trong thời kỳ niên thiếu, óc còn thơ ngây trong trắng. Vậy thì
những điều mắt thấy tai nghe có ảnh hưởng nhiều nhất, mạnh nhất và
sâu nhất đến nếp nghĩ và nếp làm của tôi cố nhiên là ở quãng đời của tôi
từ năm lên mười tuổi đến năm hai mươi tuổi (1912 - 1922) trong quãng
đời ấy tôi bắt đầu biết nhìn, biết nghe và biết hiểu dần dần. Hiểu để biết
nghĩ, nghĩ để lại thích nhìn và thích nghe một loạt sự việc nào đó xảy ra
ở trước mắt và bên tai’
Mặt khác ông sinh ra trong một gia đình quan lại khoa bảng
thất thế "Tôi sinh trưởng trong một gia đình phong kiến suy tàn về
20
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
chế độ đổi thay nên bị nép về. Do đó tôi đã chịu sự giáo dục hằn
học với quan lại ôm chân đế quốc để mưu cầu phú quý trên lưng
những người nghèo hèn. Những câu chuyện kể tội ác của bọn quyền
quý tạo cho tôi tính tò mò, thích nhìn, thích nghe những lại chuyện
ấy. Mắt tôi lại được chứng kiến những cảnh ấy, củng cố cho tôi lập
trường chính trị, thiện cảm với ai, ác cảm với ai.(Đời viết văn của
tôi).
Khi trưởng thành Nguyễn Công Hoan trở thành một công chức
bình thường với nghề dạy học.Ông nói về nghề của mình: "Nghề dạy
học của tôi cũng là nghề bị bạc đãi, nghề viết văn của tôi, lại là nghề bị
tình nghi. Đế quốc ghét tôi, quan lại, gian ác thì tôi cho nên quá mù ra
mưa, tôi cũng không yêu quí gì bọn ấy.
Nếp nhìn, nếp nghe trong thủa thiếu thời của tôi vẫn được tiếp tục
trong tuổi thanh niên. Sự đụng chạm với các tầng lớp nhà giàu ở thành

thị, sự giao thiệp với các nhà nghèo ở nông thôn, những việc mắt thấy
tai nghe ở cửa quyền làm cho tôi hiểu biết rộng rãi về trường đời. Tất cả
những cái ấy ảnh hưởng đến tôi, đào tạo cho tôi một sở trường viết
truyện ngắn và một khả năng sáng tác truyện về xã hội”.
Đó là những xu hướng hình thành nên quan niệm về con người
của Nguyễn Công Hoan.PGS Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét thật
xác đáng:”Hoàn cảnh xã hội ,môi trường gia đình, thế giới quan nhà
văn đã mài sắc,phát huy năng khiếu trào phúng của ông và ngay từ
sớm cảm quan trào phúng đã bắt gặp cảm quan xã hội của nhà văn”.
21
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
Sống dưới chế độ thống trị của thực dân, nhà văn thấy cái gì
cũng là giả dối, lừa bịp đáng khôi hài. Vì vậy với ông cuộc đời là
một sân khấu hài kịch, ông đã cho thấy đối tượng tiếng cười là trạng
thái khôi hài của cuộc đời. Nếu như Nam Cao cuộc đời chỉ là sự
‘chết mòn”chết khi đang sống. Đối với Vũ Trọng Phụng”đời chỉ
toàn là những sự vô nghĩa lí,đời là một cơn giông tố làm đảo điên
tất cả.Bố con trở thành kẻ thù,anh em ruột trở thành vợ chồng
(Giông tố), nghèo đói trở thành triệu phú, thằng mạt hạng trở thành
vĩ nhân (Số đỏ)..tất cả quay cuồng, hỗn loạn điên đảo tất cả là một
“xã hội khốn nạn”, “xã hội chó đểu”, thì với Nguyễn Công Hoan tất
cả từ đạo lý, công thương, tình phụ tử, nghĩa vợ chồng đều trở thành
trò hề.
Các xã hội ấy “tấn trò đời” ấy vốn tiềm tàng mâu thuẫn được
phát hiện qua cái nhìn nhạy bén đặc biệt là của nhà văn trào phùng
Nguyễn Công Hoan đã tạo nên được những tấn trò nghệ thuật đặc
sắc, sinh động được thể hiện qua thế giới nhân vật trong những
sáng tác trước cách mạng.
II... đến thế giới nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của

Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan là một trong số không nhiều nhà văn đã có thể
in rõ dấu ấn bản sắc riêng của mình lên bối cảnh văn học Việt Nam hiện
đại, đặc biệt văn học 1930 - 1945. Ông viết khá nhiều sáng tác văn xuôi
thuộc mọi thể loại nhưng trong đó truyện ngắn là phần đặc sắc hơn cả.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về truyện ngắn thì có thể sẽ không có được
22
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
một cái nhìn toàn bộ về nhà văn - một cây bút hiện thực sắc sảo về
nhiều mặt xấu xa của xã hội cũ... Ưu điểm này thể hiện rõ trong hệ
thống truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan trước
cách mạng .Sau cách mạng tháng Tám-1945 Nguyễn Công Hoan vẫn
tiếp tục sáng tác song vì nhiều lí do các tác phẩm của ông không được
phát huy trong nền văn học mới.
Bằng sự từng trải và kinh nghiệm sống dồi dào cùng với cái nhìn
nghệ thuật của nhà văn là nhìn vào mặt trái của cuộc đời, mắt trái của
con người... bộ mặt xã hội trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan bị
phơi ra với tất cả sự xấu xí, trống rỗng, vô hồn, vô cảm, đê tiện, thấp
hèn. Đó là cả một xã hội gồm đủ mặt các loại người: nông dân địa
chủ, lý lịch, cường hào, nghị viên, quan lại, quan huyện, quan tuần,
quan tuần, quan phủ, công nhân, phu phen, thợ thuyền, con buôn, tư
sản, thấu khoán các loại tiểu tư sản trí thức, người làm nghề tự do,
thầy thuốc, nhà báo, nghệ sĩ, học trò, công chức, cô đầu, gái điếm,
phu xe, con sen, đứa ở, kẻ cắp, hát xẩm, bồi bếp, lính tráng, tây đen,
me tây , lính cơ, thầy quyền, chủ báo. Tẩt cả làm thành bức tranh đời
khá nhiều màu sắc, một tấn trò đời với nhiều cung bậc khác nhau của
tình cảm: hài hước, đau xót, thương tâm, uất ức, khinh bỉ, căm giận.
Bức tranh đời khá phong phú ấy cùng với cách nhìn của nhà văn
cho chúng ta thấy rõ đối tượng trào phúng đả kích được thể hiện dưới

dạng thể kết hợp khái quát và cá biệt.
Trước hết Nguyễn Công Hoan nhìn đời theo quan niệm giaù-
nghèo. Nguyễn Đăng Mạnh đã viết : “Quan điểm giàu nghèo đã trở
23
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
thành một niềm tin, một nguyên tắc nhận thức luận bền vững giúp ông
phám phá ra biết bao chuyện bất công, vô lý, vô nghĩa trong xã hội cũ:”
Một đằng chẳng làm gì mà ăn ngập mặt không hết tiền, một đằng thi vất
vả đủ đường mà suốt đời đói rách.(Đọc lại truyện ngắn trào phúng
Nguyễn Công Hoan).
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhận xét: “Mâu thuẫn giữa
giàu - nghèo trong xã hội là nỗi ám ảnh thường trực, trở thành ý thức
nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan, chi phối cả cách dựng truyện, cách
kết cấu, xây dựng nhân vật trong tác phẩm của ông”.
Hầu hết truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đều
xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo, kẻ giàu là bọn có
thế lực, địa vị, bọn thực dân, bọn quan lại, cả quan ông lẫn quan bà, bọn
tư sản, địa chủ, cường hao, lính tráng.thủ phạm gây ra những chuyện
xấu xa nhơ nhuốc trong xã hội. Người nghèo là lớp dân nghèo thành thị,
phu xe, kép hát, người ở, ăn mày, gái điếm, lưu manh, mở rộng ra ông
đi vào đời sống nông dân, công nhân.
Nghèo dưới con mắt của Nguyễn Công Hoan cũng không tránh
khỏi các nết xấu, có các thói tật. Đó là một cái nhìn trào lộng của một
người bị quan nhìn cuộc đời toàn những cái đáng cười. Cười để chế
giễu, khinh bỉ, đau xót, căm giận, cười ra nước mắt của một tấm lòng ưu
ái, nhân hậu.
1.Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan hầu
như đều có một ngoại hình xấu xí. Điều này trở thành thói quen, ý thức
thẩm mỹ trong ông. ‘Tôi vẽ người xấu nhạy hơn người tốt. Bởi vì tôi

24
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan
vốn bi quan nên nhìn mọi vật bằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía
xấu. Phía xấu dễ nhập tâm hơn phía tốt”.
Ta hãy xem cách miêu tả bức chân dung của một bà cụ". Người
đàn bà ấy trạc ngoài sáu mươi tuổi, trông rõ quê mùa, đần ngốc. Mặt
mũi đen đủi, dăn deo, xấu như con khỉ. Hai mắt thì toét nhoèn những
nhử. Cái hàm trên thì chìa ra như mái hiện. Hai tay thì lóng cóng, ghí
cái nút buộc dải yếm vào tận mắt, lúng túng cởi mãi mới lấy được
miếng trầu, bỏ vào mồm, nhai phóm phém. Trông lại càng xấu. Cái áo
vải nâu dày cồm cộp cái quần một ống - nói nôm na ra là cái váy-lùng
thùng như cái bồ,chỗ thì ướt,chỗ thì khô. Có lẽ là bộ cánh quí nhất nên
ra tỉnh mới dám mặc đến, nay bị ướt thì tiếc nên cố vắt mãi cho khỏi
đẫm nước mưa. Rồi lại cởi cái khăn vuông ra để hớ cái đầu bạc trọc
tếch mà gãi, nhăn mặt lại mà gãi. Rồi lấy ngay cái khăn đội đầu ấy mà
lau chỗ gấu váy có dính đất. Gớm, sao mà người đâu lại có người không
biết thế nào là bẩn cả!.
Rét đã run lên chẳng được, lại còn cứ lẩm bẩm nói một mình.
Không biết nói những gì? Tính công tính việc hay là than thở, hay là vui
thú cái chi chi ? Nhưng thế thực rõ là cái lối người thuả bé chưa hề
được thấy cái gì là hể hả". Đó là chân dung của một bà mẹ ông chủ sang
trọng - ông chủ hãng xe ô tô Con Cọp. Nhưng bà mẹ không được kính
trọng, bị hắt hủi thì khác gì kẻ ăn xin.
Đây là một bức chân dung của thằng ăn cắp:
" Trông nó đáng sợ thật. Hai mắt trắng dã, lấm la lấm lét. Tóc thì
bồng lên như tổ quạ. Da đen thui thủi, mặt rạn như men lọ cổ.
25

×