Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nghiên cứu ương tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man 1897) từ nguồn tôm giống sản xuất ở các độ mặn khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.92 KB, 55 trang )

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man 1897) phân bố rộng ở
các vùng nước ngọt và lợ trên thế giới và tập trung ở khu hệ Ấn Độ Dương
và Tây Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố chủ
yếu ở các tỉnh nam bộ, đặc biệt là vùng nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL).
Đây là loài tôm có kích thước lớn nhất trong các loài tôm vùng nước ngọt,
thịt thơm ngon không có nhiều cholesterol, nên được ưa chuộng trong nước
cũng như trên thế giới. Nhiều nước nuôi tôm càng xanh mang lại kinh tế cao
như: Đài Loan, Pháp, Mỹ Đặc biệt là Isarel.
Ở nước ta, đặc biệt là vùng nước ngọt ĐBSCL hội đủ các điều kiện cho
nghề nuôi tôm thương phẩm. Điều kiện thời tiết rất thuận lợi cùng với diện
tích mặt nước có thể tận dụng để nuôi tôm càng xanh đã tạo cho vùng này
một phong trào nuôi tôm càng xanh rầm rộ trong những năm gần đây. Các
mô hình người dân thường áp dụng là: Ao, mương vườn, đăng quầng, nuôi
kết hợp với ruộng lúa đa số người dân sử dụng giống thu gom từ tự nhiên,
một số ít sử dụng giống nhân tạo. Tuy nhiên, giống tự nhiên ngày càng cạn
kiệt và thói quen sử dụng con giống tự nhiên không còn phù hợp nữa. Do
đó, phong trào sản xuất giống tôm nhân tạo phát triển mạnh trong những
năm gần đây nhằm để đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi.
Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống với nhiều
quy trình khác nhau trong đó có quy trình nước xanh cải tiến. Bên cạnh đó,
cũng có nhiều công trình nghiên cứu ương ấu trùng tôm càng xanh ở các độ
mặn khác nhau nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào để đánh giá tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ sống cũng như năng suất tôm nuôi từ nguồn tôm giống được
sản xuất ở các độ mặn khác nhau khi được đem ra nuôi ở môi trường nước
ngọt. Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ương tôm càng
xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man 1897) từ nguồn tôm giống sản


xuất ở các độ mặn khác nhau”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1
Nhằm đánh giá chất lượng con giống được ương trong môi trường có độ
mặn khác nhau.
Đánh giá tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất nuôi tôm càng xanh từ nguồn
tôm giống ương ở các độ mặn khác nhau.
Mục đích của thí nghiệm này nhằm kiểm chứng và so sánh sự khác biệt về
ảnh hưởng của các độ mặn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm nuôi.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Sản xuất giống tôm càng xanh ở các độ mặn khác nhau 6‰ (NTI), 9‰
(NTII), 12‰ (NTIII).
Nuôi tôm trong bể từ nguồn tôm bột ương ở các độ mặn khác nhau 6‰, 9‰,
12‰ trong 3 tháng.
Phần 2
2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.1. Trên thế giới
Nghề nuôi tôm trên thế giới đã có từ lâu. Tuy nhiên, so với nghề nuôi tôm
biển, nghề nuôi tôm càng xanh chỉ mới đạt được những thành công bước
đầu, đặc biệt là từ khi Ling (1959) đã phát hiện ra đặc điểm sinh thái và sinh
sản của tôm càng xanh.
Ling đã làm thí nghiệm ở Penang Malaysia đã thành công trong việc sản
xuất giống tôm càng xanh, khép kín chu trình sản xuất giống tôm từ ấu
trùng lên giai đoạn trưởng thành.
Năm 1961 Ling lần đầu tiên phát hiện ra tôm trong giai đoạn ấu trùng cần
phải có một nồng độ muối thích hợp cho sự phát triển. Đây là mốc quan
trọng đánh dấu thành công cơ bản đầu tiên.
Ling công bố công trình sinh học tôm càng xanh ở Malaysia (1962).

Sau 4 năm nghiên cứu (1962- 1966) Ling đã cho ra đời tác phẩm “ Sinh lý
và phương pháp nuôi tôm nước ngọt”. Kết quả này đã góp phần vào việc
phát triển nghề nuôi tôm càng xanh. Trong thực tiễn tác giả đã sử dụng nước
xanh, thức ăn tổng hợp và artemia đã sản xuất được 4-6 triệu tôm giống
Fujimura (1965) chuyển tôm bố mẹ từ Malaysia sang Hawai đễ sản xuất
giống đại trà thành công. Đây là mốc thành công quan trọng thứ hai.
Tiếp theo đó năm 1972, công trình sản xuất Postlarvae với số lượng lớn của
Fujimura và Okamoto đã được những thành tựu đáng kể ở Hawai.
Năm 1977, Aquacop theo dõi sự biến động hoá học của nước trong quá trình
ương tăng sản của tôm càng xanh phải giữ nguồn nước trong sạch không
cho các khí độc sinh ra từ sự dư thừa thức ăn như đạm dạng nitrite và
amonia, khống chế chất lượng nước là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá
trình ương.
Năm 1978, Trung tâm nghiên cứu nghề cá nước lợ Tepera (Indonesia) đã
tiến hành sản xuất hàng loạt tôm bột với việc dùng thức ăn tự pha chế (bột
cá + sữa + trứng vịt + nước + bột mì) có bổ sung Artemia, kết quả tỷ lệ
sống đạt 63,4%.
Qui trình nước trong hở được Ling nghiên cứu và đề xuất vào năm 1966,
sau đó được hoàn thiện bởi Aquacop (1984). Đặc điểm chính của qui trình
3
này là nước trong bể ương được thay hàng ngày bằng nước sạch và có thể
ương với mật độ cao.
Qui trình nước trong kín hay còn gọi là qui trình nước trong tuần hoàn được
Sandifer nghiên cứu qui trình này từ năm 1976 và được Aquacop hoàn thiện
vào năm 1984 . Đặc điểm quan trọng của qui trình này là nước từ hệ thống
bể ương được đưa đến bể lọc sinh học nhờ hệ vi khuẩn chuyển hoá ammonia
(N-NH
3
) và nitrite (N-NO
2

) có tính độc cao thành (N-NO
3
) ít độc đối với ấu
trùng tôm và từ đó có thể tái sử dụng cho việc ương nuôi mà không cần thay
nước. Ưu điểm của qui trình này là tiết kiệm được nước ương cho trại giống.
Qui trình nước xanh được Fujimura nghiên cứu từ năm 1966 đến năm 1974
mới hoàn chỉnh. Đặc điểm chính của qui trình này là định kỳ thay nước bể
ương 1-2 ngày/ lần và bổ sung tảo Chlorella thuần vào bể ương với mật độ
75000-1500000 tế bào/mL nước.
Năm 1986 Ang và Cheng đã có một số cải tiến từ qui trình nước xanh và đã
đạt được những thành công quan trọng và được gọi là nước cải tiến. Đặc
điểm chính của qui trình này là có sử dụng tảo Chlorella, không thay nước
bể ương, không hút cặn đáy trong suốt quá trình ương và cho tỷ lệ sống ấu
trùng cao.
Theo New (1988) tại Thái Lan ương ấu trùng tôm càng xanh với mật độ 30-
50 ấu trùng/lít đạt tỷ lệ sống 33-40% khi áp dụng qui trình nước trong.
Ang Kok Jee và Cheah (1986), tại Malaysia tiến hành ương với mật độ 25
ấu trùng/lít, tỷ lệ sống 36-77% ở nồng độ muối 12‰ theo mô hình nước
xanh cải tiến.
Trong suốt từ năm 1960 đến năm 1990 tôm bố mẹ được di nhập từ Đông
Nam Á và Hawai đến nhiều nơi ở Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu. Từ đó,
nghề nuôi tôm phát triển đại trà ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển mạnh không chỉ ở các nước có
tôm phân bố tự nhiên như: Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Malaysia,
Indonesia, Việt Nam mà còn phát triển ở các nước mới nhập tôm càng
xanh như :Mỹ, Trung Quốc, Mexico, Brazil, Israel, Đài Loan.
Sản lượng nuôi tôm càng xanh năm 1980 đạt 20.000 tấn/năm đến năm 1987
đạt 50.000 tấn/năm (New, 1988), hiện nay nghề nuôi tôm càng xanh đã có
mặt trên 30 quốc gia và được nuôi bằng nhiều hình thức nuôi như nuôi thâm
canh, bán thâm canh trong bể ximăng, trong ao hồ, nuôi ghép với cá rô phi

Ở Thái Lan nuôi thâm canh trong ao đạt năng suất từ 6-8 tấn/ha/vụ. Tất cả
các nước trên thế giới đều sử dụng nguồn tôm nhân tạo để nuôi nhất là thả
4
trực tiếp tôm bột từ 15-20 ngày tuổi hay tôm ương lên giống nhỏ và tôm bột
nuôi được ương ở độ mặn 9-12‰.
2.1.2. Ở Việt Nam
Trước 1975 hầu hết các tác giả nghiên cứu về tôm càng xanh chỉ dừng lại ở
việc thu thập số liệu, tổng kết các thông tin từ tài liệu của nước ngoài và
kinh nghiệm của nông dân nhằm mục đích phục vụ cho khai thác.
Năm 1975, FAO đã đầu tư xây dựng trại tôm càng xanh đầu tiên tại Vũng
Tàu. Tuy nhiên, sau ngày giải phóng trại trong tình trạng xây dựng chưa
hoàn chỉnh và chưa hoạt động. Đến năm 1987, thông qua Uỷ ban quốc tế
sông Mekông, chính phủ Úc đã tài trợ khôi phục, hoàn thiện và đưa vào hoạt
động trại tôm Vũng Tàu.
Các cơ quan viện trường như: Viên nghiên cứu nưôi trồng Thuỷ sản II,
trường Đại Học Cần Thơ từ những năm 1980 đã có nhiều nghiên cứu và ứng
dụng các qui trình nước trong kín, nước trong hở và nước xanh trong sản
xuất giống tôm càng xanh và đạt được những kết quả quan trọng (Thắng,
1993). Từ năm 1998 đến nay, khoa thuỷ sản trường Đại Học Cần Thơ đã
tiến hành và ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo hướng mới với mô hình
nước xanh cải tiến và đạt được những thành công quan trọng, đã nâng cao tỷ
lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh theo mô hình nước xanh cải tiến có thể
pha nước ương ở nồng độ muối từ 6‰-12‰ (Đặng Hữu Tâm, 2003). Cũng
theo Đặng Hữu Tâm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh không ổn định
và dao động rất lớn, ở nghiệm thức nồng độ muối 3‰ cho tỷ lệ sống thấp
nhất 31% và tỷ lệ sống cao nhất ở nồng độ muối 9‰ là 56%. Khi so sánh
thống kê về tỷ lệ sống giữa các lô thí nghiệm không có sự khác biệt có ý
nghĩa (P>0,05). Với kết quả này cho thấy nồng độ muối thấp hơn 12‰ (6‰
và 9‰) ấu trùng tôm càng xanh vẩn phát triển tốt và cho tỷ lệ sống cao
tương đương so với nồng độ muối 12‰. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê

cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức về nồng độ muối nhưng ở
nghiệm thức nồng độ muối 3‰ thì ấu trùng phát triển chậm và tỷ lệ sống
thấp. Như vậy, có thể sơ bộ kết luận rằng sử dụng nước có nồng độ muối
6‰-9‰ để ương ấu trùng tôm càng xanh và tiết kiệm được nguồn nước
mặn. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho biết ở nồng độ muối 3‰, 6‰, 9‰,12‰
tốc độ tăng trưởng của ấu trùng tôm càng xanh tỷ lệ thuận với nồng độ
muối. Ở nghiệm thức 3‰ ấu trùng ở giai đoạn 2-3 trong khi ở nghiệm thức
12‰ ấu trùng xuất hiện giai đoạn 3-4. Ngoài ra, tỷ lệ phân thành nhóm
không lớn, nghiệm thức 3‰ có hai nhóm (giai đoạn 2-3) trong đó giai đoạn
5
2 chiếm 15%, tương tự ở lô đối chứng 12‰ cũng có hai nhóm (giai đoạn 3
và 4) trong đó giai đoạn 4 chiếm 15%.
Ở Cần Thơ, từ năm 1991 nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thả giống ít và
không đầu tư thức ăn, những năm 1992-1998 mức độ đầu tư tăng dần ở mật
độ 1-3 con/m
2
, sản lượng tôm càng xanh qua các năm phụ thuộc vào mức
nước lũ, năm 1997 có lũ lớn nên năng suất cao.
2.2. Tôm Càng Xanh (Macrobrachium rosenbergii)
2.2.1. Phân loại và hình thái
Phân loại
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Crustacea.
Bộ: Decapoda.
Họ: Palaemonidae.
Giống: Macrobrachium.
Loài: Macrobrachium rosenbergii
.
Hình 1.Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
Hình thái

Tôm càng xanh là loài có kích cỡ lớn nhất trong các loài tôm nước ngọt, cơ
thể gồm hai phần:
Phần đầu ngực phía trước được bao dưới tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực.
Phần bụng phía sau gồm có 6 đốt có thể cử động và 1 đốt đuôi, tấm vỏ phía
trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên tấm vỏ hai phủ vòng 1 và 3.
Các đốt bụng hơi tròn trên mặt lưng và hẹp 2 bên.
6
Tôm nhỏ, cơ thể màu trong sáng, trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen
2 bên, tôm trưởng thành có những vạch màu xanh hơi sậm ngang lưng xen
kẻ với màu trắng trong cơ thể. Tôm có chủy dài vượt vảy râu, uống cong từ
đoạn giữa chủy, gốc chủy ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào chủy có 11
-16 răng trên chủy, 10-15 răng dưới chủy.
Có 2 đôi chân ngực đầu tiên của tôm chuyển hoá thành càng, đôi càng thứ 2
to và dài dùng để bắt mồi và tự vệ. Khi còn nhỏ, đôi càng có màu vàng cam,
chưa có gai hay có gai rất mịn trên càng, chưa có hay có rất ít lông tơ khi
tôm lớn, đôi càng có màu xanh đậm, xuất hiện nhiều lông tơ và gai nhọn
trên càng.
2.2.2. Phân bố
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) phân bố rộng ở các nhiệt đới
và á nhiệt đới, tập trung nhiều ở khu hệ Ấn Độ và Tây Nam Thái Bình
Dương.Tôm phân bố hầu hết ở các thuỷ vực nước ngọt trong nội địa như:
Sông, hồ, ruộng, đầm hay cả các vùng nước lợ khu vực cửa sông.
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thuỷ vực độ mặn 18‰ đôi khi cả
25‰ vẫn thấy xuất hiện.
2.2.3. Chu kỳ sống
Hình 2: Vòng đời của tôm cáng xanh
Vòng đời của tôm càng xanh có bốn giai đoạn (Trứng, ấu trùng, hậu ấu
trùng và tôm trưởng thành). Tôm trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt
khi thành thục, tôm bắt cặp, đẻ trứng và trứng dính vào chân bụng của tôm

mẹ, tôm di cư ra vùng cửa sông nước lợ (6‰-18‰) để nở.
7
Ấu trùng nở ra sống phù du trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu
trùng. Lúc này ấu trùng có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt như: Sông,
ruộng, ao, hồ để sống và lớn lên.
Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp
để sinh sản và vòng đời lại tiếp tục.
2.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tập tính ăn
Tôm càng xanh là loài ăn tạp thiên về động vật như các loài nguyên sinh
động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, mảnh cá vụn, mùn
bã hữu cơ Hình dạng và mùi thức ăn cũng là yếu tố quan trọng kích thích
sự bắt mồi của tôm. Tôm ăn vào chiều tối và sáng sớm.
Nhu cầu dinh dưỡng
Chất đạm: Có vai trò quan trọng trong thành phần thức ăn cua tôm. Mức
đạm tối ưu của tôm là 27-35%, nhu cầu đạm thay đổi theo sự giai đoạn phát
triển. Đối với ấu trùng thì nhu cầu đạm cao hơn. Đối với post tỷ lệ giữa đạm
động vật và thực vật tốt nhất là 1:3. Đối với tôm bố mẹ hàm lượng đạm
khoảng 40-45%.
Chất béo: Giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng và sinh sản của tôm, chất
béo của tôm trong khoảng 6-7,5% và thay đổi theo quá trình phát của tôm.
Hàm lượng cần bổ sung cho tôm bố mẹ khoảng 8-10%, không vượt quá 10%
trọng lượng thức ăn. Ngoài ra hàm lượng Cholestoronl 0,5-1% cũng rất cần
thiết cho tôm con.
Chất bột đường: Là nguồn cung cấp năng lượng hoá học chủ yếu tôm càng
xanh có men tiêu hoá chất bột đượng hoạt động mạnh hơn các loài tôm biển.
Ngoài ra chúng còn có khả năng sử dụng chất bột đường dạng cao phân tử
phức hợp tốt hơn so với đường đơn. Thức ăn có hàm lượng chất bột đường
cao đến 40% vẫn cho kết quả về tăng trưởng của tôm.
Vitamine và khoáng: Vitamine giữ vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, sự

thiếu hụt lâu dài vitamine sẻ dẩn đến sự xuất hiện các triệu chứng bệnh lý,
hàm lượng vitamine ở giai đoạn giống 100-500mg/kg thức ăn. Nhu cầu về
khoáng cho giáp xác dao động trong khoảng 2-19,5% tính theo trọng lượng
thô.
2.2.5. Đặc điểm sinh trưởng
Sự tăng trưởng của tôm tuỳ thuộc vào giai đoạn, giới tính, điều kiện ương
nuôi như: Môi trường, mật độ, dinh dưỡng
8
Quá trình lột xác của tôm được chia làm các giai đoạn : Giai đoạn tiền lột
xác; Giai đoạn lột xác; Giai đoạn hậu lột xác; Giai đoạn giửa chu kỳ lột xác.
Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn, tôm đực lớn nhanh hơn
tôm cái, tôm được bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành
thục hơn so với tôm ăn thức ăn công nghiệp hoàn toàn, trong điều nuôi có
thể đạt 35-40g sau 6 tháng nuôi và 70-100g sau 8 tháng nuôi.
2.2.6. Đặc điểm sinh sản
Phân biệt tôm đực và tôm cái
Tôm đực: Có kích cỡ lớn hơn tôm cái cùng tuổi. Đầu ngực tôm đực to hơn
và có khoang bụng hẹp hơn tôm cái, đôi càng thứ hai to, dài và thô. Ngoài
ra, lỗ sinh dục con đực ở gốc chân ngực 5, nhánh phụ đực mọc kế nhánh
trong của chân bụng 2.
Tôm cái: Có lỗ sinh dục ở gốc chân bụng 3, trên các chân bụng có nhiều
lông tơ.
Thành thục, giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng
Tôm sinh sản hầu như quanh năm tuỳ từng nơi, tôm cái thành thục lần đầu
khoảng 3-3,5 tháng kể từ post
10-15
, kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục 10-
13cm và 7,5g, tuy nhiên tuổi và kích cỡ thành thục còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như môi trường và thức ăn.
Khi buồng trứng đạt giai đoạn IV, tôm cái lột xác tiền giao vĩ, sau 1-22 giờ,

thường từ 3-6 giờ tôm bắt đầu giao vĩ, tôm đực lúc này vẫn còn ở trạng thái
vỏ cứng, quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm trong vòng 20-30 phút. Sau
khi giao vĩ 2-5 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng, trứng dính từng chùm vào các
lông tơ của các đôi chân bụng, thời gian đẻ khoảng 10-60 phút, thường 15-
20 phút.
Quá trình ấp trứng, tôm thường dùng chân bụng quạt nước để tao dòng
nước, làm thoáng khí cho trứng, tôm thường dùng các đôi chân ngực để loại
bỏ trứng hư hay các vật lạ dính vào. Tuỳ nhiệt độ ấp mà thời gian ấp có thể
từ 15-23 ngày.
Sức sinh sản tôm thông thường 20.000-80.000 trứng, trung bình sức sinh
sản tương đối khoảng 500-1000 trứng/g tôm cái có thể tái phát dục và đẻ lại
sau 16-45 ngày hay có thể sau 7 ngày. Tuỳ trường hợp có thể tái phát dục và
đẻ lại 5-6 lần trong năm.
Sự phát triển phôi
9
Trứng mới đẻ có hình elíp, kích cỡ khoảng 0,6-0,7mm. Sau 24 giờ trứng
phân chia nhân hoàn thành.
Theo sự phát triển của phôi, trứng chuyển từ màu vàng-cam-xám đen là sắp
nở và hình thành phôi với mắt to đen, sau 17-23 ngày trứng sẻ nở trong
vòng 4-6 giờ.
Sự phát triển ấu trùng
Ấu trùng mới nở sống phù du, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ (6-
16‰) để sống và phát triển. Ấu trùng sẻ chết sau 3-4 ngày nếu không có
nước lợ.
Ấu trùng ăn liên tục, thức ăn động vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng các động
vật thủy sản. Ấu trùng chảy qua 11 lần biến thái để hình thành hậu ấu trùng.
2.2.7. Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường được thể hiện như sau: (Theo Nguyễn Thanh Phương
và ctv, 2003)
Nhiệt độ (

0
C): 26-31
0
C, tốt nhất 28-30
0
C
pH: 7-8,5
Độ măn (‰): Giai đoạn ấu trùng 6-18‰, tốt nhất 10-12‰. Tôm trưởng thành từ
0 - 25‰, tốt nhất dưới 10‰
Oxy hoa tan (mg/l) : Lớn hơn 3 mg/l
Đạm : Amonia <0,1mg/l, Nitrite <0,1mg/l, Nitrate <20mg/l
Photphate : <0,1mg/l
H
2
S : <0,003mg/l
Độ cứng : Thích hợp trong khoảng 50-150 mgCaCo
3
/l
2.2.8 Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
Theo Đỗ Thị Thanh Hương và ctv (2004) thì ở độ mặn 6‰, 9‰, 12‰, tỷ lệ
sống của ấu trùng tôm càng xanh lần là 64,3%, 57,4%, 69,2% khác biệt không
có ý nghĩa thống kê nhưng ở độ mặn 3‰ tỷ lệ sống của ấu trùng rất thấp 27,6%.
Theo D.Ismael và G.S.Moreira (1997) nghiên cứu ành hưởng của nhiệt độ và độ
mặn lên tỷ lệ sống cùa ấu trùng tôm Macrobrachium acanthurus (0, 7, 14, 21, 28
và 35‰ ờ các mức nhiệt độ 15, 20, 25, 30°C), cho thấy trong môi trường nước
ngọt với tất cả các mức nhiệt độ ấu trùng đều chết. Tỷ lệ sống cao nhất khi nhiệt
độ từ 25-30°C ứng với độ mặn từ 14-21‰.
10
Theo Đặng Hữu Tâm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh không ổn định
và dao động rất lớn, ở nghiệm thức nồng độ muối 3‰ cho tỷ lệ sống thấp

nhất 31% và tỷ lệ sống cao nhất ở nồng dộ muối 9‰ là 56%. Khi so sánh
thống kê về tỷ lệ sống giữa các lô thí nghiệm không có sự khác biệt có ý
nghĩa (P>0,05). Với kết quả này cho thấy nồng độ muối thấp hơn 12‰ (6‰
và 9‰) ấu trùng tôm càng xanh vẩn phát triển tốt và cho tỷ lệ sống cao
tương đương so với nồng độ muối 12‰. Tuy nhiên, ở nghiệm thức nồng độ
muối 3‰ thì ấu trùng phát triển chậm và tỷ lệ sống thấp. Như vậy, có thể sơ
bộ kết luận rằng sử dụng nước có nồng độ muối 6‰-9‰ để ương ấu trùng
tôm càng xanh và tiết kiệm được nguồn nước mặn. Bên cạnh đó, tác giả
cũng cho biết ở nồng độ muối 3‰, 6‰, 9‰,12‰ tốc độ tăng trưởng của ấu
trùng tôm càng xanh tỷ lệ thuận với nồng độ muối.
11
Phần 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: Cân 2 số lẻ Satorius, kính hiển vi, giấy kẻ ôli
Dụng cụ kiểm tra môi trường: Nhiệt kế, khúc xạ kế, bộ test kiểm tra các yếu tố
(Oxy, NO
2
-
, NO
3
-
, NH
4
+
/NH
3
, pH và kiềm, chlorine).
Trang thiết bị nuôi tôm: Bể composite 1m
3

và 2m
3
, bể nhựa (70 lít), máy thổi
khí, máy bơm nước, máy phát điện, sàng cho tôm ăn, keo ấp Artemia, ca nhựa,
giá thể và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Đối tượng thí nghiệm: Tôm càng xanh.
Tôm bố mẹ
Nguồn tôm bố mẹ có mang trứng sẳn được mua ở các điểm thu mua tôm tự
nhiên ở Cần Thơ, chọn tôm khỏe không bệnh tật (chấm đen, đốm đỏ, ký sinh
trùng, đóng rong …) và màu sắc tươi sáng.
Nước bố trí thí nghiệm
Nước ngọt sử dụng nước máy thành phố Cần Thơ.
Nước mặn nước ót có độ mặn 80-100‰.
Nước tảo từ cá rô phi,10‰ (cho thí nghiệm 1), 0‰ (cho thí nghiệm 2).
Cách nuôi tảo từ việc nuôi cá rô phi
Chuẩn bị bể nuôi bằng composite 1-2m
3
đặt dưới mái che nhựa trong suốt.
Cấp nước vào với mực nước ban đầu khoảng 0,4m. Độ mặn dao động trong
khoảng 0-10‰, sục khí liên tục.
Cá rô phi lớn (50-100g/con) được thả vào bể với mật độ 10con/m
3
.
Cho cá ăn bằng thức ăn viên với tỷ lệ 5-10% trọng lượng cá mỗi ngày.
Sau thời gian nuôi khoảng 1 tuần nước sẽ có màu xanh vàng thì lọc nước sang
bể mới thông qua túi vải lọc dày (5µm). Các chất vẫn, cặn bã hay tảo lớn sẽ bị
giữ lại trên túi vải, nước và tảo đơn bào (chủ yếu là Chlorella) sẽ được đi qua túi
lọc, nước sẽ có màu xanh.
Chuyển cá sang bể mới, cấp thêm nước và nâng độ mặn lên tương ứng là 0,5-
0,6m và 10-12‰ (cho thí nghiệm 1) và hạ độ mặn xuống 0‰ (cho thí nghiệm

12
2). Cho cá ăn hàng ngày, sau 3-5 ngày, nước có màu xanh sậm, lúc này có thể sử
dụng tảo hàng ngày để cấy vào bể ương ấu trùng. Hàng tuần thay 50% thể tích
nước bể nuôi tảo, sau vài tuần, lọc tảo chuyển sang bể mới.
Thức ăn cho ấu trùng
Trứng Artemia Vĩnh Châu.
Thức ăn chế biến theo công thức:
-Lòng đỏ trứng gà.
-Sữa Anline vàng (1 trứng cần 10g sữa).
-Dầu mực: 3%.
-Lecithin: 1,5%.
-Vitanin C: 100-500mg/kg thức ăn.
-Phẩm màu.
Hỗn hợp được cho vào máy quay sinh tố quay cho đều rồi đem chưng cách thủy
cho chín, lấy ra để nguội. Thức ăn được giữ trong tủ lạnh, tùy theo giai đoạn của
ấu trùng mà làm thức ăn với kích cỡ hạt khác nhau.
Giai đoạn 4-5: 300 µm.
Giai đoạn 6-8: 500µm.
Giai đoạn 9-11: 700µm.
Thức ăn công nghiệp: Hiệu GroBest 45% đạm.
Thức ăn tươi sống: trùng chỉ, moina.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2008 đến 03/2009. Tất cả các thí nghiệm
được tiến hành tại trại thực Nghiệm-Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản-Khoa Thuỷ
Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2.2. Bố trí thí nghiệm
3.2.2.1.Thí nghiệm 1: Bố trí sản xuất giống tôm càng xanh ở các độ mặn
khác nhau.
Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức với 3 lần lặp lại.

Thí nghiệm được trình bày (Bảng1).
13
Bảng 1. Mật độ tôm thả ở các nghiệm thức
Nghiệm thức Mật độ tôm (ấu trùng/l)
NTI (6‰)
NTII (9‰)
NTIII (12‰)
60
60
60
Hình 3. Hệ thống thí nghiệm (A-NTI; B-NTII; C-NTIII)
Bể ương: Bể nhựa 70 lít, tổng số 9 bể.
Nguồn nước: Nước lợ 6‰, 9‰, 12‰ được pha từ nước ót có độ mặn 80 –
100‰ và nước ngọt.
Nguồn ấu trùng: Từ tôm mẹ tự nhiên.
Mật độ ương: 60 ấu trùng /lít.
Qui trình ương: Nước xanh cải tiến.
Tảo: Chlorella bổ sung để duy trì màu nước xanh.
Chăm sóc và quản lý
Cách cho ăn: Ngày đầu không cho ăn. Giai đoạn 1, 2, 3 cho ăn Artemia bung
dù, cho ăn 2 lần/ngày (sáng 8 giờ, chiều 16 giờ). Đến giai đoạn 4 thì cho ăn
Artemia nở và thức ăn chế biến, cho ăn 4 lần/ngày (8 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 16
giờ).
Bổ sung tảo Chlorella để duy trì màu nước. Không thay nước và siphon trong
suốt quá trình ương. Khi cho ăn thức ăn chế biến phải tắt sục khí trước khi cho
ăn.
14
A
B
C

Bảng 2. Các chỉ tiêu theo dõi môi trường nước ương
Thủy lý hoá Chu kỳ theo dõi Phương pháp
Nhiệt độ (ºC)
Độ mặn (‰)
pH
NO
2
-
(mg/l)
NH
4
+
/NH
3
(mg/l)
2 lần/ngày
3 ngày/lần
3 ngày/lần
3 ngày/lần
3 ngày/lần
Nhiệt kế
Khúc xạ kế
Test (Germany)
Test (Germany)
Test (Germany)
Quan sát giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm càng xanh
Mổi ngày thu 10 mẫu/bể để quan sát dưới kính hiển vi xem các giai đoạn LSI
(Larvae Stage Index) của ấu trùng.
Thu postlarva
Khi ấu trùng chuyển sang post từ 80-90% thì bắt đầu thay nước hạ độ mặn mỗi

ngày 3-4‰. Chia làm 2 lần hạ trong ngày, sáng 2‰, chiều 2‰.
Khi nước đạt 0‰ thì tiến hành thu post bằng cách rút cạn nước và đếm số lượng
post
Tỉ lệ sống = X 100
Trong đó: SL: số lượng; SLAT: số lượng ấu trùng.
3.2.2.2. Thí nghiệm 2: Nuôi tôm trong bể composite từ nguồn tôm giống
ương ở các độ mặn khác nhau
Hình 4. Bố trí thực nghiệm ngoài trời
Nơi thực hiện thí nghiệm: Trại thực nghiệm Khoa Thủy sản trường Đại học Cần
Thơ.
Các nghiệm thức thí nghiệm nuôi tôm trong bể hoàn toàn bằng nguồn nước
ngọt, nguồn tôm bột được lấy từ ấu trùng ương ở các độ mặn khác nhau (6‰,
15
SL post thu+SLAT còn lại
Tổng số ấu trùng ban đầu
9‰, 12‰) bằng qui trình nước xanh cải tiến cỡ post 15, trọng lượng trung bình
(0,1g – 0,15g), chiều dài trung bình (1,2 mm – 1,5 mm). Các nghiệm thức được
bố trí với 3 lần lặp lại .
NTI: Nghiệm thức sử dụng tôm post đưọc sản xuất từ môi trường ương với
nồng độ muối (6‰).
NTII: Nghiệm thức sử dụng tôm post được sản xuất từ môi trường ương
nồng độ muối (9‰).
NTIII: Nghiệm thức sử dụng tôm post đưọc sản xuất từ môi trường ương
nồng độ muối (12‰).
Bể nuôi: gốm 9 bể có thể tích 2 m
3/
bể . Chiều sâu mực nước 0,8m.
Mật độ thả nuôi: 250 con/bể, sử dụng giá thể lục bình, dây nylon và có sục khí
liên tục.
Thời gian nuôi: 3 tháng.

Cho ăn: Thức ăn công nghiệp hổn hợp dạng viên cho tôm càng xanh, với hàm
lượng đạm 32 – 35% (1 tháng đầu sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 35%, 1
tháng tiếp theo sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 32% ) kết hợp thức ăn tươi
sống. Khối lượng thức ăn điều chỉnh 2 tuần/lần theo sự thay đổi trọng lượng
thân.
Bảng 3. Theo dõi các yếu tố môi trường
Thủy lý hoá Chu kỳ theo dõi Phương pháp
Nhiệt độ (ºC)
Oxy hòa tan (mg/l)
pH
Kiềm (mgCaCO
3
/l)
NO
2
-
(mg/l)
NO
3
-
(mg/l)
NH
4
+
/NH
3
(mg/l)
2 lần/ngày
1 tuần/ lần
1tuần/ lần

1tuần/ lần
1tuần/lần
1tuần/lần
1tuần/lần
Nhiệt kế
Đo bằng máy
Test (Germany)
Test (Germany)
Test (Germany)
Test (Germany)
Test (Germany)
Vệ sinh sàng ăn mỗi ngày, định kỳ siphon 1 tuần/lần và vệ sinh giá thể 3
ngày/lần.
Theo dõi tôm nuôi
Đo chiều dài và cân khối lượng tôm bột ương trên bể 2 tuần/lần, mẫu được đo
bằng giấy kẻ ôli và cân bằng cân 2 số lẻ Satorius. Mẫu được thu ngẫu nhiên 20
con/bể.
16
Tính tốc độ tăng trưởng :
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily weight gain-DWG)
DWG = (Wc-Wđ)/t
Trong đó:
Wc: trọng lượng cuối (g)
Wđ: trọng lượng đầu (g)
t: thời gian nuôi (ngày)
Tỷ lệ sống của tôm nuôi khi kết thúc thí nghiệm.

Tỷ lệ sống = x 100
Xác định tỉ lệ phân đàn sau khi thu mẫu 90 ngày dựa vào chiều dài (mm) và
trọng lượng (g) của tôm.

Xác định tỉ lệ đực cái sau khi thu mẫu 90 ngày dựa vào nhánh phụ đực ở chân
bụng thứ 2.
3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Excel, Statistic, chương trình
SPSS dùng so sánh số trung bình của các nghiệm thức thí nghiệm.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Thí nghiệm 1: Sản xuất giống tôm càng xanh ở các độ mặn khác nhau
17
Số lượng tôm cuối (con)
Số lượng tôm đầu (con)
4.1.1. Các yếu tố môi trường
Trong suốt quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, pH, NO
2
-
,
NH
4
+
Tất cả các bể thí nghiệm phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển
của ấu trùng tôm và được trình bày (Bảng 4)
Bảng 4. Các yếu tố thủy lý hóa
Nghiệm
thức
Nhiệt độ (°C) pH NH
4
+
/NH
3
(mg/L)

NO
2
-
(mg/L)
Sáng Chiều Sáng Chiều
NTI
27,11±1,1
1
28,21±1,1
1
8,31±0,0
9
8,49±0,07 1,08±0,55
0,30±0,1
6
NTII
27,17±1,1
8
28,28±1,10
8,36±0,0
8
8,53±0,06 1,07±0,66 0,37±0,23
NTIII 27,08±1,14 28,17±1,15
8,36±0,0
9
8,52±0,06 1,01±0,59 0,23±0,07
Nhiệt độ (°C)
Biến động nhiệt độ không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức, nhiệt độ
sáng (27,08 -27,17°C) và nhiệt độ chiều (28,17-28,28°C). Sự biến động giữa
nhiệt độ sáng và chiều không quá 1°C (Bảng 4). Trung bình nhiệt độ của NTII

tương đối cao hơn so với NTI và NTIII, khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).
Hình 5. Biến động nhiệt độ sáng và chiều theo thời gian (ºC)
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình hô hấp và chuyển
hóa vật chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi. Qua kết quả cho thấy chênh lệch
nhiệt độ giữa sáng và chiều không lớn và nằm trong khoảng thích hợp cho sự
phát triển của ấu trùng (Hình 5). Điều này cho thấy, mỗi sinh vật có ngưỡng
nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển. Trong phạm vi nhiệt độ tối ưu khi nhiệt độ
càng cao thì thời gian biến thái của ấu trùng tôm càng xanh càng ngắn (Nguyễn
Thị Thanh Thủy, 2000). Theo Nguyễn Việt Thắng (1993) thì cho rằng ngưỡng
18
nhiệt độ dưới của ấu trùng tôm càng xanh là 20-21ºC. Theo (Ling, 1969,
Fujimura, 1974) cho rằng nhiệt độ trên 33ºC không thích hợp cho phát triển của
ấu trùng. Các tác giả này cũng kết kết luận khoảng nhiệt độ thích hợp cho phát
triển của ấu trùng tôm càng xanh là 26-29 ºC. Ấu trùng tôm phát triển tốt ở nhiệt
độ 25-30°C (Boyd, 1998). Theo (Whetstone et al, 2002) nhiệt độ thích hợp cho
sự phát triển của ấu trùng tôm tôm là 23-34°C, nhiệt độ tối ưu 26-29°C, nhưng
không được thay đổi quá 5°C trong ngày (Boyd et al., 2002). Vì vậy, qua thí
nghiệm trên cho thấy giá trị nhiệt độ này nằm trong khoảng cho phép của ấu
trùng tôm càng xanh.
pH
Trong quá trình thí nghiệm pH biến động tương đối ổn định. pH trung bình vào
buổi sáng ở NTI, NTII, NTIII lần lượt là 8,31±0,09, 8,36±0,08, 8,36±0,09, pH
trung bình buổi chiều ở NTI, NTII, NTIII lần lượt là 8,49±0,07, 8,53±0,06,
8,52±0,06 (Bảng 4). Từ kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác
biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05).
Hình 6. Biến động pH sáng và chiều theo thời gian
Từ kết quả trên ta thấy pH buổi sáng và buổi chiều biến động không lớn từ (8,2-
8,5) vào buổi sáng (Hình 6) và từ (8,37-8,60) vào buổi chiều (hình 6). pH là một
trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật, pH quá

cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu của màng tế bào, làm
cho quá trình trao đổi muối giữa cơ thể sinh vật với môi trường nước (Trương
Quốc Phú, 2006). Theo Singholka, 1985 trích bởi Trương Quang Trí,1990 nếu
pH nhỏ hơn 5 thì ấu trùng hoạt động yếu, nổi đầu hay trôi dạt vào thành bể và có
thể chết trong 6 giờ sau đó nếu không xử lý kịp thời. pH thích hợp cho phát triển
của ấu trùng là 7-9, tối ưu 7,5-8,5 (Whetstone et al, 2002) và Boyd (2002). Theo
Boyd (1995) pH thích hợp cho phát triển từ 7,5-8,5. Nhìn chung, pH trong quá
trình thí nghiệm đều trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng.
Hàm lượng NH
4
+
(mg/L)
19
Qua kết quả cho thấy hàm lượng NH
4
+
không có sự khác biệt giữa các nghiệm
thức (P>0,05), NTI (1,08±0,55 mg/L), NTII (1,07±0,66 mg/L) và NTIII
(1,01±0,59 mg/L) (Bảng 4).
Hình 7. Biến động NH
4
+
theo thời gian (mg/L)
Hàm lượng NH
4
+
thấp trong 6 ngày đầu sau đó có xu hướng tăng dần ở các
nghiệm thức cho đến cuối thí nghiệm (Hình 7), NH
4
+

có xu hướng tăng do quá
trình tích tụ vật chất dinh dưỡng dưới đáy bể, tảo phát triển không tốt nên chưa
thể hiện vai trò của tảo trong quy trình nước xanh cải tiến, làm cho NH
4
+
tăng
dần về cuối kỳ thí nghiệm. Boyd (1995) biến động hàm lượng NH
4
+
trong nước
phụ thuộc rất lớn vào pH của nước, khi pH tăng sẽ làm gia tăng hàm lượng NH
4
+
và ngược lại. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này pH ít biến động nên không phải là
nguyên nhân làm NH
4
+
trong thí nghiệm tăng. Theo Boyd (1998) và
Chanratchakool (2003) thì hàm lượng NH
4
+
thích hợp cho tôm là 0,2-2,0 mg/l.
Từ nhận định này cho thấy hàm lượng NH
4
+
trong bể nuôi nằm trong khoảng an
toàn cho quá trình phát triển của ấu trùng tôm.
Hàm lượng NO
2
-

(mg/L)
Qua kết quả thống kê cho thấy hàm lượng NO
2
-
không có sự khác biệt giữa các
nghiệm thức (P>0,05), NTI (0,30±0,16 mg/L), NTII (0,37±0,23 mg/L) và NTIII
(0,23±0,07 mg/L) (Bảng 4).
20
Hình 8. Biến động NO
2
-
theo thời gian (mg/L)
Hàm lượng NO
2
-
thấp trong 3 ngày đầu sau đó có xu hướng tăng dần ở các
nghiệm thức, đặc biệt là nghiệm thức NTII cho đến ngày thứ 21 do thức ăn dư
thừa trong bể và ở NTII có hiện tượng tảo tàn do bị nhiễm luân trùng và
Protozoa, vì vậy NO
2
-
ở NTII cao hơn 2 nghiệm thức còn lại. Mặc dù NO
2
-
tăng
nhưng cũng thấp hơn so với một số tác giả đã nghiên cứu trước đó. Khi so sánh
một số tác giả trước đây đã áp dụng qui trình nước xanh cải tiến như theo
Nguyễn Ngọc Hiền (2001) hàm lượng NO
2
-

0,93 mg/L, Nguyễn Lê Hoàng Yến
(1999) NO
2
-
1,01 mg/L. Trong thí nghiệm này hàm lượng NO
2
-
thấp hơn rất
nhiều so với mức gây chết, điều này cho thấy rằng hàm lượng NO
2
-
không làm
ảnh hưởng đến ấu trùng trong thí nghiệm và cũng phù hợp với một số tác giả đã
nhận định theo Trương Quang Trí (1990) cho rằng hàm lượng NO
2
-
liên quan
đến quá trình hoạt động của vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacteria. Hai nhóm
vi khuẩn này có tác dụng khử các chất đạm như NO
2
-
và NH
4
+
thành NO
3
-
không
độc nhằm tái sử dụng nước trong quá trình tuần hoàn. Theo Nguyễn Thanh
Phương (2001) khi ương ấu trùng tôm càng xanh trong qui trình nước xanh cải

tiến NO
2
-
có thể đạt tới 4-5 mg/L chưa thể hiện sự bất lợi đến quá trình sinh
trưởng của ấu trùng tôm. Vì vậy, cho thấy hàm lượng NO
2
-
trong suốt quá trình
thí nghiệm nằm trong khoảng giới hạn thích hợp.
4.1.2. Quá trình phát triển của ấu trùng
Trong sản xuất giống tôm càng xanh, hiện tượng phân đàn rất lớn do nhiều yếu
tố tác động như: Nồng độ muối, dinh dưỡng, môi trường, nguồn gốc tôm bố mẹ.
Ấu trùng nở ra không đồng loạt, có khoảng thời gian nhất định, nhưng sau khi
21
nở ra tất cả đều ở giai đoạn 1, từ đây tốc độ phát triển hoàn toàn khác nhau đối
với từng cá thể.
Bảng 5. Chỉ số giai đoạn trung bình LSI (Larvae Stage Index) qua các ngày
thí nghiệm
Ngày tuổi NTI NTII NTIII
4 2,6±0,15
a
2,7±0,15
a
2,8±0,10
a
8 5,2±0,15
a
5,3±0,06
a
5,2±0,10

a
12 5,7±0,10
a
5,7±0,15
a
5,7±0,21
a
16 6,6±0,10
a
6,6±0,15
a
6,6±010
a
20 8,9±0,32
a
9,1±0,38
a
8,8±0,20
a
24 10,6±0,12
a
10,2±0,12
b
10,7±0,15
a
28 11,6±0,21
a
11,6±0,25
a
11,7±0,10

b
Các giá trị của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P<0,05)
Qua (Bảng 5) cho thấy chỉ số phát triển giai đoạn của ấu trùng giữa các nghiệm
thức của thí nghiêm 1 khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Tuy nhiên ở ngày
thứ 24 NTII khác biệt có ý (P<0,05) so với NTI và NTIII. Đến ngày thứ 28
NTIII khác biệt có ý (P<0,05) so với NTI và NTII. Điều này cho thấy rằng càng
về sau thì sự ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của ấu trùng tôm càng rõ
ràng. Ngày thứ 28 ấu trùng ở NTIII phát triển nhanh hơn so với NTI và NTII.
Qua kết quả bảng 5 cho thấy sau 4 ngày ương ấu trùng tôm càng xanh trong thí
nghiệm chủ yếu ở giai đoạn III, (LSI dao động từ 2,6-2,8), ở NTII và NTIII
nhóm ấu trùng ở giai đoạn I chiếm tỷ lệ thấp khoảng 3%. Theo Hồ Văn Việt
(2001) trong ương tôm theo qui trình nước xanh cái tiến thì 5 giai đoạn đầu mỗi
ngày ấu trùng chuyển thành một giai đoạn. Theo Đặng Hữu Tâm (2003) ương
tôm càng trong môi trường nồng độ muối khác nhau thì sau 4 ngày ương ấu
trùng phân thành 2 nhóm, ấu trùng ở giai đoạn I và giai đoạn II, không có ấu
trùng ở giai đoạn III. Vì vậy, cho thấy ấu trùng trong thí nghiệm này chuyển giai
đoạn khá sớm.
Từ ngày thứ 8 ấu trùng ở các nghiệm chỉ phân thành 2 nhóm là giai đoạn V và
VI. Nhưng chủ yếu là giai đoạn V, NTIII và NTI có tốc độ phát triển chậm hơn
NTII (LSI dao động từ 5,2-5,3). Sự biến thái của ấu trùng ngày thứ 12 cũng
không có sự khác biệt, ấu trùng của cả 3 nghiệm thức đều đạt giai đoạn VI
(bảng 5). Theo kết quả Hồ Văn Việt (2001) sau 7 ngày ương ấu trùng 100% đã ở
giai đoạn V .Theo Đặng Hữu Tâm (2003) sau 8 ngày ương ấu trùng phân thành
4 nhóm, ấu trùng ở giai đoạn V là 78%, giai đoạn VI là 37% và sau 12 ngày
ương giai đoạn VI của nghiệm thức 12‰ chiếm tỷ lệ là 75% . Nhìn chung ở thí
22
nghiệm này sau 8 ngày ương thì tốc phát triển của ấu trùng tôm tương đối phù
hợp và ít phân nhóm hơn so với tác giả trên.
Sau 16 ngày ương ấu trùng phân thành 3 nhóm cho cả 3 nghiệm thức, nhưng chủ

yếu ở giai đoạn VI, VII và giai đoạn VIII chiếm tỉ lệ thấp. Ở ngày thứ 16 tỉ lệ ấu
trùng đạt giai đoạn VII ở NTI (57%), NTII (63%), NTIII (54%). Qua 16 ngày
ương ấu trùng đạt giai đoạnVII ở NTII là cao nhất, còn ở NTIII là thấp nhất,
trong khi đó thì NTIII xuất hiện giai đoạn VIII nhiều hơn (6%), so với NTI
(3%), NTII (4%). Theo Đặng Hữu Tâm (2003) sau 16 ngày ương ấu trùng đạt
giai đoạn VIII có tỷ lệ cao nhất ở NTIII chiếm tỷ lệ là 35%. Nhìn chung, ấu
trùng tôm có sự phát triển nhưng tương đối chậm. Tuy nhiên tôm ít phân nhóm
hơn so với nhận định của Nguyễn Việt Thắng (1993) tôm được chia thành 5
nhóm giai đoạn 16 ngày ương ở nhiệt độ 28-29ºC. Trong khoảng thời gian này
thì nhiệt độ của các bễ thí nghiệm tương đối thấp (26-27,5ºC) kéo dài đây cũng
có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình biến thái của ấu trùng.
Sau 20 ngày ương thì ấu trùng tiếp tục phân thành 3 nhóm cho các nghiệm thức.
Tỉ lệ ấu trùng đạt giai đoạn X ở NTII là cao nhất (33%) và NTIII là thấp nhất
(13%). Kết quả nghiên cứu của Đặng Hữu Tâm sau 20 ngày ương chưa xuất
hiện được giai đoạn X. Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999) sau 20 ngày thì xuất
hiện giai đoạn X. Với kết quả này thì tương đối phù hợp với nhận định trên.
Hiện tượng phân nhóm của ngày thứ 24 gần giống như ngày thứ 20 ấu trùng
cũng phân thành 3 nhóm cho cả 3 nghiệm thức. Tuy nhiên tỷ lệ ấu trùng đạt giai
đoạn XI ở NTIII cao nhất (73%) so với NTI (67%), NTII (50%). Ấu trùng ở giai
đoạn X của các nghiệm thức tương đương nhau NTI (23%), NTII (23%), NTIII
(20%). Ấu trùng giai đoạn IX ở NTII còn nhiều nhất (27%) và thấp nhất là
NTIII (7%). Theo Đặng Hữu Tâm (2003) sau 24 ngày ương, ấu trùng ở giai
đoạn XI chiếm tỷ lệ cao nhất (55%). Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999) thì sau
21 ngày ương ấu trùng đạt giai đoạn XI chiếm tỷ lệ cao nhất là 40%. Theo Trần
Văn Bùi (2002) thì sau 3 tuần nuôi đa số ấu trùng đạt giai đoạn IX, X, XI. Theo
Uno và Soo (1969) thì giai đoạn IX từ 15-22 ngày, giai đoạn X sau 17-22 ngày
và giai đoạn XI sau 19-26 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 24 ngày ương
ấu trùng tôm phát triển tương đối phù hợp với các nhận định trên.
Sau 28 ngày ương ấu trùng phân thành 3 nhóm cho cả 3 nghiệm thức, ở các giai
đoạn X, XI và Post. Đa số ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn Post, ấu trùng ở

giai đoạn Post của NTII chiếm tỷ lệ cao nhất (63%), ấu trùng ờ giai đoạn Post
của NTI (60%) và NTIII (60%). Mặc dù sau 28 ngày ương ấu trùng chuyển qua
giai đoạn Post chiếm tỷ lệ khá cao (60-63%), tuy nhiên thí nghiệm này chậm
hơn so với các kết quả trước nguyên nhân do ảnh hưởng nhiệt độ thấp. Theo Lê
23
Thị Cẩm Oanh (2000) thì sau 19 ngày ương bắt đầu xuất hiện giai đoạn Post.
Sức khỏe ấu trùng đảm bảo tốt, duy trì nhiệt độ thích hợp thì ngày xuất hiện giai
đoạn Post đầu tiên là 16-18 ngày (New, 1982). Chỉ số LSI ngày thứ 28 ở nghiệm
thức lần lượt là NTIII (11,7±0,10), NTII (11,6±0,25), NTI (11,6±0,21). Ấu trùng
đã chuyển sang Post 100% ở NTIII vào ngày thứ 29 và ở NTII và ngày thứ 30,
sang ngày thứ 31 ở TNI có khoảng 90% ấu trùng chuyển sang Post còn lại 10%
ấu trùng ở giai đoạn XI. Như vậy tỷ lệ chuyển Post ở NTIII sớm hơn so vơi NTI
và NTII.
4.1.3. Tỷ lệ sống ấu trùng
Tỷ lệ sống trung bình giữa các nghiệm thức NTI (32,7%), NTII (37,1%) và
NTIII (48,9%) (Bảng 6 ) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Bảng 6. Tỷ lệ sống ấu trùng
NT NTI NTII NTIII
TLS TB (%) 32,7±7,22
a
37,1±6,23
ab
48,9±10,05
b
Nhìn chung, tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh không ổn định và dao động
rất lớn, ở NTI tỷ lệ sống thấp nhất (32,7%) và tỷ lệ sống cao nhất là ở NTIII
(48,9%). Tỷ lệ sống có xu hướng tăng dần khi độ muối càng cao. Theo Đặng
Hữu Tâm thì tỷ lệ sống cao nhất là 40% (12‰) và thấp nhất là 29% (6‰). Kết
quả này phù hợp với báo cáo của Đặng Hữu Tâm (2003) và với các nghiên cứu
trước đây (ương ở độ muối 12‰).

Hình 9. Tỷ lệ sống ấu trùng tôm
24
4.2.Thí nghiệm 2: Thí nghiệm nuôi tôm thương phẩm trong bể từ nguồn
tôm bột ương ở các độ mặn khác nhau.
4.2.1. Yếu tố thủy lý hoá trong thực nghiệm
Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng có tác động trực tiếp đến sự chuyển hoá vật
chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi. Hơn nữa ảnh hưởng đến cường độ hô
hấp, trao đổi chất, quá trình sinh trưởng và phát triển của thuỷ sinh vật nói
chung và tôm nói riêng trong các loại thuỷ vực (Đặng Ngọc Thanh 1979).
Bảng 7. Nhiệt độ trung bình (
0
C) ở các nghiệm thức
Tuần
Buổi
NTI NTII NTIII
1
Sáng 25,0±0,58 25,5±0,05 25,6±0,05
Chiều 28,0±0,05 28,5±0,05 28,0±0,05
2
Sáng 26,0±0,15 26,5±0,05 26,0±0,50
Chiều 28,5±0,50 28,5±0,05 28,7±0,28
3
Sáng 25,5±0,50 26,0±0,50 26,0±0,50
Chiều 30,0±0,15 30,0±0,15 30,0±0,50
4
Sáng 26,0±0,15 26,5±0,05 26,0±0,50
Chiều 29,0±0,32 29,0±0,05 29,0±0,50
5
Sáng 26,0±0,05 26,0±0,05 26,0±0,50

Chiều 28,0±0,50 28,6±0,05 28,6±0,05
6
Sáng 25,0±0,50 25,3±0,50 25,3±0,57
Chiều 28,0±0,50 28,7±0,57 28,9±0,34
7
Sáng 23,0±0,50 24,0±0,34 24,0±0,12
Chiều 25,7±0,23 26,0±0,15 26,0±0,50
8
Sáng 23,0±0,50 23,0±0,15 23,0±0,00
Chiều 24,7±0,57 25,0±0,05 25,0±0,28
9
Sáng 26,6±0,05 26,8±0,05 26,7±0,05
Chiều 29,8±0,15 30,0±0,05 29,9±0,34
10
Sáng 26,0±0,50 26,5±0,50 26,5±0,00
Chiều 30,7±0,23 30,0±0,15 31,2±0,34
11
Sáng 28,0±0,32 28,4±0,32 28,5±0,05
Chiều 30,7±0,23 31,4±0,34 31,4±0,15
Kết quả (Bảng 7) cho thấy nhiệt độ trong quá trình thực nghiệm không có sự
khác biệt giữa các nghiệm thức (P> 0,05). Nhiệt độ dao động sáng và chiều
không lớn (khoảng 3
0
C) và ở mức khá thấp (Hình 10). Ðặc biệt vào tuần thứ 7
và thứ 8, buổi sáng 23
0
C buổi chiều 25
0
C, nhiệt độ nầy rất thấp có thể ảnh
hưởng đến quá trình tăng trưởng của tôm vì gần đến ngưỡng dễ bị sốc nhiệt khi

25

×