Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kỹ thuật viên chẩn đoán – Hộp số thường: Hệ số thường và li hợp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 26 trang )

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-1-

Khái quát về ly hợp Mô tả

Ly hợp nằm giữa động cơ và hộp số th6ờng dùng để nối và
ngắt công suất động cơ bằng cách đạp bàn đạp ly hơp. Vì
vậy, ly hợp có thể từ từ chuyển công suất của động cơ đến
các bánh xe chủ động để ôtô chuyển bánh đ6ợc êm và
chuyển các số đ6ợc êm theo các điều kiện chạy của xe.
1. Các yêu cầu của ly hợp
(1) Phải nối hộp số và động cơ một cách êm dịu.
(2) Sau khi nối với hộp số, nó phải truyền hết công suất,
không bị tr6ợt.
(3) Phải ngắt truyền lực nhanh và chính xác.












(1/2)



Ly hợp gồm có một phần điều khiển bằng cơ
học để truyền công suất và một phần sử dụng
áp suất thuỷ lực để truyền công suất.
Gợi ý:
Ly hợp kiểu cáp
Cũng có các ly hợp kiểu cáp nối bàn đạp ly hợp
và càng cắt ly hợp bằng cáp.







(2/2)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-2-


Bàn đạp li hợp Bàn đạp li hợp

1. Tóm tắt
Bàn đạp li hợp tạo ra áp suất thuỷ lực trong
xilanh chính bằng lực ấn vào bàn đạp.
áp suất thuỷ lực này tác dụng lên xi lanh cắt
li hợp và cuối cùng đóng và ngắt ly hợp.
2. Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là
khoảng cách mà bàn đạp có thể đ6ợc ấn
cho đến khi vòng bi cắt li hợp ép vào lò xo
đĩa.
Khi đĩa ly hợp bị mòn, hành trình tự do này
giảm đi. Nếu đĩa tiếp tục mòn và bàn đạp
không có hành trình tự do, thì sẽ làm cho li
hợp bị tr6ợt. Do đó, cần phải điều chỉnh
chiều dài của cần đẩy xilanh cắt ly hợp, và
duy trì hành trình tự do này không đổi.
Trong các kiểu xe hiện nay, ng6ời ta sử
dụng các xilanh cắt ly hợp tự điều chỉnh, do
đó hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
không thay đổi.
Điều chỉnh độ cao của bàn đạp ly hợp bằng
bu lông chặn bàn đạp, và điều chỉnh hành
trình tự do của bàn đạp bằng độ dài của cần
đẩy.



Tham khảo
Bàn đạp ly hợp kiểu quay vòng
Các bàn đạp ly hợp kiểu quay vòng là các bàn
đạp dùng lực lò xo để giảm lực điều khiển.
Khi đạp bàn đạp và đi quá một vị trí nhất định,
chiều tác động của lò xo thay đổi và bổ sung
thêm vào lực ấn.
Lò xo đ6ợc lắp giữa bàn đạp ly hợp và giá đỡ
bàn đạp và lực tác động lên lò xo để làm nó liên

tục đ6ợc giãn dài.
Có nhiều loại bàn đạp ly hợp kiểu quay vòng có
các cấu tạo khác nhau.


(1/1)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-3-



Cơ cấu TFT (Toyota Free-Tronic)
Cơ cấu TFT (Toyota Free-Tronic) không có
bàn đạp ly hợp và gồm có các bộ phận trình
bầy ở sơ đồ bên trái bổ sung cho cấu tạo của ly
hợp thông th6ờng.
Bằng cách thực hiện thao tác chuyển số, ECU
của TFT điều khiển bộ chấp hành thuỷ lực theo
các tín hiệu từ các cảm biến và các công tắc để
truyền áp suất thuỷ lực đến xilanh cắt ly hợp và
tự động điều khiển ly hợp.
Vì nó đ6ợc trang bị bộ điều khiển bảo vệ, nên
nó báo cho ng6ời lái bằng chuông và đèn báo
để tránh điều khiển sai ly hợp.


(1/1)


Xi lanh chính của ly hợp XI lanh chính của ly hợp

1. Cấu tạo và chức năng
Trong xilanh chính của ly hợp, sự tr6ợt của pittông tạo ra
áp suất thuỷ lực.
Lò xo phản hồi của bàn đạp liên tục kéo cần đẩy của ly
hợp về phía bàn đạp. Chức năng của xilanh chính của ly
hợp đ6ợc trình bày d6ới đây.

















Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-4-





(1) ấn bàn đạp ly hợp
Khi đạp lên bàn đạp li hợp, píttông bị cần đẩy dịch
chuyển về bên trái.
Dầu phanh trong xilanh chảy qua van nạp đến bình chứa và
đồng thời đến xilanh cắt li hợp.
Khi píttông dịch chuyển tiếp về bên trái, thanh nối sẽ tách
khỏi bộ phận hãm lò xo, và van nạp đóng đ6ờng dầu đi vào
bình chứa bằng lò xo côn, do đó tạo thành áp suất trong
buồng A và áp suất này truyền đến pittông của xilanh cắt.
















(2) Thả bàn đạp ly hợp
Khi thả bàn đạp ly hợp, lò xo nén đẩy pittông trở về bên

phải và áp suất thuỷ lực giảm xuống. Khi pít tông trở lại
hoàn toàn, bộ phận hãm lò xo đẩy thanh nối về bên phải.
Nh6 vậy van nạp mở đ6ờng đi vào bình chứa và nối với
buồng A và B.
















gợi ý khi sửa chữa:
Nếu không khí xâm nhập vào đ6ờng dẫn dầu, không khi
bị tăng áp và không tạo ra đ6ợc đủ áp suất dầu.
Khi đó tác dụng của ly hợp sẽ kém đi và không thể
chuyển số đ6ợc.
(1/1)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-5-



Cấu tạo của ly hợp Xi lanh cắt ly hợp

Xilanh cắt ly hợp làm dịch chuyển pittông bằng
áp suất thuỷ lực từ xilanh chính và điều khiển
càng cắt ly hợp qua cần đẩy.
1. Xi lanh cắt ly hợp tự điều chỉnh
Lò xo côn trong xilanh cắt li hợp luôn luôn
ép cần đẩy vào càng cắt bằng lực lò xo để
giữ hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
không thay đổi.
Tham khảo:
XI lanh cắt có thể điều chỉnh
Khi vị trí của đầu lò xo đĩa đã thay đổi do đĩa ly
hợp mòn, cần phải điều chỉnh hành trình tự do
này bằng cần đẩy.






(1/1)



Vòng bi cắt ly hợp
Vòng bị cắt ly hợp hấp thụ sự chênh lệch tốc độ
quay giữa càng cắt li hợp (không quay) và lò xo

đĩa (quay) để truyền chuyển động của càng cắt
vào lò xo đĩa.
1. Vòng bi cắt li hợp tự định tâm
Trong hộp số của các xe FF, trục khuỷu và
trục sơ cấp dịch chuyển một chút, do đó tạo
ra tiếng ồn do ma sát giữa lò xo đĩa và vòng
bi cắt li hợp.
Để tránh tiếng ồn, cơ cấu này tự động điều
chỉnh đ6ờng tâm của lò xo đĩa và vòng bi cắt
li hợp.






(1/1)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-6-



Nắp ly hợp
Mục đích chủ yếu của nắp ly hợp là để nối và
ngắt công suất của động cơ. Nó phải đ6ợc cân
bằng tốt trong khi quay và phải toả nhiệt một
cách hiệu quả vào lúc nối ly hợp. Nắp ly hợp có

lò xo để đẩy đĩa ép li hợp vào đĩa ly hợp, các lò
xo này có thể là lò xo xoắn hoặc lò xo đĩa.
Ngày nay lò xo đĩa đ6ợc sử dụng ở hầu hết các
ly hợp.
1. Ly hợp kiểu lò xo đĩa
Lò xo đĩa đ6ợc làm bằng thép lò xo. Nó đ6ợc
tán bằng đinh tán hoặc bắt chặt bằng
bulông vào nắp ly hợp. Có vòng trụ xoay ở
mỗi phía của lò xo đĩa làm việc nh6 một trụ
xoay trong khi lò xo đĩa đang quay
Dùng các lò xo chịu kéo để nối các lò xo đĩa
với đĩa ép li hợp.
Các kiểu xe gần đây đã áp dụng nắp ly hợp
kiểu DST (lật ng6ợc lò xo đĩa). ở loại nắp ly
hợp này, ng6ời ta lật ng6ợc các đầu của nắp
ly hợp để trực tiếp giữ lò xo đĩa ở vị trí thích
hợp.
Các dải băng đ6ợc lắp theo chiều tiếp tuyến
để truyền mônen quay.
(1/2)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-7-



2. Các đặc tính của lò xo đĩa
Đồ thị ở bên trái trình bày sự dịch chuyển của đĩa ép li

hợp dọc theo trục hoành và đĩa ép li hợp dọc theo trục
tung. Đ6ờng nét liền chỉ các đặc tính của lò xo đĩa, và
đ6ờng nét đứt chỉ các đặc tính của lò xo trụ.
(1) Điều kiện bình thfờng (khi đĩa khi hợp hoàn toàn
mới)
Khi đặt vào đĩa ép li hợp một lực ép (P0) nh6 nhau đối với
cả hai loại: loại lò xo trụ và loại lò xo đĩa, khi ấn hết cỡ
bàn đạp ly hợp, mỗi sức ép trở thành P2 và P2
Điều này có nghĩa là đối với loại lò xo đĩa, lực cần phải ấn
vào bàn đạp ly hợp nhỏ hơn đối với lò xo trụ với mức
chênh lệch đ6ợc thể hiện bằng a.
(2) Khi độ mòn ở bề mặt tiếp xúc của đĩa ly hợp vfợt
quá giới hạn cho phép
Sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo trụ giảm đến
P1.
Mặt khác, sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo đĩa là
P1, cũng bằng P0.
Điều đó có nghĩa là, khả năng truyền công suất của ly
hợp kiểu lò xo đĩa không bị giảm cho tới giới hạn mòn
của đĩa.
Ng6ợc lại, sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo trụ
giảm xuống P1.
Do đó, khả năng truyền công suất giảm xuống, làm cho
ly hợp bị tr6ợt.
(2/2)



Đĩa ly hợp
Đĩa ly hợp tiếp xúc một cách đồng đều với về

mặt ma sát của đĩa ép li hợp và bánh đà để
truyền công suất đ6ợc êm. Nó cũng giúp làm
dịu sự va đập khi vào ly hợp.
1. Cao su chịu xoắn
Cao su chịu xoắn đ6ợc đ6a vào moayơ ly
hợp để làm dịu va đập quay khi vào ly hợp
bằng cách dịch chuyển một chút theo vòng
tròn.
2. Tấm đệm
Tấm đệm đ6ợc tán bằng đinh tán kẹp giữa
các mặt ma sát của ly hợp.
Khi ăn khớp ly hợp đột ngột, phần cong này
khử va đập và làm dịu việc chuyển số và
truyền công suất.
Gợi ý khi sửa chữa:
Nếu cao su chịu xoắn bị mòn và tấm đệm bị
vỡ sẽ gây ra mức va đập và tiếng ồn lớn khi
vào ly hợp.
(1/1)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-8-


Khái quát về hộp số thfờng Mô tả

Hộp số ngang th6ờng (hộp số dọc th6ờng) là
một bộ phận để tăng và giảm tốc độ của động
cơ bằng bánh răng và biến đổi nó thành

mômen quay để truyền đến các bánh xe dẫn
động.
Tham khảo phần Hệ thống truyền lực để biết
về bộ vi sai trong hộp số ngang th6ờng.
1. Vai trò của hộp số ngang
(1) Để nối/ngắt công suất truyền từ động cơ
bằng cách điều khiển cần chuyển số.
(2) Để tăng mômen quay khi khởi hành và leo
dốc.
(3) Để truyền động đến các bánh xe ở tốc độ
cao khi đang chạy với tốc độ lớn.
(4) Để truyền động đến các bánh xe khi chạy
lùi.


(1/1)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-9-



Sự cần thiết của việc chuyển số
Đồ thị ở bên trái trình bày các đ6ờng cong tính năng truyền
động chỉ rõ mối quan hệ giữa lực truyền động và tốc độ của
xe từ số 1 đến số 6.
1. Các đfờng cong tính năng truyền động
Nói một cách lý t6ởng, đ6ờng biểu diễn lực truyền động

của động cơ cần phải thay đổi liên tục nh6 đ6ờng cong A
ở đồ thị này. Tuy nhiên, lực truyền động thực tế của hộp
số loại thông th6ờng không thay đổi liên tục từ số 1 đến
số 6.
Do đó, lực truyền động của động cơ sẽ có hiệu quả khi
thu hẹp khu vực gạch chéo trong đồ thị để gần với đ6ờng
cong này.
Có thể phỏng đoán rằng lực truyền động sẽ đến gần
đ6ờng cong lý t6ởng A khi tăng số l6ợng các số truyền
lên. Tuy nhiên, thiết kế của hộp số nh6 vậy sẽ trở nên
phức tạp và làm cho việc điều khiển hộp số của ng6ời lái
cũng phức tạp.
Vì vậy, số l6ợng các số truyền là từ 4 đến 6.
Số truyền 5 đ6ợc sử dụng nhiều nhất.
(1) Khởi hành
Khi xe khởi hành, cần có công suất lớn, nên ng6ời ta sử
dụng số truyền 1 có lực truyền động lớn nhất.
(2) Xe chạy
Sau khi khởi hành, ng6ời ta dùng số 2 và số 3 để tăng
tốc độ của xe.
Ng6ời ta dùng các số truyền này vì chúng có giới hạn tốc
độ cao hơn số 1 và cần không nhiều lực truyền động.
(3) Xe chạy ở tốc độ cao
Khi xe chạy ở tốc độ cao, ng6ời ta dùng các số 4, số 5 và
số 6 để tiếp tục tăng tốc độ của xe. Việc sử dụng các số
truyền với lực truyền động nhỏ và hạ thấp tốc độ của
động cơ sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
(4) Chạy lùi
Khi sử dụng số lùi, bánh răng trung gian số lùi đ6ợc nối
khớp, bánh răng số lùi sẽ đổi chiều, và xe sẽ chạy lùi.

(1/1)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-10-



Tỷ số truyền giảm tốc
1. Tỷ số truyền giảm tốc
Tỷ số truyền giảm tốc đ6ợc thể hiện nh6 sau:

Số răng của bánh răng bi động
Số răng của bánh răng chủ động

Nếu bánh răng bị động có 38 răng và bánh răng chủ
động có 12 răng chẳng hạn, thì tỷ số truyền giảm tốc của
số 1 là 38/12 = 3,166
Khi trục sơ cấp truyền chuyển động quay và mômen
quay cho trục thứ cấp, tốc độ quay sẽ giảm xuống và
mômen quay sẽ tăng lên theo tỷ số truyền giảm tốc của
các bánh răng này.
Mômen đầu thứ cấp = Mômen đầu sơ cấp x Tỷ số truyền

Số vòng quay đầu sơ cấp = Số vòng quay đầu thứ cấp x
Tỷ số truyền

Điều này cho thấy rằng tỷ số truyền càng lớn thì mômen
quay càng tăng, còn số vòng quay càng giảm. Nghĩa là

xe có thể chạy ở tốc độ càng cao khi tỷ số truyền càng
nhỏ, mặc dù lực truyền động giảm xuống.
(1/1)



Các cơ cấu vận hành
1. Loại điều khiển từ xa
Loại này liên kết cần chuyển số với hộp số bằng cáp
hoặc các thanh nối, v.v
Ng6ời ta dùng loại này ở các xe FF, và có đặc điểm là
gây ra ít rung động và tiếng ồn, và có thể dễ dàng thiết
kế vị trí của cần chuyển số.







2. Loại điều khiển trực tiếp
Loại này lắp cần chuyển số trực tiếp trên hộp số. Ng6ời
ta dùng loại này ở các xe FR vì các thao tác chuyển số
nhanh và dễ xử lý.








(1/1)



Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-11-



Đfờng truyền công suất của hộp số
Ng6ời ta đặt hộp số ngang ở đầu bên trái hoặc
bên phải của động cơ lắp ngang ở các xe FF.
Ng6ời ta đặt hộp số dọc ở phía sau của động cơ
lắp dọc ở các xe FR.















1. Điều khiển hộp số ngang
ã Vị trí số trung gian
Công suất từ động cơ không đ6ợc truyền từ
trục sơ cấp sang trục thứ cấp, nên cũng
không truyền sang bộ vi sai.
Mũi tên xanh: Truyền công suất
Mũi tên đỏ: Chiều quay
Độ dài của mũi tên thể hiện tốc độ quay còn
chiều rộng của mũi tên thể hiện mômen
quay.
Mũi tên càng dài, tốc độ quay càng lớn, còn
chiều rộng của mũi tên càng rộng mômen
quay càng lớn.




ã Số 1
Bánh răng của trục thứ cấp ăn khớp với
bánh răng số 1 của trục sơ cấp truyền công
suất đến bộ vi sai qua bánh răng dẫn vi sai.

Mũi tên xanh: Truyền công suất
Mũi tên đỏ: Chiều quay
Độ dài của mũi tên thể hiện tốc độ quay còn
chiều rộng của mũi tên thể hiện mômen
quay.
Mũi tên càng dài, tốc độ quay càng lớn, còn
chiều rộng của mũi tên càng rộng mômen
quay càng lớn.




Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-12-



ã Số 3
Bánh răng trục thứ cấp đang quay ăn khớp
với bánh răng số 3 của trục sơ cấp truyền
công suất đến bộ vi sai qua bánh răng dẫn
vi sai.
Mũi tên xanh: Truyền công suất
Mũi tên đỏ: Chiều quay
Độ dài của mũi tên thể hiện tốc độ quay còn
chiều rộng của mũi tên thể hiện mômen
quay.
Mũi tên càng dài, tốc độ quay càng lớn, còn
chiều rộng của mũi tên càng rộng mômen
quay càng lớn.




ã Số lùi
Gài khớp bánh răng trung gian số lùi với
bánh răng số lùi của trục sơ cấp.
Gài khớp bánh răng của trục thứ cấp với

bánh răng trung gian số lùi truyền công suất
để quay ng6ợc chiều đến bộ vi sai qua bánh
răng dẫn vi sai.
Mũi tên xanh: Truyền công suất
Mũi tên đỏ: Chiều quay
Mũi tên tím: Chiều quay của bánh răng đảo
chiều lồng không.
Độ dài của mũi tên thể hiện tốc độ quay còn
chiều rộng của mũi tên thể hiện mômen
quay.
Mũi tên càng dài, tốc độ quay càng lớn, còn
chiều rộng của mũi tên càng rộng mômen
quay càng lớn.
Mũi tên xanh: Truyền công suất
Mũi tên đỏ: Chiều quay
Độ dài của mũi tên thể hiện tốc độ quay còn
chiều rộng của mũi tên thể hiện mômen
quay.
Mũi tên càng dài, tốc độ quay càng lớn, còn
chiều rộng của mũi tên càng rộng mômen
quay càng lớn.

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-13-



Tham khảo
Hộp số dọc

Đối với hộp số dọc trục sơ cấp và trục thứ cấp
đ6ợc bố trí trên cùng một đ6ờng tâm và bánh
răng đảo chiều liên kết trục sơ cấp và trục thứ
cấp để truyền công suất.









(1/1)

Cấu tạo và chức năng của cơ cấu đồng tốc Cơ cấu vào khớp đồng tốc

1. Mô tả
Ng6ời ta sử dụng cơ cấu đồng tốc để tránh tiếng ồn của
bánh răng và làm cho việc sang số đ6ợc êm dịu. Ng6ời
ta gọi cơ cấu này là cơ cấu đồng tốc vì hai bánh răng có
tốc độ quay khác nhau đ6ợc lực ma sát làm đồng tốc
trong khi chuyển số.
Hộp số có các cơ cấu đồng tốc có các 6u điểm sau:
(1) Chúng làm cho ng6ời lái không phải điều khiển ly hợp
hai lần (đạp bàn đạp ly hợp hai lần mỗi khi chuyển số).
(2) Khi chuyển số, có thể truyền công suất ngay.
(3) Có thể chuyển số êm hơn mà không làm hỏng các bánh
răng.
2. Cơ cấu đồng tốc loại có then

(1) Cấu tạo
<1> Mỗi số tiến trên trục sơ cấp đ6ợc vào khớp với bánh
răng t6ơng ứng trên trục thứ cấp ở mọi thời điểm.
Những bánh răng này luôn luôn quay ngay cả sau khi
vào ly hợp vì chúng không cố định trên trục và chỉ chạy
lồng không.
(1/6)



Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-14-



<2> Các moay ơ đồng tốc ăn khớp với các trục
bằng các then bên trong moay ơ đồng tốc.
Hơn nữa, ống tr6ợt ăn khớp với then ở vòng
ngoài của moayơ đồng tốc và có thể di
chuyển dọc trục.
<3> Moayơ đồng tốc có ba rãnh theo chiều dọc
trục, và các khoá chuyển số luồn vào các
rãnh này. Lò xo của khoá luôn luôn đẩy
khoá chuyển số này vào ống tr6ợt.
<4> Khi cần chuyển số ở vị trí số trung gian,
phần nhô ra của mỗi khoá chuyển số luồn
khít vào trong rãnh then ở ống tr6ợt.
<5> Ng6ời ta đặt vòng đồng tốc giữa moay ơ
đồng tốc và mặt côn của các bánh răng số,

và đ6ợc đẩy ép vào một trong các mặt côn
này.
Trên toàn bộ khu vực côn bên trong vòng
đồng tốc có các rãnh nhỏ để tăng ma sát.
Ngoài ra, vòng này còn có 3 rãnh để các
khoá chuyển số luồn vào đó.
(2/6)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-15-



(2) Hoạt động
<1> Vị trí số trung gian
Mỗi bánh răng số đ6ợc vào khớp với bánh
răng bị động t6ơng ứng và chạy lồng không
trên trục.
<2> Bắt đầu quá trình đồng tốc
Khi dịch chuyển cần chuyển số, cần chuyển
số nằm trong rãnh trong ống tr6ợt, dịch
chuyển theo chiều mũi tên.
Vì phần nhô ra ở tâm của khoá chuyển số
đ6ợc gài vào rãnh của ống tr6ợt, khoá
chuyển số cũng dịch chuyển theo chiều mũi
tên cùng một lúc, và đẩy vòng đồng tốc vào
mặt côn của bánh răng số, bắt đầu quá trình
đồng tốc.

<3> Giữa quá trình đồng tốc
Khi dịch chuyển tiếp cần chuyển số, lực đặt
lên ống tr6ợt sẽ thắng lực lò xo của khoá
chuyển số và ống tr6ợt trùm lên phần nhô ra
của khoá này.
<4> Kết thúc quá trình đồng tốc
Lực đang tác dụng lên vòng đồng tốc trở
nên mạnh hơn và đẩy phần côn của bánh
răng số.
Điều này làm đồng bộ tốc độ của bánh răng
số với tốc độ của ống tr6ợt gài số.
Khi tốc độ của ống tr6ợt gài số và bánh răng
số trở nên bằng nhau, vòng đồng tốc bắt
đầu quay nhẹ theo chiều quay này.
Do đó, các then của ống tr6ợt gài số ăn
khớp với các rãnh then của vòng đồng tốc.
<5> Kết thúc việc chuyển số
Sau khi then của ống tr6ợt gài số ăn khớp
với rãnh then của vòng đồng tốc, ống tr6ợt
tiếp tục dịch chuyển và ăn khớp với rãnh
then của bánh răng số. Khi đó, việc chuyển
số sẽ kết thúc.
Gợi ý khi sửa chữa:
Nếu mặt trong của vòng đồng tốc và mặt
côn của bánh răng số bị mòn, không thể
đồng tốc cả hai tốc độ đ6ợc sẽ có tiếng kêu
bất th6ờng và khó chuyển số.
(3/6)



Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-16-



3. Cơ cấu đồng tốc kiểu có ba/hai mặt côn
Để tăng khả năng ăn khớp đồng tốc, các
kiểu xe gần đây đã ứng dụng cơ cấu ăn
khớp đồng tốc kiểu có ba/hai mặt côn, đặc
biệt cho các bánh răng số 2 và số 3.
(1) Cơ cấu đồng tốc kiểu 3 mặt côn
Cơ cấu đồng tốc kiểu 3 mặt côn chia vòng
đồng tốc thành vòng ngoài, vòng giữa và
vòng trong.
Khi khoá chuyển số đẩy vòng ngoài và vòng
giữa hình thành một mặt côn đơn, rồi vòng
giữa và vòng trong trở thành một mặt côn
đơn.
Ngoài ra, vòng trong và bánh răng trở thành
một phần mặt côn đơn, vì vậy cả ba mặt côn
này tạo ra lực ma sát.
Do đó, khả năng triệt tiêu độ chênh lệch tốc
độ quay giữa các bánh răng sẽ lớn và quá
trình đồng tốc sẽ diễn ra đ6ợc êm.
(2) Cơ cấu ăn tốc kiểu hai mặt côn
Cơ cấu ăn khớp đồng tốc kiểu hai mặt côn
về cơ bản cũng giống nh6 cơ cấu đồng tốc
kiểu 3 mặt côn ngoại trừ là nó không tạo ra
đồng tốc giữa vòng trong và cụm bánh răng.


(4/6)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-17-



4. Cơ cấu đồng tốc kiểu không có khoá
Một cơ cấu đồng tốc không có khoá có lò xo
khoá đóng vai trò của khoá chuyển số và
dùng cho bánh răng số 5 hộp số ngang ở
một số kiểu xe.
(1) Cấu tạo
<1> ống trfợt
Có ba phần nhô ra đ6ợc xoi bên trong ống
moayơ để đẩy lò xo khoá trong quá trình
đồng tốc hoá.
<2> Moayơ đồng tốc
Chung quanh moayơ đồng tốc có 3 vấu để
hãm chặt vòng đồng tốc và lò xo khoá.
<3> Lò xo khoá
Lò xo khoá có bốn vấu, một vấu để hãm
chặt bản thân lò xo, còn ba vấu kia giữ các
khoá chuyển số.
<4> Vòng đồng tốc
Có ba rãnh để gài các vấu của lò xo khoá tại
ba điểm dọc theo chu vi của vòng. Một đoạn
của rãnh xoi này đ6ợc vát mép.

(5/6)



5. Cơ cấu đồng tốc số lùi
Vòng đồng tốc các số tiến làm giảm tốc độ quay của trục
sơ cấp tr6ớc khi gài số lùi.
Bằng cách này, việc vào khớp bánh răng trung gian số
lùi và bánh răng số lùi của trục sơ cấp sẽ đ6ợc êm.
ở các kiểu xe gần đây, việc sử dụng các cơ cấu ăn khớp
đồng tốc cho số lùi đang trở nên phổ biến hơn.
6. Cơ cấu chặn trfớc số lùi
Trong khi đang gài các bánh răng vào bánh răng số lùi,
cần chuyển No. 3 bên trong tiếp xúc với chốt của trục
càng chuyển số No.1 và làm trục càng chuyển số No.1
dịch chuyển một khoảng cách A theo chiều của bánh
răng số 2. Điều này làm cho vòng đồng tốc của bánh
răng số 2 hoạt động để giảm tốc độ quay của trục sơ
cấp.
Khi cần gài số No.3 bên trong tách khỏi chốt của trục
càng gạt No.1, việc chuyển sang số lùi sẽ kết thúc.





(6/6)





Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-18-



Các cơ cấu chuyển số
1. Cấu tạo
Trục cần chuyển và chọn số đ6ợc đặt ở các
góc bên phải của các trục càng chuyển số ở
phía trên của vỏ hộp số.
Ng6ời ta áp dụng cơ cấu tránh ăn khớp hai
số (kép) và cơ cấu tránh gài nhầm số lùi.
Ng6ời ta cũng áp dụng cơ cấu khoá chuyển
số và cơ cấu khoá số lùi trên trục càng gạt
số.










(1/9)



2. Cơ cấu tránh ăn khớp kép
Cơ cấu này để tránh khả năng gài hai số
cùng một lúc. Khi đồng thời dịch chuyển hai
càng gạt số, chúng sẽ ăn khớp trong khi
chọn và các bánh răng bị gài hai số.
Kết quả là các bánh răng không quay đ6ợc,
xe nh6 là bị phanh lại, và các lốp bị khoá
cứng lại gây ra tình trạng rất nguy hiểm.
Một bu lông đ6ợc bố trí để ngăn không cho
tấm khoá càng gạt số quay làm cho trục cần
chuyển và chọn số chỉ tr6ợt đi theo chiều
đ6ợc chọn.







(2/9)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-19-



3. Vận hành của cơ cấu tránh ăn khớp kép
Tấm khoá càng gạt số luôn luôn cài vào hai
trong số ba khe ở đầu càng gạt số và khoá

tất cả các càng gạt số, trừ bánh răng phải sử
dụng.
Chẳng hạn nh6 khi đặt cần chuyển số vào
bánh răng số 1 hoặc số 2, tấm khoá càng
gạt số và cần chuyển số bên trong No.1
dịch chuyển sang bên phải nh6 trình bầy ở
sơ đồ bên trái.
Tấm khoá càng gạt số ngăn không cho các
đầu càng gạt số 3/số 4 và số 5/số lùi dịch
chuyển, do đó chỉ có đầu càng gạt số 1/số 2
có thể dịch chuyển
(3/9)



4. Cơ cấu tránh gài nhầm số lùi
Nếu cài hộp số sang số lùi trong khi xe đang
chạy, có thể làm vỡ ly hợp và hộp số ngang
kiểu th6ờng và đồng thời khoá cứng các lốp
xe, gây ra tình trạng rất nguy hiểm.
Do đó, ng6ời ta bố trí cơ cấu này để ng6ời lái
buộc phải chuyển về vị trí số không tr6ớc khi
gài số lùi.






(4/9)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-20-



5. Hoạt động của cơ cấu tránh gài nhầm số lùi
(1) Khi chọn số
Khi dịch chuyển cần chuyển số đến vị trí chọn số 5/ số lùi
(vị trí số không nằm giữa số 5 và số lùi), cần chuyển
trong số 2 sẽ dịch chuyển theo chiều số 5/ số lùi làm
quay chốt chặn số lùi theo chiều biểu hiện bằng mũi tên
A.
(2) Chuyển sang số 5
Khi đã chuyển hộp số vào số 5, cần chuyển trong số 2
quay theo chiều biểu mũi tên B, nhả chốt chặn số lùi.
Do đó, chốt chặn số lùi đ6ợc một lò xo phản hồi đẩy trở
về vị trí ban đầu của nó.
(3) Chuyển trực tiếp từ số 5 sang số lùi
Nếu cố chuyển trực tiếp từ số 5 sang số lùi (nh6 biểu
hiện bằng mũi tên C), cần chuyển trong số 2 đụng vào
chốt chặn số lùi, ngăn không cho hộp số chuyển sang số
lùi từ số 5.
(4) Chuyển sang số lùi
Sau khi cần chuyển số trở về vị trí số không giữa số 3 và
số 4 và dịch chuyển vào vị trí chọn số 5/ số lùi, cần
chuyển số bên trong No. 2 và chốt chặn số lùi sẽ ở vị trí
nh6 trình bày ở bên trái.
ở vị trí này, việc chuyển sang số lùi sẽ làm quay cần

chuyển số bên trong No. 2 theo chiều mũi tên D, chốt
chặn số lùi sẽ không gây cản trở gì.
(5/9)



6. Cơ cấu gài số lùi một chiều
Bánh răng trung gian số lùi chỉ dịch chuyển
khi hộp số đ6ợc chuyển sang số lùi. Khi gài
vào số 5, bánh răng trung gian số lùi sẽ bị
giữ ở vị trí số trung gian.
ã Hoạt động của cơ cấu gài số lùi một
chiều
(1) Chuyển sang số 5
Khi hộp số đ6ợc chuyển sang số 5, trục
càng gạt No. 3 dịch chuyển sang bên phải,
đẩy các viên bi vào các rãnh xoi của trục
càng gạt No.2.
(2) Chuyển số lùi
Khi hộp số đ6ợc chuyển sang số lùi, càng
gạt số lùi dịch chuyển sang bên trái bằng
vòng lò xo đ6ợc lắp trên trục càng gạt No. 3.

(3) Chuyển từ số lùi sang vị trí số trung gian
Tất cả trục càng gạt No. 3, các viên bi và
càng gạt số lùi đều dịch chuyển sang bên
phải.
(6/9)



Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-21-



7. Cơ cấu khoá chuyển số
Có ba rãnh xoi trên mỗi trục càng gạt số, và
lò xo đẩy viên bi khoá vào rãnh khi chuyển
số.
Điều này không những ngăn chặn hộp số bị
nhảy số mà còn làm cho ng6ời lái có cảm
giác rõ rệt hơn đối với việc chuyển số.













(7/9)




8. Chức năng của ống trfợt gài số
Để tránh không bị nhảy số, ng6ời ta vát côn
then hoa giữa ống tr6ợt và bánh răng số để
tạo thành một cạnh vát và làm cải thiện
sự ăn khớp giữa ống tr6ợt và bánh răng số.
Với cùng mục đích này, ng6ời ta vát côn các
bánh răng đầu vào, trung gian và số lùi một
chút.
(1) Khi lực dẫn động đ6ợc truyền từ bánh răng
vào ống tr6ợt.
Các then trên bánh răng ăn khớp với tất cả
các rãnh then hoa của ống tr6ợt.
(2) Khi lực dẫn động đ6ợc truyền từ ống tr6ợt vào
một bánh răng (trong khi phanh bằng động
cơ)
Một số ít hơn then bánh răng sẽ ăn khớp với
ống tr6ợt. Điều này làm tăng áp lực ăn khớp
của ống tr6ợt và bánh răng, do đó tránh cho
hộp số không nhảy số.
Gợi ý khi sửa chữa:
Nếu phần vát cạnh của then ống tr6ợt bị
mòn, hộp số sẽ bị nhảy số.
(8/9)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-22-




9. Cơ cấu khoá số lùi
Cũng có một rãnh ở mặt trên của càng gạt
số lùi, một lò xo đẩy viên bi khoá vào rãnh
này. Khi hộp số không đ6ợc cài số lùi, rãnh
này ngăn không cho bánh răng trung gian
số lùi dịch chuyển. Ngoài ra, khi hộp số
đ6ợc chuyển sang số lùi, nó còn báo cho
ng6ời lái biết các bánh răng đã vào khớp
hoàn toàn ch6a.











(9/9)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số th6ờng Hộp số th6ờng và li hợp

-23-

Bài tập

Hãy sử dụng các bài tập này để kiểm tra mức hiểu biết của bạn về các tài liệu trong ch6ơng này. Sau khi trả lời

mỗi bài tập, bạn có thể dùng nút tham khảo để kiểm tra các trang liên quan đến câu hỏi về câu hỏi hiện tại. Khi
các bạn có câu trả lời đúng, hãy trở về văn bản để duyệt lại tài liệu và tìm câu trả lời đúng. Khi đã trả lời đúng mọi
câu hỏi, bạn có thể chuyển sang ch6ơng tiếp theo.

Kü thuËt viªn chÈn ®o¸n – Hép sè th6êng Hép sè th6êng vµ li hîp

-24-


Câu hỏi-1
Những câu trình bày sau đây liên quan đến các yêu cầu của ly hợp. Hãy đánh dấu Đúng hoặc Sai cho mỗi câu.

No.
Câu hỏi Đúng hoặc Sai
Các câu trả lời
đúng

1.

Ly hợp phải nối truyền lực giữa hộp số ngang/dọc và động cơ
được êm.

Đúng Sai



2.
Sau khi nối với hộp số ngang/dọc, nó phải truyền công suất có sự
trượt.


Đúng Sai



3.
Nó phải nhả hộp số ngang/hộp số dọc một cách chính xác và
nhanh.

Đúng Sai



4.
Nó phải nối và ngắt truyền lực cho hộp số ngang/dọc mà không
phải đạp bàn đạp ly hợp.

Đúng Sai




Câu hỏi-2
Những câu trình bày sau đây liên quan đến các chức năng của hộp số ngang/hộp số dọc. Hãy đánh dấu Đúng hoặc
Sai cho mỗi câu.

No.
Câu hỏi Đúng hoặc Sai
Các câu trả lời
đúng


1.

Để nối/ngắt công suất từ động cơ.


Đúng Sai



2.
Để tăng/giảm mômen quay của động cơ bằng các bánh răng và
truyền mômen thích hợp tới các bánh xe dẫn động.

Đúng Sai



3.
Trong khi khởi hành, sử dụng các số có lực dẫn động nhỏ (tỷ số
truyền nhỏ) để cải thiện tiêu hao nhiên liệu.

Đúng Sai



4.
Trong khi xe chạy ở tốc độ cao, sử dụng các số có lực dẫn độ
ng
lớn (tỷ số truyền lớn) để thu được công suất cao ở đầu thứ cấp.



Đúng Sai




Kü thuËt viªn chÈn ®o¸n – Hép sè th6êng Hép sè th6êng vµ li hîp

-25-

Câu hỏi-3
Những câu trình bày sau đây liên quan đến các bộ phận của ly hợp. Hãy chọn câu trình bày Sai.


1.

Xi lanh cắt ly hợp truyền áp suất thuỷ lực từ xilanh chính đến càng cắt ly hợp.



2.

Đĩa ly hợp được nối với bánh đà và đĩa ép li hợp khi nhấn bàn đạp ly hợp.




3.

Cụm nắp ly hợp truyền /ngắt công suất ra của động cơ.





4.

Vòng bi cắt ly hợp khử độ chênh lệch về tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp và lò xo đĩa.


Câu hỏi-4
Hình minh hoạ dưới đây thể hiện đường truyền công suất của hộp số ngang. Từ những cụm từ sau đây, hãy chọn từ
thích hợp cho mỗi hình minh hoạ.

1.







2.



3.










4.



a) Vị trí số trung gian b) Số 1 c) Số 3 d) Số lùi



Trả lời: 1. 2. 3. 4.

×