Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tài liệu Kỹ thuật viên chẩn đóan_ Hộp số thường pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 26 trang )

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-1-
Khái quát về ly hợp Mô tả

Ly hợp nằm giữa động cơ và hộp số thường dùng để nối và
ngắt công suất động cơ bằng cách đạp bàn đạp ly hơp. Vì
vậy, ly hợp có thể từ từ chuyển công suất của động cơ đến
các bánh xe chủ động để ôtô chuyển bánh được êm và
chuyển các số được êm theo các điều kiện chạy của xe.
1. Các yêu cầu của ly hợp
(1) Phải nối hộp số và động cơ một cách êm dịu.
(2) Sau khi nối với hộp số, nó phải truyền hết công suất,
không bị trượt.
(3) Phải ngắt truyền lực nhanh và chính xác.












(1/2)


Ly hợp gồm có một phần điều khiển bằng cơ


học để truyền công suất và một phần sử dụng
áp suất thuỷ lực để truyền công suất.
Gợi ý:
Ly hợp kiểu cáp
Cũng có các ly hợp kiểu cáp nối bàn đạp ly hợp
và càng cắt ly hợp bằng cáp.







(2/2)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-2-

Bàn đạp li hợp Bàn đạp li hợp

1. Tóm tắt
Bàn đạp li hợp tạo ra áp suất thuỷ lực trong
xilanh chính bằng lực ấn vào bàn đạp.
áp suất thuỷ lực này tác dụng lên xi lanh cắt
li hợp và cuối cùng đóng và ngắt ly hợp.
2. Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là
khoảng cách mà bàn đạp có thể được ấn
cho đến khi vòng bi cắt li hợp ép vào lò xo

đĩa.
Khi đĩa ly hợp bị mòn, hành trình tự do này
giảm đi. Nếu đĩa tiếp tục mòn và bàn đạp
không có hành trình tự do, thì sẽ làm cho li
hợp bị trượt. Do đó, cần phải điều chỉnh
chiều dài của cần đẩy xilanh cắt ly hợp, và
duy trì hành trình tự do này không đổi.
Trong các kiểu xe hiện nay, người ta sử
dụng các xilanh cắt ly hợp tự điều chỉnh, do
đó hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
không thay đổi.
Điều chỉnh độ cao của bàn đạp ly hợp bằng
bu lông chặn bàn đạp, và điều chỉnh hành
trình tự do của bàn đạp bằng độ dài của cần
đẩy.



Tham khảo
Bàn đạp ly hợp kiểu quay vòng
Các bàn đạp ly hợp kiểu quay vòng là các bàn
đạp dùng lực lò xo để giảm lực điều khiển.
Khi đạp bàn đạp và đi quá một vị trí nhất định,
chiều tác động của lò xo thay đổi và bổ sung
thêm vào lực ấn.
Lò xo được lắp giữa bàn đạp ly hợp và giá đỡ
bàn đạp và lực tác động lên lò xo để làm nó liên
tục được giãn dài.
Có nhiều loại bàn đạp ly hợp kiểu quay vòng có
các cấu tạo khác nhau.



(1/1)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-3-


Cơ cấu TFT (Toyota Free-Tronic)
Cơ cấu TFT (Toyota Free-Tronic) không có
bàn đạp ly hợp và gồm có các bộ phận trình
bầy ở sơ đồ bên trái bổ sung cho cấu tạo của ly
hợp thông thường.
Bằng cách thực hiện thao tác chuyển số, ECU
của TFT điều khiển bộ chấp hành thuỷ lực theo
các tín hiệu từ các cảm biến và các công tắc để
truyền áp suất thuỷ lực đến xilanh cắt ly hợp và
tự động điều khiển ly hợp.
Vì nó được trang bị bộ điều khiển bảo vệ, nên
nó báo cho người lái bằng chuông và đèn báo
để tránh điều khiển sai ly hợp.


(1/1)

Xi lanh chính của ly hợp XI lanh chính của ly hợp

1. Cấu tạo và chức năng
Trong xilanh chính của ly hợp, sự trượt của pittông tạo ra

áp suất thuỷ lực.
Lò xo phản hồi của bàn đạp liên tục kéo cần đẩy của ly
hợp về phía bàn đạp. Chức năng của xilanh chính của ly
hợp được trình bày dưới đây.

















Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-4-



(1) ấn bàn đạp ly hợp
Khi đạp lên bàn đạp li hợp, píttông bị cần đẩy dịch
chuyển về bên trái.

Dầu phanh trong xilanh chảy qua van nạp đến bình chứa và
đồng thời đến xilanh cắt li hợp.
Khi píttông dịch chuyển tiếp về bên trái, thanh nối sẽ tách
khỏi bộ phận hãm lò xo, và van nạp đóng đường dầu đi vào
bình chứa bằng lò xo côn, do đó tạo thành áp suất trong
buồng A và áp suất này truyền đến pittông của xilanh cắt.
















(2) Thả bàn đạp ly hợp
Khi thả bàn đạp ly hợp, lò xo nén đẩy pittông trở về bên
phải và áp suất thuỷ lực giảm xuống. Khi pít tông trở lại
hoàn toàn, bộ phận hãm lò xo đẩy thanh nối về bên phải.
Như vậy van nạp mở đường đi vào bình chứa và nối với
buồng A và B.

















gợi ý khi sửa chữa:
Nếu không khí xâm nhập vào đường dẫn dầu, không khi
bị tăng áp và không tạo ra được đủ áp suất dầu.
Khi đó tác dụng của ly hợp sẽ kém đi và không thể
chuyển số được.
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-5-

Cấu tạo của ly hợp Xi lanh cắt ly hợp

Xilanh cắt ly hợp làm dịch chuyển pittông bằng
áp suất thuỷ lực từ xilanh chính và điều khiển
càng cắt ly hợp qua cần đẩy.
1. Xi lanh cắt ly hợp tự điều chỉnh

Lò xo côn trong xilanh cắt li hợp luôn luôn
ép cần đẩy vào càng cắt bằng lực lò xo để
giữ hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
không thay đổi.
Tham khảo:
XI lanh cắt có thể điều chỉnh
Khi vị trí của đầu lò xo đĩa đã thay đổi do đĩa ly
hợp mòn, cần phải điều chỉnh hành trình tự do
này bằng cần đẩy.






(1/1)


Vòng bi cắt ly hợp
Vòng bị cắt ly hợp hấp thụ sự chênh lệch tốc độ
quay giữa càng cắt li hợp (không quay) và lò xo
đĩa (quay) để truyền chuyển động của càng cắt
vào lò xo đĩa.
1. Vòng bi cắt li hợp tự định tâm
Trong hộp số của các xe FF, trục khuỷu và
trục sơ cấp dịch chuyển một chút, do đó tạo
ra tiếng ồn do ma sát giữa lò xo đĩa và vòng
bi cắt li hợp.
Để tránh tiếng ồn, cơ cấu này tự động điều
chỉnh đường tâm của lò xo đĩa và vòng bi cắt

li hợp.






(1/1)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-6-


Nắp ly hợp
Mục đích chủ yếu của nắp ly hợp là để nối và
ngắt công suất của động cơ. Nó phải được cân
bằng tốt trong khi quay và phải toả nhiệt một
cách hiệu quả vào lúc nối ly hợp. Nắp ly hợp có
lò xo để đẩy đĩa ép li hợp vào đĩa ly hợp, các lò
xo này có thể là lò xo xoắn hoặc lò xo đĩa.
Ngày nay lò xo đĩa được sử dụng ở hầu hết các
ly hợp.
1. Ly hợp kiểu lò xo đĩa
Lò xo đĩa được làm bằng thép lò xo. Nó được
tán bằng đinh tán hoặc bắt chặt bằng
bulông vào nắp ly hợp. Có vòng trụ xoay ở
mỗi phía của lò xo đĩa làm việc như một trụ
xoay trong khi lò xo đĩa đang quay
Dùng các lò xo chịu kéo để nối các lò xo đĩa

với đĩa ép li hợp.
Các kiểu xe gần đây đã áp dụng nắp ly hợp
kiểu DST (lật ngược lò xo đĩa). ở loại nắp ly
hợp này, người ta lật ngược các đầu của nắp
ly hợp để trực tiếp giữ lò xo đĩa ở vị trí thích
hợp.
Các dải băng được lắp theo chiều tiếp tuyến
để truyền mônen quay.
(1/2)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-7-


2. Các đặc tính của lò xo đĩa
Đồ thị ở bên trái trình bày sự dịch chuyển của đĩa ép li
hợp dọc theo trục hoành và đĩa ép li hợp dọc theo trục
tung. Đường nét liền chỉ các đặc tính của lò xo đĩa, và
đường nét đứt chỉ các đặc tính của lò xo trụ.
(1) Điều kiện bình thường (khi đĩa khi hợp hoàn toàn
mới)
Khi đặt vào đĩa ép li hợp một lực ép (P0) như nhau đối với
cả hai loại: loại lò xo trụ và loại lò xo đĩa, khi ấn hết cỡ
bàn đạp ly hợp, mỗi sức ép trở thành P2 và P2
Điều này có nghĩa là đối với loại lò xo đĩa, lực cần phải ấn
vào bàn đạp ly hợp nhỏ hơn đối với lò xo trụ với mức
chênh lệch được thể hiện bằng a.
(2) Khi độ mòn ở bề mặt tiếp xúc của đĩa ly hợp vượt
quá giới hạn cho phép

Sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo trụ giảm đến
P1.
Mặt khác, sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo đĩa là
P1, cũng bằng P0.
Điều đó có nghĩa là, khả năng truyền công suất của ly
hợp kiểu lò xo đĩa không bị giảm cho tới giới hạn mòn
của đĩa.
Ngược lại, sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo trụ
giảm xuống P1.
Do đó, khả năng truyền công suất giảm xuống, làm cho
ly hợp bị trượt.
(2/2)


Đĩa ly hợp
Đĩa ly hợp tiếp xúc một cách đồng đều với về
mặt ma sát của đĩa ép li hợp và bánh đà để
truyền công suất được êm. Nó cũng giúp làm
dịu sự va đập khi vào ly hợp.
1. Cao su chịu xoắn
Cao su chịu xoắn được đưa vào moayơ ly
hợp để làm dịu va đập quay khi vào ly hợp
bằng cách dịch chuyển một chút theo vòng
tròn.
2. Tấm đệm
Tấm đệm được tán bằng đinh tán kẹp giữa
các mặt ma sát của ly hợp.
Khi ăn khớp ly hợp đột ngột, phần cong này
khử va đập và làm dịu việc chuyển số và
truyền công suất.

Gợi ý khi sửa chữa:
Nếu cao su chịu xoắn bị mòn và tấm đệm bị
vỡ sẽ gây ra mức va đập và tiếng ồn lớn khi
vào ly hợp.
(1/1)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-8-

Khái quát về hộp số thường Mô tả

Hộp số ngang thường (hộp số dọc thường) là
một bộ phận để tăng và giảm tốc độ của động
cơ bằng bánh răng và biến đổi nó thành
mômen quay để truyền đến các bánh xe dẫn
động.
Tham khảo phần Hệ thống truyền lực để biết
về bộ vi sai trong hộp số ngang thường.
1. Vai trò của hộp số ngang
(1) Để nối/ngắt công suất truyền từ động cơ
bằng cách điều khiển cần chuyển số.
(2) Để tăng mômen quay khi khởi hành và leo
dốc.
(3) Để truyền động đến các bánh xe ở tốc độ
cao khi đang chạy với tốc độ lớn.
(4) Để truyền động đến các bánh xe khi chạy
lùi.



(1/1)

Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-9-


Sự cần thiết của việc chuyển số
Đồ thị ở bên trái trình bày các đường cong tính năng truyền
động chỉ rõ mối quan hệ giữa lực truyền động và tốc độ của
xe từ số 1 đến số 6.
1. Các đường cong tính năng truyền động
Nói một cách lý tưởng, đường biểu diễn lực truyền động
của động cơ cần phải thay đổi liên tục như đường cong A
ở đồ thị này. Tuy nhiên, lực truyền động thực tế của hộp
số loại thông thường không thay đổi liên tục từ số 1 đến
số 6.
Do đó, lực truyền động của động cơ sẽ có hiệu quả khi
thu hẹp khu vực gạch chéo trong đồ thị để gần với đường
cong này.
Có thể phỏng đoán rằng lực truyền động sẽ đến gần
đường cong lý tưởng A khi tăng số lượng các số truyền
lên. Tuy nhiên, thiết kế của hộp số như vậy sẽ trở nên
phức tạp và làm cho việc điều khiển hộp số của người lái
cũng phức tạp.
Vì vậy, số lượng các số truyền là từ 4 đến 6.
Số truyền 5 được sử dụng nhiều nhất.
(1) Khởi hành
Khi xe khởi hành, cần có công suất lớn, nên người ta sử
dụng số truyền 1 có lực truyền động lớn nhất.

(2) Xe chạy
Sau khi khởi hành, người ta dùng số 2 và số 3 để tăng
tốc độ của xe.
Người ta dùng các số truyền này vì chúng có giới hạn tốc
độ cao hơn số 1 và cần không nhiều lực truyền động.
(3) Xe chạy ở tốc độ cao
Khi xe chạy ở tốc độ cao, người ta dùng các số 4, số 5 và
số 6 để tiếp tục tăng tốc độ của xe. Việc sử dụng các số
truyền với lực truyền động nhỏ và hạ thấp tốc độ của
động cơ sẽ giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
(4) Chạy lùi
Khi sử dụng số lùi, bánh răng trung gian số lùi được nối
khớp, bánh răng số lùi sẽ đổi chiều, và xe sẽ chạy lùi.
(1/1)


Kỹ thuật viên chẩn đoán Hộp số thường Hộp số thường và li hợp

-10-


Tỷ số truyền giảm tốc
1. Tỷ số truyền giảm tốc
Tỷ số truyền giảm tốc được thể hiện như sau:

Số răng của bánh răng bi động
Số răng của bánh răng chủ động

Nếu bánh răng bị động có 38 răng và bánh răng chủ
động có 12 răng chẳng hạn, thì tỷ số truyền giảm tốc của

số 1 là 38/12 = 3,166
Khi trục sơ cấp truyền chuyển động quay và mômen
quay cho trục thứ cấp, tốc độ quay sẽ giảm xuống và
mômen quay sẽ tăng lên theo tỷ số truyền giảm tốc của
các bánh răng này.
Mômen đầu thứ cấp = Mômen đầu sơ cấp x Tỷ số truyền
Số vòng quay đầu sơ cấp = Số vòng quay đầu thứ cấp x
Tỷ số truyền

Điều này cho thấy rằng tỷ số truyền càng lớn thì mômen
quay càng tăng, còn số vòng quay càng giảm. Nghĩa là
xe có thể chạy ở tốc độ càng cao khi tỷ số truyền càng
nhỏ, mặc dù lực truyền động giảm xuống.
(1/1)


Các cơ cấu vận hành
1. Loại điều khiển từ xa
Loại này liên kết cần chuyển số với hộp số bằng cáp
hoặc các thanh nối, v.v...
Người ta dùng loại này ở các xe FF, và có đặc điểm là
gây ra ít rung động và tiếng ồn, và có thể dễ dàng thiết
kế vị trí của cần chuyển số.








2. Loại điều khiển trực tiếp
Loại này lắp cần chuyển số trực tiếp trên hộp số. Người
ta dùng loại này ở các xe FR vì các thao tác chuyển số
nhanh và dễ xử lý.







(1/1)


×