LUẬN VĂN:
Vấn đề việc làm thêm đối với sinh
viên hiện nay
Lời mở đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được
không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu
vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không
ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương
lai.
Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động.
Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào. Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến
thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường.
Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều
cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế.
Đó là đi làm thêm. Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở
thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn
còn ngồi trên ghế giảng đường. Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong
muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn…. Và sở dĩ việc
làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống
trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp.
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề
việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đối với Xã hội, Doanh nghiệp: có sự quan tâm hơn nữa đối với thế hệ trẻ; có
sự quản lý, phối kết hợp với Nhà trường nhằm tạo cho sinh viên có nhiều điều kiện học
hỏi, thực hành, cọ xát; phát huy tối đa nguồn lực dồi dào trong sinh viên…
Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực
tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ
ích cả về bề nổi và bề sâu…
Đối với sinh viên: chỉ ra những tích cực cũng như hạn chế của việc làm thêm
trong sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, hình thành tư
duy chủ động trong việc giải quyết vấn đề, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn…
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên các trường Đại học
- Phạm vi nghiên cứu: tại một trường Đại học ở Hà Nội
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài có sự kết hợp giữa phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua việc
điều tra nghiên cứu về vấn đề việc làm thêm trong phạm vi một trường Đại học trên địa
bàn Hà Nội.
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 15/10/2004 đến 15/3/2005.
V. Nội dung và kết cấu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu có các nội dung chính sau:
Lời mở đầu
Phần 1: Việc làm thêm đối với sinh viên dưới góc độ nhìn nhận, đánh giá của
các tổ chức và cộng đồng xã hội
Phần 2: Phương pháp luận
Phần 3: Việc làm thêm đối với sinh viên qua kết quả điều tra xã hội học và phân
tích, đánh giá của nhóm nghiên cứu
Phần 4: Một số giải pháp nhằm khuyến khích và quản lý việc làm thêm đối với
sinh viên hiện nay
Kết luận
Phần 1
Việc làm thêm đối với sinh viên dưới góc độ nhìn nhận, đánh giá của các tổ chức và cộng
đồng xã hội
1.1 Quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên
Với quan niệm "Việc làm thêm", qua thu thập những thông tin thứ cấp, chúng tôi
xin nêu ra một vài quan niệm như sau:
Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà Nội:
“Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm
việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia
đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ
sát hơn với thực tế cuộc sống…”
(1)
Anh Quách Minh Cường, quản lý nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: “Việc
làm thêm theo quan điểm của tôi chỉ đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham
gia các hoạt động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường để tích luỹ kinh nghiệm
cho bản thân”
(2)
Và theo bạn Linh Hương, cộng tác viên Ban Tuyên huấn – Văn phòng Đoàn tại
một trường Đại học ở Hà Nội: “…với riêng tôi, được làm cộng tác viên Ban tuyên huấn,
được viết các bài báo cho Bản tin cũng là một cách làm thêm, vừa có dịp nâng cao các
kỹ năng viết lách, vừa biết cách tổ chức và hoạt động của một tờ báo, lại có một khoản
tiền nho nhỏ để tiêu pha”
(3)
Trên đây là một vài quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay, từ
đó, có thể rút ra quan niệm chung về việc làm thêm như sau: “Việc làm thêm đối với
sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công
ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm
ảnh hưởng nhiều đến học tập… với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học
hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…”
1.2 Những hạn chế hiện nay của sinh viên, tân cử nhân xung quanh vấn đề việc
làm
Thực tế hiện nay sinh viên hay các tân cử nhân khi đi phỏng vấn xin việc còn bộc
lộ rất nhiều hạn chế. Dưới đây xin đề cập một vài hạn chế điển hình hiện nay của sinh
viên, tân cử nhân xung quanh vấn đề này.
- Thái độ thờ ơ, cẩu thả:
(1)
“Việc làm cho SV và quan hệ từ ba phía”, Báo Sinh viên Việt
Nam, số 11, năm 2005.
(2)
, “Diễn đàn sinh viên – việc làm”,
10/03/2005, 12:04 AM
(3)
“Sinh viên làm thêm”, Báo Tuổi trẻ, số 03, năm 2004.
Bà Đỗ Thị Xuân Phương – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội, Phó trưởng ban
tổ chức Hội chợ việc làm Thành phố Hà Nội lần thứ 3 cho biết: “đến hội chợ lần này
chủ yếu là sinh viên chưa hoặc mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Một thực tế khá buồn:
Người lao động đến hội chợ tìm việc nhưng với thái độ thờ ơ, cẩu thả, không chuẩn bị
kỹ về tâm lý, các loại giấy tờ hồ sơ cũng không đầy đủ. Trong số 400 hồ sơ mà
VINACONEX (Hà Nội) nhận được, không có bộ hồ sơ nào đủ giấy tờ cần thiết (thiếu
bằng tốt nghiệp, thiếu giấy khám sức khoẻ…). Bởi vậy trong 3 ngày Hội chợ, Tổng
Công ty đã không thể tiến hành phỏng vấn, tuyển dụng trực tiếp như kế hoạch”
(1)
.
Cũng tương tự như trên, tại “Ngày tuyển dụng 12/3” do một trường Đại học tổ
chức, so với 1640 chỉ tiêu nhận người của 67 nhà tuyển dụng, con số 214 người lao
động tìm được việc làm là quá nhỏ bé. Điều này không chỉ khiến người lao động nuối
tiếc vì để vuột mất cơ hội tìm việc trực tiếp mà ngay cả nhà tuyển dụng cũng cảm thấy
thất vọng.
Bên cạnh sự thờ ơ, cẩu thả trong chuẩn bị hồ sơ, sau một số cuộc phỏng vấn,
không ít người lao động đã bày tỏ sự “ngỡ ngàng”: “Tưởng phỏng vấn gì, té ra là mấy
câu bâng quơ về gia đình, bạn bè…”; “không ngờ công ty lớn như vậy mà gọi mình tới
chỉ để hỏi về ba loại đặc sản, sở thích và cả…khuyết điểm của mình!”. Tuy nhiên, với
những nhà tuyển dụng, đó là những câu hỏi hoàn toàn không là “bâng quơ”, “chơi chơi”
chút nào. Đó chính là sự kiểm tra phản ứng linh hoạt và kiến thức về cuộc sống của
người lao động. Giám đốc Công ty Phát triển nguồn nhân lực NetViet, ông Dương Xuân
Giao khẳng định, 3 yếu tố quan trọng quyết định sự thành hay bại của các ứng viên lao
động, theo thứ tự như sau: 1-Thái độ; 2-Kinh nghiệm làm việc; 3-Kiến thức chuyên
môn. Ông Giao nói: “Cái người lao động thiếu khi đi phỏng vấn chính là thái độ
(attitude), thể hiện sự nhiệt tâm và trung thực của họ đối với công việc mà họ đang dự
tuyển. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp chấp nhận tái đào tạo những người chưa
hoàn thiện lắm về kiến thức, kinh nghiệm, miễn sao họ có thái độ chân thành, đúng đắn
và bản lĩnh”
(1)
.
(1)
“Hội chợ việc làm lần 3–thành phố Hà Nội”, trang 4, Tiền Phong, số 171, 26/8/2004.
LĐ&ĐK.
(1)
,“Rớt đài” từ những điều sơ đẳng,
kỳ 2, 05/08/2004,13:15 PM
“Bi kịch của phần lớn đội ngũ lao động ở nước ta hiện nay, đặc biệt là giới trẻ,
chính là tư tưởng hưởng thụ quá sớm và quá coi trọng quyền lợi vật chất trong khi
chính bản thân họ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhu cầu của xã
hội.”
(2)
– Dương Thế Nguyên, Phó phòng Dự án II, Công ty TNHH Thương mại & Hỗ
trợ việc làm “Cô Tấm” nhận xét.
- Thiếu kinh nghiệm thực tế:
Lê Văn Đức, cán bộ quản lý nhân sự Công ty Cổ phần Bánh kẹo Kinh Đô nhận
xét: “Trong 100 hồ sơ ứng tuyển vào các vị trí, chúng tôi chỉ chọn được rất ít. Riêng vị
trí kế toán quản trị, chúng tôi không tìm nổi ứng viên nào vì lĩnh vực này không chỉ đòi
hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn mà cần có cả kinh nghiệm làm việc nữa”
(3)
.
Sau một năm lặn lội đi tìm việc, bạn Nguyễn Thị Điệp – cựu sinh viên Khoa
Công nghệ thông tin của một trường Đại học vừa bị…rớt trong cuộc thi tuyển vào Công
ty Tin học Lạc Việt. Lý do chính: thiếu kinh nghiệm viết các phần mềm. Cô đã tự rút ra
kinh nghiệm “xương máu” là: “Hồi còn trên ghế giảng đường, hầu hết chỉ biết có kiến
thức từ bên trong giảng đường, tức thầy dạy bao nhiêu thì “hưởng” bấy nhiêu. Lẽ ra,
học 1 phải biết 5, 6, thậm chí phải biết 10 – phải tranh thủ trang bị thêm kiến thức và
tiếp xúc thực tế ngày càng nhiều càng tốt”
(4)
.
Một cuộc điều tra nghiên cứu của Taylor Nelson Sofres - chuyên gia của một
công ty về nghiên cứu thị trường - thực hiện tại Việt Nam từ tháng 9-10/2004 theo đơn
đặt hàng của Hội đồng Anh TP Hồ Chí Minh đã cho thấy nhiều điều bất ngờ…
Sinh viên mới ra trường: Lượng lớn, chất thấp!
“Họ rất nhiệt tình và mong muốn được chứng tỏ năng lực của mình. Họ cũng
sẵn sàng học hỏi và công ty thấy đối tượng này dễ đào tạo, định hướng. Nếu tốt nghiệp
từ những trường đào tạo chuyên ngành liên quan (như kinh tế, hoá mỹ phẩm, dược, kỹ
sư công trình…) thì họ có những kiến thức khá cơ bản để có thể bắt đầu làm việc. Tuy
nhiên, chúng tôi hiểu rằng gần như phải đào tạo lại, bởi họ rất thiếu kiến thức chuyên
(2)
, “Thông tin tuyển dụng”.
07/08/2004, 12:45 PM
(3)
, “Nhà tuyển dụng chưa hài lòng về chất lượng ứng viên”,
08/03/2005, 11:32 AM
(4)
, “Th«ng tin tuyÓn dông”, 07/08/2004, 12:45 PM
sâu, đặc biệt là kiến thức thực tế và thiếu kinh nghiệm làm việc”
(1)
– Giám đốc nhân sự
ở một công ty đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng phát biểu.
Qua những kỳ tổ chức Hội chợ, khá nhiều nhà quản lý nhận định: có nhiều
nguyên nhân chủ quan về phía sinh viên tốt nghiệp đại học khiến cho cánh cửa tìm việc
của các bạn trẻ ngày càng bị thu hẹp như “học chưa đi đôi với hành”, nhà ở, hộ khẩu
thường trú, phương tiện đi lại chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng…
- Hạn chế về kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ:
Chị Tuấn Anh, người đảm nhận phụ trách tuyển dụng của Công ty Canon cho
biết: “Suốt buổi sáng phỏng vấn gần 60 ứng tuyển, tôi chỉ chọn được 36 hồ sơ vào vòng
I để ngày mai kiểm tra lần thứ hai tại công ty. Những ứng viên tốt nghiệp đại học thì
trình độ chuyên môn còn được, trong khi những em tốt nghiệp cao đẳng thì chuyên môn
rất kém, nhiều em gần như không biết gì.”
(2)
.
Chị Nguyên Vân Thuỷ – Trưởng phòng Hành chính nhân sự Công ty LG cũng có
nhận xét: “Nhiều người đưa ra nhiều bằng cấp, kiến thức giỏi nhưng lại không chứng tỏ
được khả năng thực tế trong lĩnh vực nào cả”
(3)
.
Các ứng viên trẻ, theo chị Thiên Hương, Trưởng phòng Phân tích và Hỗ trợ
chiến lược của Công ty Bảo hiểm Prudential:“Các trường đại học cũng có dạy nhưng lý
thuyết không cập nhật, không đào tạo sự năng động và xử lý tình huống thực tiễn, nên
các ứng viên trẻ thiếu khả năng phản ứng, trong khi rất nhiều bạn trẻ bây giờ lại quá
nóng vội, chê các vị trí thấp, muốn nhanh chóng thăng tiến, chứng tỏ bản lĩnh mà không
nhận thức đủ điểm mạnh, điểm yếu của mình và vì thế, không đủ tin cậy để những người
lãnh đạo đầu tư đào tạo cho những mục đích lâu dài. Hơn nữa, hiện nay có sự phân hoá
khá lớn trong các ứng viên trẻ, sinh viên mới ra trường. Có một số ít người xuất sắc, bỏ
xa nhóm còn lại thuộc diện “thường thường bậc trung” với những điểm yếu cố hữu như
nhút nhát, thụ động, kỷ luật kém, …”
(1)
.
Bên cạnh sự hạn chế về kiến thức chuyên môn, một điểm quan trọng nữa là khả
năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường công việc của thí sinh mới ra trường còn rất
(1)
, “Điều tra về ứng viên Việt Nam”, 13/3/2005, 16:30
PM
(2)
, “Thông tin tuyển dụng”, 7/8/2004, 12:45 AM
(3)
, “Rớt đài” từ những điều sơ đẳng, kỳ I,
04/8/2004, 10:15 AM
(1)
, “Khan hiếm nhân lực cấp cao”, 07/03/2005, 09:02 AM
kém, do họ chưa có điều kiện để tiếp xúc với tình huống công việc thực tế. Họ thường
bị “khớp”, không biết phải trả lời phàn nàn của khách hàng trên điện thoại như thế nào,
không có kỹ năng đàm phán thuyết phục, hay không thể trình bày vấn đề một cách
logic, chuyên nghiệp và thành thạo bằng tiếng Anh.
Điểm qua các doanh nghiệp mà việc tuyển dụng chú trọng vào tiếng Anh, vào
trình độ và chỉ số thông minh của sinh viên qua các bài test phải kể đến Nestle Việt
Nam. Họ chỉ cần có 2 ngày cho việc tìm 10 người phù hợp từ hơn 400 ứng viên. Cách
của họ là đến một trường đại học tiếng tăm có nhiều chuyên ngành họ cần, tổ chức một
buổi hội thảo nghề nghiệp vài giờ đồng hồ cho tất cả các ứng viên là sinh viên năm cuối
các trường thuộc khối kinh tế. Bài test IQ được đưa ra cho những người tham gia, kết
thúc buổi hội thảo cũng là lúc họ chọn được 28 người có chỉ số cao nhất. Và ngay chiều
hôm đó các nhóm tìm giải pháp và bảo vệ giải pháp của mình. 10 người sẽ được chọn.
Với cung cách tuyển dụng như vậy, nếu chỉ có duy nhất kiến thức học được trong sách
vở chắc chắn chúng ta sẽ không nằm trong số những người được chọn
(2)
.
Qua thực tế trên có thể thấy rằng không phải sinh viên nào sau khi ra trường
cũng có thể sẵn sàng tiếp nhận công việc. Điều này có vẻ mâu thuẫn vì lẽ ra sau cả một
quá trình học tập tại trường đại học, được trang bị một lượng lớn kiến thức, những tân
cử nhân phải có thể đảm trách được mọi công việc theo chuyên ngành đào tạo…, vậy
mà họ lại lúng túng, ngỡ ngàng trong các cuộc phỏng vấn, cẩu thả và thiếu nghiêm túc
khi tới tuyển dụng. Phong thái tự tin, sự năng động và tác phong công nghiệp vẫn chưa
hình thành trong họ. Dường như với một bộ phận các bạn sinh viên ra trường, niềm tin
vào kiến thức là duy nhất thành công. Thực tế không phải vậy. Kiến thức là điều rất
quan trọng, nhưng để có thể làm việc tốt chúng ta cần phải có thêm những điều kiện
khác nữa.
Không phải ngẫu nhiên những tân cử nhân chấp nhận mất thời gian để thu nạp lại
những kiến thức mà họ đã có từ suốt những năm tháng còn học ở giảng đường đại học.
Đây không phải là công việc thừa. Lý do vì kiến thức tại trường và kiến thức thực tế
hiện nay còn có khoảng cách khá xa, cũng một phần do không được thực hành nên
lượng kiến thức được học đã rơi rụng nhiều.
(2)
“Kiểu tuyển dụng mới, bạn có biết?”, trang 5, Sinh viên Việt
Nam, số 07, 25/02/2004, L.Tùng
Chính vì vậy hiện nay tồn tại một vấn đề: các doanh nghiệp vẫn thiếu nhân viên
trong khi thị trường lao động thì vẫn thiếu việc làm. Hầu hết những sinh viên mới ra
trường đều tồn tại một nhược điểm mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi, đó là
kinh nghiệm và phản ứng nhanh nhạy khi giải quyết các công việc.
Tuy nhiên trước tình hình khủng hoảng nhân sự quản lý hiện nay, chị Mai Thảo,
chuyên viên phỏng vấn của HR Vietnam, cho biết: “Một số công ty sẽ không đòi hỏi
ứng viên có kinh nghiệm sẵn nữa mà sẽ tuyển những người trẻ có kết quả học tập cao,
tố chất tốt – chủ yếu theo nhận xét cảm tính của người tuyển dụng - để đào tạo thành
nhà quản lý theo yêu cầu công việc và văn hoá của doanh nghiệp mình”
(1)
. Chị Thảo
cũng cho biết thêm, ưu điểm lớn nhất của một số ứng viên trẻ là tự tin, nhưng lại có
“biên giới” rất mong manh với tính tự phụ và ảo tưởng. Còn theo chị Thiên Hương,
những sinh viên du học trở về sẽ được ưu tiên hơn, vì ngoài kiến thức mới mẻ, các ứng
viên này đã tiếp nhận được lối tư duy và cách làm việc năng động của người nước
ngoài.
Tất cả các thợ “săn đầu người” đều khẳng định cơ hội việc làm hiện nay là rất
nhiều. Sức hút của các công ty nước ngoài vẫn còn mạnh và các công ty trong nước
cũng đã bắt đầu chiêu hiền đãi sĩ, mức lương gần như tương đương nhau. Vì thế, điều
quan trọng là sinh viên, các ứng viên trẻ phải tự trang bị trước cho mình để sẵn sàng đón
nhận. Chị Thuỳ Dương, Trưởng Phòng Tư vấn tuyển dụng của Navigos và chị Mai
Thảo, chị Thiên Hương đều có lời khuyên chung cho các ứng viên trẻ rằng nên tự đào
tạo mình bằng mọi khả năng và cơ hội, nên làm bất kỳ việc gì phù hợp trong thời gian
đi học để nâng tầm nhìn của mình vượt qua khỏi cổng trường; nên hoạt động xã hội để
tập khả năng làm việc theo nhóm và đừng quên rằng tiếng Anh, vi tính là chìa khoá cơ
bản để mở những cánh cửa việc làm.
Rõ ràng, từ thực tế cũng như qua một vài dẫn chứng điển hình trên đây có thể nói
rằng nguyên nhân những hạn chế hiện nay của sinh viên, tân cử nhân xung quanh vấn
đề việc làm vừa do cả yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan gây nên. Để khắc phục
những hạn chế đó, yếu tố khách quan thì cần có sự giúp đỡ từ phía nhà trường và các tổ
chức xã hội. Yếu tố chủ quan thì đòi hỏi phần đông đội ngũ sinh viên cần năng động
(1)
, “Khan hiếm nhân lực cấp cao”,
07/03/2005, 09:02 AM
hơn ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Kiến thức là căn bản. Nhưng sẽ là tốt hơn
nếu biết áp dụng những gì đã được học vào thực tế. Bên cạnh đó cần tranh thủ rèn
luyện, trau dồi những kỹ năng mà từ những công việc làm thêm, những hoạt động xã
hội có thể đem lại cho bản thân mình. Có thể nói việc làm thêm là một trong những
phương thức hỗ trợ cho sinh viên đi tìm cánh cửa doanh nghiệp.
Nhận thức được điều đó, một bộ phận không nhỏ sinh viên ngày nay cũng đã có
những cách thức ngắn hạn cho bản thân mình. Dưới đây xin trình bày một số kinh
nghiệm làm thêm của sinh viên hiện nay.
1.3 Một số kinh nghiệm làm thêm của sinh viên hiện nay
1.3.1 Những kinh nghiệm của sinh viên Việt Nam
- Những hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ:
Sinh viên Việt Nam hiện nay có thể nói đã khá năng động hơn so với những thế
hệ đi trước. Sự năng động ấy đôi khi biểu hiện qua những công việc rất nhỏ bé nhưng
hiệu quả. Có những bạn sinh viên lựa chọn công việc kinh doanh vào những dịp lễ hội
như 8/3, 20/10, 20/11 Vào thời điểm này, đảo qua các trường, mọi ngả đường đều có
hàng hoa sinh viên. Hoa đẹp, lại do sinh viên bán nên khá là rẻ. Hoặc dịp đầu năm học,
chúng ta có thể thấy những tốp sinh viên vào tận giảng đường, ký túc xá bán sách với
giá rẻ hơn bên ngoài rất nhiều. Những hoạt động buôn bán này thường cần số đông để
có vốn (bởi sinh viên ít vốn) và cần có cộng sự giúp sức. Thông qua những hoạt động
này, tinh thần làm việc nhóm cũng tăng lên đáng kể, va chạm và tiếp xúc nhiều tạo cho
sinh viên một phong thái tự tin, cởi mở khi tiếp xúc.
Mặt khác, thị trường chủ yếu là sinh viên nên những "nhà kinh doanh trẻ" này rất
hiểu tâm lý và biết cách chiều khách hàng bằng nhiều hình thức như thái độ phục vụ hay
khuyến mãi giảm giá. Để có hàng hoá và thu được chênh lệch cao, sinh viên phải về tận
gốc những nơi cung cấp để mua hàng, lấy công làm lãi. Như buôn hoa, sinh viên phải về
tận Vĩnh Phúc, Ngọc Hà đặt mua và học luôn cách bó hoa, trang trí. Những bạn đi bán
đồ gốm, lưu niệm thì phải lặn lội về Bát Tràng, Hương Canh, Đông Triều để lấy hàng.
Rủi ro có thể gặp phải như tai nạn, mất hàng, vỡ hàng, hỏng hàng không nhỏ. Kiểu kinh
doanh này sẽ cho sinh viên khả năng quan sát và thực tế hơn, biết cách tính toán, biết
chi tiêu hơn. Khó khăn gặp phải không ít nhưng nó sẽ giúp các bạn thấy tự tin hơn
(1)
.
Hai bạn Hà và Minh (tại một trường ở Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Khi đi
“cất hàng” ở chợ Đồng Xuân, người bán hàng biết là sinh viên gắt lên không bán lẻ. Lại
phải trổ tài “diễn thuyết”: cháu cũng “dân buôn” mới lấy được hàng. Hà kể: “Người bán
hàng cũng giảm giá hơn khi thấy bộ dạng tất bật và sự tính toán mà theo họ là “cò
con” vì sinh viên vốn ít, hàng mua cũng đơn giản”
(2)
.
Khi được hỏi “kinh doanh như thế thì học vào đâu?” Hà nở nụ cười rất duyên
khẳng định: “Phải biết hài hoà chứ. Kinh doanh cũng là học mà”. Hà luôn đứng trong
“top five” về học tập của lớp. Còn Minh thì cho biết: “Trước đây với số tiền bố mẹ gửi,
mình mua cái này thì phải nhịn cái kia. Từ khi bán hàng, có thêm được một khoản để
mình mua sách tham khảo, rồi cũng sắm được một số đồ dùng cá nhân nữa”. Hai cô
còn đang dự định sẽ làm “hàng xén trong cặp sách” với các loại đa dạng nhỏ gọn lúc
nào cũng có thể cung cấp ngay tức thì: bút, giấy, băng dính…
Hồng Lê (bạn cùng ký túc xá của Hà và Minh) nói: “Các bạn bán những thứ nhu
yếu phẩm không thể thiếu trong đời thường, bọn em còn dặn nếu có thêm khăn mùi xoa,
găng tay, dây buộc tóc… thì bọn em sẽ mua. Mua của bạn mình bán vừa tiện lại vừa rẻ
hơn dù chỉ là vài trăm đồng. Các bạn ấy cũng phải học như bọn em nhưng thật là năng
động”.
Gần đây, một công việc đang được sinh viên ưa chuộng đó là làm nhân viên
Marketing. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã sử dụng một lượng lớn học sinh, sinh viên
làm cộng tác viên. Nhiều trung tâm ngoại ngữ đã tuyển đội ngũ tư vấn viên rất đông
đảo, toả đi khắp các khu vực. Nhiệm vụ của họ không chỉ là giới thiệu về trung tâm của
mình mà còn khuyến khích để học viên đến học ở trung tâm với nhiều hình thức giảm
giá, quà tặng hấp dẫn Hãng mỹ phẩm oriflame, hãng điện thoại S-Fone hay hãng
Unilever cũng đã có một lượng lớn nhân viên bán hàng là sinh viên. Doanh thu bán
hàng thu được từ lực lượng này cũng không hề nhỏ. Làm việc kiểu này mất khoảng 2-3
tiếng/ngày, thậm chí 3-5 tiếng/ngày. Tuy nhiên đây là công việc mang lại cho số đông
sinh viên sự năng động, nhanh nhẹn, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Và đặc biệt là
(1)
“Sinh viên làm thêm”, trang 7, Báo Tuổi trẻ, số 03, 23/09/04, Linh Hương.
"tài" ăn nói, thuyết phục - một ưu thế không nhỏ khi đi tuyển dụng sau này.
- Những hoạt động kinh doanh quy mô lớn:
Không chỉ làm những công việc mang tính chất nhỏ lẻ, thời vụ và tự phát như
trên, hiện nay cũng có rất nhiều các bạn sinh viên đã là những ông chủ, bà chủ thực sự.
ở Thành phố Cần Thơ hiện đang nổi lên nhiều cửa hàng ăn nên làm ra mà ông bà
chủ lại là những… sinh viên.
Khoảng 2 năm nay, người dân Cần Thơ rất quen với “thương hiệu” 3 Hạt Dẻ
(1)
.
Đây là ý tưởng của Huỳnh Anh. Cô mở liên tục 2 cửa hàng chuyên bán đồ tặng phẩm tại
đường Hai Bà Trưng. Cả hai cửa hàng này nhanh chóng được giới trẻ yêu thích do có
nhiều mặt hàng quà tặng mới lạ, dễ thương theo kịp thị hiếu giới trẻ. Vào tháng 12/2004
sau khi được nhượng lại phần kinh doanh, bà chủ mới Lê Huỳnh Nga, sinh viên một
trường đại học tại Cần Thơ đã đầu tư trên 140 triệu đồng cho hệ thống âm thanh, ánh
sáng. Để thu hút khách, Nga còn tổ chức đêm đàn piano và hát nhạc nhẹ. Hồi đầu năm
Nga còn gây xôn xao khi mời được ca sĩ Lam Trường và ca sĩ Nhất Thiên Bảo về giao
lưu với các fan hâm mộ. Cái Nga muốn hiện nay chính là tích góp kinh nghiệm và ứng
dụng những kiến thức đã học vào thực tế….
- Kinh nghiệm của những sinh viên đã tốt nghiệp:
Những ví dụ trên đây đã đề cập tới những việc làm, những kinh nghiệm cũng như
sự tự đánh giá nhận xét của bản thân những sinh viên còn đang học tại trường về những
tác động mà việc làm thêm đem lại. Để có thể hiểu hơn những lợi ích mà việc làm thêm
cũng như các hoạt động xã hội đem lại cho sinh viên sau khi ra trường, dưới đây xin
trình bày một dẫn chứng điển hình.
Hoàng Vương hiện đang là nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng ở một tập
đoàn quảng cáo của Mỹ tại quận 1. Không ai có thể ngờ chàng nhân viên mới ngoài 20
tuổi, mặt mũi sáng láng, lương tháng gần 1000 đô la Mỹ, đi công tác nước ngoài liên
tục, đang sở hữu một vị trí quan trọng như vậy lại chỉ có tấm bằng Cao đẳng với mức
trung bình khá. Khó mà lý giải nổi tại sao cậu sinh viên mới ra trường với số điểm
khiêm tốn, lại lọt được qua vòng tuyển chọn hồ sơ và cuối cùng là tầm ngắm của vị sếp
(2)
, “Mở hàng trong ký túc”,
12/03/2005, 08:40 AM
(1)
“Những sinh viên kiêm doanh nhân”, trang 6, Thanh niên, số
75, 16/03/2005, Trương Công Khả
Tây vốn rất khó tính. Trong khi bạn bè Vương, một số người nổi trội trên ghế giảng
đường hiện vẫn còn khá vất vả trong các công ty tư nhân, chưa biết tương lai, thăng tiến
ra sao
ý thức được kết quả học tập không xuất sắc của mình, Vương ra sức bù lại bằng
khả năng ngoại ngữ và làm thêm để tích luỹ kinh nghiệm. Chỉ một ngoại ngữ là tiếng
Anh thôi, nhưng các cuộc thi hùng biện, thi viết… Vương đều tham gia một cách tích
cực và đạt những giải thưởng nhất định.
Ngày cầm bằng tốt nghiệp đi xin việc, Vương giới thiệu ưu thế của mình là hoạt
động xã hội, giao tiếp. Bằng chứng là những hình ảnh, giấy khen từ những cuộc thi
được bài trí trên một cuốn sổ đẹp mắt. Khả năng ăn nói lưu loát, tự tin và đơn xin việc
rất ấn tượng (do có tìm hiểu trước về công ty và ngành nghề công ty đang hoạt động) đã
giúp Vương đánh bại hàng loạt đối thủ có bằng tốt nghiệp đỏ để lọt vào phòng giao tế –
nhân sự của một công ty quảng cáo nhỏ.
Xác định ban đầu là học kinh nghiệm, Vương không hề ngại ngần bất cứ công
việc gì sếp giao và luôn cố gắng hoàn tất một cách tốt nhất. Một thời gian sau, Vương
có trong tay recommendation letter (thư giới thiệu) rất chất lượng của sếp, tổng cộng
với nhiều mối quan hệ, kinh nghiệm trong nghề. Chìa khoá này đã giúp Vương chuyển
sang một công ty tầm cỡ hơn. Hiện Vương đang là đối tượng săn lùng của rất nhiều
công ty “săn đầu người” với mức lương hấp dẫn.
Đúc kết kinh nghiệm của mình, Vương nói: “Mỗi người có một tố chất riêng,
nếu không ý thức được ưu thế – nhược điểm của mình, sẽ rất khó thành công. Với tấm
bằng như tôi, sẽ rất khó khăn để gây ấn tượng khi nộp đơn vào những công ty mà tôi
mong muốn, vì vậy tốt nhất nên chọn đường vòng. Khả năng ngoại ngữ, giao tiếp tốt; sự
nhanh nhẹn, tự tin tích luỹ được nhờ đi làm thêm và hoạt động xã hội sẽ khiến bạn
thành công ở ít nhất một công ty nhỏ, từ đó tích luỹ kinh nghiệm làm việc, thư giới thiệu
và sự quen biết của giới trong nghề làm “bàn đạp” để tấn công những mục tiêu cao
hơn. Bởi các công ty thường xem trọng và có xu hướng tuyển dụng những người có kinh
nghiệm, có tiếng trong nghề hơn”
(1)
.
Tham vọng của Vương là làm marketing trong các công ty sản xuất hàng tiêu
(1)
, “Xin việc bằng cách đi đường vòng”,
04/03/2005, 13:22 PM
dùng nước ngoài, với kinh nghiệm và vị trí hiện có, một cuộc thăng tiến và chuyển đổi
chỗ làm ngoạn mục nữa chắc chắn sẽ không phải là điều quá khó khăn. Vương đúc kết:
“Tôi mất vài năm để đi đường vòng nhưng đạt được mục đích, trong khi nhiều bạn cũng
cùng xuất phát điểm như tôi, vì quá tự ti và mặc cảm (khi thấy trên các bảng tuyển dụng
luôn đòi hỏi kinh nghiệm, bằng loại giỏi…) nên vẫn giậm chân tại chỗ”.
Vương công nhận, nhà tuyển dụng xem trọng chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc) hơn chỉ
số thông minh IQ và chắc chắn, sau này khi ngồi vào ghế nhà tuyển dụng, Vương vẫn sẽ
nhìn nhận như vậy.
"Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn bằng cấp, điểm
số khi học đại học. Nhưng lời khuyên dành cho bạn, là nếu không may mắn đạt được
thành tích mà mình mong muốn, bạn cũng đừng quá tự ti và thất vọng. Hãy bình tĩnh
một cách khôn ngoan, biết cách định sẵn tương lai, hiểu rõ bạn có những gì và muốn gì.
Tự tin chọn con đường vòng cũng là một cách để tiến dần tới thành công khi bạn không
hề có trong tay những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi", Vương nói.
Rõ ràng, đúc kết lại, đối với sinh viên, việc làm thêm cũng như sự năng động
tham gia các hoạt động xã hội thực sự sẽ có nhiều tác động tích cực, ngoài khoản thu
nhập kiếm được thì sẽ là những kinh nghiệm, những “vốn liếng” có thể giúp ích cho bản
thân rất nhiều khi ra trường.
Toàn bộ những ví dụ trên đây là những dẫn chứng sinh động, thực tế nhất mà
sinh viên Việt Nam đã, đang và chắc chắn sẽ trải qua. Để có cái nhìn toàn diện hơn nữa
về vấn đề nghiên cứu, ngoài góc độ đánh giá từ sinh viên Việt Nam thì những kinh
nghiệm, quan điểm cũng như thực tế đời sống sinh viên ở một số nước trên thế giới
không thể không được nhắc tới. Họ đã và đang có những kinh nghiệm quý báu gì mà
chúng ta có thể học tập, áp dụng cho sinh viên Việt Nam.
1.3.2 Những kinh nghiệm của sinh viên Quốc tế
Rebecca, trường Đại học Cambridge: “Đi nhiều làm tươi mới bài giảng”.
Như nhiều sinh viên châu Âu khác, Rebecca rất thích đi du lịch tìm hiểu về các
nền văn hoá khác nhau. Cô đã dành một mùa hè du lịch và kết hợp làm điều tra cho đề
tài của mình về các hàng lưu niệm tranh vẽ tại Hà Nội.
Rebecca vay một khoản tiền từ trường đại học để trang trải cho chuyến đi. Đã du
lịch ở nhiều nước châu á khác nên việc thuê nhà trọ rẻ hay kiếm những phương tiện
kinh tế như xe ôm không còn là bài toán khó.
Rebecca qua Hội đồng Anh tại Việt Nam liên hệ với 2 sinh viên nhờ giúp đỡ với
vai trò phiên dịch trong các cuộc phỏng vấn. Đỡ được một khoản chi phí và lại có thêm
những người bạn mới.
Kết quả, cô đã đạt số điểm tuyệt đối 1.1 theo thang điểm quy định tại Anh cho
luận văn tốt nghiệp. Cô sẽ sang Pháp trau dồi vốn tiếng Pháp sẵn có, sang Trung Quốc,
Việt Nam và Nhật Bản dạy tiếng Anh, đồng thời học tiếng của các nước này. Ngoài ra
Rebecca đang lên kế hoạch cùng nhóm bạn của mình thiết lập một trang báo điện tử
cung cấp tin tức về các sự kiện quốc tế.
Vieneet Kumar, Đại học Quốc gia Singapore: “Học được nhiều sau những lần
mắc lỗi”.
Vieneet là sinh viên ấn Độ hiện theo học ngành Công nghệ thông tin ở
Singapore. Vắt chân lên cổ với bài tập lớn và công việc ngổn ngang, cuộc sống thường
ngày của cậu lúc nào cũng trong guồng quay tất bật.
Vieneet còn quay phim chính, chơi cho một ban nhạc ấn Độ, là uỷ viên của hội
đồng trách nhiệm quản lý và cập nhật thông tin cho một trang web của trường, tổ chức
các buổi thảo luận và trò chuyện cho sinh viên.
Trường Đại học Quốc gia Singapore có tới hơn 100 câu lạc bộ và các nhóm với
nhiều hoạt động khác nhau. Vieneet kể rằng các hoạt động này có vai trò rất quan trọng,
giúp sinh viên thoả mãn được sở thích của mình, học kỹ năng mới, phát triển toàn diện
và quan trọng nhất là giải toả những căng thẳng học hành.
Tham gia các hoạt động này, Vieneet cũng như nhiều sinh viên khác học được
khả năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm. Với cậu, điều này khá quan trọng khi đi làm.
“Việc tổ chức các sự kiện sẽ giúp bọn mình biết rõ hơn về vai trò của một thành viên và
sự hoạt động của nhóm sẽ thành lập hay làm sụp đổ một tổ chức như thế nào. Bọn mình
mắc lỗi và học được rất nhiều qua những lỗi đó”
(1)
.
…và cũng vất vả việc làm thêm
Mikhailik – sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội - bảo: “Làm thêm là một
(1)
, “Sinh viên quốc tế: sôi động tìm bài
học ngoài giảng đường”, T.Tú
thuộc tính của sinh viên Ucraina”
(1)
. Đó không phải là lời nói suông, bởi cậu cũng là
một người lão luyện trong việc kiếm tiền: không chỉ làm phim quảng cáo mà còn đóng
phim cho Singapore, làm môi giới cho công ty Đức Thành… Mikhailik làm đủ nghề để
sống. Cậu thuộc làu từng ngõ ngách của đất Hà Thành, biết cách đi qua ngõ tắt để đoạn
đường ngắn nhất. Trông Mikhailik sành sỏi và đầy kinh nghiệm.
Nhưng không phải lúc nào công việc cũng suôn sẻ. Mikhailik kể: “Mình đã đem
hồ sơ đi xin việc ở Bệnh viện Bạch Mai mấy lần mà không được. ở Ucraina thì ngược
lại, mọi chuyện sẽ rất dễ dàng vì họ thích có người mới trong cơ quan”.
Cũng như Mikhailik, Maxim cũng luôn được mọi người coi là rất giỏi trong việc
kiếm tiền. Chỉ với thời gian là 2 tiếng mỗi buổi làm gia sư tiếng Anh, cậu đã có 120
nghìn đồng một cách dễ dàng. Chỉ cần một tuần mấy buổi làm thêm như vậy, Maxim
cũng đủ tiền trang trải cho các sinh hoạt ngày thường ở Việt Nam.
1.3.3 So sánh sơ lược
Điểm qua vài dẫn chứng về sinh viên nước ngoài hiện nay, chúng ta đã phần nào
thấy được những tư duy khá tương đồng so với một bộ phận sinh viên Việt Nam, có
khác chăng chỉ là họ có nhiều điều kiện hơn để phát triển những mong muốn của mình.
Sinh viên Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề chưa thực sự theo kịp tốc độ phát triển
của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những cố gắng, những
thành quả mà sinh viên chúng ta đã đạt được. Chúng ta có quyền tin và chắc chắn sẽ
làm được những gì chúng ta muốn, sinh viên phải luôn xứng đáng là đội ngũ tiên phong,
là những người chủ tương lai của Đất nước.
Trên đây mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một vài dẫn chứng điển hình về sinh
viên hiện nay. Những nội dung chính của đề tài nghiên cứu sẽ được trình bày ở các phần
tiếp theo.
(1)
, “Chuyện ít người biết về sinh
viên Tây”, 15/03/2005, S.V
Phần 2
Phương pháp nghiên cứu
2.1 Dữ liệu thứ cấp
- Nguồn: thu thập dữ liệu qua báo, tạp chí, các website, (xem Danh mục tài
liệu tham khảo ở cuối đề tài nghiên cứu)
- Phương pháp thu thập: phân chia các thành viên trong nhóm mỗi người phụ
trách thu thập thông tin từ một nguồn dữ liệu.
2.2 Dữ liệu sơ cấp (điều tra)
2.2.1 Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu thập cho đề tài gồm cả thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu
thập thông qua việc điều tra trực tiếp bằng Phiếu điều tra.
Ngoài dữ liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu chọn cả việc thu thập dữ liệu sơ cấp vì:
+ Dữ liệu thứ cấp không đủ để phục vụ cho nghiên cứu cả về số lượng lẫn
chất lượng. Hơn nữa cũng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề mà nhóm nghiên
cứu đang quan tâm.
+ Nhóm nghiên cứu muốn có được những ý kiến xác thực từ phía các bạn
sinh viên về vấn đề việc làm thêm hiện nay, những đánh giá về tác động tích cực cũng
như tiêu cực mà công việc làm thêm đem lại.
+ Nhóm nghiên cứu muốn biết chính xác, cụ thể những tâm tư nguyện
vọng của những sinh viên khi đi làm thêm, những khó khăn, thuận lợi mà họ đã trải
qua để có được sự đánh giá khách quan và khoa học cho đề tài. Và từ đó cũng sẽ tìm
ra nguyên nhân vì sao có những bạn không đi làm thêm.
Việc thu thập dữ liệu được tiến hành với những sinh viên trong một trường Đại
học tại Hà Nội. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành qua các bước sau:
Thiết kế phiếu điều tra
Thiết kế mẫu điều tra
Điều tra thử và tiến hành điều tra
2.2.1.1 Thiết kế phiếu điều tra (thiết kế bảng hỏi)
Xuất phát từ thực tế và từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi chia đối tượng nghiên
cứu làm 2 mảng chính: những người đã đi làm thêm và những người chưa đi làm thêm.
Đối với những người đã đi làm thêm, chúng tôi sẽ có những căn cứ lập các câu
hỏi như: bạn làm thêm vì lý do gì?, bạn làm thêm từ khi nào?, bạn làm những công việc
gì? thu nhập thế nào?….
Đối với những người chưa đi làm thêm, chúng tôi tập trung vào lý do không đi
làm và dự báo trong tương lai về đối tượng này.
Để đảm bảo tính chặt chẽ của việc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thiết kế 2 lần
phiếu với mục đích: phiếu lần 1 bổ sung cho phiếu lần 2 (chính thức) và so sánh, kiểm
nghiệm thông tin qua 2 giai đoạn khác nhau.
Lần 1: Thiết kế phiếu điều tra có nhiều câu hỏi mở nhằm gợi cho người được
hỏi nêu lên những suy nghĩ của bản thân. Những thông tin này sẽ được cập nhật cho
phiếu điều tra lần 2. Dung lượng phiếu lần 1 không dài (2 trang), bao gồm 13 câu,
chia làm 3 phần: dành cho người đã đi làm thêm, chưa đi làm thêm và phần chung (xem
phụ lục Mẫu phiếu điều tra lần 1).
Lần 2: Tận dụng những thông tin có ích, loại bỏ những thông tin thừa từ phiếu
lần 1 để xây dựng phiếu chính thức. Phiếu lần 2 có dung lượng dài hơn (3 trang) và một
số câu hỏi đi sâu hơn về mức độ tác động đối với người trả lời. Phiếu lần 2 gồm 13 câu
chia làm 2 phần: cho người đã đi làm thêm và cho người chưa đi làm thêm (xem phụ
lục Mẫu phiếu điều tra lần 2).
2.2.1.2 Thiết kế chọn mẫu
Để tiến hành chọn mẫu chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên,
chọn ra 150 người để nghiên cứu (phiếu điều tra lần 1), và chọn ra 250 người để nghiên
cứu (phiếu chính thức). Những người được chọn, mỗi người sẽ được phát 01 phiếu điều
tra và tự trả lời.
Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi chọn cả từ những sinh viên năm thứ
nhất đến những sinh viên năm cuối.
Với 150 phiếu điều tra phát ra và thu về 150 phiếu (lần 1), tương ứng có 150
người đã cộng tác trả lời.
Với phiếu điều tra chính thức, số lượng phát ra là 250 phiếu, thu về 241 phiếu,
trong đó có 5 phiếu không hợp lệ. Tổng cộng có 236 phiếu hợp lệ.
2.2.1.3 Điều tra thử và tiến hành điều tra
Sau khi thiết kế xong phiếu điều tra lần 1 và chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến
hành điều tra thử để kiểm tra tính chính xác, hoàn thiện của phiếu điều tra cũng như
mong muốn có được những thông tin ban đầu phục vụ cho việc nghiên cứu. Thời gian
điều tra phiếu lần 1 là từ 15/10 đến 26/10/2004.
Chúng tôi tiến hành điều tra chính thức từ 3/3 đến 15/3/2005.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Kết thúc từng giai đoạn điều tra, công việc tiếp theo là tiến hành tổng hợp các dữ
liệu thu được.
Trước tiên phải hiệu chỉnh dữ liệu bằng việc kiểm tra xem người trả lời đã trả lời
đúng theo yêu cầu chưa, gạn lọc ra những câu trả lời không logic, những câu trả lời
không đúng do người trả lời điền nhầm chỗ
Bằng phần mềm SPSS, chúng tôi đã tổng hợp số liệu của cả 2 phiếu điều tra
(xem phụ lục Bảng tổng hợp số liệu Phiếu điều tra lần 1, 2).
phần 3
việc làm thêm đối với sinh viên qua
kết quả điều tra xã hội học và phân tích,
đánh giá của nhóm nghiên cứu
3.1 Một số thống kê mẫu
Qua điều tra và tổng hợp số liệu lần 2, tương quan giữa các thống kê về giới tính
và về năm học được biểu thị qua bảng sau:
Bảng 3.1: Tương quan giữa sinh viên đã và chưa đi làm thêm
phân chia theo giới tính và theo năm học
Tiêu chí (phân theo giới tính) Số lượng (người) Giới tính %
1. Đã làm 164
77
Nam 46.95
87
Nữ 53.05
2. Chưa bao giờ 72
32
Nam 44.44
40
Nữ 55.56
Tổng 236
109
Nam
46.19
127
Nữ
53.81
Tiêu chí (phân theo năm học) Số lượng (người) Năm thứ %
1. Đã làm 164
45
>= 4 27.44
54
3 32.93
46
2 28.05
19
1 11.58
2. Chưa bao giờ 72
6
>= 4 8.33
28
3 38.89
30
2 41.67
8
1 11.11
Tổng
236
51
>= 4
21.61
82
3
34.75
76
2
32.20
16
98
13
19
4
0
20
40
60
80
100
120
1
H×nh 3.1:
ý
kiÕn vÒ vÊn ®Ò sinh viªn ®i lµm thªm
RÊt cÇn thiÕt
CÇn thiÕt
Kh«ng cã ý kiÕn
Kh«ng cÇn thiÕt
RÊt kh«ng cÇn thiÕt
27
1
11.44
Nguồn: Thu thập số liệu lần 2
Từ số liệu thu thập được ta thấy trong 236 người được hỏi có 109 là nam và 127
là nữ.
Cũng trong số 236 người đó thì số lượng sinh viên năm thứ nhất có 27 người,
chiếm 11.44%; sinh viên năm thứ hai và thứ ba lần lượt là 76 và 82 người; Số lượng
sinh viên lớn hơn hoặc bằng năm thứ tư là 51 người, chiếm 21.61%.
3.2 Phân tích kết quả điều tra xã hội học
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu cũng như làm rõ hơn vấn đề việc làm thêm
của sinh viên có nhiều lợi ích, chúng tôi đã tự thiết kế phiếu, tiến hành điều tra nhằm có
được những số liệu sát thực nhất. Chúng tôi rất quan tâm tới vấn đề tuy không mới
nhưng rất thiết thực này.
- ý kiến về vấn đề sinh viên đi làm thêm:
ở câu hỏi đầu tiên, chúng tôi muốn biết quan điểm chung của người được hỏi đối
với vấn đề việc làm thêm của sinh viên nên đã đưa ra 5 tiêu chí cơ bản: rất cần thiết -
cần thiết - không có ý kiến - không cần thiết – rất không cần thiết.
Kết quả chúng tôi thu được như sau: Đơn vị: người
Nguồn: Thu thập số liệu lần 1
Từ kết quả điều tra thấy rằng số lượng sinh viên có quan niệm đi làm thêm là cần
thiết và rất cần thiết chiếm đến đại đa số, có đến 114 bạn, chiếm 76%. 13 bạn không có
ý kin bỡnh lun. Bờn cnh ú cng cú 19 ngi cho rng vic lm thờm l khụng cn
thit; cú 4 ngi, chim 2.67% cho rng rt khụng cn thit i lm thờm khi l sinh
viờn. Lý do m cỏc bn a ra rng hc trờn lp l , khụng nờn i lm thờm vỡ s ly
mt nhiu thi gian cụng sc cho vic hc.
S liu ln iu tra th 2 (chớnh thc) cng cho kt qu khỏ tng ng vi ln
1
(1)
. iu ú chng t vic i lm thờm l khỏ cn thit trong sinh viờn hin nay. Nú ó
tr thnh vn ph bin, mang tớnh cht xó hi hoỏ cao.
- Tng quan gia sinh viờn ó v cha i lm thờm:
Vi cõu hi tip theo, ti ln iu tra th nht cú 60% tng ng 90 bn ó i
lm, s ngi cha i lm l 60 bn, chim 40%.
Ngun: Thu thp s liu ln 1
So sỏnh gia 76% cho rng vic i lm thờm l cn thit vi 60% ó i lm,
chng t cú nhiu bn nhn thc vic lm thờm l rt cú ớch nhng vỡ nhng lý do khỏc
nhau nờn h vn cha i lm thờm. Qua tip xỳc vi nhng sinh viờn cha bao gi i
lm thờm nhng li cho rng i lm thờm l cn thit, cỏc bn ó by t nhng tr ngi,
khú khn lm cho h cha thc s bt u i lm thờm. V cú rt nhiu bn vn ó v
ang tip tc tỡm cho mỡnh nhng cụng vic thớch hp v b ớch.
ln iu tra th 2, ngoi chia ra 2 i tng ó v cha bao gi lm thờm,
chỳng tụi cũn phõn tỏch theo cỏc yu t v gii tớnh v nm hc
(1)
t ú cú cỏi nhỡn
tng i ton din hn v nhu cu i lm thờm trong sinh viờn hin nay.
Hình 3.2: T ơng quan giữa sinh viên đã và
ch a đi làm thêm
Đ ã làm
60%
Ch a bao giờ
40%
Nếu phân chia theo giới tính ta thấy tỷ lệ nữ đi làm thêm trong lần điều tra thứ 2
nhiều hơn là tỷ lệ nam. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng không có sự chênh lệch nhiều.
Nếu phân theo năm học, sinh viên năm thứ ba là đối tượng chiếm tỷ lệ đã đi làm
thêm cao nhất. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên năm ba không đi làm thêm cũng khá cao,
chiếm 38.89% trong tổng số 72 người không đi làm.
Qua bảng số liệu chúng ta thấy vấn đề việc làm thêm được hầu hết các đối tượng
sinh viên quan tâm, không có sự phân biệt nhiều về giới tính cũng như về trình độ. Sinh
viên là đối tượng khá nhạy cảm, dễ tiếp thu những vấn đề mới mẻ, thiết thực. Chính vì
vậy nếu được học kiến thức trên lớp và được ứng dụng ngay trong thực tế là điều mong
mỏi rất lớn của đội ngũ sinh viên.
Khi lĩnh hội kiến thức quý báu từ thầy cô giáo ở trường cũng như trong quá trình
trao đổi với thầy cô, chúng tôi cũng đã nhận được sự cổ vũ động viên rất lớn. Không ít
thầy cô đã rất đồng tình khi biết chúng tôi có một việc làm thêm thích hợp.
Dĩ nhiên không phải không biết đến những tác động trở lại của việc đi làm thêm,
song quan điểm của chúng tôi là: việc gì cũng có tính hai mặt của nó. Đi làm thêm là
cần thiết nếu biết khắc phục những khó khăn và hạn chế gặp phải. Và có thể khi học ở
trường đời (thực tế) sinh viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn?…
- Sự đánh giá các yếu tố theo mức độ quan trọng tác động đến quyết định đi
làm thêm:
Từ việc chia 2 loại đối tượng đã và chưa đi làm thêm, những sinh viên đã đi làm
thêm tiếp tục trả lời các câu hỏi ở phần A trong phiếu điều tra.
Với đối tượng này, câu đầu tiên chúng tôi đặt ra là muốn người được hỏi đánh
giá một số yếu tố có mức độ quan trọng như thế nào trong quyết định đi làm thêm của
họ. Kết quả thu thập được thể hiện qua bảng sau:
(1)
Tham khảo câu 1 Bảng tổng hợp số liệu phiếu điều tra lần 2
Bảng 3.2: Sự đánh giá theo mức độ quan trọng
trong quyết định đi làm thêm
(1: hoàn toàn không quan trọng; 2: không quan trọng… 5: rất quan trọng)
Đơn vị: %
Tiêu chí
Mức độ quan trọng
1 2 3 4 5
1. Có thêm thu nhập 1 11 2 37 49
2. Có thêm mối quan hệ mới 0 54 23 13 10
3. Có thêm kinh nghiệm 0 1 6 35 58
4. Muốn khẳng định bản thân 8 36 41 9 6
5. Được thực hành lý thuyết đã học 23 58 14 2 3
6. Hi vọng tìm được cơ hội mới 11 14 21 41 13
7. Cần tạo cho mình một quy tắc 6 56 32 5 1
8. Muốn sử dụng thời gian có ích 0 10 11 44 35
9. Học cách trình bày một vấn đề trước mọi người 21 39 25 10 5
10. Khác (xin ghi rõ)…………. 1
Nguồn: Thu thập số liệu lần 2
Bảng số liệu trên thể hiện mức độ quan trọng của các yếu tố trong việc quyết
định đi làm thêm, hay cũng có thể nói nó thể hiện mục đích mà sinh viên đi làm thêm là
gì? Yếu tố nào có vai trò lớn nhất trong quyết định đó. Đây là một vấn đề rất quan
trọng, có tính chất quyết định những vấn đề khác của sinh viên khi đi làm: ví dụ như từ
mục đích sẽ ảnh hưởng đến việc chọn công việc gì? thời gian làm việc ra sao?… Vấn đề
này chính là sự thể hiện tư duy nhận thức của từng cá nhân. ở đây không còn bó hẹp về
vấn đề việc làm thêm mà rộng hơn, đó là thể hiện sự nắm bắt, nhận thức xu thế của thời
đại ngày nay. Nắm được yếu tố này sẽ giúp cho chúng ta có sự đánh giá khách quan
hơn, chính xác hơn về xu thế của sinh viên ngày nay.
Số liệu qua điều tra thể hiện một thực tế rằng tiêu chí có mức độ quan trọng trong
quyết định đi làm thêm của sinh viên chủ yếu là thu nhập, 49% cho rằng rất quan trọng,
37% cho rằng quan trọng. Điều này là dễ hiểu vì theo kết quả thống kê năm 2003 trên
cả nước có tới 2/3 số sinh viên đang theo học Đại học là con em của các vùng nông thôn
(1)
. Trong khi đó mức chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ như hiện nay thì khoản tiền mà
các gia đình cung cấp cho con em họ khoảng 4 - 5 trăm nghìn đồng/tháng là không đủ.
Vì vậy nhu cầu đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải học tập, sinh hoạt của bộ
phận sinh viên này là tất yếu. Ngoài ra một bộ phận không nhỏ sinh viên, mặc dù gia
đình có điều kiện trang trải đầy đủ cho việc ăn học nhưng họ vẫn muốn có được các
khoản thu nhập thêm để tự túc cho những nhu cầu cá nhân khác. Vì vậy họ cũng quyết
định đi làm thêm.
Ngoài vấn đề thu nhập thì yếu tố có thêm kinh nghiệm, 58% cho rằng rất quan
trọng để đi đến quyết định có đi làm thêm. Đây là tiêu chí quan trọng, sát sườn nhất đối
với sinh viên hiện nay. Số liệu mà chúng tôi thu thập được cũng đã phần nào chứng
minh thực tế này.
Với đại bộ phận sinh viên, lượng kiến thức lý thuyết là rất lớn, để có thể biến
những kiến thức đó thực sự thành của bản thân thì đòi hỏi người học phải có một quá
trình rèn luyện, nghiên cứu sâu cũng như linh hoạt trong việc áp dụng vào thực tế. Làm
được điều đó không phải một sớm một chiều, nhưng sẽ là tốt hơn khi chúng ta có thể áp
dụng kiến thức được học khi tham gia các hoạt động phong trào, hay đi làm thêm ngay
khi còn ngồi trên ghế giảng đường chứ không chỉ bó hẹp ở sự tự học của bản thân.
Bên cạnh yếu tố kinh nghiệm, cũng có nhiều bạn chọn muốn sử dụng thời gian có
ích do nhận thức đi làm cũng là một cách tiết kiệm thời gian, sử dụng quỹ thời gian hợp
lý hơn.
Trên đây là ba yếu tố có mức độ quan trọng lớn ảnh hưởng đến quyết định đi làm
thêm của sinh viên. Những tiêu chí còn lại có mức độ ảnh hưởng ít hơn, thậm chí là
không quan trọng trong quyết định đó. Tiêu chí muốn khẳng định bản thân có đến 60%
cho rằng không quan trọng; được thực hành lý thuyết đã học, cần tạo cho mình một quy
tắc lần lượt là 95% và 92% cho rằng không quan trọng. Một số tiêu chí khác cũng có sự
ảnh hưởng phần nào nhưng không nhiều trong quyết định đi làm thêm.
Tóm lại, qua sự phân tích số liệu ở trên có thể rút ra hai yếu tố có tầm quan trọng
nhất trong quyết định đi làm thêm của sinh viên chính là yếu tố thu nhập và kinh
nghiệm. Điều này có thể nói là rất phù hợp với tình hình thực tế của sinh viên hiện nay.
(1)
“Thực trạng sinh viên đại học”, trang 6, Báo Tuổi trẻ, số
14, 13/3/2004, N.M