Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Chính sách xã hội đối với sinh viên hiện nay" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.42 KB, 7 trang )

Câu hỏi : Những chính sách xã hội đối với sinh viên hiện nay có những ưu
điểm và phát huy tác dụng ra sao? Còn những hạn chế gì và phương
hướng khắc phục.
Bài làm
Sinh viên là tầng lớp trí thức, là chất xám của xã hội. Chính sách xã
hội dành cho sinh viên hiện nay đang được Đảng và chính phủ quan tâm đầu
tư bao gồm nhiều dự án và hạng mục. Những hạng mục và dự án đó đã tác
động không nhỏ đến quá trình học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên
nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa… Ngoài những măt tích cực thì nó cũng
có những mặt hạn chế. Để thấy rõ được điều đó thì ta sẽ xét một số chính
sách sau đâ.
Thứ nhất:Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên bao gồm 15
điều quy định về đối tượng, trách nhiệm và quyền lợi của đối tượng vay vốn.
Chính sách này đã tác động tích cực đến đời sống của sinh viên. Những mặt
tích cực đó thể hiện qua các mặt sau đây:
Đời sống vật chất: Nguồn vốn của nhà nước thông qua chính sách vay
vốn đến tay sinh viên đã góp phần trang trải đời sống, sinh hoạt.
Điều kiện học tập. Nguồn vốn của chính phủ đã làm cho điều kiện học
tập của sinh viên thay đổi theo hướng tích cực. Nếu không có nguồn vốn đó
thì việc mua sách tham khảo, dụng cụ hoặc các dịch vụ học tập của sinh
viên sẽ rất hạn chế. Khi có nguồn vốn đó sinh viên có điều kiện mua sắm
dụng cụ học tập, sử dụng đầy đủ các dịch vụ học tập như học thêm, đi thực
tế…
1
Làm cho sinh viên có cái nhìn tích cực hơn về chế độ. Họ thấy rằng
chế độ mà họ đang sống, học tập và rèn luyện là một chế độ trọng nhân tài.
Họ cảm thấy được coi trọng do vậy họ tích cực phấn đấu và bảo vệ chế độ.
Việc đầu tư của nhà nước đã làm cho đối tượng học đại học, cao đẳng,
trung cấp, học nghề được mở rộng, không hạn chế như những năm chưa có
chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của nhà nước đối với sinh viên
được đánh giá là chính sách thực thi nhất trong thời gian vừa qua. Nhờ


chính sách này mà những con em dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, biên giới và hải đảo có điều kiện sống thiếu thốn, kinh tế còn nhiều
khó khăn được theo học ở những nơi có chất lượng đào tạo cao. Lịch sử cho
thấy những triều đại phong kiến nào biết trọng hiền tài, chiều hiền đãi sỹ thì
vững bền và phát triển, còn những triều đại nào không coi trọng việc này thì
cũng sớm đi vào suy vong. Chính vì vậy mà mới có câu nói “ Hiền tài là
nguyên khí quốc gia” nguyên khí đó có thịnh thì nước mới thịnh, nguyên khí
suy thì thế nước cũng theo đó mà suy. Kế thừa kinh nghiệm đó nhà nước ta
đã đầu tư vào giáo dục. Việc đầu tư đó là việc làm gián tiếp tạo động lực cho
tổ quốc phát triển.
Khi có vốn vay cua nhà nước, không phải chỉ có tác dụng giúp cho
sinh viên có điều kiện học tập trước mắt tốt hơn mà nó còn có thể được dung
vào việc đầu tư sản xuất tạo ra nguồn thu lâu dài để sinh viên có thể theo
học. Ví dụ như có thể đầu tư vào chăn nuôi để tạo ra lợi nhuận…
Điều kiện vay vốn đơn giản do vậy nó mở rộng nhiều đối tượng. Đối
với mỗi đối tượng thì áp dụng điều kiện vay vốn khác nhau. Điều kiện vay
vốn có nhiều điểm rất linh hoạt. Ví dụ như: Đối tượng là sinh viên thì phải
có người đứng vay là cha mẹ, và người này có trách nhiệm trả lãi và vốn
gốc. Tuy nhiên khi đối tượng là sinh viên mà mồ côi cả cha lẫn mẹ thì được
2
tự vay vốn ở ngân hàng chính sách xã hội nơi cơ quan học tập của sinh viên
đó đóng.
Hồ sơ vay vốn đơn giản, rõ rang, dễ thực hiện, không phức tạp như
những thủ tục vay vốn khác, lãi suất thấp, thời hạn trả nợ dài.
Ngoài những mặt tích cực đó thì chính sách tín dụng cho sinh viên
cũng không ít những mặt hạn chế như:
 Mức vốn cho vay thấp so với nhu cầu thực tế của sinh viên. Trên thực
tế cho thấy, với số tiền là 800.000 đồng/ tháng mà lại học tập ở những
trung tâm giáo dục đào tạo lớn như Hà Nội thì sinh viên nghèo không
thể đủ để trang trải cuộc sống.

 Sự thay đổi mức vốn cho vay không có sự linh động theo giá cả thị
trường. Giá cả thị trường thay đổi theo chiều hướng đi lên nhưng
nguồn vốn cho vay của nhà nước thì ít thay đổi.
 Triển khai không có sự thống nhất giữa các cấp. Ví dụ mức vay vốn
của nhà nước cho sinh viên năm 2009 là 860.000 đồng / tháng. Tuy
nhiên triển khai trên thực tế lại không đúng. Những sinh viên làm hồ
sơ trước khi có quyết định này thì mức vay vẫn là 800.000 đồng/
tháng. Đây là do việc tổ chức quản lý dự án không chặt chẽ.
 Điều kiện cho vay không rõ ràng, cụ thể cho nên tạo điều kiện cho
một số đối tượng không thuộc đối tượng cũng được vay vốn để đem
số vốn đó đi thả lãi.
Phương hướng khắc phục: Chúng ta có thể khắc phục các mặt hạn chế
đó bằng cách thiết lập một cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lí việc
cho vay và thu nợ, điều tiết vốn kịp thời sao cho nguồn vốn đó phù hợp với
biến động giá cả của thị trường. Có những quy định chặt chẽ hơn về đối
tượng vay vốn tránh gây thất thoát tài sản của nhà nước.
3
Nói tóm lại, chính sách tín dụng cho sinh viên tuy có nhiều hạn chế
nhưng tác động tích cực của nó là rất lớn, nó làm thay đổi đời sống, điều
kiện học tập của sinh viên nghèo, vinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh
viên dân tộc thiểu số Ngoài ra nó còn nâng cao niềm tin của sinh viên vào
chế độ, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước góp phần to lớn vào công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai là chính sách học bổng cho sinh viên( cũng thuộc dạng chính
sách khuyến học). Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện một chính
sách rất hữu ích dành cho sinh viên đó là chính sách học bổng. Trong chính
sách này có học bổng trợ cấp học tập và học bổng học tập. Đối với chính
sách học bổng học tập thì bao gồm những mặt tích cực sau đây:
 Có tác dụng khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn
luyện để hoàn thiện mình.

 Có tác dụng động viên kịp thời những sinh viên có thành tích cao
trong học tập và rèn luyện, tạo ra sự hứng thú học tập.
 Góp phần trang trải một phần nào đó cho cuộc sống sinh hoạt và học
tập của sinh viên.
Đối với chính sách học bổng trợ cấp học tập(đây là loại học bổng
dành cho dân tộc thiêu số vùng cao) thì ngoài những tác dụng như học bổng
học tập còn có tác dụng hỗ trợ con em dân tộc thiểu số vùng cao theo học
tiếp thu kiến thức về xây dựng quê hương.
Hạn chế của chính sách này là số lượng quá ít và mức thưởng còn
nhỏ. Chính vì vậy mà nó chưa có tác động lớn đối với đời sống của sinh
viên, đặc biệt là sinh viên ngheò, con em dân tộc thiểu số.
Phương hướng khắc phục: Tăng các mức học bổng, xã hội hoá học
bổng để cho nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. Nếu có điều kiện thì nên mở
rộng về đối tượng nhận học bổng.
4
Thứ ba là chính sách miễn giảm học phí. Chính sách miễn giảm học
phí hầu hết được áp dụng cho các hệ thống trường đại học cả trong và ngoài
công lập. Đối tượng là những sinh viên thuộc diện chính sách xã hội như con
em thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng,
con em dân tộc thiểu số vùng cao… Chính sách này cũng thuộc dạng chính
sách khuyến học nói chung. Nó có những ưu điểm và tác dụng như sau:
 Chính sách miễn giảm học phí đã làm giảm bớt phần nào gánh nặng
cho sinh viên về vấn đề học phí. Số tiền không phải đóng đó sinh viên
có thể dùng cho các hoạt động khác phục vụ mục đích học tập. Đối
với sinh viên thuộc con em dân tộc vùng cao có hoàn cảnh khó khăn
thì hơn 200.000 đồng một tháng là một số tiền rất lớn, giúp được rất
nhiều cho họ trong cuộc sống thường ngày.
 Thể hiện được tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
 Thể hiện được quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân về công cuộc xoá
đói, giảm nghèo, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi.

Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế cần khắc phục đó là đối tượng
được hưởng chính sách này còn bó hẹp, trong khi đó đa phần sinh viên thuộc
hộ nghèo(Đối tượng nghèo nhiều hơn so với thực tế, đặc biệt là ở miền núi,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa). Sinh viên thuộc hộ nghèo chỉ được miễn giảm
chứ không được miễn hoàn toàn. Đây là điều bất cập hiện nay bởi vì họ có
thể bị thôi học nếu không có đủ tiền để đóng học phí.
Giải pháp: Cần phải mở rộng đối tượng miễn giảm thì mới có thể thu
hút được đông đảo sinh viên theo học. Đôí với sinh viên thuộc diện hộ
nghèo thì nên phải miễn hoàn toàn học phí.
Thứ tư là chính sách nhà ở cho sinh viên. Nhà ở cho sinh viên là một
vấn đề nóng bỏng trong giai đoạn hiện nay vì số lượng sinh viên thì rất lớn
còn nhà ở cho sinh viên lại hạn chế. Chính vì vậy mà dẫn đến nhiều bất cập
5
diễn ra trong cuộc sống sinh viên như: giá thuê nhà thì đắt đỏ, an ninh không
đảm bảo, vệ sinh thì kém…Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta
đã trú trọng đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên. Hệ thống các kí túc xá
được xây dựng đê phục vụ cho sinh viên và nó đã phát huy tác dụng rất tích
cực. Cụ thể như sau:
 Số tiền chi ra cho chỗ ăn, nghỉ đã không thành nỗi lo thường trực của
sinh viên. Sinh viên chỉ phải nộp số tiền khoảng 100.000 là đã đủ để ở
một tháng với môi trường sạch sẽ và tiện nghi đầy đủ.
 Sinh viên được đảm bảo an ninh khi sống trong kí túc xá, tình trạng
trộm cắp không thường xuyên xảy ra như khi trọ ở ngoài kí túc xá.
 Sinh viên thuộc diện chính sách được ưu tiên vào ở trong kí tuca xá.
 Hệ thống kí túc xá khá nhiều và giải quyết được phần nào đó nhu cầu
của sinh viên.
Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định:
 Việc quản lí kí túc xá không đựơc chặt chẽ, nhiều kí túc xá không có
mối liên hệ chặt chẽ với trường do vậy mà có những tình trạng là sinh
viên cầm trên tay giấy giới thiệu của nhà trường nhưng kí túc xá thì

nhất quyết không nhận với lí do là đang xắp xếp. Điều này gây ra khó
khăn rất lớn cho sinh viên là con em dân tộc thiểu số ở vùng cao ít có
dịp xuống Hà Nội và các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn.
 Hệ thống kí túc xá hiện tại còn quá hạn chế so với nhu cầu thực tế. Kí
túc xá của nhiều trường Đại học mới chỉ dừng lại ở đối tượng chính
sách.
 Một số hệ thống kí túc xá đang trong tình trạng xuống cấp, không đạt
yêu cầu an toàn, vệ sinh và tiện nghi.
 Hệ thống an ninh kí túc xá vẫn chưa đảm bảo, vẫn còn tình trạng xô
sát giữa các sinh viên trong kí túc xá và còn xảy ra trộm cắp.
6
Cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống kí túc xá, mở rộng đối
tượng được lưu trú trong kí túc xá, lực lượng bảo vệ và an ninh kí túc xá
phai được huấn luyện, giữa kí túc xá và nhà trường phải có sự liên hệ thống
nhất.
Ngoài ra nên có thêm chính sách tiền điện, tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng… cho sinh viên vì hiện nay hầu hết sinh viên trọ ngoài kí túc xá phải
chịu mức tiền điện như các hộ gia đình, khi ra trường phải có nghề nghiệp
ổn định… (điện kinh doanh). Nếu như các chính sách nói trên được thực
hiện mà chính sách này không được thực hiện thì vấn đề hỗ trợ cho sinh viên
về điều kiện sinh hoạt và học tập vẫn chưa thể đạt kết quả cao.
Tóm lại, hiện nay nhà nước ta đang thực hiện nhiều chính sách nhằm
bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. Các chính sách đó đã có tác
động rất lớn đến đời sống sinh viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên
nó cũng có những tiêu cực, hạn chế nhất định. Nếu có biện pháp khắc phục
hiệu quả thì nó sẽ có tác động rất tích cực trong việc phát triển nguồn nhân
lực trí thức cho đất nước.
7

×