Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.61 MB, 99 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN CỦ CHI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2020



Ngành: Môi trường
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường



GVHD: Th.S NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thùy


MSSV: 0811080044 Lớp: 08CMT




TP. Hồ Chí Minh, 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY

LỜI CAM ĐOAN
—&–
Tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là
trung thực không sao chép dưới bất kì hình thức nào. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
một số nhận xét đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và
cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
—&–
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
CTRĐT: Chất thải rắn đô thị
PLCTRTN: Phân loại chất thải rắn tại nguồn
BCL: Bãi chôn lấp

Công ty MTĐT: Công ty môi trường đô thị
Công ty DVCI: Công ty dịch vụ công ích
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
VSĐT: Vệ sinh đô thị
QLDA: Quản lý dự án
HTX: Hợp tác xã
UBND: Ủy ban nhân dân
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CTNH: Chất thải nguy hại
CTRHC: Chất thải rắn hữu cơ
CTRVC: Chất thải rắn vô cơ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY


DANH MỤC CÁC HÌNH
—&–
Hình 2.1: Bản đồ Huyện Củ Chi 6
Hình 3.2: Sơ đồ tự vận hành với hệ thống xe thùng di động kiểu thông thường 38
Hình 3.3: Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động kiểu hay thùng. 39
Hình 3.4: Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng cố định 39
Hình 3.5. Sơ đồ các công nghệ xử lý chất thải rắn tại khu xử lý tập trung 41
Hình 3.6. Quy trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ 45
Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý của quá trình đốt rác và xử lý khí thải
47

Hình 4.1: Hệ thống thu gom CTRSH tại huyện Củ Chi 61

Hình 6.1. Sơ đồ phân cấp tuyên truyền chương trình PLCTRTN 81









KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY

DANH MỤC CÁC BẢNG
—&–
Bảng 2.1: Thống kê dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện 11
Bảng 3.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị 15
Bảng 3.2 Phân loại theo công nghệ xử lý 17
Bảng 3.3 thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát sinh 22
Bảng 3.4: Thành phần chất thải rắn đô thị theo tính chất vật lý 23
Bảng 3.5: Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTRSH 24
Bảng 3.6: khối lượng riêng và độ ẩm các thành phần của CTR đô thị 25
Bảng 3.7: số liệu trung bình về chất dư trơ và nhiệt năng của các hợp phần trong
chất thải rắn đô thị 28
Bảng 3.8: khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ dựa vào thành phần
lignin. 30
Bảng 3.9: Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc quản lý và phân loại chất
thải rắn tại nguồn 34

Bảng 3.10: Các loại thùng chứa sử dụng với hệ thống thu gom khác nhau 38
Bảng 4.1: thành phần và tính chất thường thấy của CTR sinh hoạt 57
Bảng 4.2: Các tuyến thu gom rác hiện tại của Đội Vệ Sinh Công Ty TNHH MTV
DVCI 62
Bảng 4.3: Mức phí đối với hộ dân 65
Bảng 4.4: Mức phí thu gom đối với hộ gia đình 66
Bảng 5.1: Dự báo tốc độ phát sinh dân số 69
Bảng 5.2: Bảng dự báo tốc độ phát sinh rác thải 71
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 1

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Thành phố Hồ Chí Minh với dân số 7.123.340 người (thống kê năm 2010)
sống tại 24 quận huyện, với hơn 800 nhà máy riêng lẻ, 23.000 cơ sở sản xuất vừa và
nhỏ, 12 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất và 1 khu công nghệ cao, hàng trăm bệnh
viện, trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế hàng ngàn phòng khám tư nhân… đang
đổ ra mỗi ngày khoảng 5.500-5.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), 1.100-
1300 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần), khoảng hơn 1000 tấn (ước tính) chất thải
rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 200 tấn chất thải nguy hại, 7-9 tấn chất thải rắn
y tế
Để quản lý khối lượng lớn chất thải rắn nói trên với mức tăng 10-15% năm,
TP HCM đã hình thành (có tổ chức và tự phát) hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
với sự tham gia của gần 30 công ty nhà nước, 3-5 công ty trách nhiệm hữu hạn, 01
hợp tác xã, hàng trăm cơ sở tái sinh tái chế tư nhân hàng ngàn tổ dân lập và 30.000
người( gồm hơn 6.000 người hoạt động trong thu gom, vận chuyển, chôn lấp và
hơn 20.000 người hoạt động trong hệ thống phân loại, thu gom và mua bán trao đổi
phế liệu).
Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù đã hoàn thành hàng chục năm, mỗi năm tiêu

tốn 600-700 tỉ tiền vận hành và hàng trăm tỉ tiền đầu tư trang thiết bị, xây dựng bãi
chôn lấp và cơ sở hạ tầng khác, công tác quản lí chất thải rắn đô thị của TP HCM
vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết theo kiểu “tình thế” đó là:
ü Khó khăn trong việc quản lí hệ thống thu gom rác dân lập.
ü Chưa thực hiện được việc thu phí quản lý chất thải rắn.
ü Chưa thực hiện được chương trình phân loại rác tại nguồn.
ü Chưa quy hoạch và thiếu nghiêm trọng hệ thống điểm hẹn, trạm trung
chuyển.
ü Chưa quy hoạch được vị trí xây dựng bãi chôn lấp.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 2

ü Ô nhiễm nặng nề từ các bãi chôn lấp do nước rò rỉ và khí từ bãi chôn lấp.
ü Hệ thống quản lý của các cơ quan nhà nước còn yếu về cả nhân lực và trang
thiết bị.
ü Các công ty quản lí chất thải rắn còn thiếu các đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản
lý giỏi và công nhân lành nghề.
ü Chi phí cho công tác quản lý chất thải rắn tăng nhanh.
Đứng trước tình thế đó, đề tài “ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi – TP Hồ Chí
Minh giai đoạn 2010-2020” được thực hiện với mong muốn góp phần tìm ra các
giải pháp quản lý CTR thích hợp cho huyện Củ Chi nói riêng và TP Hồ Chí Minh
nói chung trong giai đoạn thành phố ngày càng phát triển hiện nay.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu hiện trạng rác thải sinh hoat huyện Củ Chi
- ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới chất lượng môi trường huyện Củ Chi
- tìm hiểu hoạt động: thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại
phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Củ Chi.
- Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp quản lý CTR sinh họat hợp lý cho hệ

thống quản lý CTR huyện Củ Chi. Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý CTR, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thu gom, vận
chuyển CTR chưa hợp lý, bảo vệ tốt môi trường và vệ sinh phòng dịch, sức
khỏe cộng đồng
1.3 Nội dung nghiên cứu
§ Tổng quan về chất thải rắn.
§ Khái quát một số điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện Củ Chi – TP
Hồ Chí Minh.
§ Nghiên cứu hiện trạng và dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đến năm
2020.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 3

§ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ
Chi.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp luận
- Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải
được nghiên cứu, thu thập, chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực
hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.
- Với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh
mẽ, là tiền đề cho nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối
lượng và đa dạng về thành phần. do đó CTR đã và đang xâm phạm mạnh vào hệ
sinh thái tự nhiên, kinh tế, xã hội, ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một
cách nghiêm trọng, nếu không được quản lý và xử lý thích hợp.
- Là huyện có tỉ lệ gia tăng dân số nhanh, chưa quy hoạch tổng thể khu dân
cư, các thành phần kinh tế - xã hội, giá trị sản xuất công nghiệp
1.4.2 Phương pháp cụ thể
- Thu thập tài liệu liên quan: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo

cáo khoa học.
- Thu thập số liệu tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Củ Chi.
- Khảo sát thực tế tại huyện để nắm rõ tình hình quản lý CTR sinh hoạt thực
hiện trên địa bàn huyện.



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 4

CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HUYỆN
CỦ CHI



Hình 2.1: Bản đồ Huyện Củ Chi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 5

2.1Các điền kiện tự nhiên:
2.1.1 Vị trí địa lý
Củ Chi là một huyên ngoại thành của Thành Phố Hồ Chí Minh có diện tích
tự nhiên 434,50km
2
. Huyện Củ Chi cách Thành Phố Hồ Chí Minh về phía Đông
Nam 45km

Tọa độ dịa lý:
- 106
0
21’22’’ đến 106
0
39’56’’ độ kinh đông
- 10
0
54’28’’ đến 10
0
09’30’’độ vĩ bắc
Ranh giới của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh
- Phía Đông giáp huyện Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương
- Phía Tây và Nam giáp huyện Đức Hòa – tỉnh Long An
- Phía Nam giáp Huyện Hóc Môn - Thành Phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Khái quát về môi trường tự nhiên:
Huyện Củ Chi có địa hình khá đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp
dần theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Nam – Tây Nam với cao trình từ
0 – 15m và được phân thành 3 vùng là: vùng đồi gò, vùng triền, vùng bong trũng,
nên nhìn chung thuận lợi cho việc sản xuất nông - lâm nghiệp.
Huyện Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng
Nam Bộ nên khí hậu chia hai mùa tương phản rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – tháng
11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 4.
Đất đai huyện Củ Chi phần lớn là đất nông nghiệp (chiếm 79,57% diện tích
đất tự nhiên) với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó, lúa là loại cây nông
nghiệp có diện tích sử dụng đất cao nhất. Tuy nhiên, sự tồn tại nhiều chủng loại sẽ
hình thành nên sự đa dạng về cây trồng ở Củ Chi.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 6

Nguồn nước mặt ở huyện Củ Chi nói chung khá dồi dào nhờ nằm cặp theo
sông Sài Gòn và các kênh rạch nội đồng, góp phần phát triển cho việc phát triển nền
nông nghiệp của huyện.
Sông ngòi.
Huyện Củ Chi có mạng lưới sông rạch tương đối nhiều nhưng phân bố không
đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông của huyện (sông Sài Gòn) và trên các bong
trũng phía Nam và tây Nam. Sông ngòi trên địa bàn chịu ảnh hưởng của chế độ bán
nhật triều.
Sông Sài Gòn nằm ở phía Đông Bắc và chạy suốt theo chiều dài của huyện
Củ Chi và tỉnh Bình Dương với chiều dài là 54km, lòng sông rộng từ 500m đến
700m, sâu từ 15m đến 30m, hướng dòng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ
Bắc xuống Nam
Rạch Láng The nằm ở trung tâm huyện với chiều rộng từ 30m đến 50m, sâu
từ 3m đến 5m, hướng dòng chảy chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Kênh Xáng nằm ở phía Tây Nam, hướng dòng chảy từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, lòng kênh rộng từ 40m đến 60m, sâu từ 4m đến 6m.
Trên địa bàn huyện có hệ thống kênh, rạch tự nhiên khác như rạch Tra, rạch
Đường Đá, rạch Bến Mương… cũng chịu ảnh hưởng của sông Sài Gòn tạo thành
một hệ thống đường giao thông thủy, cung cấp và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp. ngoài ra, về hệ thống kênh mương nhân tạo, đáng chú ý nhất là hệ
thống kênh mương Đông là công trình thủy lợi lớn nhất phía Nam dẫn nước từ hồ
Dầu Tiếng về tưới cho 12.000 – 14.000 ha đất canh tác của huyện Củ Chi.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 7

Điều kiện khí hậu

• Nhiệt độ
Huyện Củ Chi thuộc vùng có nhiệt độ cao và ổn định giữa các tháng trong
năm. Nhiệt độ trung bình tai Củ Chi là 27,3
0
C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng
trong năm lớn (11
0
C). Tháng 9 có nhiệt độ cao nhất là 38,2
0
C và tháng 10 có nhiệt
độ thấp nhất là 16,2
0
C.
• Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí thay đổi theo các mùa trong năm, độ ẩm trung bình hàng
năm khá cao với khoảng 79,2%, trong đó độ ẩm trong mùa mưa khoảng 82,5% và
trong mùa khô khoảng 74,2%.
• Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 – 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc và
tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm 90% tổng lượng mưa cả
năm. Lượng mưa cao nhất năm đạt 2.201 mm, thấp nhất 764 mm, số ngày mưa
trung bình 151 ngày/ năm. Các tháng mùa khô ( tháng 12 đến tháng 4) lượng mưa
không đáng kể.
• Chế độ gió
Củ Chi có chế độ gió mùa, ít bão được phân bố vào các tháng trong năm như sau
+ Tháng 11 – tháng 5: gió có hướng Đông Nam, vận tốc trung bình 1,5 – 2,5
m/s.
+ Tháng 5 – tháng 9: thịnh hành hướng gió Tây Nam, vận tốc trung bình 1,5 –
3m/s.
+ Tháng 10 – tháng 11: thịnh hành hướng gió Đông Bắc, vận tốc trung bình 1-

1,5 m/s.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 8

• Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện Củ Chi chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Sài
Gòn với chế độ bán nhật triều, mức nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao
nhất là 2m.
Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ
thủy văn sông Sài Gòn ( rạch Tra, rạch Mương, rạch Sơn…) riêng chỉ có kênh Thầy
Cai là chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
2.2 Đặc điểm xã hội huyện Củ Chi
2.2.1 Dân số và đơn vị hành chính
Huyện Củ Chi có diện tích đất tự nhiên là 43.450,2 ha, với dân số là 349.772
người (năm 2010). Mật độ trung bình toàn huyện khoảng 805 người/km
2
(bình quân
dao động từ 450 – 750 người/m
2
). Riêng các xã và thị trấn gần trung tâm và đường
quốc lộ có dân số rất cao 1100 – 1200 người/km
2
, tại thị trấn Củ Chi mật độ dân số
khá cao hơn 5500 người/km
2
. Huyện có 20 xã và 1 thị trấn được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Thống kê dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
STT Tên xã, thị trấn Diện tích
(km

2
)
Dân số (km
2
) Mật độ dân số
(người/km
2
)
1 Thị trấn Củ Chi 3,82 21.282 5571
2 Trung Lập Hạ 16,94 11.570 683
3 Thái Mỹ 24,02 11.721 488
4 Phước Hiệp 19,65 11.667 594
5 Phước Thạnh 15,05 15.083 1002
6 Tân An Hội 30,08 25.059 833
7 Nhuận Đức 20,06 11.463 571
8 Phạm Văn Cội 23,44 6.918 295
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 9

9 Bình Mỹ 25,42 19.851 781
10 Hòa Phú 9,07 10.797 1190
11 Trung An 20,10 16.373 815
12 Tân Thông Hội 17,89 31.887 1782
13 Tân Phú Trung 30,76 31.340 1019
14 Phước Vĩnh An 16,20 14.717 908
15 An Nhơn Tây 28,85 14.992 520
16 Phú Mỹ Hưng 24,44 6.690 274
17 Trung Lập Thượng 23,21 11.045 476
18 An Phú 24,35 10.393 427

19 Phú Hòa Đông 21,82 22.163 1016
20 Tân Thạnh Đông 26,50 33.475 1263
21 Tân Thạnh Tây 11,84 10.926 923
Tổng cộng 434,50 349.772 805
Nguồn: phòng thống kê huyện Củ Chi, 2010
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế
Qua quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa, kinh tế
đã có bước phát triển, đời sống người dân Củ Chi đã có những cải thiện rõ rệt.
Huyện Củ Chi đang trong những bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chụ thể:
2.2.2.1 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Ước giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (giá cố định 1994)
ước thực hiện tháng 02 là 190.324 triệu đồng, giảm 3,9% so với tháng trước. Lũy kế
từ đầu năm đến nay là 592.429 triệu đồng, đạt 23,07% kế hoạch năm, tăng 83,85%
so với cùng kỳ.
Trong 3 tháng đầu năm có 31 doanh nghiệp và chi nhánh được thành lập mới
trên địa bàn huyện. Trong đó có 2 công ty cổ phần, 16 Công ty TNHH, 4 Công ty
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 10

TNHH một thành viên và 8 chi nhánh trực thuộc. Đến nay tổng số doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh trên địa bàn là 2.156 doanh nghiệp, trong đó: Doanh nghiệp có
670 chi nhánh, Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (do thành phố quản lý) là 67
doanh nghiệp, Hợp tác xã: có 27 đơn vị.
Điện năng tiêu thụ là 53.704.126 KWh, tăng 34,15% so cùng kỳ. số điện kế
gắn với 558 cái. Tổng điện kế trong toàn huyện là 101.465 cái. Tình hình cung cấp
điện được đảm bảo liên tục phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân
góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện. Kết quả thực hiện tiết kiệm điện
796.048 KWh đạt 135% so với kế hoạch giao thông tháng.

Các khu công nghiệp hiện hữu
Ø KCN Tây Bắc: quy mô tăng từ 345 ha lên 380 ha.
Ø KCN Tân Quy: quy mô 187 ha.
Ø KCN Tân Phú Trung: quy mô 543 ha.
Ø KCN Cơ Khí Chế Tạo: quy mô 1086 ha.
2.2.2.2 Sản xuất nông lâm nghiệp
Sản xuất vụ Đông Xuân, đến nay đã xuống giống lúa được 5.514 ha, đạt
91,9% kế hoạch. Bắp xuống giống 699 ha. Đậu phộng 168 ha. Rau 538,5 ha. Hiện
nay rầy nâu đang T3 + T4 mật độ bình quân thấp ở trà lúa đẻ nhánh, sâu cuốn lá và
chuột có chiều hướng phát triển, các ngành chức năng của huyện đã khuyến cáo bà
con nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện và diệt trừ kịp thời.
2.2.3 Văn hóa xã hội
-Tình hình dân số
Theo thống kê năm 2010, dân số huyện Củ Chi là 349.772 người. Hiện nay
nguồn lao động hiện có của huyện là 229.589 người chiếm 66.9% dân số. Tổng số
hộ dân toàn huyện: 94.634 hộ.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 11

Dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở các thành thị và các ấp
nằm theo các trục lộ giao thông chính. Dân số chủ yếu là người Kinh làm nghề nông
và tập trung làm việc ở các khu công nghiệp.
-Công tác chính sách xã hội
Ủy ban nhân dân huyện đã giải quyết trợ cấp Tết cho các đối tượng chính
sách đối với các xã, thị trấn và chuẩn bị quà đến thăm và chúc Tết gia đình chính
sách – xã hội khó khăn, tổng số tiền là 19.873.381.000đ.




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 12

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN
3.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
3.1.1 Đinh nghĩa về CTR
Chất thải rắn (Solid Waste) là toàn bộ các loại vật chất không phải dạng
lỏng và khí được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình
(bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng
đồng…). trong đó quan trọng nhất là các chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất
và hoạt động sống.
Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là vật chất
mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong môi trường đô thị mà không đòi hỏi sự bồi
thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là CTR đô thị nếu chúng
được xã hội nhìn nhận một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu
hủy.
Rác là thuật ngữ dùng để chỉ CTR có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ
từ hoạt động của con người. rác sinh hoạt hay CTR sinh hoạt là bộ phận của CTR,
được hiểu là các CTR phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con
người.
3.1.2 Các nguồn phát sinh CTR
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan
trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý
CTR.
Các nguồn phát sinh CTR đô thị gồm:
§ Sinh hoạt của cộng đồng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 13

§ Trường học, nhà ở. Cơ quan
§ Sản xuất công nghiệp
§ Sản xuất nông nghiệp
§ Nhà hàng, khách sạn
§ Tại các trạm xử lý
§ Từ các trung tâm thương mại, công trình công cộng
Chất thải đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải
trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp. các chất
thải sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở Bảng 3.1
Chất thải rắn được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau căn cứ vào đặc điểm
của CTR có thể chia thành 3 nhóm lớn nhất là: chất thải đô thị, công nghiệp và nguy
hại. nguồn thải của rác đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống bởi vì tại các vị trí
này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phát tán.
Bảng 3.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Nguồn Các hoạt động và vị trí
phát sinh chất thải
Loạị chất thải rắn
Nhà ở Những nơi ở riêng của
một gia đình hay nhiều gia
đình. Những căn hộ thấp,
vừa và cao tầng…
Chất thải thực phẩm,
giấy, bìa cứng, hàng dệt,
đồ da, chất thải vườn, đồ
gỗ, thủy tinh, hộp chiếc,
nhôm, kim loại khác, tàn
thuốc, rác đường phố, chất

thải đặc biệt (dầu, lốp xe,
thiết bị điện,…), chất thải
sinh hoạt nguy hại.
Thương mại Cửa hàng, nhà hàng, chợ,
văn phòng, khách sạn,
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo,
gỗ, chất thải thực phẩm,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 14

dịch vụ, cửa hiệu in… thủy tinh, kim loại, chất
thải đặc biệt, chất thải
nguy hại.
Cơ quan Trường học, bệnh viện,
nhà tù, trung tâm chính
phủ…
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo,
gỗ, chất thải thực phẩm,
thủy tinh, kim loại, chất
thải đặc biệt, chất thải
nguy hại.
Xây dựng
và phá vỡ
Nơi xây dựng mới, sửa
đường, san bằng các công
trình xây dựng, vỉa hè hư
hại…
Gỗ, thép, bê tông, đất…
Dịch vụ đô thị (trừ trạm

xử lý)
Quét dọn đường phố, làm
đẹp phong cảnh, làm sạch
theo lưu vực, công viên và
bãi tắm, những khu vực
điều khiển khác.
Chất thải đặc biệt, rác, rác
đường phố, vật xén ra từ
cây, chất thải từ các công
viên, bãi tắm và các khu
cực tiêu khiển.
Trạm xử lý,
lò thiêu đốt
Quá trình xử lý nước,
nước thải và chất thải
công nghiệp các chất thải
được xử lý.
Khối lượng lớn bùn dư.
(Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993)
3.1.3 Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại CTR sẽ giúp xác định các loại khác nhau của CTR được sinh
ra. Khi thực hiện việc phân loại CTR sẽ giúp chúng ta gia tăng khả năng tái chế và
tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
trường.
Chất thải rắn đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 15

3.1.3.1. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý

Phân loại CTR dạng này người ta chia làm: các chất cháy được, các chất
không cháy được, các chất hỗn hợp (xem bảng 3.2).
Bảng 3.2 Phân loại theo công nghệ xử lý
Thành phần Định nghĩa Thí dụ
1. Các chất
cháy được
-Giấy


-Hàng dệt
-Rác thải


-Cỏ, gỗ, củi, rơm


-Chất dẻo

-Da và cao su


-Các vật liệu làm từ
giấy


-Có nguồn gốc từ sợi
Các chất thải ra từ đồ
ăn, thực phẩm

-Các vật liệu và sản

phẩm được chế tạo từ
gỗ, tre, rơm

-Các vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ
chất dẻo
Các vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ
da và cao su



-Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy
vệ sinh
-Vải len,
-Các rau quả thực phẩm


-Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế,
vỏ dừa…


-Phim cuộn, túi chất dẻo, lọ chất
dẻo, bịch nylon…
Giấy, băng cao su…
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 16

2. Các chất

không cháy
được
-Kim loại sắt


-Kim loại không
phải sắt
-Thủy tinh

-Đá và sành sứ


-Các loại vật liệu và
sản phẩm được chế tạo
từ sắt mà dễ bị nam
châm hút
-Các loại vật liệu
không bị nam châm hút
-Các vật liệu và sản
phẩm chế tạo từ thủy
tinh
-Các vật liệu không
cháy khác ngoài kim
loại và thủy tinh


-Hàng rào, dao, nắp lọ


-Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim

loại

-Chai lọ, đồ dùng bằng thủy tinh,
bóng đèn…
-Đá cuội, cát, đất…


3. Các chất hỗn
hợp
-Tất cả các loại vật
liệu khác không phân
loại ở phần 1 và 2 đều
thuộc loại này. Loại
này có thể chia làm hai
phần với kích thước >
5mm và < 5mm.

(Nguồn:Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật, 1999)

3.1.3.2. Phân loại theo quan điểm thông thường
Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được trong quá trình lưu
trữ, chế biến, nấu ăn…đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân hủy nhanh
trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. quá trình phân hủy thường xảy ra mùi hôi, khó
chịu.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 17

Rác rưởi: bao gồm các chất cháy được và không cháy được sinh ra từ các hộ

gia đình, công sở, hoạt động thương mại… các chất cháy được như giấy, cacbon,
plastic, vải, cao su, da, gỗ… và các chất không cháy được như thủy tinh, than, rơm,
rạ, lá… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hang, nhà máy, xí nghiệp.
Chất thải xây dựng: đây là CTR từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà, đập
phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông…
Chất thải đặc biệt: liệt vào các loại rác này có rác thu gom từ việc quét
đường, rác từ các thùng rác công cộng, xác động thực vật, xe ô tô phế thải…
Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có từ hệ thống xử lý
nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, thành phần chất thải loại này
đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường CTR
hoặc bùn (nước chiếm từ 25 – 95%)
Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như
gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi… hiện nay chất thải này chưa quản lý tốt ngay cả
ở các nước phát triển, vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu
gom.
Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc
mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật,
thực vật. những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. đối với chất
thải loại này việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận.
3.1.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn
Việc tính toán tốc độ phát thải rác là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác thải
trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý từ khâu thu gom, vận
chuyển tới quản lý.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 18

Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần như phương pháp xác
định tổng lượng rác. Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để định hướng

rác thải ở một khu vực.
♦ Đo khối lượng
♦ Hệ số phát thải (kg/người ngày hay kg/tấn sản phẩm)
♦ Phân tích thống kê
♦ Dựa trên các đơn vị thu gom (thí dụ thùng chứa)
♦ Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải
♦ Tính cân bằng vật chất


lượng vào
lượng ra
(nguyên liệu + nhiên liệu) sản phẩm


Lượng rác thải
Hình 3.1: Sơ đồ tính cân bằng vật chất

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thải rắn
² Sự phát sinh kinh tế - xã hội
Các nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với sự phát
triển kinh tế của một cộng đồng. lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có
giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế (rõ nhất là trong thời gian khủng hoảng ở thế
kỷ 17). Phần trăm vật liệu đóng gói (đặc biệt là túi nylon) đã tăng lên trong ba thập
Nhà máy
X
í

nghi

p


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 19

kỷ qua và tương ứng là tỷ trọng khối lượng (khi thu gom) của chất thải cũng giảm
đi.
² Mật độ dân số
Các nghiên cứu xác minh rằng khi mật độ dân số tăng, nhà chức trách sẽ phải
thải bỏ nhiều rác thải hơn. Nhưng không phải rằng dân số ở cộng đồng có mật độ
thấp, có các phương pháp thải rác khác chẳng hạn như làm phân compost trong khu
vườn hoặc đốt rác sau vườn.
² Sự thay đổi theo mùa
Trong những dịp như giáng sinh, tết âm lịch (tiêu thụ đỉnh điểm) và cuối năm
tài chính (tiêu thụ thấp) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã được ghi nhận.
² Nhà ở
Các yếu tố có thể áp dụng đối với mật độ dân số tăng có thể áp dụng đối với
các loại nhà ở. Điều này đúng bởi vì có sự liên hệ trực tiếp giữa loại nhà ở và mật
độ dân số. các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát thải trong khu nhà mật độ
cao như rác thải vườn. cũng không khó để giải thích vì sao các hộ gia đình ở vùng
nông thôn sản sinh ít chất thải hơn các hộ gia đình ở thành phố.
² Tần số và phương thức thu gom
Vì các vấn đề nảy sinh đối với rác thải trong và quanh nhà, các gia đình sẽ
tìm cách khác nhau để thải rác. Người ta phát hiện rằng nếu tầng số thu gom rác thải
giảm đi thì lượng rác thải giảm đi. Với sự thay đổi từ các thùng 90lít sang các thùng
di động 240l, lượng rác thải đã tăng lên, đặc biệt là rác thải vườn. do đó vấn đề quan
trọng trong việc xác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượng rác được thu gom,
mà còn xác định lượng rác được vận chuyển thẳng ra khu chôn lấp, vì rác thải vườn
đã từng được xe vận chuyển đến nơi chôn lấp.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 20

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: dư luận, ý thức cộng đồng… theo dự
án môi trường Việt Nam Canada thì tốc độ phát sinh rác thải đô thị Việt Nam như
sau:
- Rác thải khu dân cư: 0,3 – 0,6 kg/người/ngày
- Rác thải thương mại: 0,1 – 0,2 kg/người/ngày
- Rác thải quét đường: 0,05 – 0,2 kg/người/ngày
- Rác thải công sở: 0,05 – 0,2 kh/người/ngày
Tính trung bình ở: Việt Nam: 0.5 – 0.6 kg/người/ngày
Sigapore: 0,87 kg/người/ngày
HongKong: 0,85 kg/người/ngày
Karachi, Pakistan: 0,50kg/người/ngày
3.1.5 Thành phần của chất thải rắn
Thành phần của chất thải rắn đô thị được xác định ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4.
giá trị thành phần trong CTR đô thị thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện
kinh tế và nhiều yếu tố khác. Sự thay đổi khối lượng CTR theo mùa đặc trưng ở Bắc
Mỹ được trình bày ở Bảng 3.5. thành phần rác đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc quản lý rác thải.
Bảng 3.3 thành phần chất thải rắn đô thị phân theo nguồn gốc phát sinh
Nguồn phát thải
% trọng lượng
Dao động trung bình Trung bình
Nhà ở thương mại, trừ các chất thải đặc
biệt và nguy hiểm
50 - 75 62
Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị
điện, bình điện)
3 - 12 5

Chất thải nguy hại 0,1 – 1,0 0,1

×