Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hạ lãi suất vẫn chờ tín hiệu từ thị trường pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.83 KB, 4 trang )

Hạ lãi suất vẫn chờ tín hiệu từ thị
trường

Ngày 10-4-2012, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành Quyết định số 693/QĐ-
NHNN, kể từ ngày 11-4 trần lãi
suất huy động VND sẽ được điều
chỉnh giảm từ 13%/ năm xuống
còn 12%/năm. Các mức lãi suất
điều hành cũng giảm tương ứng
xuống 1% so với trước đó: Lãi suất
tái cấp vốn từ 14%/năm xuống


13%/năm, lãi suất cho vay qua
đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ
12%/năm xuống 11%/năm. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ
hạn dưới 1 tháng giảm từ 5%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tối đa áp
dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 13%/năm
xuống 12%/năm; riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi
suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ
13,5%/năm xuống 12,5%/năm.

Tuy nhiên, động thái giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay lần
này vẫn chưa nhận được phản ứng tích cực của các doanh nghiệp.

Chờ tín hiệu từ thị trường
Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất huy động 1%
(14% xuống còn 13%/năm). Tiếp đó, hạ từ 13% xuống 12%/năm. Một
số chuyên gia kinh tế cho rằng: Đối với kênh huy động thì đã quá rõ
ràng, lãi suất tiền gửi đang được điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn ở kênh
cho vay hiện đang quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,
lãi suất tiền gửi đã giảm nhưng tín hiệu vui kênh cho vay thì vẫn chưa
thấy.
Thực tế là doanh nghiệp cũng có nhiều loại hình khác nhau với tình hình
tài chính cũng không giống nhau. Những doanh nghiệp tốt, đủ điều kiện
vay vốn đối với lĩnh vực khuyến khích theo quy định thì hoàn toàn có
thể vay với mức lãi suất 14%-16%. Nhưng những doanh nghiệp có tình

hình tài chính xấu thì không thể vay được vốn từ ngân hàng, cho dù có
doanh nghiệp còn "mặc cả" mức lãi suất 16%, 18%, thậm chí là 25%.
Vấn đề quan trọng hiện nay là hạ lãi suất như thế nào để doanh nghiệp
có thể hấp thụ được vốn của ngân hàng và ngân hàng phải giúp tháo gỡ
cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Không chỉ
thông cảm mà còn phải xem vì sao doanh nghiệp không vay được và tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Đành rằng, từ quyết định đến thực thi quyết định bao giờ cũng có độ trễ,
điều đó là tất yếu, nhưng độ trễ quá dài đồng nghĩa với quyết định kém
hiệu quả. Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản
(VASEP), có tới trên 92% trong số những doanh nghiệp chế biến và xuất
khẩu thủy sản được khảo sát đang cần được vay vốn khẩn cấp,trong đó

mức thấp nhất là 10 tỉ đồng và cao nhất là 500 tỉ đồng cho các hoạt động
đầu tư vào vùng nguyên liệu, giống, thức ăn, bổ sung nguồn vốn lưu
động cho hoạt động sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, số doanh nghiệp
tiếp cận được vốn vay với lãi suất ưu đãi rất hạn chế, cho dù lãi suất cho
vay đã giảm còn 14,5%/năm từ hồi đầu năm 2012. Hiện nay, nhiều
doanh nghiệp vẫn đang phải vay với mức lãi suất 15-19%/năm.
Về tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, có thể lý
giải rằng: Việc ngân hàng cho vay với lãi suất 16%/năm, thậm chí còn
thấp hơn đối với các doanh nghiệp là có nhưng sẽ không nhiều, vì để
được hưởng lãi suất này doanh nghiệp phải thỏa mãn những điều kiện
vay vốn rất chặt chẽ: Không có nợ xấu, tình hình tài chính tốt, tỷ lệ cán
cân nợ , dòng tiền lưu chuyển tốt. Hay đối với doanh nghiệp xuất nhập

khẩu ổn định, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp phụ
trợ là những đối tượng ưu tiên…
Mặt khác, cũng phải nhìn nhận đến bối cảnh chung do kinh doanh chậm,
phải cắt giảm sản xuất, giá cả leo thang, hàng hóa tồn đọng, thị trường
tiêu thụ khó khăn… khiến một số doanh nghiệp không muốn vay vốn
cho dù lãi suất đã giảm. Đây cũng là điều mà các cơ quan quản lý nhà
nước và ngân hàng không thể không quan tâm.
Có lẽ cũng vì những lý do này mà tính thuyết phục của việc giảm lãi
suất ngân hàng vẫn còn phải đợi từ tín hiệu thị trường.
Theo các nhà phân tích phản ứng thị trường về việc giảm lãi suất là: thời
gian đầu có thể giảm, nhưng sau đó sẽ tăng hoặc không giảm vì: kênh
đầu tư vàng và ngoại tệ năm nay ít có biến động; vàng không còn hấp

dẫn nữa; chứng khoán đang tăng, có thể hấp thụ dòng tiền vào các công
ty chứng khoán trong khi công ty chứng khoán và nhà đầu tư đều mở tài
khoản tại các ngân hàng, nên nguồn tiền ngân hàng tăng. Chênh lệch lãi
suất VND và USD vẫn còn cao 10% và tỷ giá tăng tối đa 3% nên giữ
tiền VND vẫn có lời hơn; chính sách tín dụng mở rộng đối tượng vay bất
động sản, tiêu dùng và các phân khúc thị trường bất động sản. Cho nên,
hệ số tạo tiền sẽ tăng.


Một số kiến nghị
Để các giải pháp điều hành vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính,
ngân hàng sớm có hiệu quả thiết thực, theo các chuyên gia kinh tế chúng

ta cần quan tâm đến các giải pháp sau:
Một là, điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nên theo hướng “áp
trần đầu ra” sẽ có lợi hơn. Vì đầu ra mới phản ánh đúng “cầu” thực của
thị trường (bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng theo nghĩa rộng). Nguyên
Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: “Áp trần đầu vào
thì chỉ có lợi cho ngân hàng, nếu áp trần đầu ra sẽ lợi cho dân gửi tiền và
cả doanh nghiệp”.
Hai là, các ngân hàng thể hiện trách nhiệm với nền kinh tế chính là ở
việc tạo thuận lợi cho sản xuất phát triển. Chính sách lãi suất hiện nay
vẫn còn chưa minh bạch, chưa rõ ràng, công khai. “Để cứu doanh nghiệp
sản xuất những mặt hàng thiết yếu, ngân hàng cần có chính sách lãi suất
đặc biệt ưu tiên. Chẳng hạn, với những ngành như: nông nghiệp, công

nghiệp phụ trợ, xuất khẩu, giao thông vận tải lãi suất đặc biệt cần hạ
xuống khoảng 10%, còn những ngành khác thì lãi suất như bình
thường”. Điều quan trọng là bảo đảm tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý,
trong bối cảnh vừa thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP, vừa giữ lạm phát ở
mức một con số.
Ba là, giảm độ trễ của chính sách để quyết định điều hành lãi suất của
Ngân hàng Nhà nước sớm đi vào sản xuất, đời sống; sớm tháo gỡ những
khó khăn cho các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp xương sống
của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến 3 khâu đột phá chiến lược mà
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI đã xác định
và các quyết định liên quan đến điều hành vĩ mô nền kinh tế của Nhà
nước.


×