Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUẬN VĂN: Giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề tôn giáo Cao Đài pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.72 KB, 91 trang )















LUẬN VĂN:

Giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề
tôn giáo Cao Đài








Mở Đầu

1. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Tôn giáo hiện là một vấn đề phức tạp nhưng lại rất nhạy cảm trong mỗi
nước và trên thế giới.Việc giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo là yêu cầu vừa cấp


bách vừa lâu dài của sự nghiệp phát triển đất nước.
Cao Đài là một tôn giáo rất trẻ, xuất hiện vào đầu thế kỷ XX (1926) tại
Nam Bộ. Ngay những ngày đầu thành lập, tôn giáo này đã lôi cuốn ồ ạt hàng vạn
người, sau đó trở thành một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam. Tính đến năm
1975, chưa đầy nửa thế kỷ đã thu nạp gần 3 triệu tín đồ. Đây được xem là hiện
tượng xã hội đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và lịch
sử ở Việt Nam. Là một tôn giáo địa phương nhưng Cao Đài có bộ máy hành chính
đạo khá chặt chẽ và hoàn chỉnh như bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Lịch sử giáo hội tuy ngắn ngủi, song có thời kỳ lại cấu kết với đế quốc phản động
để chống phá cách mạng. Bảy thập kỷ trôi qua với bao chuyển biến lớn lao của thời
cuộc, đạo Cao Đài cũng biến động phức tạp. Vì vậy việc nghiên cứu tôn giáo Cao
Đài, trong đó việc tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần trong nhân
dân, đặc biệt đối với đồng bào có đạo là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp
bách.
Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo làm cơ sở lý luận, lấy phép biện chứng duy vật làm phương pháp phân tích,
kết hợp giữa phương pháp lôgíc và lịch sử để diễn đạt, luận văn cố gắng trình bày
lịch sử hình thành và phát triển, những biểu hiện và xu hướng biến đổi của đạo Cao
Đài, đặc biệt phân tích ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần ở Tây
Ninh hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề
tôn giáo Cao Đài, góp phần xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của nhân dân
một cách phong phú lành mạnh.




2. Tình Hình NGHIÊN Cứu Đề Tài
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Có thể dẫn ra: Ông Trần Văn Giàu với tác phẩm "Sự phát
triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945"

(KHXH 4/1975); Nguyễn Thành Danh viết về "Sự thật của một giáo phẩm", xí
nghiệp in Hoàng Lê Kha - Tây Ninh năm (1978); Giáo sư Trần Quang Vinh "Lịch
sử của đạo Cao Đài (1926-1937)"; Lê Anh Dũng "Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm
ẩn (1920-1926)"; Nguyễn Chí Mỳ "Tôn giáo và hiện thực - một số những vấn đề đặt
ra hiện nay", Tạp chí Triết học (số 2-1998); Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn "Đạo Cao
Đài một khách thể một thế ứng xử", (30/10/1993); Hiến Chương Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ, Tòa thánh Tây Ninh (1997); "Một số tôn giáo lớn ở Việt Nam", Ban Tôn
giáo Chính phủ, Hà Nội (1995); "Những vấn đề tôn giáo hiện nay", Viện nghiên
cứu tôn giáo, NXB KHXH (1994); "Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển
của chúng", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1994); Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn
"Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài" NXB KHXH (1995); cùng một số luận văn về
tôn giáo Cao Đài như: Nguyễn Văn Ron: "Bước đầu tìm hiểu một số biểu hiện đặc
thù của đạo Cao Đài" (1995); Võ Văn Phuông "Đạo Cao Đài và quá trình đấu
tranh loại bỏ mặt chính trị phản động của giáo phái Cao Đài Tây Ninh trong giai
đoạn cách mạng hiện nay" (1995); Lê Ngọc Hòa "Lễ hội Cao Đài Tây Ninh
(1997)"
Những công trình đó đã đề cập nhiều khía cạnh quan trọng của các yếu tố
về tôn giáo nói chung và Cao Đài nói riêng. Tuy nhiên thực trạng luôn đặt ra nhiều
vấn đề và trên thực tế chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu đạo Cao Đài dưới
góc độ triết học. Đó là sự bỏ ngỏ của chúng ta về nhận thức, khi thực tế những tín
đồ Cao Đài ở miền Nam có đến hơn
2 triệu người. Vì vậy đề tài này muốn góp một tiếng nói nhỏ vào sự nghiên cứu đạo
Cao Đài dưới góc độ triết học.
3. Mục Đích Nhiệm Vụ NGHIÊN Cứu Của Luận VĂN



Mục đích: Trên cơ sở làm sáng tỏ nguồn gốc, đặc điểm của đạo Cao Đài,
luận văn phân tích những ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần ở Tây Ninh.
Từ mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:

- Trình bày nguồn gốc và đặc điểm của đạo Cao Đài.
- Phân tích ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần ở Tây
Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp để xây dựng đời sống tinh thần ở Tây Ninh liên
quan đến ảnh hưởng của đạo Cao Đài.
4. CƠ Sở Lý Luận Và PHƯƠNG Pháp NGHIÊN Cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm về tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam
nhất là trong các văn kiện đại hội VI, VII, VIII, các Nghị định văn bản của Chính phủ
về tôn giáo để phân tích những vấn đề đặt ra.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó
đặc biệt chú trọng phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lịch sử
với lôgíc.
5. Đối Tượng Phạm VI NGHIÊN Cứu
Đây là một công trình nghiên cứu về tôn giáo Cao Đài Tây Ninh, dưới góc
độ triết học. Đạo Cao Đài có mặt ở nhiều địa phương nhưng tập trung nhất vẫn là ở
Tây Ninh. Do vậy đề tài nghiên cứu giới hạn ở Cao Đài Tây Ninh. Sự khảo sát cũng
chủ yếu là những ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần trong nhân
dân tỉnh Tây Ninh.
6. Đóng Góp Của Luận VĂN
- Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm sự hình
thành phát triển và những đặc điểm của đạo Cao Đài.



- Bước đầu phân tích đánh giá những ảnh hưởng của đạo Cao Đài với đời
sống tinh thần ở Tây Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng, phát triển
đời sống tinh thần của nhân dân ở địa phương.
* ý nghĩa thực tiễn của luận văn.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học
tập triết học nhất là chuyên đề về tôn giáo. Luận văn cũng sẽ bổ ích cho những nhà
hoạch định chủ trương chính sách đối với công tác tôn giáo, nhất là đạo Cao Đài.
7. Kết cấu Của Luận VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.












Chương 1
Lịch Sử Hình Thành Phát Triển
Và Những Đặc Điểm Của Đạo CAO Đài

Từ giữa thế kỷ XIX cho đến nay, không riêng gì ở Việt Nam, trên thế giới
xuất hiện nhiều thứ đạo cùng với sự tiếp tục tồn tại các tôn giáo cũ, hàng loạt các
giáo phái mới ra đời. Nhiều phong trào xã hội, chính trị xuất hiện mang màu sắc tôn
giáo. Theo thống kê, chỉ riêng trong thế kỷ XX, trên thế giới có trên ba, bốn ngàn
hiện tượng tôn giáo lớn nhỏ ra đời nhưng số trụ lại được với thời gian không nhiều
chỉ khoảng hơn chục đạo tồn tại với số tín đồ khiêm tốn, phần đông là từ các tôn
giáo khác tách ra. Những tôn giáo đó đều có chung một đặc điểm là: phải dựa vào
các tôn giáo truyền thống ở nơi xuất phát, biến đổi ít nhiều về mặt giáo lý và nghi

thức, dưới nhãn hiệu cải cách, canh tân, thêm hoặc bớt những yếu tố trong điều kiện
xu thế giao lưu văn hóa được mở rộng. Các đạo giáo mới đó tìm ra được mục đích
hấp dẫn bằng nhiều vẻ: cả về tôn giáo, chính trị, kinh tế, văn hóa , trước hết với
quần chúng tại chỗ, sau đó mới phát triển ra bên ngoài. Những tôn giáo đứng được
phụ thuộc nhiều vào bản thân (nội dung, hình thức), vào các nhân vật sáng lập và
nhất là đáp ứng được tâm lý xã hội của quần chúng tín đồ. ở đó quần chúng thấy
được một cái gì hấp dẫn (tuy có thể nhiều hay ít) so với các tôn giáo cùng thời. Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi tắt là đạo Cao Đài, một tôn giáo rất trẻ xuất hiện vào đầu
thế kỷ XX trên mảnh đất Nam Bộ, đã tồn tại và phát triển được do đáp ứng được
những nhu cầu này, do đã tìm ra được một lực thu hút, một cung cách thích hợp tâm
linh tôn giáo của những người nông dân tứ xứ Nam Bộ, trong đó có Tây Ninh.
1.1. Hoàn Cảnh KINH Tế Xã Hội Với Sự Hình Thành Và Phát Triển
Của Đạo CAO Đài
Sự xuất hiện của một tôn giáo mới hay một hiện tượng tôn giáo không bao
giờ là điều ngẫu nhiên, mà nó được qui định bởi một bối cảnh lịch sử nhất định
nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý, tín ngưỡng của một bộ phận cộng đồng dân cư, cộng



đồng lãnh thổ trước khi trở thành phổ biến. Chính vì thế, đạo Cao Đài cũng như các
tôn giáo khác chỉ là hình thái ý thức xã hội ra đời gắn liền với quá trình phát triển
của xã hội. Suy cho cùng sự ra đời, phát triển và mất đi của một tôn giáo là do sự
phát triển của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội nhất định. Muốn tìm nguồn gốc
ra đời của tôn giáo nào phải tìm ngay ở "thế giới trần tục" chứ không phải ở đấng
siêu nhiên nào. Khoa học mác xít kiên quyết bác bỏ những lời khẳng định thiếu
khoa học của những nhà thần học rằng: tôn giáo ra đời do ý định của đấng siêu
nhiên nào đó. Ăngghen nói: "Bất cứ tôn giáo nào cũng đều chỉ là sự phản ánh hư ảo
vào đầu óc người ta những sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của
họ, chỉ là sự phản ánh mà trong đó có sức mạnh ở thế gian mang hình thức siêu thế
gian" [1, 547-549]. Luận điểm trên giúp cho ta hướng nghiên cứu vào điều kiện

kinh tế - chính trị - tư tưởng cho sự xuất hiện tôn giáo nói chung và đạo Cao Đài nói
riêng. Nói cách khác, sự xuất hiện và phát triển của đạo Cao Đài có thể lý giải bằng
chính môi trường sinh ra nó.
Hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp là nước thắng trận song cũng là
nước bị tổn thất nặng nề nhất, lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Để hàn
gắn vết thương chiến tranh, đế quốc Pháp ra sức bóc lột thuộc địa ở Đông Dương
nơi có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường thế giới lúc bấy giờ. Trong đó
Việt Nam là một trong những trọng điểm của chính sách bóc lột ấy, trở thành miếng
mồi ngon cho bọn tư bản tài chính Pháp. Tình hình đó dẫn đến những biến đổi lớn
về chính trị, kinh tế, xã hội nước ta thời bấy giờ.
Vào những năm cuối của thế kỷ XIX và khoảng 20 năm đầu của thế kỷ XX,
xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp. Khác với
Trung bộ, Bắc bộ, Nam Bộ là nơi thực dân Pháp áp đặt quyền cai trị trực tiếp với
một bộ máy giúp việc người Việt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp
không xóa bỏ địa chủ phong kiến mà duy trì dung dưỡng để biến chúng thành tên
lính xung kích trong việc cướp ruộng đất của nông dân và bóc lột sức lao động của
nhân dân ta. Chúng đầu tư và mở rộng một số xí nghiệp công thương nghiệp sẵn có,



đặc biệt là mở ra những đồn điền cao su ở vùng đất đỏ Nam kỳ và Cao Miên, chiếm
đoạt hàng loạt mẫu ruộng, đất rừng, đồng cỏ, cùng với nó là thi hành chế độ mộ phu
cực kỳ tàn bạo.
Chính sách thuế khóa nặng nề, hàng trăm thứ thuế bất công được đặt ra, các
độc quyền rượu, thuốc phiện, muối, vừa thâm độc vừa tàn ác, vừa đem lại nhiều lợi
nhuận cho ngân khố thực dân Pháp, vừa đầu độc dân ta về thể xác lẫn tinh thần. Chính
sách thuế nặng nề, cộng với nạn cho vay nặng lãi mà thủ phạm chính là ngân hàng
Đông Dương của chủ nghĩa tư bản tài chính Pháp đã bao trùm lên làng quê Việt Nam
như một bệnh dịch khủng khiếp.

Nông dân mất đất, một số ít vào nhà máy, xí nghiệp hầm mỏ đồn điền của
Pháp và của một số tư bản Việt Nam để bán sức lao động trở thành người công
nhân, còn đại đa số trở thành những tá điền bán sức lao động ngay trên mảnh đất
của chính mình trước đây, hoặc lang thang vất vưởng không có việc làm.
Tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc đó tuy mức độ khác nhau,
hoặc ít hoặc nhiều có mâu thuẫn với thực dân Pháp. Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ
này là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa
nông dân và địa chủ. Nhưng mâu thuẫn nổi lên, mâu thuẫn chủ yếu vẫn là giữa toàn
thể nhân dân Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược Pháp.
Tình hình ấy đã đưa cuộc đấu tranh của tầng lớp nhân dân nhất là ở Nam
Bộ chống thực dân Pháp ngày càng quyết liệt. Tuy nhiên, do hạn chế của giai cấp
mình, nông dân không thể tự giải phóng được. Lúc đó lại chưa có sự lãnh đạo dìu
dắt của Đảng cộng sản - một chính Đảng của giai cấp vô sản, do vậy, cuộc đấu tranh
của nhân dân lần lượt bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Bế tắc trong cuộc sống và
bế tắc trong đấu tranh chống thực dân Pháp càng thúc đẩy số đông quần chúng tìm
đến tôn giáo, trong đó đạo Cao Đài, những mong được sự an ủi che chở, do tôn giáo
này khi mới xuất hiện ít nhiều mang tính phản kháng xã hội đương thời.
Một vấn đề tư tưởng quan trọng dẫn đến sự ra đời và phát triển của đạo Cao
Đài là sự khủng hoảng, suy thoái của các tôn giáo, đạo lý đương thời. Nhân dân



Nam Bộ có nhu cầu tín ngưỡng rất lớn. Khi đạo Cao Đài chưa ra đời, số đông nhân
dân theo đạo Phật, đạo Nho và một số ít theo đạo Công giáo. Nhưng đến giai đoạn
này, những tôn giáo ấy mất dần uy tín vì chậm thích nghi với sự phát triển của xã
hội. Đạo Công giáo lúc đó dưới mắt của người Nam Bộ, gắn liền với sự xâm lược
của thực dân Pháp, nên bị nghi ngờ, thậm chí khinh ghét. Đạo Nho là một học
thuyết đạo đức, chính trị chỉ phù hợp với chế độ quân chủ nông nghiệp, đến nay
không còn thích hợp với nhân dân Nam Bộ đang chuyển sang nền kinh tế thị trường
với sự phát triển của công nghiệp và xu hướng Âu hóa (do Pháp áp dụng ở Nam kỳ

chế độ thuộc địa trực trị). Đạo Phật tiểu thừa tại chỗ với phương châm "Tự độ, tự
tha" chỉ giải thoát cho ai xuất gia tu hành, khó hòa nhập với phong tục, lối sống của
người Nam Bộ. Đạo Phật Đại thừa bị suy vị từ mấy thế kỷ trước, nay lại chia rẽ
thêm nhiều tông phái, nhất là sự xâm nhập các yếu tố mê tín dị đoan của đạo Lão.
Đạo thờ cúng tổ tiên trong đó có đạo ông bà, tuy gần gũi nhưng chưa đủ thỏa mãn
tâm linh tôn giáo Nói tóm lại, sự suy sụp của các tôn giáo và đạo lý đương thời đã
tạo ra khoảng trống về tư tưởng tín ngưỡng, tạo điều kiện cho đạo Cao Đài ra đời và
phát triển.
Tham gia trực tiếp vào việc hình thành đạo Cao Đài còn có tục cầu hồn, cầu
tiên và nhất là tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Lão, Nho) vốn có ở nước ta
từ lâu đời. Đặc biệt, từ đầu năm 1920, phong trào "Thần linh học" một hình thức mê
tín của các nước phương Tây, tương tự như tục cầu hồn, cầu tiên, đã thâm nhập vào
Nam Bộ, được đông đảo tầng lớp trung lưu: tư sản, địa chủ, tiểu tư sản, công chức
đón nhận. Nó nhanh chóng hòa nhập với tục cầu tiên, trở thành phong trào "cầu cơ"
- "chấp bút" (gọi tắt là cơ bút) phát triển khá sôi nổi trong những năm 1924 - 1925 -
1926 ở vùng Sài Gòn, Gia Định, Cần Thơ, Mỹ Tho, Tân An dẫn đến việc ra đời đạo
Cao Đài.
Có thể nói sự ra đời và phát triển của đạo Cao Đài ở Nam Bộ vào những
năm đầu thế kỷ XX là do tổng hợp những nguyên nhân. Đó là: sự bế tắc của nhân
dân trong cuộc sống; đấu tranh chống thực dân Pháp thất bại do chưa có đường lối
chính trị đúng đắn soi đường; sự thoái hóa của các tôn giáo đương thời và truyền



thống "tam giáo đồng nguyên". Cộng vào đó, là tục cầu hồn, cầu tiên và sự thâm
nhập của tâm linh học Nếu không có những nguyên nhân trên thì một nhóm tư
sản, địa chủ, tiểu tư sản, công chức Pháp - những người sáng lập đạo Cao Đài cũng
không thể ra đời và phát triển được.
Nhìn chung, đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh lịch sử nhất định và phát
triển mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư Nam Bộ dưới chiêu bài hòa bình, tự do, dân

chủ. Cơ sở của đạo Cao Đài là người nông dân yêu nước, trong khi hạt nhân lãnh
đạo lại là những tri thức công chức, do Pháp đào tạo và làm việc cho Pháp, cho nên
định hướng của từng chi phái chịu ảnh hưởng khá mạnh tinh thần yêu nước hay
mưu cầu danh lợi cá nhân của hạt nhân lãnh đạo. Về mặt tín đồ, theo số liệu Ban
Dân vận Trung ương đến năm 1975 số tín đồ Cao Đài đã lên đến 3 triệu người. Lực
lượng đông đảo tín đồ là quần chúng nông dân lao động yêu nước, họ vào đạo vì
nhiều lý do khác nhau, có thể vì mê tín, vì lầm lạc, vì mâu thuẫn giai cấp, vì lợi ích
riêng tư, hoặc bị cưỡng ép phải "nhập môn". Bản chất của tín đồ là tốt, mong muốn
độc lập, tự do, hạnh phúc. Người tín đồ Cao Đài gắn bó với đạo vì tư tưởng đoàn
kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong sản xuất và trong sinh hoạt xã
hội. Song, trong quá trình theo đạo họ bị đầu độc bằng giáo lý mơ hồ, phản động,
bằng luận điệu chống cộng, bị quyến rũ bằng lợi ích vật chất, bị khống chế, kìm kẹp
bởi bộ máy hành chính đạo và ngụy quân, ngụy quyền. Vì thế nhiều người, đôi khi
họ nhìn cách mạng, một cách sai lệch, lẫn lộn giữa bạn và thù. Một vấn đề quan
trọng là đạo Cao Đài dù phát triển khá nhanh và mạnh nhưng không phải tuyệt đại
đa số nhân dân một khu vực hành chính nào đó đều là tín đồ Cao Đài. Ngay tỉnh
Tây Ninh, tín đồ Cao Đài chỉ chiếm dưới 50% dân số (thống kê tín đồ Cao Đài các
tỉnh Nam Bộ năm 1943, 1966, 1993 cũng cho thấy tình hình như thế). Phát triển ra
miền Trung và miền Bắc Việt Nam thì kết quả không cao lắm vì bối cảnh ra đời của
đạo Cao Đài liên quan chặt chẽ đến cư dân Nam Bộ. Tình hình trên cùng nội dung
của giáo lý Cao Đài trong bước đầu xây dựng chưa được trọn vẹn, nếu không có sự
thay đổi sẽ không còn sức thuyết phục, nếu trình độ dân trí được nâng cao, nhất là
khi những yếu tố công nghiệp và khoa học kỹ thuật len dần vào nông thôn. Đó là
điều cần suy nghĩ về tương lai của đạo Cao Đài [46, 145].



1.2. Những Đặc Điểm của Đạo CAO Đài
Ra đời năm 1926 đến nay đạo Cao Đài vẫn tồn tại như một tôn giáo ở Việt
Nam và được Nhà nước công nhận. Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, Trung ương của

phái Cao Đài Phổ Độ do Phạm Công Tắc, Lê Văn Trung và Cao Hoài Sang lãnh
đạo là nơi sinh hoạt mạnh mẽ nhất của đạo Cao Đài, với sự tập trung tín đồ cao nhất
và là chi gốc từ đó phân tách ra hầu hết các hệ phái khác. Vì vậy, có thể nói Cao Đài
Tây Ninh mang tính tiêu biểu cho những đặc điểm sinh hoạt tôn giáo của đạo Cao
Đài, vì hầu hết các hệ phái đều xây dựng giáo hội theo Pháp chánh truyền - Tân luật
được xây dựng từ những năm đầu thành lập đạo.
1.2.1. Những nét tương đồng và khác biệt của đạo Cao Đài đối với các
tôn giáo khác
- Xét về nguồn gốc: đạo Cao Đài ra đời cũng giống như các tôn giáo lớn
khác là đều bắt nguồn từ hiện thực xã hội. Đạo Phật ra đời ở ấn Độ bắt nguồn từ
những trào lưu tư tưởng chống lại chế độ đẳng cấp và đạo Bà La môn; Đạo Công
Giáo ra đời khoảng thế kỷ thứ IV - II (trước công nguyên), do những mâu thuẫn cơ
bản, sâu sắc và quyết liệt giữa chủ nô và nô lệ. Nó đã bùng nổ thành các cuộc khởi
nghĩa vũ trang mang tính quần chúng rộng rãi chống lại các giai cấp chủ nô và quân
xâm lược không chỉ ở những vùng bị chinh phục mà ngay cả chính quốc. Tuy nhiên,
đế quốc La Mã lúc đó còn rất mạnh đã nhanh chóng đàn áp các cuộc khởi nghĩa một
cách dã man tàn bạo. Trong tâm trạng mệt mỏi và tuyệt vọng, quần chúng lao khổ
trông chờ vào sự giúp đỡ của lực lượng siêu nhiên, một vị thần hay một đấng cứu
thế để đánh đổ đế quốc La Mã, giải phóng dân tộc xây dựng một vương quốc của sự
công bằng. Tôn giáo ra đời trong hoàn cảnh như thế. Đối với đạo Cao Đài cũng xuất
phát từ hoàn cảnh chính trị xã hội, nhưng nguyên nhân ra đời của đạo Cao Đài là
một vấn đề còn có cách nhìn nhận khác nhau. Theo thống kê của Fayne Su san
Werner trong giới sáng lập Cao Đài có 39% là địa chủ; 37% là tiểu tư sản; 8% là kỳ
hào; 16% là các nhân vật hoạt động tôn giáo [34, 2].



Như vậy trong chừng mực nhất định cũng có thể so sánh sự ra đời của Đạo
Cao Đài với đạo Ki tô sơ kỳ -phong trào của nô lệ và các dân tộc Phương Đông
chống lại sự xâm lược của Đế quốc La Mã thời Cổ đại. Tuy nhiên có sự khác nhau

giữa đạo Ki tô và đạo Cao Đài. Đạo Ki tô do những người nô lệ khởi xướng, còn
đạo Cao Đài do những tầng lớp trên (tư sản, địa chủ, tiểu tư sản) chủ trương.
- Xét về tính chất chính trị: Các tôn giáo theo mức độ đều mang bản sắc
hoặc ảnh hưởng ít nhiều tính chất chính trị sâu sắc, nhưng đối với đạo Cao Đài màu
sắc chính trị lại nổi bật. Biểu hiện trước hết đạo Cao Đài là sản phẩm của giai cấp
địa chủ và tư sản. Với tổ chức này họ đầu cơ chính trị, lợi dụng sự bế tắc của nhân
dân Nam Bộ trong cuộc đấu tranh yêu nước, để qui tụ lực lượng thực hiện ý đồ
giành quyền lãnh đạo chính trị trong những năm 20 của thế kỷ XX này, còn tôn giáo
chỉ là cái vỏ bên ngoài. Cụ thể là những người thành lập và cầm đầu đạo Cao Đài đã
ngày càng đi sâu vào hoạt động chính trị. Họ thành lập quân đội và luôn hướng về
phía cải lương, muốn biến Cao Đài thành quốc đạo với mục tiêu là thiết lập chế độ
quân chủ ở Việt Nam. Với xu hướng đó mặc dù là một tôn giáo, nhưng những
người cầm đầu Cao Đài đã xây dựng hội thánh với cả bộ máy có tổ chức từ Trung
ương đến địa phương giống như một kiểu Nhà nước quân chủ lập hiến hoàn chỉnh.
Bộ máy này có phân biệt nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của từng cơ quan, cũng
như thứ bậc của từng chức sắc, rõ ràng tỷ mỷ với ý đồ là khi giành chính quyền, họ
sẽ dùng bộ máy hành chính đạo thay cho bộ máy Nhà nước. Trong quá trình hình
thành và phát triển Cao Đài có hàng loạt các tổ chức chính trị như: "Việt Nam Phục
Quốc" "Liên tôn chống cộng", "Hòa bình chung sống", "Mặt trận thống nhất toàn
lực quốc gia", và hàng loạt các tổ chức chính trị khác kể cả việc thành lập quân đội
Cao Đài. Điều đó thể hiện rõ tính chất chính trị của đạo Cao Đài hết sức rõ nét. Nét
tiêu biểu nhất của tính chất chính trị của đạo Cao Đài trong quá trình hoạt động là
vọng ngoại và chống cộng sản.
- Xét về đặc điểm giáo lý và sự thờ phụng: Giáo lý đạo cao Đài không có hệ
thống các tín điều có chiều sâu dựa trên những cơ sở triết học, thần học như những
tôn giáo khác. Những điều đạo Cao Đài coi là giáo lý bao gồm những khái niệm về



"tam giáo", "ngũ chi", "Cao Đài". "Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ", chỉ là sự

vay mượn, kết hợp giáo lý tôn giáo, tín ngưỡng Cổ, Kim, Đông, Tây (phần này sẽ
trình bày rõ hơn trong phần đặc điểm về giáo lý và sự thờ phụng).
- Xét mối quan hệ giữa đạo Cao Đài với các tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh:
Với lịch sử hình thành phức tạp, nhiều cộng đồng dân cư, Tây ninh tồn tại
nhiều tín ngưỡng dân gian và sự tồn tại, phát triển của 4 tôn giáo lớn: Ki tô giáo,
Phật giáo, Hồi giáo và Cao Đài. Các tôn giáo đều có đối tượng tín đồ riêng, những
cơ sở thờ phụng riêng được Nhà nước công nhận và hoạt động theo luật đạo, theo
chính sách tôn giáo của Nhà nước.Thế nhưng không thể phủ nhận vai trò chủ đạo
của đạo Cao Đài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với số lượng tín đồ đông đảo, thánh
đường lộng lẫy nguy nga, và trung tâm của một tôn giáo bản địa. Mối quan hệ giữa
đạo Cao Đài với các tôn giáo khác trên cùng địa bàn do vậy cũng hết sức phức tạp
thể hiện ở những điểm sau đây:
Với tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" hay "Tam kỳ phổ độ" trên điện thờ
của đạo Cao Đài có mặt đấng thiêng liêng của các tôn giáo khác. Có những ngày lễ
hội tôn giáo Cao Đài cũng như ngày kỷ niệm các tôn giáo khác như: Vía Đức phật
thích ca (ngày 15 tháng 4),và Đức Jesus chirst (ngày 25 tháng 12). Tuy nhiên các
tôn giáo vẫn giữ khoảng cách với đạo Cao Đài vì ngay từ những ngày đầu thành lập,
Cao Đài đã muốn tạo dựng một tôn giáo bao trùm lên toàn thể các tôn giáo khác và
đã thật sự lấn át các tôn giáo đương thời ở Tây Ninh.
Với đạo Phật, đạo Cao Đài có nhiều va chạm, ngay từ những ngày khai đạo.
Lợi dụng suy yếu của Phật giáo, đạo Cao Đài tự xưng là Phật giáo canh tân, lấy thế
của các quan lại hào lý không những chiếm tín đồ mà còn cả chùa chiền của đạo
Phật, gây nên sự bất mãn của các nhà sư, các nhà Phật học. Việc ra mắt đạo Cao Đài
tại chùa Từ Lâm - một cơ sở của Phật giáo là một minh họa rõ nét tình hình này
(mặc dù sau đó nhà chùa đã đòi lại và đạo Cao Đài phải tiến hành xây dựng Đền
Thánh tạm ở Long Thành).




Với đạo Thiên chúa, Cao Đài cũng không gây được sự hòa hợp, vì tín đồ Ki
tô giáo luôn coi chúa Ki tô là hơn hết trong khi đó họ cảm thấy chúa của mình trong
Cao Đài lại chiếm địa vị khá khiêm tốn. Họ chỉ cảm thấy tự hào vì có sự đóng góp
của đạo mình cho một tôn giáo mới ra đời chứ không muốn chuyển đạo sang Cao
Đài.
Mặc dù không công khai nhưng trong sinh hoạt đạo, bằng hình thức sinh
hoạt cộng đồng, sự giúp đỡ cộng đồng những người ngoại đạo (không tôn giáo hoặc
tín đồ tôn giáo khác), Cao Đài đang ráo riết thực hiện ý đồ lôi kéo thu hút tín đồ các
tôn giáo khác về phía mình, và đây chính là mối quan hệ tế nhị, phức tạp nhất giữa
Cao Đài với các tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
1.2.2. Đặc điểm về thế giới quan, nhân sinh quan
- Quan điểm thế giới quan của Cao Đài tập trung ở đoạn giáo lý sau: Nhất
thái cực (tức là một đấng tối cao vô hình hay là trời) sinh ra lưỡng nghi (âm và
dương). Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng (bốn hiện tượng tự nhiên là: nắng, mưa, sáng,
tối). Tứ tượng sinh ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Ngũ hành sinh bát quái
(càn, khảm, chấn, cấn, tốn, ly, khôn, đoài). Bát quái sinh sinh hóa hóa thành thế giới
muôn vật muôn loài. (Tức vật chất, thảo mộc, côn trùng, cầm thú, thần thánh, tiên,
phật ) sinh sinh, hóa hóa lưu hành trong tam thiên thế giới (ba ngàn thế giới) và lục
thập bát địa cầu (68 địa cầu). Tất cả sự vật đều có linh hồn, từ thú vật hồn đến nhân
hồn, thần, thánh, tiên, phật hồn".
Cũng như các tôn giáo khác, đạo Cao Đài tin vào cái siêu tự nhiên, cái
không phục tùng những quy luật khách quan thoát khỏi mối liên hệ phụ thuộc nhân
quả. Không chỉ thế mà "Đức Chí Tôn" còn xóa bỏ và tạo ra những quy luật tự nhiên
như: mưa, gió, sấm, chớp, sáng, tối sáng tạo ra nhiều điều mầu nhiệm " huyền bí".
Theo quan điểm của chủ nghĩa vô thần khoa học và triết học mác xít thì thế giới tồn
tại vô tận và đa dạng, song nó lại thống nhất ở tính vật chất. Không có thế giới thiên
đường địa ngục, nơi cư trú của thánh thần, ma quỷ nào cả. Cùng một đối tượng
phản ánh là thế giới hiện thực, nhưng khoa học và tôn giáo đối lập nhau: khoa học




phấn đấu phản ánh ngày càng gần với những gì đang tồn tại, ngược lại tôn giáo
phản ánh sai lệch, méo mó,biến dạng đi. Những lực lượng trần gian bình thường lại
mang hình thức phi trần gian.
Sự thừa nhận lực lượng nào đó tạo ra và điều khiển thế giới là nội dung chủ
yếu của thế giới quan tôn giáo. Thế giới này là do "Đức Chí Tôn" dùng thanh khí, mà tạo
ra loài người và đất, biến thành vạn vật. Vì Đức Chí Tôn là chúa tể vạn loài "có quyền
năng vô đối", "Thống ngự vạn linh" [18, 41]. Đạo Cao Đài rõ ràng là giải thích sự hình
thành thế giới theo quan điểm duy tâm. Điều khác nhau cơ bản nữa giữa tôn giáo và
khoa học Mác - Lênin là tôn giáo giải thích sai lầm về nguyên nhân nỗi khổ và đề ra
phương pháp sai lệch tiêu cực. Nếu đạo Ki tô qui nguyên nhân nỗi đau khổ bất hạnh
của con người vào tội tổ tông, "Đạo Phật coi đời là "bể khổ" do "tham, sân, si" và
thuyết "luân hồi" thì đạo Cao Đài quan niệm nguyên nhân nỗi khổ đau của chúng
sanh là do "loài người tiến hóa tăng lực mà sinh ra tự đắc tự tôn", chỉ biết lo cho xác
thịt mà thôi, không chuyên lo cho "đệ nhị xác thân và tinh thần, và do tâm lý tập quán
của các nước, của các sắc dân chi phối nhau, nghịch lẫn nhau, thù địch nhau mà tranh tranh
đấu đấu không ngừng [6, 75], vì thế mà bị "đọa đày" gây nên trường oan nghiệt cho toàn
thế giới. Muốn thoát khỏi đau khổ, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc không phải là
đấu tranh xóa bỏ chế độ bóc lột mà phải luyện đệ nhị xác thân cho đầy đủ sự tinh
khiết, là phải thương loài vật, phải thương tất cả để chấm dứt cái oan nghiệt ấy
cứu vớt quần sanh thoát khỏi vòng địa lạc hoàn toàn. Quan điểm đó không chỉ nhồi
nhét cho con người một hệ thống quan niệm phản khoa học, mà còn giáo dục người
ta tư tưởng coi thường mọi cái trên trần gian thế tục coi như nơi "ăn gởi ở nhờ" do
đó mọi vấn đề xã hội đều lùi vào hàng thứ yếu, đẩy con người vào tình trạng thụ
động về mặt xã hội.
Đạo Cao Đài ra đời còn có sự hoàn thiện và đóng góp rất đắc lực của công
cụ đàn cơ. Đàn cơ, về bản chất là công cụ hoạt động tín ngưỡng tôn giáo (ở cả
phương Đông và phương Tây), nhằm mục đích xin (cầu) thần linh ban cho con
người những điều mong muốn hoặc biết được sự vận động biến hóa mầu nhiệm
(cơ). Vì thế gọi là cầu cơ.




Đối với quá trình ra đời và hoàn thiện của đạo Cao Đài, đàn cơ có vai trò
hết sức đắc lực mà như một số nhà nghiên cứu đã nhận xét: đối với Cao Đài giáo,
đàn cơ là sự thiêng liêng, huyền diệu và là linh hồn của đạo, dựa vào cầu cơ để xây
dựng cả một hệ thống giáo lý, giáo luật tổ chức và phong các chức sắc của đạo - so
với các tôn giáo khác đó là một đặc điểm đặc sắc của đạo Cao Đài.
Đàn cơ mà đạo Cao Đài sử dụng thuộc loại đàn cơ gốc Trung Hoa. ở Trung
Quốc, nó được xếp vào hệ tín ngưỡng dân gian, xuất hiện sớm và có một quá trình
phát triển lâu dài gắn với tên tuổi các vị thần linh như Tử Cô, Lý Bạch Ban đầu,
đàn cơ được sử dụng để xem việc nông tang, xem việc thi cử, công danh, tiền đồ,
vận hạn, xin thuốc chữa bệnh và cả trong việc thi ca xướng họa
Thời Minh -Thanh (Trung quốc), đàn cơ phát triển khá mạnh, thậm chí còn
được dùng trong cả đời sống chính trị cung đình. Khi các tốp Minh - Hương phương
bạt sang Nam Bộ Việt Nam, họ đã lập ra nhiều đàn cơ, chính Ngô Văn Chiêu, một
trong những người đầu tiên sáng lập đạo Cao Đài, ngay từ đầu năm 1902 đã biết cầu
cơ để xin thuốc chữa bệnh cho mẹ của mình (ở đàn cơ Minh Thiện - Thủ Dầu Một).
Cùng với tính chất ấy, ở Phương Tây từ lâu đã có bàn xây theo thông linh
học (Spirutisme) và rồi người Việt Nam, nhất là các công chức làm cho Pháp nhanh
chóng tiếp cận. Song, so với đàn Trung Quốc bàn xây thông linh học phương Tây tỏ
ra bất tiện hơn (theo suy nghĩ của người Việt Nam). Đó cũng là điều lý giải tại sao
bốn ông Cao Quỳnh Diêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang (là
những người khai đạo) đang sử dụng bàn xây thông linh học phương Tây lại chuyển
sang đàn cơ Trung Quốc. Lúc đó, sự gặp gỡ giao lưu của những người vốn sử dụng
hai loại đàn cơ khác nhau ấy đã không loại trừ nhau mà cùng thống nhất mục đích
sử dụng đàn cơ nhằm làm ra đời một tôn giáo mới: Đạo Cao Đài.
Là những người thuộc tầng lớp trên của xã hội, những người sáng lập đạo
Cao Đài trong quá trình sử dụng đàn cơ chắc chắn biết rõ về thực chất của đàn cơ.
Đó chính là tính chất hư hư thực thực của nó, chính Phạm Công Tắc (sau này là Hộ

pháp đã có dịp đánh giá: "Cơ bút có đủ quyền tạo đạo, nhưng cũng có quyền diệt
đạo", còn ông Lê Văn Trung (người giữ chức quyền giáo Tông) đã nói: "Hãy cẩn



thận về cơ bút, đạo khai nhờ cơ bút, đạo thiêng liêng quyền diệu do cơ bút, đến khi
nền đạo bị chia rẽ
nhiều chi phái cũng do cơ bút, nếu đạo bị đả phá khinh thường cũng tại cơ bút" [28,
185].
Đối với người lao động, dân trí thấp lại đang bị bần cùng về kinh tế, bế tắc
về chính trị và tinh thần thì khó mà nhận được cái chân, cái giả của đàn cơ. Song bất
luận ai, kẻ biết ít, người biết nhiều, kẻ chưa biết, người đã biết tất cả điều có niềm
tin nhất định vào kết quả của đàn cơ - rằng đó là sự hiệp thông của con người với
các đấng thiêng liêng, là lời phán bảo của Đức Chí Tôn - Ngọc đế Cao Đài và của
các bậc thần tiên khác. Sự hiệp thông nhân - thần ấy là một cơ sở cho sự ra đời của
mỗi tôn giáo.
Do bị lừa bịp nên "Cơ bút" được đông đảo tín đồ tin tưởng. Nhưng thời gian
vẫn là ánh sáng soi đường cho sự thật, bản chất của nó cứ bộc lộ dần ra, khiến cho
nhiều người nghi ngờ, biết bao câu hỏi đặt ra xung quanh cơ bút vì " cơ bút" vẫn là
hư hư, thiệt thiệt, vì mọi việc chi mà có tính phàm của con người hùn vốn vào đó thì
điều hư nhiều, thiệt ít [25, 239].
Trong khi đó thì người ta cũng thấy Tòa thánh Tây Ninh chỉ dành độc
quyền tiếp xúc với thầy cho một vài nhân vật cao cấp có khả năng lãnh đạo chính
trị, tư tưởng của đạo như: Cao Quỳnh Diêu, Phạm Công Tắc - được đấng Chí Tôn
phong là: "Tá cơ tiên hạt đạo sĩ" và "Hộ giá tiên đồng tá cơ đạo sĩ". Thực chất "các
người cầu cơ đều là quan chức thuộc các phòng của Phủ Thống đốc". Điều đó cũng
nói lên rằng cơ bút là phương tiện công cụ, là vũ khí sắc bén được bao bọc bởi cái
vỏ "Linh thiêng, Huyền Diệu" của một số chức sắc chóp bu, họ dùng để xây dựng
đạo, tập hợp lực lượng và khi cần còn dùng để phế truất những kẻ không ăn cánh
hoặc đề bạt cất nhắc, và sắp xếp nhân sự trong hàng ngũ chức sắc Cao Đài. "Phải

chăng nhóm Trương Hữu Đức - Phạm Tấn Đãi lợi dụng cơ bút, mượn quyền thiêng
liêng tối cao, sát phạt hạ nhóm Trần Quang Vinh" [3, 25] và việc giáng cơ phong
cấp cho hai tỉnh trưởng ngụy là Nguyễn Văn Nhã và Nguyễn Phát Đạt từ cấp hiền



tài vượt 3 cấp lên chánh phối sư là sự vận động ngầm của tay sai đế quốc, do sự
sắp xếp trước [3, 15].
Trong sách "Thẩm án đại đạo", một đạo hữu Cao Đài tố cáo rằng: "cơ bút là
một điều quan trọng nhất của đạo, đạo nên hư, cũng do cơ bút. Mấy vạn nhân sinh
sống chết cũng do cơ bút, cơ bút chẳng phải là món đồ chơi mà ở Tây Ninh cơ bút
chỉ về tay Diêu. Hễ buồn thì phò loan chấp bút, khi thì vịnh ngâm thơ phú, khi thì
hỏi chuyện nọ kia, rồi dần dần chẳng biết vị tiên nào về, xem rõ văn thì đều là văn
của Diêu Nếu theo hội thánh Tây Ninh bây giờ thì nhân sinh phải chết dưới tay
Diêu".
Thực chất cơ bút là công cụ lừa bịp, giả dối, phản động phục vụ cho mục
đích chính trị nhất định của giới lãnh đạo Cao Đài, là hình thức mê tín dị đoan mà
đạo Cao Đài dùng để củng cố và phát triển nên đạo khi quần chúng chưa giác ngộ
cách mạng.
Vì thế sau này khi đàn cơ đã hoàn thành sứ mạng xây dựng và hoàn thiện
một hệ thống giáo lý, giáo luật và tổ chức của đạo thì đương nhiên cũng cần chấm
dứt. Việc kết thúc cầu cơ của đạo Cao Đài cũng là một việc- thiết nghĩ - đã được
nâng đến tầm nghệ thuật khi những người nắm trọng trách Cao Đài lúc đó đã sử dụng
triệt để lời "phán bảo" của Đức Chí Tôn. Đó là, trong buổi cầu cơ ngày 1-6-1927 Đức
Chí Tôn đã giáng cơ rằng: "Đến cuối kỳ tháng 6 này thì phải ngưng hết bút truyền
đạo". Vì thế, Tòa thánh thôi không dùng hoặc dùng không rộng rãi cơ bút nữa. Và ngày
6 - 7 -1976 Tòa thánh tiếp tục tuyên bố không dùng cơ bút nữa, đó là tuyên bố mang ý
nghĩa tích cực, phù hợp với đạo, với đời. Việc phong chức sắc của đạo Cao Đài,
theo tinh thần đại hội đại biểu Cao Đài Tây Ninh ngày 5 - 4 -1997 thì từ nay áp
dụng theo điều lệ cầu phong, cầu thăng theo luật công cử thay cho hình thức cầu cơ.

- Quan điểm nhân sinh quan đạo Cao Đài cho rằng con người có phần xác
và phần hồn, con người sau khi chết linh hồn còn tồn tại. Nếu có công đức sẽ về
sống sung sướng nơi Bạch Ngọc kinh (thiên đường). Nếu có tội thì vướng mãi trong
vòng luân hồi sinh tử. Đạo Cao Đài đã khuyên mọi người "Xả phú cầu bần" "Xả
thân cầu đạo", tu hành để diệt dục để được "phổ độ".



Đạo Cao Đài cho rằng con người sanh ra ở tại thế và chịu khổ não ở tại thế
này, rồi chết cũng ở tại thế này. Và khi chết thì con người sẽ ra sao ?
Về điều này Thầy (Phạm Công Tắc) đã dạy rằng: cả kiếp luân hồi thay đổi
từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú cầm, loài người phải chịu
chuyển kiếp ngàn năm, muôn muôn lần, mới đến địa vị nhơn phẩm. Nhơn phẩm nơi
thế này lại còn chia ra phẩm giá mội hạn. Đó là đứng bậc đế vương nơi trái địa cầu
này, chưa đặng vào bực chót của địa
cầu 67. Trong địa cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quý trọng
của mỗi địa cầu càng tăng thêm hoài, cho tới đệ nhất cầu. Tam thiên thế giới, qua
khỏi Tam Thiên thế giới thì mới đến Tứ Đại Bộ Châu. Qua Tứ Đại Bộ Châu mới
vào đặng Tam Thập Lục Thiên; vào Tam thập Lục Thiên rồi phải chuyển tu hành
nữa mới đặng lên Bạch Ngọc Kinh, nơi mà đạo phật gọi là Niết bàn [46, 345-346].
Theo đạo Cao Đài thì chính đạo đức con người là cái thang vô ngần, bắc
cho con người leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng, là ngang bậc cùng "Thầy" hoặc
hơn "Thầy". Vì lẽ đó đạo Cao Đài khuyên con người nên tu hành, làm đủ phận
người, công bình chính trực để khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần
trên mà luân hồi lại nữa. Tuy nhiên, nếu như vậy thì cũng biết đến chừng nào mới
hiệp hội cùng "Thầy", vậy nên "Thầy" cho một quyền rộng rãi hơn cho cả nhân loại
càn khôn thế giới biết là nếu: biết ngộ kiếp một đời tu đủ trở về cùng "Thầy" - và
như vậy Đạo là nơi con người nên quí trọng, nếu giữ được trọn đường tu hành sẽ
sớm trở về "Bạch Ngọc Kinh".
Nhìn chung quan điểm nhân sinh quan của đạo Cao Đài là người được nhập

môn hành đạo phải tuân theo thế luật: phải thương yêu nhau, liên lạc giúp đỡ nhau,
lấy lòng thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường đạo đường đời. Khi
nhập đạo rồi thì phải quên đi những việc oán thù khi trước, phải tránh các việc ganh
ghét tranh đua và kiện cáo, phải nhẫn nhịn và hòa thuận với nhau. Nếu có xích
mích, phải vui vẻ nghe người đứng đầu trong họ phân giải. Phải giữ "tam cương ngũ
thường" là nguồn cội của nhơn đạo, nam thì hiếu để, trung tín, lễ nghĩa, liêm sỉ; nữ
thì tam tòng, tứ đức và công dung ngôn hạnh. Khi ra giao thiệp với đời phải tập và



giữ tánh: ôn, lượng, cung, khiêm, nhượng. Đối với đạo hữu phải luôn nuôi nấng cái
tình thù tạc cho khăng khít cái dây liên lạc. Trong hàng tín đồ còn ở thế phải nhớ
hai dịp là tang và hôn. Việc hôn là việc rất trọng trong đời người, phải chọn hôn
trong người đồng đạo, hoặc người ngoài ưng thuận nhập môn thì mới được kết giai
ngẫu. Trong việc cúng tế vong linh thì khuyên dùng toàn đồ chay cho được phước
hơn, nhưng không cấm lễ nhạc và phải dùng lễ nhạc theo tân luật. Nếu trong đạo có
người gặp tai nạn thình lình thì tất cả mọi người trong họ đạo đều tùy hỷ chung
nhau, tương trợ nhau qua lúc ngặt nghèo. Người trong đạo không làm nghề sát sinh
hại vật, hay những nghề tồn phong bại tục. Trong sinh hoạt phải thật cần kiệm
Tóm lại, con người sống ở trần thế nên giữ cho chơn thần an tịnh, đừng xao
xuyến lương tâm, phải thuận hòa, phải không được tiếng lớn, phải siêng năng giúp
ích cho nhau, dìu dắt nhau trong đường đạo. Có như vậy thì con người mới thấy
cuộc sống có ý nghĩa và khi chết mới mong được về Bạch Ngọc kinh [46, 394].
1.2.3. Đặc điểm về tổ chức
Tổ chức giáo hội Cao Đài còn gọi là bộ máy tổ chức hành chính đạo thể
hiện các điểm sau:
Đa số những người sáng lập lãnh đạo Cao Đài là tư sản, địa chủ, công chức
của Pháp nên họ khá am hiểu các thể chế chính trị trên thế giới và cho rằng chế độ
quân chủ lập hiến (kiểu Nhật Bản) là hình thức chính quyền tốt nhất ở Việt Nam.
Hình thức quân chủ lập hiến sẽ vừa trung thành với truyền thống vừa thích nghi với

tinh thần dân chủ của thời đại mới. Do đó khi thiết kế tổ chức giáo hội, họ rập
khuôn theo kiểu bộ máy nhà nước Nhật, nhưng nhiều chỗ bổ sung rườm rà và quan
liêu hơn [25, 194].
Đứng trước sự phát triển số lượng tín đồ tôn giáo, trong xây dựng tổ chức
Cao Đài Tây Ninh đã dựa vào những yếu tố văn hóa có sẵn do tập quán và thói quen
của tín đồ để tạo ra bầu không khí văn hóa quen thuộc đó là sử dụng lại các hình
thức cũ, chủ yếu là các hình thức tôn giáo lớn là mô hình tổ chức có hệ thống chặt
chẽ của đạo Thiên chúa. Tòa thánh Tây Ninh trở thành một thứ "Nhà nước trong



một Nhà nước" như kiểu Tòa thánh Vatican với số lượng đông đảo chức sắc phỏng
theo hàng giáo phẩm của đạo Ki tô, nhưng được thay thế bằng những từ Hán - Việt
cầu kỳ để tăng thêm vẻ huyền bí. Có thể nói mô hình giáo hội Ki tô là nguyên mẫu
của mô hình khởi thủy đạo Cao Đài. Tuy nhiên, sau ngày lập đạo ít lâu, hàng loạt
các cơ quan khác lần lượt ra đời làm cho mô hình này biến đổi để trở thành chính nó
như ngày nay [46, 158].
1.2.4. Đặc điểm về giáo lý và sự thờ phụng
Giáo lý đạo Cao Đài không có hệ thống các tín điều có chiều sâu dựa trên
những cơ sở triết học, thần học như những tôn giáo khác, mà chỉ là sự vay mượn,
kết hợp giáo lý tôn giáo, tín ngưỡng Cổ, Kim, Đông, Tây. Những điều đạo Cao Đài
coi là giáo lý bao gồm những khái niệm về "tam giáo", ngũ chi " Cao Đài", "Cao
Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ", thể hiện ở các đặc điểm sau:
- Giáo lý Cao Đài lúc bắt đầu xây dựng chưa thật trọn vẹn và cũng khó trọn
vẹn, chỉ đóng góp nhỏ bé trong sự phát triển tư tưởng đương thời. Những người
sáng lập đạo Cao Đài không lưu ý đến việc xây dựng giáo lý, dường như họ chỉ làm
nhiệm vụ dung hợp các tôn giáo có trước góp nhặt những yếu tố cần thiết và tùy
theo giáo phái của mình mà có thể nghiêng về phần phổ độ, hoặc tự rèn luyện thêm
cho mình. Trong các sách về giáo lý của đạo Cao Đài như thánh ngôn hợp tuyển có
không ít điều diễn đạt không đúng giáo lý của các tôn giáo được thâu góp, do sự hạn

chế vốn tri thức đương thời của những người sáng lập. Giáo lý đạo Cao Đài nhiều
chỗ nôm na, lại có nhiều chỗ tối nghĩa, mâu thuẫn niềm tin vào đạo của các tín đồ
có khi lại được củng cố ở những Thánh ngôn và thường họ không
hiểu [46, 158].
- Khác với các tôn giáo khác có xu hướng "hòa nhi bất đồng", đạo Cao Đài
được xây dựng trên xu thế hòa nhập các tôn giáo làm một. Đó là sự tiếp nối, nhưng
mở rộng truyền thống của tôn giáo Việt Nam từ trước đến nay: chấp nhận trên điện
thờ của tôn giáo các thần thánh thuộc các tôn giáo khác nhau. Hầu hết mọi nơi ta
thấy sự hiện diện của các vị thần thánh của ba tôn giáo chính: Khổng, Phật, Đạo và



các tôn giáo bản địa. ở đạo Cao Đài, ta thấy sự hòa trộn các yếu tố cần thiết của các
tôn giáo để đúc nên một tôn giáo với cách hiểu hợp với thời gian và hợp với tâm lý -
xã hội con người Nam Bộ. Sự hòa trộn đó vẫn tuân thủ xu thế hòa hợp mà không
đối đầu giữa các tôn giáo truyền thống [46, 27].
- Tinh thần hợp nhất các tôn giáo được giải thích với khái niệm Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ và Quy Nguyên Tam Giáo, Hiệp nhất ngũ chi. Tư tưởng tam giáo
(Phật, Lão, Nho) được xem như là trung tâm giáo lý của đạo Cao Đài với 3 tư
tưởng: Từ bi (Phật), Bác ái (Lão), Công bình (Nho) và hiệp nhất ngũ chi tức thống
nhất 5 ngành đạo: Nhân đạo (do Khổng Tử chủ trương), Thân đạo (do Khương Tử
Nha lập), Thánh đạo (do Jesus christ Ki tô lập), Tiên đạo (do Lão Tử lập), Phật đạo
(do Thích Ca lập). Vì nhiều tôn giáo tập trung trong đạo Cao Đài nên gọi là Đại
Đạo. Điều đó được viết trong "Đại đạo vấn đáp căn nguyên" của Thái Thơ Thanh,
(Nguyễn Ngọc Thơ) rằng: " Phàm các tôn giáo lớn trên thế giới đều hay đều tốt tất
cả, Những nhà sáng lập ra các tôn giáo đều là các bậc cao thượng trên đời từ bi bác
ái cả. Mục đích của đạo Cao Đài Tam Kỳ Phổ Độ chúng tôi mong kết hợp hết thảy
các tôn giáo trên thế giới mà khảo cứu đi đến chỗ truy tầm nguyên ủy những đều
cao thâm tinh khiết".
Sự tổng hợp giáo lý các tôn giáo được thể hiện rõ trong thờ phụng của Cao

Đài gồm: thượng đế và các bậc giáo chủ của các tôn giáo, trên bàn thờ Cao Đài,
dưới Thiên Nhãn là Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử (tam giáo), Quan Âm, Lý Thái
Bạch, Quan Thánh (tam trần) Giêsu Ki tô, Khương Thái Công. Cả thảy 8 vị.
Đạo Cao Đài thờ Đức Chí Tôn bằng hình ảnh con mắt, gọi là Thiên Nhãn
(mắt trời) và cho rằng Thiên Nhãn trong sáng như gương nên không mảy may gì
xảy ra dưới phàm trần mà thượng đế không biết. Thượng đế của đạo Cao Đài được
gọi bằng nhiều tên: Ngọc Hoàng, Ngọc đế, Cao Đài huyền khung, Cao thượng đế,
Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn nhưng tên thông dụng là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ
Tát Ma Ha Tát vì theo giáo lý Cao Đài danh xưng này thể hiện được sự tổng hợp
các tôn giáo.



Về ý nghĩa chữ "Tam Kỳ Phổ Độ", đạo Cao Đài giải thích từ khi có loài
người đến khi đạo Cao Đài ra đời thượng đế đã hai lần cứu rỗi ("Phổ độ") chúng
sinh. Lần thứ nhất ("Nhất kỳ phổ độ") gọi là "Hội tý thượng nguyên" gồm: Thái
thượng đạo tổ, tiền thân của đạo Lão, Phục Hy - tiền thân của đạo Nho; Nhiên đăng
Phật cổ - tiền thân của đạo Phật. Lần thứ hai (Nhị kỳ phổ độ) gọi là ("Hội sửu trung
nguyên") gồm thích ca Mâu Ni - Lập đạo phật, Thái thượng lão - quân lập đạo tiên,
Khổng tử lập đạo Nho, chúa Giêsu Ki tô lập đạo Thánh. Đạo Cao Đài cho rằng hai
lần cứu rỗi này thượng đế thấy điều kiện nơi phàm trần gặp khó khăn "Năm châu
sống lẻ loi" nên đã cho lập ra nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo phù hợp với phong tục
tập quán từng vùng, từng quốc gia, trong những thời gian khác nhau. Đến nay điều
kiện đi lại dễ dàng, "Năm châu chung chỗ, bốn phương chung nhà" hơn nữa vì tồn
tại nhiều tôn giáo riêng rẽ đã sinh ra mâu thuẫn xung đột giữa tôn giáo này với tôn
giáo khác, nên thượng đế phải lập ra một tôn giáo mới chung cho mọi người: Đạo
Cao Đài.
Giáo lý đạo Cao Đài còn giải thích thêm, nếu như hai lần phổ độ trước, thượng
đế giao quyền lập đạo cho người phàm trần thì lần thứ ba cũng
là lần cuối cùng với đạo Cao Đài, thượng đế trực tiếp đứng ra làm giáo chủ, một bài

thơ của Cao Đài viết rằng:
"Phật trời, trời phật cũng là ta.
Nhành nhóc chia ba cũng một già
Thích đạo, Gia tô tay chưởng quản
Thương dân xuống thế độ lần ba"
Một đặc điểm nổi bật trong sự thờ phụng của đạo Cao Đài là đưa các yếu
tố tâm linh, tín ngưỡng truyền thống vào sinh hoạt tôn giáo Cao Đài. Đó là tục thờ
nữ thần và thờ cúng tổ tiên. Việc thờ nữ thần của đạo Cao Đài thể hiện qua các đền
thờ phật mẫu tồn tại song hành cùng các thánh thất địa phương và lễ vía Diêu Trì
Phật Mẫu là lễ hội lớn nhất, ngang với lễ vía Đức Chí Tôn hàng năm. Với truyền
thống coi trọng thờ cúng tổ tiên hơn bất cứ một tôn giáo nào khác, đạo Cao Đài biến



việc thờ cúng tổ tiên thành nội dung sinh hoạt chủ yếu của đạo, khoác cho nó những
nghi lễ hết sức cầu kỳ. Tại bất cứ thánh thất nào thì hậu điện cũng là nơi đặt bàn thờ
Cửu huyền thất tổ, bất cứ điện thờ phật mẫu nào ngay gian chính điện, hai bên bàn
thờ phật mẫu là hai bàn thờ chơn linh nam và nữ, tại tư gia, các tín đồ đều lập bàn
thờ tổ tiên phía dưới bàn thờ Thiên Nhãn.
1.2.5. Đặc điểm về sinh hoạt lễ nghi
Đặc điểm quan trọng và rõ rệt nhất ở đạo Cao Đài Tây Ninh trong sinh hoạt
là xây dựng cho mình một cơ sở xã hội mang tính cộng đồng. Đạo đã tạo nên một
cơ sở xã hội vững chắc gồm các thành viên gắn bó nhau xung quanh thánh thất và
điện thờ phật mẫu với tư cách là trung tâm văn hóa tâm linh. ở đây tính cộng đồng
và đạo quyện chặt với nhau làm một ngay từ buổi đầu, có thể có ý thức hay vô thức,
nhưng lâu dần thành một tục lệ, một tập quán mà mỗi thành viên nào trong cái làng
nhỏ bé ấy không chấp hành thì bị coi là lạc lõng. Có thể nói, mọi công việc trọng
đại của mỗi gia đình (như tang ma, cúng giỗ, cưới hỏi, sinh con, dựng nhà, ốm
đau ) đều được tập thể cộng đồng tham gia một cách tự nguyện. Mặc dù có những
hình thức hay lễ nghi tôn giáo, song tính thiêng liêng rất mờ nhạt; các nghi thức

được thực hiện như một tập quán (điều này gợi nhớ đến các đám tương tự ở nông
thôn Bắc bộ, với sự tham gia của cả làng, cả họ như đó là công việc chung một cách
tự nguyện [46, 149].
Có thể nói sinh hoạt tôn giáo có nội dung là sinh hoạt cộng đồng mà thánh
thất là tiêu biểu của cộng đồng cũng như ngôi đình vậy. Nhu cầu sinh hoạt cộng
đồng của người nông dân Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng vốn bắt nguồn
từ tâm lý truyền thống từ ngàn xưa nơi đất cũ (tính cộng đồng làng Bắc Bộ) giờ đây
trở nên cần thiết hơn do chính cuộc sống khẩn hoang vùng đất mới, sự đối chọi với
ma thiêng nước độc, với thiên nhiên và bệnh tật khiến họ cần dựa vào nhau và Cao
Đài đã đáp ứng được nhu cầu ấy: nhu cầu được sinh hoạt trong cộng đồng, nhu cầu
được dựa vào cộng đồng với những mối liên hệ ổn định của nó.



Trong sinh hoạt cộng đồng, tín đồ Cao Đài Tây Ninh hành đạo và xử thế
theo những luật lệ, lễ nghi được qui định trong giáo lý như: thực hiện ngũ giới cấm;
tứ đại điều quy; việc ăn chay
Lễ nghi của đạo Cao Đài rườm rà, cầu kỳ và phản ánh tinh thần tổng hợp
các tôn giáo qua lễ phẩm, lễ sỉ, lễ phục Tuy nhiên các sinh hoạt lễ nghi của đạo
Cao Đài rất gần gũi và phù hợp với trình độ nhận thức của số đông nông dân Nam
Bộ, trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhất định hơn thế nữa nhiều luật lệ, lễ nghi,
cách thức hành đạo đã ăn sâu vào cuộc sống, trở thành phong tục tập quán lối sống
của đông đảo quần chúng tín đồ [6, 193].
Đạo Cao Đài là một thực thể khách quan, một tôn giáo đang tồn tại. Do đó,
về các phương diện, đạo chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội đầy biến động của
hơn nửa thế kỷ qua. Đạo đã trải qua những giai đoạn manh nha, hình thành và phát
triển thành nhiều giáo phái, với sự phân rã do nhiều thế lực " đạo" và "đời" khác
nhau.
Tây Ninh đã trở thành trung tâm của Cao Đài với số lượng tín đồ đông đảo
cũng xuất phát từ sự qui định hoàn cảnh lịch sử hình thành cộng đồng dân cư tín

ngưỡng ở mảnh đất này, chủ yếu là nhu cầu mang tính chất truyền thống và sinh
hoạt cộng đồng của người nông dân Nam Bộ và các yếu tố tín ngưỡng truyền thống
trong sinh hoạt như thờ cúng tổ tiên, thờ nữ thần của người Việt xưa, mà Cao Đài
đã khai thác tổng hợp thành nội dung thờ phụng của mình đáp ứng tâm lý tín đồ.
Với sự chặt chẽ trong tổ chức thờ phụng, lễ nghi, sinh hoạt , đạo Cao Đài đã có
ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần, trong sinh hoạt văn hóa xã hội của
người dân Tây Ninh nhất là tín đồ Cao Đài. Tuy nhiên với sự chưa hoàn chỉnh về
giáo lý, với những nghi thức rườm rà, với lượng tín đồ theo đạo một cách vội vã và
có phần gượng ép, cơ hội, Đạo Cao Đài nói chung và Cao Đài Tây Ninh nói riêng
đang và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ở giai đoạn hiện nay.

×