Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Tiểu luận: Văn minh Lưỡng Hà cổ đại pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.38 KB, 11 trang )

Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 1













Tiểu luận

Văn minh Lưỡng Hà cổ đại









Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 2








LỜI MỞ ĐẦU


Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị
văn hóa vật chất và tinh thần. Nhưng mãi đến cuối thiên kỉ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu
tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt đầu bước vào thời kì văn minh.

Vùng Tây Á là nơi xuất hiện sớm nhất nhiều quốc gia có nền văn minh nổi tiếng như
Lưỡng Hà, Babilon, Assyria, Phoennicia, Palestine Văn minh Tây Á cũng là sự tổng hợp, hội tụ
của nhiều nền văn minh. Những nền văn minh ấy vừa có sắc thái riêng, vừa có sự kế thừa và phát
triển đồng thời tác động lẫn nhau. Trong số đó, văn minh Lưỡng Hà có trình độ phát triển về các
mặt kinh tế, chính trị và văn hóa cao hơn cả.

Nằm trên vùng chảy qua của hai con sông lớn là Tigro và Ơphrat, với sự phát triển nông
nghiệp tuy còn trong điều kiện khó khăn đã dẫn đến sự xuất hiện cùa nhà nước Lưỡng Hà. Do đó
cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh, và hơn thế nữa đã sáng tạo nên những nền văn minh
vô cùng rực rỡ.

Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Những thành tựu văn minh là sự
tổng hợp những thành tựu văn minh của tất cả các quốc gia, dân tộc đã sinh sống trong vùng
Lưỡng Hà, trong đó người Xume đóng vai trò hết sức to lớn, vì họ đã lập nên những quốc gia đầu
tiên và cũng chính họ là người đặt nền móng cho nền văn minh ở khu vực này. Các nền văn minh
Lưỡng Hà phát triển tương đối toàn diện, phong phú có sự kế thừa và phát triển.


Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, văn minh Lưỡng Hà cổ đại đã có
nhiều thành tựu đóng góp vô cùng to lớn, có nhiều ảnh hưởng tớn nền văn minh của các quốc gia ở
Tây Á và nền văn minh Hy-La








Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 3









A. TỔNG QUAN VỀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên
Lưỡng Hà (Mésopotamie) nghĩa là miền giữa hai sông, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mê đốt
(ở giữa) và pôta mốt (sông). Hai sông đó là sông Tigro ở phía Đông và Ơphrat ở phía Tây. Cả hai
sông này đều bắt nguồn từ miền núi Acmenia chảy qua lãnh thổ nước Irac ngày nay rồi đổ ra vịnh

Ba Tư (Pecxich).
Về địa hình, Lưỡng Hà có địa hình bằng phẳng, ít núi non hiểm trở, không có biên giới tự
nhiên nên giao thông thuận lợi đồng thời chiến tranh cũng xảy ra liên miên dẫn đến sự pha trộn
giữa các nền văn hoá khác nhau .
Khí hậu khắc nghiệt, hè nắng cháy ở phương Nam, mùa đông lạnh đặc biệt ở phương Bắc.
Về tài nguyên, Lưỡng Hà hiếm đá quý và kim loại, nhưng lại có đất sét rất tốt. Đất sét được
dùng làm gạch sống, gạch nung, gạch men và vách trộn rơm trong nhà dân gian, là nguyên liệu
chính cho ngành kiến trúc và là chất liệu để viết. Vật liệu kết dính là hồ vôi và bitum.

2. Dân cư
Cư dân xưa nhất ở Lưỡng Hà là người Xume. Họ từ Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng
Hà vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN. Tại đây, họ đã lập nên nhiều thành bang như Ua, Êridu,
Lagat, Uruc
Thiên niên kỷ III TCN, người Áccat, người Amorit, một nhánh của tộc Xêmit đã lần lượt
lập nên quốc gia Accat, quốc gia cổ Babilon nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại.
Ngoài ra, nhiều tộc người khác xâm nhập Lưỡng Hà, các tộc người đồng hóa với nhau làm
cho thành phần cư dân ở đây phức tạp.

II. Các thời kỳ lịch sử của Lưỡng Hà cổ đại

Lịch sử Lưỡng Hà trải qua 5 nhà nước:
1. Những nhà nước của người Xume
Khoảng đầu thiên kỉ III TCN, ở miển Nam Lưỡng Hà, nơi cư trú của người Xume đã xảy
ra những cuộc đấu tranh giành đất đai và nguồn nước của các thành bang. Đến giữa thiên kỉ III,
thành bang Umma ở phía Bắc đã đánh bại Lagat, chinh phục nhiều thành bang khác và thống nhất
miền Nam Lưỡng Hà (gọi là vùng Xume)

2. Accat
Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp

Trang 4
Thành bang Accat do một chi nhánh người Xêmit thành lập ở phía Bắc vùng Xume. Đến
thời vua Xacgon (2369-2314 TCN), Accat trở thành một quốc gia hùng mạnh, thống nhất cả vùng
Lưỡng Hà. Tiếp đó, Accat còn chiếm được các khu vực xung quanh thành lập một quốc gia lớn
mạnh ở Tây Á. Đến cuối thế kỉ XXIII TCN, Accat bị người Guti ở Đông Bắc chinh phục và thống
trị trong một thời gian dài.

3. Vương triều III của Ua (2132-2024 TCN)
Sau khi nguời Guti bị đánh đuổi, quyền thống trị ở Lưỡng Hà chuyển sang tay vương
triều III của Ua, một thành bang cổ xưa của Xume. Phạm vi thống trị của vương triều này cũng rất
rộng. Bộ luật do Ua ban bố được xem là cổ nhất trong lịch sử thế giới. Như vậy, dưới thời vương
triều III, Ua đã trở thành một nước lớn mạnh ở Lưỡng Hà, nhưng đến cuối thế kỉ XXI TCN thì bị
suy yếu và bị liên quân của Elam (một bộ tộc ở phía Đông) và Mari (một thành bang ở phía Bắc)
đánh bại.

4. Cổ Babilon
Vương quốc cổ Babilon được người Amorit thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà. Babilon
trở thành quốc gia hùng mạnh, nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại dưới thời vua
Hammurabi (1792-1750 TCN). Ông đã lần lượt đánh bại các thành bang xung quanh, thống nhất
được hầu hết vùng Lưỡng Hà, xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương. Đặc
biệt, ông đã ban hành bộ luật Hammurabi- một bộ luật cổ được giữ lại tương đối trọn vẹn.
Kinh tế Lưỡng Hà dưới thời Babilon có những tiến bộ rất đáng kể. Công cụ đồng thau
được dùng phổ biến, sắt đã xuất hiện nhưng còn hiếm. Cư dân Lưỡng Hà đã biết sử dụng cày có
lưỡi đồng thau do bò kéo, cày có lắp bộ phận gieo hạt.
Như vậy, dưới thời vua Hammurabi, Babilon không những được ổn định về chính trị
mà kinh tế, văn hóa cũng rất phát triển. Nhưng sau khi vua Hammurabi chết, vương triều bước vào
thời kì khủng hoảng bởi sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong cung đình và bởi cuộc
tấn công ồ ạt của các bộ lạc người phương Bắc. Cuối cùng vương quốc cổ Babilon bị tiêu diệt.

5. Tân Babilon và Ba Tư

Sau khi vương quốc cổ Babilon sụp đổ,
Lưỡng Hà liên tục bị ngoại tộc xâm lược và thống
trị. Tình trạng rối loạn đó kéo dài tới hơn 1000
năm. Năm 605 TCN, Babilon mới giành lại được
độc lập, chấm dứt thời kì thống trị của đế quốc
Atxiri trong gần 300 năm.
Năm 626 TCN, người Chaldea (một chi
nhánh của bộ tộc Xêmit) đã xây dựng vương quốc
và lại chọn Babilon làm thủ đô, gọi là Tân
Babilon. Vua nổi tiếng nhất của vương quốc
Chaldea là Nabuchodonosor (605-561 TCN) đã
dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ đánh chiếm Syria
và Palestine. Ông đã cho xây dựng lại Babilon
thành một đô thành nguy nga đồ sộ, trung tâm văn
hóa và công thương nghiệp của Tây bộ châu Á
hồi đó. Tại đây có “Vườn treo” được xem là một trong những kì quan của thế giới cổ đại.

Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 5
Mặc dầu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn (605-539 TCN), vương quốc Tân
Babilon vẫn kịp phát triển hưng thịnh. Năm 539 TCN, nó lại bị người Ba Tư xâm lược, từ đó về
sau không thể phục hồi được nữa. Song những thành tựu văn minh của người Babilon vẫn còn để
lại nhiều dấu ấn trong lịch sử Lưỡng Hà.







B. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH
LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

I. Chữ viết

Mầm mống của chữ viết ở Lưỡng Hà xuất hiện từ khá sớm.Chữ
viết ở Lưỡng Hà đầu tiên do người Xume sáng tạo vào đầu thiên niên kỉ
thứ III TCN. Kể từ đó, Lưỡng Hà có sự phát triển nhiều loại chữ viết
khác nhau:
 Trong thời kì đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ
tượng hình. Đầu tiên là những hình vẽ, về sau là những nét hợp lại
thành ý. Ví dụ như muốn viết các chữ chim, cá, lúa, nước thì vẽ
hình con chim, con cá, bông lúa, làn sóng. Dần dần, các hình vẽ được đơn giản hóa, từ vẽ
toàn bộ sự vật chuyển sang chỉ vẽ một bộ phận tiêu biểu mà thôi.
 Nhờ có chữ hài thanh, số chữ tượng hình ngày càng ít
đi. Người ta đã dùng hình để mượn âm thanh. Ví dụ, muốn viết
âm xum thì vẽ bó hành vì bó hành có âm là xum. Các hình vẽ
chỉ âm tiết còn kết hợp với một số hình khác để phân biệt với
các khái niệm. Ví dụ, hình bàn chân kết hợp với âm tiết NA là
“đi”, với BA là “đứng”…
 Chữ tiết hình (chữ hình nêm) được viết trên các tấm đất
sét còn ướt và bằng những cái que vót nhọn. Những nét trên đất
sét chỉ là nét thẳng và ngắn, nét to ở chỗ mới ấn vào, nét nhỏ ở
chỗ rút bút ra, do đó giống hình cái nêm.

Rất nhiều tộc người ở Tây Á thời cổ đại đã dùng loại chữ viết này để ghi lại tình hình kinh tế,
xã hội, diễn biến chính trị thời đó. Vì vậy, có thể coi chữ viết do người Xume phát minh là thứ chữ
mẹ đẻ của nhiều chữ viết khác của người Áccat, Babilon, Atxiri, Ba Tư.

Các học giả Grotephen người Đức (1802), nhà du lịch người Anh Rolinxon (1835) là những

người đã đặt nền móng cho việc đọc chữ tiết hình. Đến năm 1857, bốn độc giả đã cùng đọc được
một đoạn minh văn chữ viết hình Atxiri. Từ đó cả kho tàng tư liệu của khu vực Lưỡng Hà thuộc
các lĩnh vực văn học, lịch sử, pháp luật, kinh tế, khoa học…được dịch ra ngôn ngữ hiện đại. Năm
1957, khoa Atxiri học ra đời.


Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 6
II. Văn học

Văn học Lưỡng Hà gồm hai bộ phận chủ yếu là văn học dân gian và sử thi (anh hùng ca):
 Văn học dân gian gồm có cách ngôn, ca dao, truyện ngụ ngôn… Loại văn học này
thường phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và cách cư xử ở đời. Loại văn học này
thường là văn học truyền miệng; vì vậy ngày nay ta biết được không nhiều.

 Sử thi ra đời từ thời Xume, đến thời Babilon chiếm một vị trí rất quan trọng. Loại
văn học này chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất mạnh. Chủ đề của nó thường là ca ngợi các
thần. Thuộc về loại này có các truyện như “Khai thiên lập địa”, “Nạn hồng thủy”,
“Gingamet” là tương đối tiêu biểu.

Ngoài những nội dung trên, trong các tứ thơ, các tác phẩm còn phản ánh mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên. Đó là những cuộc đấu tranh quyết liệt trước sự tàn phá của thác lũ, hạn hán
và chống thú dữ để bảo vệ đời sống yên lành của cư dân cổ Lưỡng Hà. Phản ánh cuộc đấu tranh
của cư dân nông nghiệp chống lại những dòng nước lũ của hai con sông Tigro và Ơphrat.


Tôn giáo
Người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Họ thờ nhiều thần như: thần tự nhiên, thần động vật, thần
thực vật, linh hồn người chết…Vị trí các thần trước sau thường khác nhau do trước đây có nhiều

thành bang.

Trước tiên, họ tôn sùng những lực lượng tự nhiên, coi đó là
những lực lượng thống trị cuộc sống của mình. Người Uruc thờ
thần Anu, Eridu thờ thần Eaua, thần Lin Ngoài các thần chủ,
người Lưỡng Hà còn tôn thờ nhiều thần khác. Họ thờ những vị thần
có liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và những hiện tượng thiên
nhiên gắn liền với cuộc sống của con người: thần Samat (thần Mặt
Trời), thần Enlin (thần Đất), thần Istaro (thần Ái tình) Người ta
tin rằng thần Mẹ (Inana) còn là thần bảo hộ nông nghiệp, thần của
sinh nở, thần Biển (Ea) còn dạy cho người ta biết nghề thủ công,
nghệ thuật

Việc thờ người chết cũng rất được coi trọng. Vì vậy người
Lưỡng Hà rất chú ý đến lễ mai táng. Họ quan niệm rằng con người
sau khi chết cũng có cuộc sống giống như ở trần thế, do đó, những
người giàu khi mai táng thường chôn theo nô lệ, những thứ quý giá,
và được xây bằng lăng mộ lớn. Những người bình thường cũng
được liệm trong những quan tài bằng đất sét.

Tàn dư của việc sùng bái các dã thú được biểu hiện ở việc thể hiện hình tượng các thần như
thần Mácđúc được biểu hiện biểu hiện bằng con quái vật nửa rắn nửa chim dữ…


Vua Hammurabi và
thần Samat
Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 7
Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao trong toàn Lưỡng Hà của Hammurabi, thần Macduc đã

trở thành vị thần tối cao, bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt cho thần Macduc
cai trị muôn dân.

Do sự phát triển của tôn giáo, tầng lớp thầy tu hình thành. Ở Babilon, tầng lớp này chia thành
30 loại, trong đó thầy cúng đọc bùa chú và thầy cúng đoán tương lai được trọng nhất.








IV.Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc

Cũng giống như nền văn minh Ai Cập cổ, những thành tựu lớn nhất của nền văn minh Lưỡng
Hà cổ nằm trong lĩnh vực kiến trúc. Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền, miếu, cung điện,
thành, vườn hoa. Vì thiếu đá, gỗ, các công trình kiến trúc của Lưỡng Hà đều xây dựng bằng gạch
nhưng cũng rất to lớn hùng vĩ.

Đầu tiên phải kể đến công trình tiêu biểu vào loại sớm là tháp đền của thành bang Ua xây
dựng vào khoảng thế kỉ XXII TCN. Nổi bật là tháp đền Ziggurat (Mô phỏng một Ziggurat)

Thành tựu nổi bật nhất của Lưỡng Hà là hệ thống công trình gồm: thành quách, cung điện,
tháp, vườn hoa của Babilon, được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Nabuchodonosor – quốc vương
Tân Babilon, sau này được coi là một trong bảy kì quan của thế
giới cổ đại.
Thành Babilon có chu vi 16km, tường thành bằng gạch
cao 30 m, dày 8,5m, có dấu tích 7 cửa và các tháp canh.
Thành phố được trang trí tỉ mỉ bằng phù điêu, tượng với

các cánh cửa thành bằng đồng vững chắc. Giữa các lớp
tường thành có những hào nước bao quanh để ngăn ngừa
những cuộc xâm nhập của kẻ thù từ bên ngoài.

Tổng thể kiến trúc Babilon kết hợp hài hòa với cảnh
quan thiên nhiên làm tăng thêm vẻ thơ mộng, trong đó có
vườn treo Babilon. Tương truyền khu vườn treo Babilon –
khu vườn thượng uyển độc
đáo được nhà vua xây để
chiều ý vương hậu sủng ái của ông.

Toàn bộ vườn treo là một khuôn viên hình vuông,
khoảng 77 m cấu trúc kiểu dốc bậc có tầng hiên nọ đặt
trên hiên kia, được chia làm 4 tầng. Vườn được xây trên


Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 8
một quả đồi nhỏ, gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia 25m, mỗi tầng là một vườn nối
nhau bằng những cầu thang khá rộng.

Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m
2
, nằm trên một hệ thống cột gồm 625 cái.
Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, đến tầng 2 có 441
cột, tầng 3 có 289 cột, tầng trên cùng có 169 cột, kích thước cũng nhỏ dần. Diện tích
tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng. Toàn bộ vườn treo giống như một
chiếc tháp giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà.


Nền của tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau
đó lát gạch và cuối cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ. Người ta dùng
những tảng đá to phẳng xây khít để tạo nên những mặt bằng của thành. Kế đó người ta
trải một lớp cói mỏng, nhựa đường, tiếp đó xây một lớp với 2 hàng gạch được ghép lại
với nhau chặt chẽ bằng bột thạch anh, trên lớp gạch ấy là những tấm kim loại và trên
cùng, người ta đổ đất để trồng cây. Vườn treo bốn mùa cây cối xanh tươi. Đứng trên
vườn treo ấy có thể bao quát toàn cảnh thành Babilon lộng lẫy.
Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà
nhà vua đến xâm lược. Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh
xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và
thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước
cho cây.

Để tưới nước cho hoa và cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên nhau đưa
nước từ dòng sông Ơphrat lên khu vườn. Nước được lấy từ 3 giếng có máy thuỷ lực
quay với hệ thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh thoai thoải tưới cho toàn
khu vườn. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn.

Đền tháp Ementelauki cũng là một loại hình kiến trúc độc đáo của Lưỡng Hà. Tháp cao 90
m, từ xa trông ngọn tháp 7 tầng như một cái thang khổng lồ vươn thẳng lên trời. Tầng dưới cùng là
một khối vuông cạnh 90m, cao 30m, gồm nhiều phòng và được quét một lớp sơn màu đen. Tầng
hai hẹp dần theo thế hình tháp sơn màu đỏ. Tầng 3 màu trắng, tầng 4,5,6 màu đỏ và tầng 7 màu
xanh, có những viền sáng chó, tầng này có mái che và trang trí hình những chiếc sừng to khảm
vàng cao vút ở 4 góc, tầng 7. Tầng 7 chính là một ngôi miếu nhỏ trong đó có tượng thần Macduc
bằng vàng.

Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu. Những tác phẩm tương đối tiêu biểu là
“bia diều hâu”, “Cột đá Naramxin”, “Bia luật Hammurabi”, các tượng thần Atxiri Mặc dù cũng
có một số tác phẩm điêu khắc nhưng nhìn chung về mặt này ở Lưỡng Hà không nổi bật lắm.


V.Khoa học tự nhiên
1. Toán học
Người Lưỡng Hà sáng tạo ra hệ đếm của mình gần như củng lúc với người Ai Cập. Với
người Lưỡng Hà, chữ số được biểu đạt theo cơ số 60 (hệ lục thập phân). Đây là hệ đếm tiến bộ
nhất của họ. Trước đó, người Lưỡng Hà đã sử dụng nhiều hệ thống đếm khác nhau, như hệ đếm
lấy cơ số 5 làm cơ sở của người Xume thời cổ. Có lẽ hệ đếm này bắt nguồn từ cách đếm số ngón
Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 9
tay. Muốn đếm những số trên 5, người ta cộng 5 với những số khác. Ngoài ra, cũng còn sử dụng
hệ thống đếm lấy cơ số 10 làm cơ sở.












Với hệ đếm lấy 60 đơn vị, việc biểu đạt chữ số của người Lưỡng Hà đã tiến thêm một
bước vô cùng quan trọng, và đặc biệt đã có cách ghi số theo vị trí, tùy vị trí đứng mà có trị số
khác nhau. Hệ mới này tách khỏi tất cả các cách đếm cổ truyền. Các con số đã giành được sự độc
lập của chúng.

Cho đến nay chúng ta vẫn sử dụng cách tính giờ, tính độ (một vòng tròn có 360
o

) theo
kiểu đếm sáu mươi bậc của người Lưỡng Hà.

Do nhu cầu đo đạc ruộng đất sau mùa nước rút và nhu cầu tính toán để xây dựng nhà cửa,
đào kênh, đắp đất, cho nên hình học của người Lưỡng Hà cũng phát triển từ rất sớm. Họ đã biết
tính diện tích các hình chữ nhật, tam giác, hình thang, hình tròn. Trước Pitago rất lâu, họ đã biết
quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác vuông. Họ còn biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2, bậc 3,
đồng thời còn biết lập bảng căn số và biết giải phương trình có 3 ẩn số, biết dùng số pi =3 để tính
diện tích và chu vi hình tròn

2. Thiên văn học
Bầu trời Lưỡng Hà trong sáng suốt 8 tháng trong một năm, người Lưỡng Hà rất quan tâm
đến thiên văn học, họ xây dựng nhiều đài chiêm tinh để quan sát bầu trời, vì vậy thiên văn học có
điều kiện để phát triển và có những thành tựu to lớn

Từ trên các đỉnh núi cao cùa Zicgurat, người Babilon (Chaldea) đã quan sát và phân biệt
được các chòm sao. Họ cũng đã chia các thiên thể trên bầu trời thành 12 cung, gọi là “12 cung
hoàng đạo”.

Do quan sát tỉ mỉ sự chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng, các nhà thiên văn Babilon
có thể biết trước khi nào nhật thực hoặc nguyệt thực sẽ xảy ra.

Người Babilon đã biết được 5 hành tinh của Thái dương hệ và gọi tên theo các vị thần
của mình: sao Mộc là Mardouk (thần Chúa tể), sao Kim là Isha (nữ thần Sắc đẹp), sao Hỏa là
Mejar (thần Chiến tranh), sao Thủy và sao Thổ được gọi bằng tên của hai vị thần khác là Nemo và
Nimip.



Một số của Lưỡng Hà - 64


Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 10
Việc làm chủ thời gian gắn liền với việc làm ra lịch. Dựa vào sự quan sát thiên văn, từ
thời Xume, người Lưỡng Hà đã lập được hệ thống lịch theo Mặt trăng (âm lịch), một năm có 12
tháng, xen kẽ một tháng có đủ 30 ngày, là một tháng thiếu- 29 ngày, tổng cộng cả năm là 354
ngày. Như vậy so với năm mặt trời còn thiếu hơn 11 ngày. Dưới thời Hammurabi, sự sai lệch đó
được bổ sung bằng việc tăng thêm tháng nhuận do một đạo luật đặc biệt của Nhà nước quy định,
về sau mới có chu kì cố định. Để đo thời gian, người Lưỡng Hà dùng đồng hồ ánh nắng và đồng hồ
nước chảy.

Mặc dù có nhiều thành tựu to lớn, nhưng thiên văn học còn bị những quan niệm tôn giáo
chi phối, nên còn bị xen lẫn với thuật chiêm tinh, bói toán.

3. Y học
Về y học, người Lưỡng Hà cũng đã đạt được những thành tựu rất to lớn. Các nhà khảo cổ
học đã tìm thấy 40 tấm bảng bằng đất ghi chép đầy đủ cách chữa trị các loại bệnh khác nhau về
tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, đau mắt. Hình thành nhiều ngành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu.

Tuy vậy, do trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển, những quan niệm mê tín, dị đoan
hãy còn phổ biến trong y học. Bên cạnh những cách chữa trị rất khoa học, họ còn chữa trị bằng ma
thuật, bùa chú và dùng những thứ như lưỡi chuột, mắt gà, đuôi chó đặc biệt là không được chữa
bệnh vào các ngày xấu. Họ để vị thần bảo hộ y học Ninghizita với hình tượng con rắn quấn quanh
cây gậy mà ngày nay ngành y vẫn coi là biểu tượng.

VI. Chế độ chính trị và luật pháp
Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước của người Xume được tổ chức theo chế độ quân chủ
chuyên chế. Đến thời vương quốc Babilon thì hệ thống chính trị được hoàn thiện, đặc biệt dưới
thời vua Hammurabi.


Về mặt xã hội Babilon thời Hammurabi được xây dựng trên cơ sở những gia đình phụ
quyền, trong đó quyền lực của người đàn ông – chủ gia đình là rất lớn.
Cùng với việc tổ chức lại bộ máy Nhà nước, xây dựng quân đội, phát triển kinh tế,
Hammurabi đã khởi thảo bộ luật tương đối hoàn chỉnh để quản lý xã hội. Bộ luật Hammurabi có
282 điều, được khắc trên tấm đá badan cao 2,25, rộng 2m. Đây là bộ luật thành văn được coi là cổ
nhất thế giới. Nội dung của bộ luật gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.

Trong phần mở đầu nêu rõ mục đích của việc ban hành bộ luật để quy định sự hợp
pháp trong nước.
Nội dung chủ yếu của bộ luật gồm những điểm chính sau đây:
- Quy định hình phạt về các tội vu cáo, trộm cắp, gây thương tích hay làm chết
người và những hành vi gây rối loạn trong xã hội.
- Quy định về quyền lợi của những người đóng góp nghĩa vụ quân sự, trong đó để
cập tới tù binh, hoặc nguời không hoàn thành nghĩa vụ trong quân đội.
- Quy định của việc thu sản phẩm của các thành phần cư dân trong xã hội, trong
đó chú trọng đến những người canh tác ruộng đất công.
- Quy định về việc vay nợ và không trả được nợ.
- Quy định về việc buôn bán.
- Quy định về hôn nhân và gia đình, trong đó nói tới quyền thừa kế tài sản,
Văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nhóm Kim Tự Tháp
Trang 11
Ngoài ra, có những điều quy định về xử phạt, mức trả công cho người chữa bệnh,
thuê mướn
Trong phần kết luận, Hammurabi đề cao công lao của mình trước nhân dân, kêu
gọi đền ơn những ông vua kế tục và thực hiện
những điều luật của Hammurabi.

Bộ luật phản ánh các hoạt động kinh tế, chính

trị, văn hóa và xã hội của vương quốc Babilon thời đó.
Bộ luật không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lí mà còn là
nguồn tư liệu quý, phong phú cho người đời sau biết
được những giá trị vật chất và tinh thần thời đó.





KẾT LUẬN













Tóm lại, khu vực Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm và đã đạt được
những thành tựu rực rỡ về văn hóa. Tuy nền văn minh này đã biến mất nhưng những thành tựu
văn hóa ấy, nhất là về các mặt như chữ viết, văn học, toán học, thiên văn đã để lại giá trị vô
cùng to lớn và có ảnh hưởng quan trọng đối với văn minh khu vực và thế giới.













×