ứNG DụNG CÔNG NGHệ Xử Lý NềN MớI TBM VàO VIệT NAM
Phan Hồng Quân*
Application TBM -a new method for soft soil improvement in Vietnam
Abstracrt: Top-Base-Method (TBM) is one of relatively new method
invented in Japan 1-1980 for improvement of soft soil and has been
introduced in Korea since 1990 and rapidly broadened.
TBM is to locate tope -shape concrete blocks (called as top-block) on/within a
thin graveled mat laid over very soft soil to reduce consolidation settlement
and increase the bearing capacity of foundation. With Korean technology, TBM
is environment friendly method with advantages of no noise, no vibration and
waste products is recycled for reuse. TBM application is high effectiveness in
case the structure is not very heavy burdening on the soft ground without
supporting piles. The method was successfully applied in Vietnam by TBS
Vietnam, for the first time it has created a new choice to supersede pile
foundation and the operation cost is lower in some suitable case (about 50-
60%) and shorter in operating time without adding any special equipment.
1. Giới thiệu chung
Top-Base Method (TBM) là một phương pháp
xử lý nền đất yếu mới được phát minh tại Nhật
bản vào những năm 80 của thế kỷ trước. Hàng
ngàn công trình xây dựng tại Nhật áp dụng
phương pháp này không những đã làm tăng sức
chịu tải của nền mà còn giảm đáng kể độ lún của
công trình, cả độ lún đàn hồi lẫn độ lún cố kết.
Phương pháp mới đặc biệt có hiệu quả đối với
việc giảm chấn và ngăn ngừa hiệu ứng hóa lõng
của đất khi dao động. Các công trình xây dựng
trên nền TBM đã qua được các trận động đất
khủng khiếp tại Chiba năm 1987 và Kobe năm
1995 mà hầu như không bị hư hại gì. Nhiều
nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã được
tiến hành để lý giải hiệu quả của phương pháp và
đã được công bố trên các tạp chí Địa kỹ thuật
của Nhật bản cũng như tại các hội thảo quốc tế
về xử lý nền.
Đầu những năm 1990, công nghệ này được
nghiên cứu ứng dụng tại Hàn quốc và đã có nhiều
phát minh cải tiến quan trọng kể từ đó, đặc biệt trong
lĩnh vực công nghệ thi công. Các cải tiến về công
nghệ của Hàn quốc đã làm cho TBM trở nên đơn
giản và nhanh chóng hơn trong thi công, thân thiện
với môi trường. Giá thành xây dựng đã giảm một
cách thuyết phục. Hàng ngàn công trình xây dụng ở
Hàn quốc áp dụng công nghệ mới này hàng năm.
Riêng năm 2007 đã có hơn 8 triệu khối bê tông top-
block được sử dụng tương đương với 2 triệu m2 đất
nền được gia cố.
Công nghệ TBM được giới thiệu lần đầu tiên ở
Việt Nam trong buổi trao đổi giữa Giáo sư Kim
Hak-Moon của Trường Đại học Dankook, Seoul
cùng Công ty Banseok với Bộ môn Cơ học đất –
Nền móng Trường Đại học Xây dựng năm 2007.
Cũng trong năm này, Ông Đỗ Đức Thắng, Giám
đốc Công ty Kết cấu và Công nghệ mới Việt Nam
(NST Việt Nam) đã tham quan công nghệ này tại
Hàn Quốc và hình thành ý định áp dụng công
nghệ mới ở Việt Nam.
Năm 2008, lần đầu tiên TBM được nghiên
cứu tại Trường Đại học Xây dựng trên qui mô
mô hình trong phòng thí nghiệm Cơ học đất.
Tháng 08/2008, Công ty TBS Việt Nam liên
doanh giữa Hàn quốc với Việt Nam ra đời
nhằm thúc đẩy áp dụng công nghệ mới vào
Việt nam. Lần đầu tiên công nghệ mới TBM
Địa kỹ thuật số 2-20081
Địa kỹ thuật số 3-2008
2
* Trường đại học Xây dựng
Số 55 Đường Giải phóng, Hà Nội
DĐ: 0983481960
Email:
được áp dụng xử lý nền tại công trình 110 Mai
Hắc Đế Hà nội vào tháng 8 năm 2008 như là
một thử nghiệm và ngay sau đó được ứng
dụng tại khu đô thị mới PG của Hải phòng dưới
danh nghĩa chính thức của Công ty Liên doanh
TBS Việt nam.
2. Nội dung phương pháp TBM và công
nghệ thi công
Hình 1. Một lớp TB và bố trí mặt bằng lớp TB
Phương pháp TBM sử dụng các khối bê
tông có dạng con quay (từ đây chúng tôi sử
dụng thuật ngữ top-block cho tiện) sắp xếp liên
tục trên nền đất tạo ra một tầng đệm (gọi là lớp
Top-base – lớp TB) giữa móng công trình với
nền đất thực sự. Lỗ rỗng giữa các khối bê tông
được chèn lấp bằng vật liệu rời đầm chặt. Mặt
cắt ngang một lớp TB như trên Hình 1. Nền có
thể được gia cố bằng một hoặc hai lớp TB (hiện
chưa có báo cáo nào nói đến việc sử dụng
nhiều hơn 2 lớp TB).
2.1 TBM với công nghệ thi công của
Nhật Bản
Trong công nghệ Nhật bản, các khối top-
block bê tông được đúc sẵn trong nhà máy, vận
chuyển ra công trường và sắp xếp tại các vị trí
thiết kế sau đó đá dăm được chèn lấp vào khe
hở giữa các khối và được đầm chặt bằng đầm
dùi tạo ra lớp TB bằng phẳng tại cao trình yêu
cầu. Móng công trình có thể thi công trên mặt
phẳng đó theo hai cách:
a) đổ một lớp bê tông tạo mặt phẳng dày
chừng 100mm trên mặt lớp TB tương tự lớp bê
tông lót móng sau đó thi công như các công
trình thông dụng khác;
b) thi công trực tiếp móng công trình lên nền
TB.
Thông thường, phương án a) được lựa
chọn.
Các bước thi công cơ bản theo công nghệ
Nhật bản được lược ra sau đây:
- Chuẩn bị mặt bằng nền đất ban đầu: nền
đất ban đầu được là phẳng tại cao trình thiết
kế. Nếu đất nền ban đầu quá yếu có thể đổ một
lớp đá dăm mỏng trước (việc này có thể gây ra
một vài khó khăn cho thi công sắp đặt các top-
block sau này nhưng thuận lợi cho việc đi lại, di
chuyển thiết bị).
- Rải lưới thép định vị (thép lớp dưới) theo vị
trí thiết kế xử lý nền
- Đưa top-block đúc sẵn vào vị trí và ấn ngập
xuống nền đến hết phần cọc, cân chỉnh khối bê
tông thẳng đứng tạo ra lớp TB.
- Đổ đá dăm chèn và dùng đầm dùi rung làm
chặt vật liệu chèn
- Rải lưới thép liên kết lên mặt nền
- Rải lớp bê tông mặt
2.2 TBM với công nghệ thi công Hàn Quốc
Sau nhiều năm nghiên cứu cải tiến, các nhà
nghiên cứu Hàn quốc đã đề xuất được công
nghệ mới sử dụng bê tông đổ tại chỗ thay thế
Địa kỹ thuật số 2-20081
Địa kỹ thuật số 3-2008
2
bê tông đúc sẵn. Khuôn cho các khối bê tông
đồng thời cũng là một phần của nó (không sử
dụng lại) được chế tạo từ nhựa tái chế thân
thiện với môi trường. Công nghệ mới này đã
giảm được chi phí vận chuyển các khối bê
tông, giảm khối lượng hao hụt do gãy vỡ trong
vận chuyển và lắp đặt, không yêu cầu thiết bị
thi công đặc chủng và đặc biệt tránh được tai
nạn lao động. Các bước thi công cơ bản theo
công nghệ Hàn quốc được lược ra dưới đây:
- Chuẩn bị mặt bằng nền đất ban đầu: nền
đất ban đầu được là phẳng tại cao trình thiết
kế.
- Các phễu nhựa (khuôn đúc bê tông) được
liên kết với nhau thành từng mảng theo kích
thước yêu cầu của thiết kế.
- Sắp xếp các mảng phễu nhựa vào đúng vị
trí thiết kế
- Đổ bê tông tươi vào các phễu, đầm chặt bê
tông bằng đầm dùi hoặc thủ công
- Sau khi bê tông trong phễu đã ninh kết, đổ
đá dăm chèn giữa khe hở của các khối-phễu và
đầm chặt: một lớp TB hình thành.
- Rải lưới thép liên kết ở trên mặt lớp TB.
3. ứng dụng TBM theo công nghệ Hàn
Quốc vào Việt Nam
So với công nghệ Nhật Bản, công nghệ Hàn
Quốc có ưu điểm vượt trội:
- Không cần thiết bị thi công phức tạp: nếu qui
mô công trình lớn, sử dụng bê tông thương phẩm
thì cần có xe vận chuyển chuyên dụng và máy bơm
bê tông; nếu công trình qui mô nhỏ hoặc những nơi
không có thiết bị có thể thi công hoàn toàn thủ
công;
- Tránh được vận chuyển khối lớn do đó
giảm hao hụt và tránh được tai nạn lao động;
- Thời gian thi công ngắn;
- Tận dụng được sản phẩm từ chất thải;
- Giá thành phần móng giảm rất đáng kể,
đặc biệt là những công trình có qui mô tải trọng
không quá lớn mà trước đó phải sử dụng móng
cọc
Chính vì những lẽ đó, Công ty Liên doanh
TBS Việt nam lựa chọn công nghệ Hàn Quốc.
3.1 Kết quả nghiên cứu ban đầu của
Trường Đại học Xây dựng
Tại Trường Đại học Xây dựng, mô hình nền
thu nhỏ được xây dựng và đã tiến hành thí
nghiệm nén bàn nén kích thước 40 x 40 (cm)
đến phá hoại sau khi xử lý bằng TBM. Nền
được mô hình bằng thùng đất sét kích thước
mặt bằng 3 x 3 (m); cao 1.4m. Top-block đường
kính 20cm, cao 20 cm trong đó phần cọc dài
10cm. Kết quả thí nghiệm được công bố tháng
5/2008 cho thấy sức chịu tải của nền chung đã
tăng lên rất khả quan.
Đất mô hình có các đặc trưng cơ – lý cơ
bản sau:
- Trọng lượng riêng gw = 18.9 kN/m3
- Độ ẩm W = 42.5%
- Giới hạn chảy Wch = 46.1%
- Giới hạn dẻo Wd = 28.2%
- Sức kháng cắt không thoát nước (xác định
từ thí nghiệm cắt cánh) cu = 12 kN/m2.
Bàn nén vuông kích thước 40 x 40 (cm)
Sức chịu tải dự tính theo công thức Terzaghi
pult = 0.876 cu.Nc = 0.876 x 12 x 5.70 = 60
kN/m2
Kết quả thí nghiệm nền có lớp top-base (trên
nền top-base) : pult = 130 kN/m2.
Địa kỹ thuật số 2-20081
Địa kỹ thuật số 3-2008
2
Hình 2. Quan hệ tải trọng - độ lún
(từ thí nghiệm mô hình)
3.2 TBM áp dụng lần đầu tiên vào thực tế
xây dựng tại Việt Nam.
ảnh dưới đây mô tả các bước cơ bản thực
hiện TBM đầu tiên tại Việt nam ở 110 Mai Hắc
Đế, Hà Nội tháng 8 năm 2008. Công trình có
qui mô 4 tầng lầu và 01 tầng hầm sâu 2m được
sử dụng làm bể bơi. Thiết kế ban đầu sử dụng
móng cọc ép đến độ sâu 20m. Thời gian thực
hiện việc xử lý nền là 04 ngày trong đó có 01
ngày chờ bê tông đủ ninh kết trước khi chèn đá
dăm. Tại công trình 110 Mai Hắc Đế, Hà nội các
thí nghiệm nén bản nén hiện trường trước và
sau khi xử lý nền được thực hiện. Kết quả tại
một vị trí cho trên hình dưới đây cho thấy sức
chịu tải của nền đã tăng lên rất đáng kể đồng
thời độ lún cũng giảm tương ứng.
1. Chuẩn bị phễu nhựa (khuôn cho top-block) 2. Sắp đặt phễu lên mặt đất đã chuẩn bị
3. Đổ bê tông tạo top-block bê tông 4. Nền Top-Base đã hoàn chỉnh.
Địa kỹ thuật số 2-20081
Địa kỹ thuật số 3-2008
2
4. Kết luận
Các nghiên cứu từ Nhật bản và Hàn quốc đều
kết luận sức chịu tải của nền có thể tăng lên đến
200%, độ lún giảm còn 15 đến 30% so với nền
không xử lý. Kết quả bước đầu tại Việt nam thuyết
phục rằng các kết luận trên là đáng tin cậy.
Phương pháp TBM có thể áp dụng cho các công
trình, hạng mục công trình có tải trọng thực tế
không lớn lắm để thay thế cho giải pháp móng cọc
bê tông trên các khu vực có lớp đất bề mặt rất yếu
với chiều dày lớn. Các công trình dạng nói trên
bao gồm nhà ở thấp tầng (dưới 5 tầng); không
gian đỗ ô tô ngầm dưới, giữa các tòa nhà cao
tầng; nền đất yếu dưới nền đắp cao; móng tường
chắn trên đất yếu Việc nghiên cứu, đặc biệt là
nghiên cứu xác lập phạm vi ứng dụng hiệu quả là
rất quan trọng và cần được thực hiện sớm.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Luân et all. Nghiên cứu thực nghiệm
mô hình nền Top-Base. Hội nghị Khoa học và
Công nghệ sinh viên Đại học Xây dựng, 2008.
2. Arai. K. et all. Interpretation of concrete top
base foundation behaviour on soft ground by
coupled stress flow finite element analysis. 6th
international conference in numerical methods in
Geomechanics, Balkoma, Rotterdam, 1988.
3. TBS Banseok Seoul. In-place Top Base
Method, Seoul, Korea 2008.
4. Japanese Material Institute. Handbook of
Ground Improvement Methods , Chapter 9:
TOP-BASE METHOD, 1991.
Địa kỹ thuật số 2-20081
Địa kỹ thuật số 3-2008
2
Hình 3. Kết quả thí nghiệm No. 01-110 MHĐ
Người phản biện: TS. Nguyễn Đình Tiến