Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

BVTV THUÔC docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 52 trang )

SỬ DỤNG AN TOÀN THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT
* Thuốc BVTV: là những chất độc có nguồn gốc tự
nhiên hay tổng hợp được dùng để phòng và trừ các sinh
vật hại nông nghiệp như sâu, bệnh, cỏ dại, chuột,
* Thuốc BVTV có nhiều nhóm khác nhau để trừ những
đối tượng khác nhau và dùng trong những hoàn cảnh
điều kiện khác nhau.
* Do đó, phải lựa chọn đúng thuốc, đúng dạng,
dùng đúng lúc, đúng hoàn cảnh thì thuốc mới phát huy
tác dụng đạt hiệu quả cao.
PHÂN LOẠI THUỐC BVTV
Có nhiều cách khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng:
* Theo đối tượng sử dụng: trừ sâu, bệnh, nhện, cỏ,
* Theo giai đoạn sử dụng: trừ trứng, sâu non, sâu trưởng
thành, trừ cỏ tiên nảy mầm, hậu nảy mầm,
* Theo con đường xâm nhập:
- Tác dụng tiếp xúc: gây độc cho cơ thể sinh vật khi
thuốc xâm nhập qua lớp biểu bì (da).
- Tác dụng vị độc: gây độc cho cơ thể sinh vật khi thuốc
xâm nhập qua đường tiêu hóa (ruột).
-
Tác dụng vị độc: gây độc cho cơ thể sinh vật khi thuốc
xâm nhập qua đường tiêu hóa (ruột).
-
Tác dụng xông hơi: gây độc cho cơ thể sinh vật khi
thuốc xâm nhập qua đường hô hấp (phổi).
-
Tác dụng nội hấp: xâm nhập vào cơ thể sinh vật rồi di
chuyển tới nơi khác và gây độc cho sinh vật.
-


Tác dụng thấm sâu: xâm nhập vào biểu bì, không di
chuyển tới nơi khác (chủ yếu theo chiều ngang), dịch hại
tiếp xúc với thuốc sẽ bị tiêu diệt.
Dạng thuốc
Chữ viết tắt Thí dụ Ghi chú
Nhũ dầu
ND, EC Tilt 250 ND,
Basudin 40 EC,
DC-Trons Plus 98.8 EC
Thuốc ở thể lỏng, trong
suốt. Dễ bắt lửa, cháy nổ.
Dung dịch
DD, SL,
L, AS
Bonanza 100 DD,
Baythroid 5 SL,
Glyphadex 360 AS
Hòa tan đều trong nước,
không chứa chất hóa sữa.
Bột hòa nước
BTN, BHN,
WP, DF,
WDG, SP
Viappla 10 BTN,
Vialphos 80 BHN,
Copper zinc 85 WP,
Padan 95 SP.
Dạng bột mịn, phân tán
trong nước thành dung
dịch huyền phù.

Huyền phù
HP, FL, SC Appencarb super 50 FL,
Carban 50 SC
Lắc đều trước khi sử
dụng.
Hạt
H, G, GR Basudin 10 H,
Regent 0.3 G
Chủ yếu rãi vào đất.
Viên
P Orthene 97 Pellet,
Deadline 4% Pellet
Chủ yếu rãi vào đất,
làm bả mồi.
Thuốc phun
bột
BR, D Karphos 2 D
Dạng bột mịn, không tan
trong nước, rãi trực tiếp.
- ND: Nhủ dầu, EC: Emulsifiable concentrate.
-
DD: Dung dịch, SL: Solution, L: Liquid,
AS: Aqueous suspension.
-
BTN: Bột thấm nước, BHN: Bột hòa nước,
WP: Wettable powder, DF: Dry flowable, WDG:
Water dispersible granule,
SP: Soluble powder.
-
HP: Huyền phù, FL: Flowable liquid,

SC: Suspensive concentrate.
- H: Hạt, G: Granule, GR: Granule.
- P: Pelleted (dạng viên).
- BR: Bột rắc, D: Dust.
CÁCH NHẬN BIẾT ĐỘ ĐỘC KHI
NHÌN TRÊN NHÃN THUỐC BVTV
Nhìn băng màu in ở phần cuối của nhãn để biết độ độc:
* Nhóm I: ĐỘC CAO
* Nhóm II: RẤT ĐỘC
* Nhóm III: NGUY HIỂM
Băng màu đỏ là độc nhất và băng màu xanh là ít độc nhất.
ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC BVTV
Thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu
nóng, khả năng gây độc của mỗi loại có khác nhau. Độc
tính của thuốc chia thành 2 loại:
* Ngộ độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể với
lượng cao, gây ngộ độc nhanh, tức thời.
* Ngộ độc mãn tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể với
lượng thấp, nhiều lần, tích luỹ lâu ngày mới ngộ độc.
- Trong sản xuất nông nghiệp, ít nhiều nông dân đều
có sử dụng thuốc BVTV.
- Vấn đề ngộ độc thuốc BVTV có thể xảy ra theo 3
con đường chủ yếu như sau:
* Qua mũi: thuốc gây ngạt, tử vong nhanh nhất.
* Qua da: rất phổ biến, thường ở vùng chân, tay, mặt.
* Qua miệng: do bất cẩn hay cố ý.
TÍNH ĐỘC CỦA THUỐC BVTV
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
- Ngoài độc tính đối với con người và vật nuôi, thuốc
BVTV ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước.

- Thuốc rơi xuống đất hoặc rải trực tiếp vào đất, khi gặp
mưa, thuốc ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc khi nước
ngập, thuốc hoà tan gây ô nhiễm nguồn nước.
- Thuốc rơi xuống nguồn nước gây chết các loài có ích
sống tự nhiên như cá, tôm, cua, ốc, Vì thế, khi phun
thuốc gần nguồn nước phải thận trọng.
DƯ LƯỢNG THUỐC BVTV
VÀ THỜI GIAN CÁCH LY
- Dư lượng thuốc BVTV: là hoạt chất và các chế phẩm
phân huỷ có độc tính còn lưu lại trong nông sản, môi
trường sau khi phun thuốc BVTV.
- Thời gian cách ly: là khoảng thời gian tính từ ngày cây
trồng xử lý thuốc lần cuối cùng đến khi thu hoạch để làm
thức ăn mà không tổn hại đến cơ thể.
- Cần lưu ý: đọc kỹ trên nhãn bao bì, chai lọ, có ghi thời
gian cách ly để thu hoạch sản phẩm bảo đảm an toàn.
NHỮNG HẬU QUẢ XẤU CỦA
THUỐC BVTV GÂY RA
* Sau mỗi đợt phun thuốc, một số dịch hại còn sống sót
do không tiếp xúc hoặc có tiếp xúc với thuốc nhưng ở
liều lượng thấp.
* Hậu quả là gây ra tính kháng thuốc, giảm tính đa dạng
quần thể, gây bộc phát, hình thành các loài dịch hại mới.
* Hiện tượng trên gây trở ngại lớn việc phòng trừ dịch
hại, làm giảm tác dụng thuốc, tăng lây lan của dịch hại.
1.Tính kháng thuốc của dịch hại: có 3 yếu tố quyết định
tốc độ phát triển tính kháng thuốc.
- Đặc điểm sinh học của dịch hại: có nhiều hay ít cá thể
mang gen kháng thuốc.
- Tính chất của loại thuốc sử dụng.

- Cường độ sức ép chọn lọc: số lần phun, liều lượng,
2. Giảm tính đa dạng của quần thể:
Sử dụng thuốc càng nhiều, chẳng những làm
giảm số lượng cá thể trong cùng 1 loài, mà còn làm suy
giảm cả số loài dịch hại trong vùng.
3. Sự xuất hiện các loài dịch hại mới:
Sau thời gian dài dùng thuốc, loài dịch hại chủ yếu còn
gây hại không đáng kể. Loài dịch hại thứ yếu không
quan trọng lại bộc phát lên, thành loài gây hại chủ yếu.
4. Sự tái phát của dịch hại:
Sau khi dùng thuốc, dịch hại giảm nhanh chóng, sau đó
bộc phát trở lại nhiều hơn, gây hại nặng hơn. Là do:
- Dùng thuốc ở liều thấp.
-
Dịch hại còn sống sót có nguồn thức ăn phong phú.
-
Hình thành tính kháng thuốc.
-
Thuốc làm giảm số lượng thiên địch có ích.
HẠN CHẾ VIỆC DÙNG THUỐC BVTV
1. Thuốc cấm và thuốc hạn chế: do độ độc quá cao với
người, động vật hoặc lưu tồn quá lâu trong môi trường.
2. Thời gian trở lại khu vực phun thuốc: trong 24 giờ sau
phun, không cho gia súc vào nơi phun để tránh ngộ độc.
3. Tránh gây độc cho ong mật: không nên phun thuốc
sâu vào những ngày cây ra hoa, vì dễ gây độc cho ong.
4. Tránh gây độc cho cá: nhất là thuốc sâu rất độc với cá.
Khi sử dụng nên cẩn thận, nhất là các mô hình lúa - cá,
thuốc có chất hóa sữa thì rất độc với cá, nhóm gốc cúc
thì an toàn hơn do nồng độ hoạt chất trong thuốc thấp.

CON ĐƯỜNG MẤT ĐI CỦA THUỐC
BVTV TRONG MÔI TRƯỜNG
1. Sự bay hơi: tốc độ bay hơi tùy theo loại thuốc, điều kiện
thời tiết như trời nắng, gió làm thuốc bay hơi càng nhiều.
2. Sự quang phân: khi thuốc tiếp xúc với ánh nắng, nhất là
tia cực tím sẽ phân hủy thuốc, tùy cường độ chiếu sáng.
3. Sự rửa trôi: do ảnh hưởng của nước mưa và nước tưới,
phụ thuộc vào bản chất của thuốc, điều kiện đất đai.
4. Sự hòa loãng sinh học: sau khi phun, cây trồng vẫn
tiếp tục phát triển thì nồng độ thuốc trong cây sẽ giảm
dần, làm giảm hiệu lực của thuốc trong cây.
5. Sự chuyển hóa của thuốc trong cây: thuốc bị chuyển
hóa dưới tác động của men theo nhiều cơ chế khác nhau,
làm giảm nhanh hiệu lực ban đầu của thuốc.
6. Sự phân hủy do vi sinh vật đất: VSV phân hủy thuốc
làm nguồn dinh dưỡng, gồm nhiều giai đoạn (pha chậm
trễ, sinh trưởng, nghĩ, chết), khi phun liên tục thuốc cỏ
lâu dài thì thời gian lưu tồn càng ngắn lại, do VSV tự
điều chỉnh sẽ phát triển và gia tăng số lượng dần lên.
NỀN NÔNG NGHIỆP SẠCH
Nhằm hạn chế thấp nhất dư lượng thuốc BVTV và các
hóa chất khác gây hại cho người và động vật, đó là:
-
Lựa chọn thuốc ít độc, đặc trị đối với dịch hại.
-
Chọn dạng thuốc và cách sử dụng thích hợp để đạt
hiệu quả cao, giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường.
-
Chọn giai đoạn dịch hại mẫn cảm với thuốc nhiều nhất
để giảm bớt lượng thuốc và số lần phun ít nhất.

-
Bảo đảm thời gian cách ly an tòan, dư lượng thấp nhất.
-
Chọn cây trồng luân canh thích hợp để giảm dư lượng
thuốc trong đất và gây độc cho cây trồng vụ sau.
SỬ DỤNG THUỐC THEO 4 ĐÚNG
1. Đúng thuốc: tùy theo đối tượng dịch hại, cây trồng.
2. Đúng lúc: khi dịch hại còn diện hẹp, chớm xuất hiện.
3. Đúng liều lượng: đảm bảo đúng nồng độ pha loãng và
lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích.
4. Đúng cách: tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc, dịch hại
mà sử dụng đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm
hay chiều mát. Nên đi trên gió hay ngang chiều gió.
HỖN HỢP THUỐC BVTV
* Khi hỗn hợp thuốc sẽ mang lại nhiều ưu điểm như sau:

- Mở rộng phổ tác dụng.
- Sử dụng sự tương tác có lợi.
- Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
- Gia tăng sự an toàn khi sử dụng.
-
Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
* Hiện nay, có nhiều loại thuốc đã hỗn hợp sẵn như:
-
Thuốc trừ cỏ Butanil 55EC: Propanil + Butachlor.
-
Tilt super 300ND: Propiconazole + Difennoconazole.
-
Sumibass 75EC: Fenitrothion + Fenoburcarb.
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI TIẾP XÚC

VỚI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Để ngăn ngừa bị nhiễm độc khi tiếp xúc với thuốc
BVTV cần thực hiện các biện pháp an toàn như sau:
* Người đang có bệnh kinh niên, bệnh ngoài da, người
mới khỏi bệnh, sức khoẻ yếu, phụ nữ có thai, đang cho
con bú, trẻ em không được tiếp xúc với thuốc BVTV.
* Người sử dụng thuốc phải có những hiểu biết cần
thiết về độc tính và các tính chất của thuốc, biết cách
sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao và an toàn.
Đọc kỹ hướng dẫn
trước khi sử dụng
thuốc BVTV
Nên mang găng
tay khi pha thuốc
Cần phải mang theo đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao
động phù hợp với yêu cầu khi phun thuốc.
Nên trang bị bảo
hộ lao động khi
phun thuốc
Nên súc rửa bình
xịt cẩn thận sau
khi phun thuốc
* Những việc không nên làm khi phun thuốc:
-
Không pha thuốc gần trẻ em.
-
Không cắn nắp chai bằng miệng.
-
Không dùng tay trần tiếp xúc với thuốc.
-

Không ăn uống khi đang phun thuốc.
- Không để thuốc bám dính vào quần áo.
- Không phun thuốc ngược chiều gió.
- Không phun thuốc lúc trời nóng bức hoặc
phun liên tục trong nhiều ngày liền.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×