Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

BAI_GIANG_TIN_HOC_DAI_CUONG_1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 11 trang )



a. Kiến thức:
* Giải thích 3 mạch chung nhất về thông tin, công cụ xử lý thông tin (máy tính) và
phương thức xử lý thông tin (giải thuật, lập trình và phần mềm).
* Tạo ra được các sơ đồ khối để giải một số bài toán cơ bản.
* Tạo ra các văn bản tiếng Việt.
* Diễn giải các lệnh của hệ điều hành DOS về quản lý dữ liệu.
* Trình bày một số kiến thức ban đầu về CNTT thông qua một số lĩnh vực nghiên
cứu của nó cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khoa học -
kỹ thuật và đời sống xã hội.
b. Kỹ năng:
* Vận dụng cách tiếp cận các khái niệm mở đầu của tin học.
* Sử dụng tốt các thuật toán cơ bản để thiết kế thuật giải cho các lớp bài toán khác
ở mức cao hơn.
* Áp dụng các lệnh về thư mục và tệp để tổ chức quản lý dữ liệu cho các hệ thống
kế toán.
* Tạo lập các văn bản thông thường bằng tiếng Việt.

c. Tư tưởng/Thái độ:
- Sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán với tư cách là một
công cụ thiết yếu.
- Kiên quyết với những hành vi vi phạm an toàn và bảo mật dữ liệu cũng như quyền
sở hữu trí tuệ.
- Hợp tác với đồng nghiệp để không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng về công
nghệ thông tin phục vụ cho công tác kế toán.


. Mục tiêu
1. Thông tin.
2. Đơn vị đo thông tin


3. Phân loại và mã hoá thông tin
4. Xử lý thông tin
. Bài tập

. Mục tiêu
Học xong chương này sinh viên phải đạt được các mục tiêu sau:
Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa, nhận dạng và thể hiện các khái niệm mở
đầu của tin học như: Thông tin, tín hiệu, giá mang tin, dữ liệu, tri
thức, đơn vị đo thông tin, các loại thông tin, mã hoá thông tin và xử lý
thông tin.
- Chuyển đổi được đơn vị đo thông tin
Kỹ năng:
- Xác định bản chất của các quá trình mã hoá thông tin và xử lý thông
tin.
Thái độ:
- Ý thức được tầm quan trọng của khái niệm trong dạy học và nghiên
cứu khoa học

1. Thông tin.
Thông tin (Information) là sự hiểu biết của con người về một sự kiện,
một hiện tượng nào đó thu nhận được qua nghiên cứu, trao đổi, nhận
xét, học tập, truyền thụ, cảm nhận
Giá mang tin là các vật thể có thể mang được thông tin.
Tín hiệu (Signal) là sự thể hiện vật lý của thông tin.
Dữ liệu (Data) là hình thức thể hiện của thông tin trong mục đích thu
thập, lưu trữ và xử lý.
Tri thức (Knowledge) là những hiểu biết có ý nghĩa khái quát về các
mối quan hệ giữa các thuộc tính, các sự vật, hiện tượng, mang tính “quy
luật” do con người thu nhận được qua phân tích, lý giải, suy luận,


2. Đơn vị đo thông tin
Đơn vị đo cơ bản của thông tin là bit (ký hiệu là b)
Bit(Binary digit) là một trạng thái thông tin của một vật chỉ thể
hiện được hai trạng thái thông tin.
Byte (ký hiệu là B) là đơn vị đo thông tin thường được sử dụng.
1 byte = 8 bit
Các đơn vị bội của byte là
Tên gọi Viết tắt Giá trị
KiloByte KB 2
10
B (1024 B)
MegaByte MB 2
10
KB (1024 KB)
GigaByte GB 2
10
MB (1024 MB)
TetraByte TB 2
10
GB (1024 GB)

3. Phân loại và mã hoá thông tin
Thông tin liên tục đặc trưng cho các đại lượng mà số lượng các giá
trị có thể tiếp nhận được là vô hạn.
Thông tin rời rạc đặc trưng cho các đại lượng mà số lượng các giá
trị có thể kể ra được.
Mã hoá các thông tin rời rạc của một tập X trên một bảng chữ A
chính là cách gán cho mỗi phần tử x


X một từ y trên A. Phép gán mã
phải đảm bảo tính chất: mã của hai đối tượng khác nhau phải khác
nhau. Quá trình ngược được gọi là phép giải mã.

4. Xử lý thông tin
Xử lý thông tin là tìm ra những dạng thể hiện mới của thông tin phù
hợp với mục đích sử dụng.
Xử lý thông tin là xử lý trên những dạng thể hiện cụ thể của thông
tin để rút ra được nội dung sâu sắc bên trong của nó.
Xử lý thông tin bằng máy tính được phát triển thêm một mức cao hơn
là xử lý tri thức.

Bài tập
1. Trình bày các khái niệm thông tin, tín hiệu, dữ liệu và nêu mối quan
hệ giữa chúng. Hãy phân biệt khái niệm thông tin và tri thức.
2. Hãy nêu một ví dụ để minh họa việc chuyển tải thông tin qua môi
trường vật lý và chỉ ra giá mang tin trong trường hợp đó là gì.
3. Hãy trình bày khái niệm và nêu ví dụ về thông tin liên tục và thông tin
rời rạc.
4. Hãy trình bày về mã hoá thông tin. Cho một tập 12 đối tượng, hãy nêu
cách mã hoá nhị phân 12 đối tượng đó.
5. Hãy nêu các đơn vị đo lượng thông tin.
6. Có thể nói rằng, xử lý tri thức cũng là xử lý thông tin nhưng ở mức
cao được không? Hãy lý giải cho câu trả lời.

×