Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

BAI_GIANG_TIN_HOC_DAI_CUONG_7 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 13 trang )



. Mục tiêu
7.1. Khái niệm phần mềm
7.2. Phần mềm ứng dụng
7.3. Phần mềm công cụ
7.4. Phần mềm hệ thống
7.5. Phần mềm tiện ích
7.6. Quá trình xây dựng một phần mềm
7.7. Đánh giá phần mềm

Mục tiêu
Học xong chương này sinh viên phải đạt được các mục tiêu sau:
Kiến thức:
- Diễn giải được khái niệm phần mềm máy tính, phần mềm hệ thống,
phần mềm tiện ích, phần mềm công cụ, phần mềm ứng dụng.
- Trình bày được quy trình xây dựng phần mềm.
Kỷ năng:
- Liệt kê được các tiêu chí để đánh giá phần mềm
Thái độ:
- Ý thức được tầm quan trọng của các loại phần mềm trong việc học
tập, nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin

7.1. Khái niệm phần mềm
Nội dung chung về một phần mềm máy tính
a. Các chương trình máy tính được viết để thể hiện thuật toán nhằm giải
quyết bài toán, đáp ứng các yêu cầu về chức năng và hiệu quả cần thiết
nào đó do người đặt hàng đưa ra.
b. Các cấu trúc dữ liệu phù hợp được lựa chọn sao cho chương trình có
thể thao tác được đúng và hiệu quả.
c. Các tài liệu mô tả toàn bộ bài toán, thuật toán, chương trình và cách


sử dụng.

7.2. Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là những phần mềm được viết để giúp giải quyết
các công việc hàng ngày cũng như những hoạt động nghiệp vụ như soạn
thảo văn bản, quản lý học sinh, quản lý kết quả học, lập thời khoá biểu,
quản lý chi tiêu cá nhân …
Một số phần mềm ứng dụng được viết theo đơn đặt hàng riêng có tính
chất đặc thù của một cá nhân hay một tổ chức.
Một số phần mềm ứng dụng được thiết kế dựa trên những yêu cầu
chung hàng ngày của nhiều người chứ không phải của một cá nhân hay
một tổ chức nào.

7.3. Phần mềm công cụ
Phần mềm công cụ là những phần mềm hỗ trợ cho việc làm ra các
các sản phẩm phần mềm.
Do các phần mềm công cụ được dùng với mục đích phát triển phần
mềm nên ta còn gọi phần mềm công cụ là phần mềm phát triển.

7.4. Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống là những phần mềm tạo môi trường làm việc cho
các phần mềm khác, đó là những chương trình thường trú có nhiệm vụ
cung cấp các dịch vụ cho những chương trình khác mà không biết trước
các yêu cầu đó sẽ xuất hiện lúc nào.
Hệ điều hành (Operating System) là phần mềm hệ thống quan trọng
nhất. Nó có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong
suốt quá trình làm việc.
Một số phần mềm hệ thống khác như phần mềm gõ bàn phím theo
kiểu tiếng Việt, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoạt động theo mô hình
khách - chủ.


7.5. Phần mềm tiện ích
Phần mềm tiện ích là những phần mềm giúp chúng ta cải thiện hiệu quả
công việc khi làm việc với máy tính. Chúng là các công cụ đáp ứng nhu
cầu chung của nhiều người và không liên quan đến các lĩnh vực công
việc cụ thể.
Ví dụ: Những phần mềm soạn thảo văn bản để có thể soạn thảo các văn
bản đơn giản hay soạn thảo các chương trình máy tính, những phần
mềm sao chép dữ liệu từ nơi này sang nơi khác, những phần mềm tìm và
diệt Virus.
Các phần mềm tiện ích nổi tiếng: NC (Norton Commander) của
Symantec. Notepad trong Windows, Vi hay Emag trong Unix, Edit trong
DOS.
Continue

Tương quan giữa các lớp Phần mềm

Các chương
trình dịch
Debuger
Các ứng dụng
chuyên ngành
Các hệ tự động
hoá văn phòng
Phần mềm
Giáo dục
Phần
mềm
Giải
trí

Các tiện
ích
Các hệ
quản trị
CSDL
Máy tính
Phần mềm hệ thống, - các nhà sản
xuất máy tính, các hãng phần mềm
lớn tạo ra, các phần mềm khác sử
dụng chúng
Phần mềm phát triển và các
tiện ích - các hãng phần mềm
tạo ra - người sử dụng là
những người làm Tin học
Phần mềm ứng dụng - những người
làm Tin học tạo ra - ai cũng có thể sử
dụng

7.6. Quá trình xây dựng một phần mềm
Phân tích
Thiết kế
Thực hiện
Kiểm thử
Chuyển giao
Bảo trì

8.7. Đánh giá phần mềm
Một số tiêu chí chính thường được dùng để đánh giá phần mềm
a) Tính mới và tính sáng tạo
Đây là tiêu chí đánh giá hàm lượng trí tuệ của một phần mềm:

- Là sản phẩm được cài đặt đầu tiên.
- Khác với phần mềm tương tự về nguyên lý và công nghệ sử dụng.
- Có ưu thế nổi trội.
b) Tính hiệu quả đề cập đến: Phạm vi ứng dụng, hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội do việc ứng dụng phần mềm mang lại.
c) Tính đúng đắn thể hiện qua việc thực hiện đúng các chức năng do
thiết kế đề ra, sự tương đương của chương trình và thuật toán được kiểm
chứng qua thử nghiệm và áp dụng nhiều lần.

7.7. Đánh giá phần mềm
d) Tính toàn vẹn và an toàn bao gồm:
- Sản phẩm có cơ chế bảo vệ, bảo mật, chống sao chép làm biến dạng.
- Không gây ra sự nhập nhằng trong thao tác.
e) Tính thân thiện mang lại cho đông đảo người sử dụng những yếu tố
tâm lý về:
- Dễ thao tác, dễ học và dễ hoàn thiện các kỹ năng khai thác sản phẩm.
- Ngôn ngữ (tên lệnh, thực đơn, thông báo, … ) trong sáng, dễ hiểu, dễ
nhớ.
f) Tính khả chuyển:
Phần mềm ít phụ thuộc vào đặc tính cụ thể, có khả năng dễ sửa chữa để
dùng lại khi môi trường (chương trình dịch, hệ điều hành, phần cứng …)
thay đổi.

Bài tập
1. Hãy trình bày về khái niệm phần mềm máy tính.
2. Dữ liệu có phải là phần mềm không? Hãy nêu những đặc điểm phân
loại 4 lớp phần mềm: phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm
công cụ, phần mềm ứng dụng.
3. Hãy kể một số ví dụ về phần mềm ứng dụng ở Việt Nam mà bạn biết.
4. Quy trình xây dựng phần mềm gồm những bước nào?

5. Hãy trình bày các tiêu chí đánh giá phần mềm thường được dùng.

×