Tải bản đầy đủ (.ppt) (273 trang)

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 273 trang )

1
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
ĐẠI CƯƠNG
TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên
Khoa Môi trường, ĐHKHTN, ĐHQGHN

2
Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là tập hợp
các yếu tố tự nhiên và
xã hội bao quanh con
người có ảnh hưởng tới
con người và tác động
qua lại với các hoạt
động sống của con
người như: không khí,
nước, đất, sinh vật, xã
hội loài người,…
Môi trường tự nhiên
Môi trường nhân tạoMôi trường xã hội
3
1.2. Phân loại môi trường
-
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên
nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan
bao quanh con người.
-
Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con
người với con người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở
ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng


cộng đồng dân cư. VD: sự gia tăng dân số, định cư,
di cư, môi trường sống của dân tộc thiểu số,…
-
Môi trường nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên
và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối
của con người. VD: nhà ở, môi trường khu vực đô
thị và khu công nghiệp, môi trường nông thôn,…1.
4
1.3. Quan hệ giữa môi trường và phát triển
Cung cấp tài nguyên,
nguyên liệu cho hoạt động
phát triển.
TÍCH CỰC
Cải tạo môi trường tự nhiên
hoặc tạo ra kinh phí cần
thiết cho sự cải tạo đó.
Suy thoái tài nguyên, thảm
họa, thiên tai…ảnh hưởng
đến các hoạt động phát
triển.
TIÊU CỰC
Ô nhiễm môi trường tự
nhiên hoặc nhân tạo.
MÔI TRƯỜNG
Là địa bàn và đối tượng
của sự phát triển
PHÁT TRIỂN
Là nguyên nhân tạo nên các
biến đổi đối với môi trường
5

1.4. Các chức năng của môi trường

Môi trường là không gian sống của con người
-
Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền
móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ
tầng và nông thôn;
-
Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng và không
gian cho việc xây dựng các công trình giao thông
thủy, bộ, hàng không;
-
Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng và các yếu
tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản…;
-
Chức năng giải trí: cung cấp mặt bằng và không
gian cho hoạt động giải trí ngoài trời của con người;
-

6

Môi trường là nguồn tài nguyên của con người
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật
liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất
và cuộc sống. VD: đất, nước, không khí, khoáng
sản và các dạng năng lượng như củi, gỗ, nắng, gió,
…;
7


Môi trường là nơi chứa đựng phế thải
-
Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con
người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.
-
Môi trường tự nhiên có khả năng tiếp nhận và phân
hủy chất thải (khả năng nền) giúp biến phế thải trở
thành dạng ban đầu trong một chu trình sinh địa
hóa phức tạp.
Tuy nhiên, khi lượng chất thải lớn hơn khả năng
nền, hoặc thành phần của chất thải khó phân hủy
và xa lạ với sinh vật, thì chất lượng môi trường sẽ bị
suy giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm.
8
Bãi rác xe cũ
9

Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên
tới con người và sinh vật trên Trái đất
-
Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các
bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định
nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,
…;
-
Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ
cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có
hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật;
-
Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất

cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiêu
cực của thiên tai tới con người và sinh vật;
-

10
11

Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin của Trái đất
-
Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa
của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát
triển văn hóa của loài người;
-
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang
tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con
người và sinh vật sống trên Trái đất;
-
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các
nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái
tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có
giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hóa khác,…;
-

12
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
13
1.5. Khoa học – Công nghệ - Quản lý môi trường
-
Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa
con người với môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các

mô hình sinh thái hợp lý, đảm bảo sự cân bằng sinh
thái giữa con người và môi trường.
-
Công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp
vật lý, hóa học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý
các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và
hoạt động của con người.
-
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp luật
pháp, kỹ thuật, chính sách, kinh tế nhằm hạn chế
tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến
môi trường.
14
CON NGƯỜI MÔI TRƯỜNG/HST
MÔ HÌNH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Khoa học
MT
Công nghệ
MT
Quản lý MT
SƠ ĐỒ QUAN HỆ GIỮA
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ - QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
15
Chương 2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA
MÔI TRƯỜNG
KHÍ QUYỂN
THẠCH QUYỂN
SINH QUYỂN
THỦY QUYỂN

QUYỂN BĂNG
NHÂN QUYỂN
16
THẠCH QUYỂN
Cấu tạo bên trong của Trái Đất
VỎ (dày 0-100km)
THẠCH QUYỂN
(vỏ và lớp mantie
trên rắn nhất)
VỎ
Mantie
Nhân trong
Nhân ngoài
Rắn
Lỏng
Nhân
Mantie
Lớp vỏ trong
17
-
Thạch quyển hay vỏ trái đất là một lớp vỏ cứng rất
mỏng có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành
phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí
địa lý khác nhau.
-
Phân loại vỏ Trái Đất:

Vỏ lục địa gồm hai loại vật liệu chính là basalt dày
từ 1-2km ở dưới và các loại đá khác ở bên trên như
granit, sienit,… giàu SiO

2
, Al
2
O
3
. Vỏ lục địa thường
rất dày, trung bình 35km, có nơi 70-80km như ở
vùng núi cao Himalaya; ở vùng thềm lục địa (nơi
tiếp xúc giữa lục địa và đại dương) lớp vỏ lục địa
giảm còn 5-10km.

Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu
SiO
2
, FeO, MgO (đá basalt) trải dài trên tất cả các
đáy đại dương với chiều dày trung bình 8km.
18
8 nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái Đất
Nguyên tố % trọng lượng toàn vỏ % thể tích so với toàn vỏ
O 46,60 93,77
Si 27,72 0,86
Al 8,13 0,47
Fe 5,0 0,43
Mg 2,09 0,29
Ca 3,63 1,03
Na 2,83 1,32
K 2,59 1,83
19
THỦY QUYỂN
20


Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh
Trái Đất gồm nước ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái
cứng, lỏng, hơi.

Thủy quyển của Trái đất nằm giữa khí quyển và địa
quyển. Nó gồm có biển, hồ, sông, đầm, nước ngầm,
lạch suối (dưới dạng chất lỏng) và băng hà (dưới
dạng chất rắn).

Theo ước tính của các nhà khoa học, tổng lượng
nước trên bề mặt Trái Đất vào khoảng 1,4 tỷ km3,
trong đó biển chiếm 97,3%. Nếu lấy nước biển phủ
đều trên mặt đất, mặt đất sẽ có một lớp thủy quyển
dày 2.700m.

Thủy quyển phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất,
ở Nam bán cầu là 80,9%, ở Bắc bán cầu là 60,7%.
21
22
23
KHÍ QUYỂN
-
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất, với ranh giới dưới là
bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng
không giữa các hành tinh.
-
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh
Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất, gồm có
N (78,1% theo thể tích) và O

2
(20,9%), với một lượng nhỏ Ar
(0,9%), CO
2
(dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số
chất khí khác.
-
Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp
thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về
nhiệt độ giữa ngày và đêm.
-
Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không
vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần
theo độ cao.
24
25
SINH QUYỂN
- Sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng
trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11km), toàn bộ thủy
quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có
các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển.
-
Sinh quyển thường được hiểu gắn liền với Trái Đất.
Sinh quyển của Trái Đất bao gồm các loài động vật,
thực vật, vi khuẩn, nấm, từ sinh vật đơn bào nguyên
thủy đến đa bào tiến hóa cao.
-
Trong sự hình thành sinh quyển có sự tham gia tích
cực của các yếu tố bên ngoài như năng lượng Mặt trời,
sự nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất, các quá trình

tạo núi, băng hà,…

×