Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Khoa học môi trường đại cương P4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.44 KB, 16 trang )

Chương 4 . TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
4.1. Đặc điểm chung và phân loại tài nguyên
4.1.1. Khái niệm về tài nguyên.
Nhiều ngưới cho rằng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con ngưới có
thể sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Ngưới ta có thể phân loại tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên
nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố hoạt động của con ngưới và xã hội.
Trong thực tế sử dụng tài nguyên còn được phân theo các dạng của nó như tài
nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên nước, tài nguyên lao
động, tài nguyên thông tin, tài nguyên trí tuệ...
Dựa vào khả năng tái tạo, tài nguyên được phân thành tài nguyên tái tạo được và
tài nguyên không tái tạo được. Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào năng
lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào Trái đất, dựa vào trật tự
thiên nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, sinh sôi;
chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói trên. Tài nguyên tái tạo được
cũng có thể định nghĩa một cách đơn giản hơn, đó là các tài nguyên có thể tự duy trì hoặc
tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (Jorgensen S.E,
1981). Nước, giờ, tài nguyên sinh vật ... là những tài nguyên tái tạo được. Tài nguyên
không tái tạo được tồn tại một cách hữu hạn sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không
còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các khoáng sản, nhiên liệu, các
thông tin di truyền bị mai một không giữ lại được cho đời sau là những tài nguyên không
tái tạo được. Trên lý thuyết thì với thời gian hàng triệu năm các tài nguyên này cũng có
khả năng được tái tạo một cách tự nhiên, nhưng xét theo tuổi thọ của con ngưới hiện nay
thì phải xem là không tái tạo được.
Như vậy, dưới sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của công cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, khái niệm tài nguyên được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hoạt động của
con ngưới. Vậy tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng,
thông tin, có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng cho
mục đích tồn tại và phát triển của mình.
Dưới đây sẽ trình bày sơ đồ phân loại tài nguyên như sau:


Hình 4.1: Sơ đồ phân loại tài nguyên
4.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và
tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc
sống. Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có 2 thuộc tính chung :
• Tài nguyên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên Trái đất và trên cùng
một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên
với từng vùng lãnh thổ, từng Quốc gia.
• Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình
thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
4.1.3. Con người với tài nguyên và môi trường.
Con người khi sinh ra là có nhu cầu về tiêu thụ tài nguyên, tuy nhiên dân số ngày
càng tăng và chất lượng cuộc sống con người luôn cải thiện, do đó, các công cụ và
TÀI NGUYÊN
Tài nguyên xã hội
Tài nguyên quy mô
hành tinh: không
khí nước
Sinh vật
Năng lượng
tái sinh (gió ,
thuỷ triều,
khí hậu
Tài nguyên
tái tạo
Tài nguyên
không tái tạo
- Di sản văn hoá
- Cơ sở pháp luật xã
hội, làng xóm, nhà

nước
Đất
Nước
ngọt
Khoáng
sản
Gien di
truyền
Tài nguyên thiên nhiên
phương thức sản xuất được cải tiến để khai thác và sử dụng TNTN được nhiều hơn tất
yếu dẫn đến suy thoái MT lớn hơn.
Giữa con người, tài nguyên và môi trường có mối quan hệ với nhau theo hình sau

Hình 4.2: Mối quan hệ giữa con người, TNTN và MT
4.2. Tài nguyên đất
Con người được sinh ra trên mặt đất , sống và lớn lên nhờ vào đất và khi chết lại
trở về với đất . Tuy nhiên không ít người có thái độ thờ ơ với thiên nhiên nên không biết
đất là gì, đất sinh ra từ đâu, đất quý giá thế nào và vì sao chúng ta cần bảo vệ nguồn tài
nguyên đất.
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đất. Vào1897, nhà thổ nhưỡng
học người Nga Docutraep định nghĩa: “ Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu
đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm có : đá
địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và thời gian “.
Đây là định nghĩa đầu tiên khá hoàn chỉnh về đất. Sau này một số nhà nghiên cứu
cho rằng cần bổ sung thêm nột số yếu tố khác, đặc biệt là vai trò của con người, chính
con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều khi đã tạo ra hẳn một loại đất
mới chưa hề có trong tự nhiên, đó là đất lúa nước .
Nếu biểu thị định nghĩa trên dưới dạng một công thức toán học thì ta có thể coi
đất là hàm của một số yếu tố hình thành đất theo thời gian:
Đ = f ( Đa , Đh, Kh, N, SV, CN) t

Trong đó : Đ : đất
Đa : đá
Đh : địa hình
Kh : khí hậu
N : nước
Nhu cầu tiêu dùng và
phát triển
Tài nguyên
thiên nhiên
Sinh thái và
môi trường
Công cụ và phương thức
sản xuất
Con
người
SV : sinh vật
CN : hoạt động của con người
t : thời gian
Thành phần cấu tạo của đất gồm: các hạt khoáng 40%, hợp chất humic 5%, không
khí 20% và nước 35%. Thành phần hóa học trung bình của đất được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Hàm lượng trung bình của các nguyên tố hóa học trong đá và đất tính theo %
trọng lượng ( Nguồn Vinograđôp, 1950)

Nguyên tố Đá Đất
O
Si
Al
Fe
Ca
Na

K
Mg
Ti
H
C
S
P
N
47,2
27,6
8,8
5,1
3,6
2,64
2,6
2,1
0,6
0,15
0,10
0,09
0,08
0,00
49,0
33,0
7,13
3,8
1,37
0,63
1,36
0,46

0,46
-
2,0
0,08
0,09
0,10
[Nguồn: 10]
DT đất toàn cầu và quy mô sử dụng đất trên Trái đất như bảng 4.2 và 4.3
Bảng 4.2: Diện tích và sử dụng đất trên Trái đất
TT Hệ sinh thái Diện tích ( x 10
6
km
2
)
1
2
Rừng mưa nhiệt đới
Rừng nhiệt đới theo mùa
7,11
7,105
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
Rừng thường xanh vùng khí hậu ôn hòa
Rừng rụng lá vùng khí hậu ôn hòa
Rừng Taiga
Rừng cây gỗ, cây bụi
Savan
Đồng cỏ nhiệt đới
Đồng cỏ vùng khí hậu ôn hòa
Sa mạc, bán sa mạc
Sa mạc khắc nghiệt
Đất canh tác
Đất lúa
Đầm lầy, đầm phá
Tundra
Pha tạp
7,306
6,834
7,013
7,173
10,695
2,115
10,467
12,001
12,575
15,776
1,45
2,101

6,947
15,210
Tổng số 130.428
Nguồn : Bouwman,1988
Bảng 4.3: Tỷ lệ % diện tích các loại đất trên thế giới (FAO,1990)
Loại đất Tỷ lệ%
- Tuyết, băng, hồ 11,5
- Đất hoang mạc 8,7
- Đất núi 16,3
- Đất đài nguyên 4,0
- Đất podzon 9,2
- Đất nâu rừng 3,5
- Đất đỏ 17,1
- Đất đen 5,2
- Đất màu hạt dẻ 8,9
- Đất xám 9,4
- Đất phù sa 3,9
- Các loại đất khác 3,2
Qua bảng trên cho thấy, những loại đất quá xấu (4 loại đầu) chiếm tới 40,5%.
Hiện trạng sử dụng đất của thế giới theo FAO như sau:
- 20% diện tích đất ở vùng quá lạnh, không sản xuất được
- 20% diện tích đất ở vùng quá khô, hoang mạc cũng không sản xuất được
- 20% diện tích đất ở vùng quá dốc không canh tác nông nghiệp được
- 20% diện tích đất đang làm đồng cỏ
- 10% diện tích đất ở vùng có tầng đất mỏng (núi đá, đất bị xói mòn mạnh)
- 10% diện tích đang trồng trọt
Tài nguyên đất thế giới như sau: Tổng diện tích : 14.777 triệu ha; Đất đóng băng :
1.527 triệu ha; Đất không phủ băng : 13.251 triệu ha. Trong đó : 12 % DT đất canh tác,
24% DT đất đồng cỏ, 32% DT đất rừng và 32% DT đất cư trú, đầm lầy. DT đất có khả
năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 triệu ha.

Hiện nay tài nguyên đất thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa
trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Trong đó, 10%
đất có tiềm năng nông nghiệp đang bị sa mạc hóa.
Bảng 4.4: Tỷ lệ % của các yếu tố đóng góp vào việc làm suy thoái đất trên TG

Những nguyên
nhân gây thoái
hóa đất
Châu
Âu
Bắc
Mỹ
Trung
Mỹ
Nam
Mỹ
Châu
Phi
Châu
Á
Châu
Đại
Dương
Toàn
Thế
giơí
- Do mất rừng
- Do khai thác
rừng quá mức
- Do gặm cỏ quá

mức
- Do hoạt động
nông nghiệp
- Do hoạt động
công nghiệp
39
-
23
29
9
4
-
30
66
-
22
18
15
45
-
41
5
28
26
-
14
13
49
24
-

40
7
26
27
-
12
-
80
8
-
30
7
34
28
-
Nguồn : Viện Tài nguyên thế giới, 1995

Bảng 4.5: Sự suy giảm diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam

Năm Dân số ( tr người) Diện tích đất NN (tr.ha ) Bình quân/ng ( ha/ng )
1940 20,2 5,2 0,26
1955 25,1 4,7 0,19
1975 47,6 5,6 0,12
1980 53,7 7,0 0,13
1985 59,7 6,8 0,11
1990 65,7 7,1 0,105

×