Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

LUẬN VĂN:HỆ THỐNG THÔNG TIN GIAO THÔNG SỬ DỤNG SMS (SMS SERVER) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 63 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ






Vũ Văn Vịnh






HỆ THỐNG THÔNG TIN GIAO THÔNG
SỬ DỤNG SMS
(SMS SERVER)








KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Công Nghệ Thông Tin













Hà Nội – 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ






Vũ Văn Vịnh







HỆ THỐNG THÔNG TIN GIAO THÔNG

SỬ DỤNG SMS
(SMS SERVER)








KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Ngành: Công Nghệ Thông Tin

Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Châu









Hà Nội – 2010
Tóm tắt nội dung

Hệ thống thông tin giao thông sử dụng SMS: cung cấp thông tin giao thông qua
website, qua tin nhắn SMS, hỗ trợ người dùng với phần mềm trên điện thoại di động.
Hệ thống cũng cho phép cập nhật thông tin các tuyến đường bằng SMS. Hệ thông gồm

2 phần: phần client và phần server.
Phần Client là ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động hỗ trợ người dùng sử
dụng hệ thống thuận tiện hơn. Client được sử dụng nhằm lưu thông tin các tuyến
đường xem thường xuyên, lưu các mã tuyến đường – nút giao thông để người dùng có
thể tự nhắn tin truy vấn thông tin tới tổng đài.
Phần server thực hiện xử tin nhắn truy vấn: tra cứu thông tin tuyến đường- nút
giao thông. Server được sử dụng với mục đích cập nhật tình trạng về tuyền đường –
nút giao thông trực tiếp trên hệ thống, hoặc qua SMS từ điện thoại di động để cập nhật.
Hiển thị các tin tức, thông tin giao thông, hướng dẫn sử dụng hệ thống cho
những người truy cập website, thông tin dự báo thời tiết để người tham gia giao thông
thuận tiện hơn cho việc tham gia giao thông và hỗ trợ trực tuyến cung cấp thông tin,
kỹ thuật cho người dùng.
Phạm vi của khóa luận tập trung phát triển phần server.
Lời cảm ơn

Trong quá trình hoàn thành khóa luận, ngoài những cố gắng của chính bản thân
em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô hướng dẫn, các anh chị đi trước
và tất cả bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Trần Thị Minh Châu, người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em rất nhiệt tình trong quá trình làm khóa luận.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Đại học
Công Nghệ và nhất là các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã truyền đạt cho
em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu.




Hà Nội, 5/2010
Mục lục


Chương 1. Mở đầu 1
Chương 2. Kiến thức cơ bản về SMS 2
2.1 Giới thiệu SMS 2
2.2 SMS Gateway 3
2.3 Xây dựng ứng dựng SMS 4
Chương 3. Tổng quan về hệ thống thông tin giao thông sử dụng SMS 5
3.1 Tổng quan về hệ thống 5
3.2 Các yêu cầu 6
3.2.1 Yêu cầu về người sử dụng 6
3.2.2 Yêu cầu về quản trị 6
Chương 4. Phân tích 7
4.1 Phân tích yêu cầu 7
4.1.1 Yêu cầu chức năng 7
4.1.1.1 Chức năng quản lý khu vực 7
4.1.1.2 Chức năng quản lý tuyến đường 8
4.1.1.3 Chức năng quản lý tin tức 9
4.1.1.4 Chức năng quản lý việc cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu 10
4.1.1.5 Hiển thị trạng thái các tuyến đường, tin tức giao thông trên website 10
4.1.1.6 Cung cấp thông tin qua tin nhắn SMS 11
4.1.1.7 Cập nhật trạng thái tuyến đường qua SMS vào cơ sở dữ liệu 11
4.1.2 Yêu cầu hệ thống 11
4.1.3 Yêu cầu phi chức năng 11
4.2 Biểu đồ ca sử dụng 11
4.2.1 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát 12
4.2.1.1 Biểu đồ 12
4.2.1.2 Mô tả luồng sự kiện 13
4.2.2 Biểu đồ ca sử dụng phân rã 16
4.2.2.1 Chức năng quản lý khu vực 16
4.2.2.2 Chức năng quản lý tuyến đường – nút giao thông 16
4.2.2.3 Chức năng quản lý cập nhật 17

4.2.2.4 Chức năng quản lý tin tức 17
4.2.2.5 Chức năng người dùng truy vấn thông tin giao thông qua SMS 18
4.2.2.6 Chức năng người dùng cập nhật thông tin tuyến đường 18
4.2.2.7 Chức năng người dùng xem tin tức 18
4.3 Biểu đồ lớp 19
4.4 Thiết kế cho từng chức năng 20
4.4.1 Chức năng quản lý khu vực 21
4.4.2 Chức năng quản lý tuyến đường – nút giao thông 22
4.4.3 Chức năng quản lý cập nhật 22
4.4.4 Chức năng quản lý tin tức 23
4.4.5 Chức năng đăng nhập 23
4.4.6 Chức năng người dùng cập nhật thông tin tuyến đường 24
4.4.7 Chức năng người dùng xem thông tin giao thông 24
4.4.8 Chức năng người dùng xem tin tức giao thông 25
Chương 5. Thiết kế 26
5.1 Biểu đồ tuần tự 26
5.1.1 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng đăng nhập hệ thống 27
5.1.2 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng quản lý khu vực 28
5.1.3 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng quản lý tuyến đường – nút giao thông 29
5.1.4 Biều đồ tuần tự ca sử dụng quản lý cập nhật 30
5.1.5 Biều đồ tuận tự ca sử dụng quản lý tin tức 30
5.1.6 Biều đồ tuần tự ca sử dụng truy vấn thông tin giao thông 32
5.1.7 Biều đồ tuần tự ca sử dụng cập nhật thông tin tuyến đường 33
5.1.8 Biều đồ tuần tự ca sử dụng người dùng xem tin tức 33
5.2 Biểu đồ lớp chi tiết phần thiết kế 34
5.3 Thiết kế chức năng 34
5.3.1 Đăng nhập hệ thống 35
5.3.2 Quản lý khu vực 35
5.3.3 Quản lý tuyến đường – nút giao thông 36
5.3.4 Quản lý cập nhật 36

5.3.5 Quản lý tin tức 37
5.3.6 Người dùng xem tin tức 37
5.3.7 Người dùng truy vấn thông tin giao thông qua SMS 38
5.3.8 Người dùng cập nhật thông tin giao thông qua SMS 38
5.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu 39
5.4.1 Bảng tbl_user 39
5.4.2 Bảng tbl_road 39
5.4.3 Bảng tbl_position 40
5.4.4 Bảng tbl_tel 41
5.4.5 Bảng tbl_content 41
5.5 Thiết kế giao diện 42
5.5.1 Đăng nhập hệ thống 42
5.5.2 Quản lý khu vực 42
5.5.3 Quản lý tuyến đường – nút giao thông 43
5.5.4 Quản lý cập nhật 43
5.5.5 Quản lý tin tức 43
5.5.6 Giao diện trang chủ 44
5.5.7 Giao diện trang tin tức 45
5.5.8 Giao diện trang giới thiệu 47
5.6 Cấu trúc tin nhắn SMS giao tiếp với hệ thống 47
5.6.1 Cấu trúc tin nhắn SMS truy vấn thông tin tuyến đường 47
5.6.2 Cấu trúc tin nhắn SMS cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu 48
Chương 6. Cài đặt và triển khai 49
6.1 Công nghệ và các công cụ hỗ trợ 49
6.2 Cài đặt và cấu hình 49
6.2.1 Cài đặt 49
6.2.2 Cấu hình server 49
6.2.3 Kiểm tra 50
6.2.3.1 Kiểm tra chức năng đăng nhập 50
6.2.3.2 Kiểm tra chức năng quản lý khu vực 50

6.2.3.3 Kiểm tra chức năng quản lý tuyến đường – nút giao thông 50
6.2.3.4 Kiểm tra chức năng quản lý cập nhật 50
6.2.3.5 Kiểm tra chức năng quản lý tin tức 50
6.3 Thử nghiệm và kết quả 51
6.3.1 Thử nghiệm 51
6.3.2 Kết quả 51
Chương 7. Tổng kết 52
7.1 Kết luận 52
7.2 Hướng phát triển 52
Danh sách bảng biểu

STT Tên bảng biểu Trang

Bảng 1 Các phần tử mô hình ca sử dụng 11
Bảng 2 Mô tả ca sử dụng đăng nhập hệ thống 13
Bảng 3 Mô tả ca sử dụng quản lý khu vực 12
Bảng 4 Mô tả ca sử dụng quản lý tuyến đường – nút giao thông 13
Bảng 5 Mô tả ca sử dụng quản lý cập nhật 14
Bảng 6 Mô tả ca sử dụng quản lý tin tức 14
Bảng 7 Mô tả ca sử dụng truy vấn thông tin tuyến đường 15
Bảng 8 Mô tả ca sử dụng xem tin tức 15
Bảng 9 Mô tả ca sử dụng cập nhật trạng thái tuyến đường 16
Bảng 10 Các thành phần trong biểu đồ lớp 19
Bảng 11 Các kiểu lớp 21
Bảng 12 Các thành phần trong biểu đồ tuần tự 26
Bảng 13 tbl_user - lưu trữ tài khoản quản trị 39
Bảng 14 tbl_road - lưu trữ thông tin về tuyến đường – nút giao thông 40
Bảng 15 tbl_posotion - lưu trữ thông tin khu vực 40
Bảng 16 tbl_tel lưu trữ số điện thoại và tùy chọn cập nhật 41
Bảng 17 tbl_content – lưu trữ thông tin về tin tức 41

Bảng 18 Bảng kết quả thử nghiệm 51



Danh sách hình ảnh

STT Tên hình ảnh Trang

Hình 1 Quá trình gửi tin nhắn cùng chuẩn trung tâm tin nhắn 2
Hình 2 Quá trình gửi tin nhắn khác chuẩn trung tâm tin nhắn 3
Hình 3 SMS gateway 3
Hình 4 Ứng dụng SMS gateway 4
Hình 5 Tổng quan hệ thống 5
Hình 6 Mô hình hóa chức năng quản lý khu vực 7
Hình 7 Mô hình hóa chức năng quản lý tuyến đường 8
Hình 8 Mô hình hóa chức năng quản lý tin tức 9
Hình 9 Mô hình hóa chức năng quản lý cập nhật 10
Hình 10 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát 12
Hình 11 Biểu đồ ca sử dụng quản lý khu vực 16
Hình 12 Biểu đồ ca sử dụng quản lý tuyến đường 17
Hình 13 Biểu đồ ca sử dụng quản lý cập nhật 17
Hình 14 Biểu đồ ca sử dụng quản lý tin tức 18
Hình 15 Biểu đồ ca sử dụng truy vấn thông tin tuyến đường 18
Hình 16 Biểu đồ ca sử dụng cập nhật thông tin tuyến đường 18
Hình 17 Biểu đồ ca sử dụng xem tin tức 18
Hình 18 Biểu đồ lớp phân tích 20
Hình 19 Thiết kế lớp chức năng quản lý khu vực 21
Hình 20 Thiết kế lớp chức năng quản lý tuyến đường 22
Hình 21 Thiết kế lớp chức năng quản lý cập nhật 22
Hình 22 Thiết kế lớp chức năng quản lý tin tức 23

Hình 23 Thiết kế lớp chức năng đăng nhập 23
Hình 24 Thiết kế lớp chức năng cập nhật thông tin tuyến đường 24
Hình 25 Thiết kế lớp chức năng xem thông tin 24
Hình 26 Thiết kế lớp chức năng xem tin tức 25
Hình 27 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng đăng nhập hệ thống 27
Hình 28 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng quản lý khu vực 28
Hình 29 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng quản lý tuyến đường 29
Hình 30 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng quản lý cập nhật 30
Hình 31 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng quản lý tin tức 31
Hình 32 Biểu đồ ca sử dụng truy vấn thông tin 32
Hình 33 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng cập nhật thông tin tuyến đường 33
Hình 34 Biểu đồ tuần tự ca sử dụng xem tin tức 33
Hình 35 Biểu đồ lớp chi tiết phần thiết kế 34
Hình 36 Biểu đồ thiết kế đăng nhập hệ thống 35
Hình 37 Biểu đồ thiết kế quản lý khu vực 35
Hình 38 Biểu đồ thiết kế quản lý tuyến đường 36
Hình 39 Biểu đồ thiết kế quản lý cập nhật 36
Hình 40 Biểu đồ thiết kế quản lý tin tức 37
Hình 41 Biểu đồ thiết kế xem tin tức 37
Hình 42 Biểu đồ truy vấn thông tin tuyến đường 38
Hình 43 Biểu đồ thiết kế cập nhật thông tin qua SMS 38
Hình 44 Mô hình dữ liệu tổng thể 39
Hình 45 Thiết kế giao diện đăng nhập 42
Hình 46 Thiết kế giao diện quản lý khu vực 42
Hình 47 Thiết kế giao diện quản lý tuyến đường-nút giao thông 43
Hình 48 Thiết kế giao diện quản lý cập nhật 43
Hình 49 Thiết kế giao diện quản lý tin tức 44
Hình 50 Thiết kế giao diện trang chính 45
Hình 51 Thiết kế giao diện trang tin tức 46
Hình 52 Thiết kế giao diện trang giới thiệu 47

Hình 53 Sửa file php.ini 49




Bảng các chữ viết tắt

AM/FM Frequency modulation/ Amplitude modulation
CDMA Code Division Multiple Access
CSDL Cơ sở dữ liệu
GSM Global System for Mobile Communications
SMSC Short messgae service center
SMS Short Message Services
UML Unified Modeling Language
1
Chương 1. Mở đầu
Giao thông tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh luôn là vấn đề
bức xúc và được bàn luận nhiều, đó thực sự là một bài toán khó giải quyết. Bài toán
đặt ra là làm sao để giúp người dân tham gia giao thông khu vực thành phố được lưu
thông một cách thuận tiện khi cơ sở hạ tầng chưa thể đáp ứng kịp?
Hiện tại, đã có một số cổng thông tin giao thông đã hoạt động, với mục đích
giúp người dân tham gia giao thông hiệu quả hơn. Một trong những cổng thông tin
giao thông được đánh giá cao nhất hiện nay là VOV- giao thông, được phát sóng trên
tần số 91Mhz của đài tiếng nói Việt Nam. Khi nó bắt đầu hoạt động tới giờ thực sự
mang lại hiệu quả rất tốt, cung cấp thông tin giao thông cho người dân, thông tin về
những tuyến đường bị tắc, sửa chữa, về những tuyến đường bị cấm khi có những sự
kiện quan trọng…Những người tham gia giao thông thì không phải ai cũng mang theo
bên mình đài AM/FM hoặc có những điện thoại thu được sóng FM. Nên thông tin
chưa được rộng rãi tới người tham gia giao thông.
Chúng ta hiện nay đã quen thuộc với những chiếc điện thoại di động, nó gần

như là vật bất ly thân. Và hơn thế nữa, chúng ta cũng đã quen với các tổng đài nhắn
tin. Ví dụ: nhắn tin tới tổng đài để bầu chọn, để nhận thông tin giá vàng,hay nhắn tin
để tải nhạc chuông hình ảnh…
Vì thế sử dụng SMS vào hệ thống thông tin giao thông là khả thi. Người tham
gia giao thông cần biết thông tin về những tuyến đường mình cần qua, để có thể lưu
thông thuận tiện hơn. Với những người truy cập internet thì có thể tra cứu thông tin
trực tiếp tại website, hay chỉ với phần mềm nhỏ trên điện thoại di động hoặc với một
tin nhắn tới tổng đài người tham gia giao thông đã có thể biết thông tin về đoạn đường
mình cần đi qua.
Khóa luận gồm các nội dụng như sau:
Chương 1. Mở đầu: Giới thiệu về đề tài khóa luận, ý nghĩa và tính khả thi của
đề tài.
Chương 2. Kiến thức cơ bản về SMS: Trình bày tóm tắt các kiến thức cơ bản
về SMS, SMS Gateway và cách xây dựng ứng dụng SMS trong khóa luận.
Chương 3. Tổng quan về hệ thống thông tin giao thông sử dụng SMS: Giới
thiệu tổng quan về hệ thống thông tin giao thông sử dụng SMS, các yêu cầu đề ra về
hệ thống, các giải pháp liên quan.
Chương 4. Phân tích: Bao gồm các tài liệu liên quan tới quá trình phân tích
của hệ thống. Các mô hình ca sử dụng và tài liệu đặc tả, các mô hình lớp, thiết kế lớp
cho từng chức năng.
Chương 5. Thiết kế: Bao gồm các tài liệu liên quan tới thiết kế hệ thống: Biểu
đồ tuần tự, biểu đồ lớp chi tiết, thiết kế các chức năng, thiết kế cơ sở dữ liệu và thiết kế
giao diện.
Chương 6: Cài đặt và triển khai: Trình bài các vấn đề liên quan đến việc cài
đặt và triển khai hệ thống. Kết quả đạt được khi chạy thử hệ thống.
Chương 7. Tổng kết: Trình bày tóm tắt các kết quả đạt được. Hướng mở rộng,
phát triển hệ thống.
2
Chương 2. Kiến thức cơ bản về SMS
2.1 Giới thiệu SMS

SMS là viết tắt của Short Message Service, là một giao thức viễn thông cho
phép gửi các thông điệp không quá 160 ký tự. SMS được hỗ trợ trên tất cả các điện
thoại công nghệ GSM(Global System for Mobile Communications), CDMA(Code
Division Multiple Access)
Một tin nhắn SMS có thể chứa tối đa 140 byte (1120 bit) dữ liệu, nhưng với
công nghệ mới có thể kết hợp nhiều tin nhắn SMS để có thể gửi được nội dung lớn
hơn, tin nhắn SMS cũng hỗ trợ đa ngôn ngữ. Nó cũng hoạt động tốt với tất cả các ngôn
ngữ sử dụng bộ mã Unicode.
Mỗi mạng di động đều sử dụng một hoặc nhiều trung tâm tin nhắn viết tắt là
SMSC. Nhiệm vụ của các trung tâm tin nhắn này là xử lý hoạt động của các tin nhắn.
Gửi một tin nhắn nội mạng, hoặc ngoại mạng- với những mạng cùng sử
dụng công nghệ:
Tin nhắn được gửi từ một điện thoại di động, và đến trung tâm nhắn tin của
mạng viễn thông đó. Từ trung tâm nhắn tin, tin nhắn sẽ được gửi đến điện thoại người
nhận. Nếu điên thoại người nhận không trực tuyến, thì tin nhắn sẽ được lưu lại trên
trung tâm tin nhắn, nó sẽ được gửi khi điện thoại người nhận trực tuyến, bị xóa nếu
quá một khoảng thời gian nhất định.

Hình 1: Quá trình gửi tin nhắn cùng chuẩn trung tâm tin nhắn

Gửi một tin nhắn ngoại mạng với hai mạng sử dụng hai công nghệ khác
nhau:
Ví dụ như một mạng sử dụng CDMA(mạng Sfone), một mạng sử dụng GSM(mạng
vinahone).
Tin nhắn được gửi từ một điện thoại di động, đến trung tâm tin nhắn của mạng
viễn thông đó. Từ trung tâm nhắn tin này, tin nhắn được xác định sẽ gửi đi trung tâm
nhắn tin nào dựa trên thông tin địa chỉ đến trong tin nhắn. Và tin nhắn được gửi từ
trung tâm nhắn tin của bên nhận đến điện thoại của người nhận. Tin nhắn cũng được
lưu lại ở đây nếu người người nhận không trực tuyến và bị xóa nếu trong một khoảng
thời gian nếu người nhận không trực tuyến.

3

Hình 2: Quá trình gửi tin nhắn khác chuẩn trung tâm tin nhắn

Một tin nhắn có thể cài đặt được chế độ thông báo, thông báo khi tin nhắn đã
gửi đến trung tâm nhắn tin, điện thoại người nhận. Người dùng điện thoại di động còn
có thể tùy chọn thời gian lưu lại trên trung tâm nhắn tin nếu người nhận không trực
tuyến.
2.2 SMS Gateway
Các trung tâm tin nhắn được phát triển bởi các công ty khác nhau với những
giao thức khác nhau. Cũng không thể kết nối hai trung tâm nhắn tin nếu không cùng
chung một giao thức. Giải pháp ở đây là sử dụng một SMS Gateway để chuyển tiếp
giữa hai trung tâm tin nhắn. SMS gateway hỗ trợ các giao thức khác nhau của các
SMSC, đồng thời nó cũng hỗ trợ các giao thức như http hay với cả https và nhiều giao
thức khác.

Hình 3: SMS gateway
Từ đó ta cũng có thể xây dựng một ứng dụng tin nhắn.Kết nối tới SMS
Gateway thông qua giao thức http/https từ đó có thể gửi đi các mạng viễn thông khác.
4

Hình 4: Ứng dụng SMS gateway
2.3 Xây dựng ứng dựng SMS
Câu hỏi đầu tiên đặt ra khi xây dựng một ứng dụng SMS là làm thế nào để gửi
và nhận một tin nhắn SMS từ máy tính tới điện thoại?
Có nhiều cách để gửi và nhận tin nhắn từ máy tính tới điện thoại. Như kết nối
máy tinh tới một điện thoại có chức năng GSM modem, hoặc kết nối tới GSM/GPRS
modem. Sau đó dùng máy tính và sử dụng lệnh AT để hướng dẫn điện thoại hoặc
GSM/GPRS modem gửi SMS hoặc kết nối tới một SMS Gateway của một công ty
dịch vụ viên thông.

Trong khóa luận này tôi sử dụng phương pháp kết nối tới một SMS Gateway
của công ty cổ phần Xích Việt, với đầu số tổng đài 8x27 từ khóa: VG TTGT.
Hoạt động của một SMS Gateway khi sử dụng chung đầu số tổng đài: Một SMS
Gateway hoạt động với một đầu số, nhiều ứng dụng sử dụng chung đầu số đó, với mỗi
ứng dụng sử dụng một từ khóa. Khi một tin nhắn được gửi tới tổng đài, thì SMS
Gateway sẽ dựa vào từ khóa để chuyển tiếp các tin nhắn tới ứng dụng đăng ký sử dụng
từ khóa đó, từ các ứng dụng đó tin nhắn phản hồi sẽ qua SMS Gateway và được gửi đi.
Thanh toán dịch vụ với các ứng dụng tin nhắn SMS cũng rất thuận tiện. Tin
nhắn SMS hỗ trợ thanh toán ngược, nghĩa là người nhắn tin đến tổng đài sẽ phải trả chi
phí dịch vụ thông qua trả chi phí cho tin nhắn đó.
Một thuận lợi nữa khi xây dựng các dụng SMS là được hỗ trợ bởi hầu hết các
điện thoại di động và tất cả các mạng viễn thông di động tại Việt Nam.
5

Chương 3. Tổng quan về hệ thống thông tin giao
thông sử dụng SMS
3.1 Tổng quan về hệ thống
Người dân khi tham gia giao thông đều muốn biết thông tin về các tuyến đường
mình sẽ đi qua, để có phương án di chuyển một cách thuận tiện hơn. Bài toán đặt ra là
làm sao để người dân có được thông tin về các tuyến đường nhanh chóng, đơn giản và
thuận tiện. Những công cụ nhanh nhất và hiệu quả để có thể thực hiện điều đó là
Internet và mạng viễn thông di động. Người sử dụng có thể truy cập vào website, sử
dụng phần mềm trên điện thoại di động để xem thông tin, hay đơn giản là gửi một tin
nhắn SMS đến tổng đài để có thông tin về tuyến đường mình quan tâm.
Một tin nhắn SMS có thể chứa được 160 ký tự, đủ để chứa thông tin về một
tuyến đường, hơn nữa việc sử dụng tin nhắn SMS cũng rất linh hoạt, người dùng có
thể nhắn tin mọi lúc mọi nơi. Hệ thống cũng đáp ứng được với các thuê bao di động ở
các mạng viễn thông di động.
Hệ thống thông tin giao thông sử dụng SMS gồm 2 phần: server và client. Phạm
vi của khóa luận này tập trung vào phát triển phần Server.



Hình 5: Tồng quan hệ thống
Phần Client: Phần mềm trên điện thoại di động
Người sử dụng hệ thống có thể cài phần mềm trên điện thoại di động của mình,
sử dụng phần mềm đó để tra cứu thông tin giao thông về những tuyến đường mình đi.
Với những tiện ích: tự động cập nhật, tra cứu mã số để tự nhắn tin tới tổng đài khi truy
vấn thông tin.
Phần Server: Server hệ thống
Phần server thực hiện xử tin nhắn truy vấn: tra cứu thông tin tuyến đường- nút
giao thống. Cập nhật tình trạng về tuyền đường – nút giao thông trực tiếp trên hệ
thống, hoặc sử dụng SMS từ điện thoại di động để cập nhật.
Trên website hiển thị các tin tức, thông tin giao thông, hướng dẫn sử dụng hệ
thống cho những người truy cập, thông tin dự báo thời tiết để người tham gia giao
6
thông thuận tiện hơn cho việc tham gia giao thông. Hỗ trợ trực tuyến để giúp đỡ kỹ
thuật với người sử dụng.
3.2 Các yêu cầu
3.2.1 Yêu cầu về người sử dụng
Người dân khi tham gia giao thông muốn biết thông tin về các tuyến đường
mình sẽ đi qua như: Tuyến đường đó có lưu thông bình thường không? Nếu tắc thì khi
nào có thể lưu thông được? hoặc nếu tuyến đường đó bị cấm thì có thể đi qua tuyến
đường nào?
Người sử dụng có thể truy cập và website để xem thông tin về các tuyến đường
trong từng khu vực, xem tin tức về giao thông, dự báo thời tiết. Người dùng cũng có
thể sử dụng hệ thống qua các mạng viễn thông di động bằng cách sử dụng phần mềm
trên điện thoại di động, hoặc nhắn tin tới tổng đài để biết thông tin về tuyến đường
mình sẽ đi qua.
3.2.2 Yêu cầu về quản trị
Người quản trị có thể đăng nhập ở bất cứ đâu để quản trị hệ thống. Họ có quyền

kiểm soát tất cả hoạt động của hệ thống như: quản lý các tuyến đường, khu vực, các
bài viết tin tức, chế độ cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu. Cụ thể như thêm, xóa, sửa
các khu vực, các tuyến đường hay viết bài, chỉnh sửa nội dung các bài tin tức.
7

Chương 4. Phân tích
4.1 Phân tích yêu cầu
4.1.1 Yêu cầu chức năng
4.1.1.1 Chức năng quản lý khu vực
Với chức năng này người quản trị có thể quản lý được những khu vực có trong
hệ thống. Chức năng quản lý khu vực có những chức năng nhỏ:
 Thêm mới một khu vực: Với chức năng này hệ thống sẽ hiển thị một
form nhập để người quản trị nhập thông tin, dữ liệu trên form khi nhập
xong được đưa vào cơ sở dữ liệu để xử lý.Hai khu vực trùng mã sẽ
không được đưa vào cơ sở dữ liệu.
 Sửa thông tin một khu vực: Chức năng này người quản trị có thể sửa
thông tin của một khu vực đã có trên hệ thống.
 Xóa một khu vực: Người quản trị có thể chọn xóa một hay nhiều khu
vực khi cần thiết.
























Hình 6: Mô hình hóa chức năng quản lý khu vực

Quản lý khu
v
ực

Kết thúc
Chọn chức
năng

Thêm mới khu
v
ực

Cập nhật
CSDL

Xóa

Sửa thông
tin

8
4.1.1.2 Chức năng quản lý tuyến đường
Người quản trị quản lý những tuyến đường, nút giao thông trong hệ thống.
Chức năng quản lý tuyến đường có những chức năng nhỏ:
 Thêm mới một tuyến đường: Người quản trị hệ thống nhập thông
tin về tuyến đường, chọn khu vực cho tuyến đường đó. Kiểm tra
xem tuyến đường có trùng với tuyến đường đã có trên hệ thống.
 Sửa thông tin một tuyến đường: Người quản trị có thể sửa những
thông tin về tuyến đường,chọn lại khu vực của tuyến đường đó.
 Xóa tuyến đường: Người quản trị có thể xóa một hoặc nhiều
tuyến đường khi cần thiết.
 Cập nhật trạng thái cho tuyến đường: Người quản trị cập nhật
trạng thái của tuyến đường, nút giao thông. Hệ thống sẽ hiển thị
một form nhập dữ liệu trạng thái: tuyến đường lưu thông bình
thường, tuyến đường bị tắc(thời gian dự kiến lưu thông bình
thường, lý do hoặc hướng dẫn di chuyển nếu tuyến đường bị
cấm).


























Hình 7: Mô hình hóa chức năng quản lý tuyến đường
Quản lý
tuyến đường
Kết thúc
Chọn chức
năng

Thêm mới
tuy
ến đ
ư
ờng

Cập nhật
CSDL


Xóa
Sửa thông
tin

Cập nhật
tr
ạng thái

9
4.1.1.3 Chức năng quản lý tin tức
Chức năng này giúp người quản trị quản lý các bài viết tin tức giao thông trên
hệ thống. Chức năng này cũng có những chức năng nhỏ:
 Thêm mới một bài viết: Hệ thống hiển thị một form nhập, hỗ trợ người
quản trị soạn thảo bài viết: căn chỉnh font, màu,size, hình ảnh …
 Sửa thông tin bài viết: Hệ thống cho phép người quản trị sửa những
thông tin liên quan tới bài viết.
 Xóa bài viết: Chức năng này cho phép người quản trị xóa một hay nhiều
bài viết đã có trên hệ thống.


























Hình 8: Mô hình hóa chức năng quản lý tin tức


Quản lý tin tức
Kết thúc
Chọn chức
năng

Thêm mới bài
viết
Cập nhật CSDL
Xóa
Sửa bài viết
10

4.1.1.4 Chức năng quản lý việc cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu

Người quản trị quản lý tùy chọn cho phép những ai cập nhật thông tin vào cơ sở
dữ liệu: Giới hạn những số điện thoại, hay cho phép tất cả các số điện thoại nhắn tin
SMS để cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu. Chức năng này cũng có những chức năng
nhỏ để quản lý danh sách những số điện thoại trong danh sách giới hạn số điện
thoại(những số điện thoại được phép cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu qua nhắn tin
SMS): Thêm, sửa, xóa các bài viết.































Hình 9: Mô hình hóa chức năng quản lý cập nhật

4.1.1.5 Hiển thị trạng thái các tuyến đường, tin tức giao thông trên website
Các tuyến đường được sắp xếp theo từng khu vực để tìm kiếm thuận tiện hơn.
Quản lý cập nhật
thông tin vào
CSDL

Kết thúc
Tùy chọn cho
phép cập nhật
Chỉ có Admin
được cập nhật
Admin + giới hạn
các số điện thoại
cập nhật
Tất cả được
phép cập nhật
Lưu tùy chọn
vào CSDL
11
4.1.1.6 Cung cấp thông tin qua tin nhắn SMS
Hệ thống cung cấp thông tin trạng thái tuyến đường qua tin nhắn SMS: Khi
người sử dụng hệ thống nhăn tin SMS theo cú pháp để truy vấn thông tin về một tuyến

đường. Hệ thống xử lý và trả lại thông tin trạng thái tuyến đường đó, thông tin này sẽ
được gửi qua tin nhắn SMS đến số điện thoại đã nhắn tin tới.
4.1.1.7 Cập nhật trạng thái tuyến đường qua SMS vào cơ sở dữ liệu
Khi người quản trị cho phép một số điện thoại (hoặc tất cả các số điện thoại)
được cập nhật thông tin trạng thái tuyến đường vào cơ sở dữ liệu. Tin nhắn SMS theo
cú pháp từ số điện thoại đó tới hệ thống, hệ thống kiểm tra và cập nhật thông tin vào
cơ sở dữ liệu, và gửi thông báo tới số điện thoại đã nhắn tin.
4.1.2 Yêu cầu hệ thống
- Chỉ cho phép truy cập vào hệ thống với vai trò người quản trị.
- Các chức năng chính xác rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho người sử dụng hệ
thống.
- Website đơn giản thuận tiện cho người sử dụng.
4.1.3 Yêu cầu phi chức năng
- Lợi ích tới đối tượng người sử dụng: Thân thiện, dễ sử dụng, đảm bảo việc
truy xuất nhanh.
- Hỗ trợ tốt trên các trình duyệt: IE 8 trở lên hoặc Mozilla firefox
- Có khả năng mở rộng.
4.2 Biểu đồ ca sử dụng
Biểu đồ ca sử dụng biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống. Từ tập yêu cầu của
hệ thống, biểu đồ ca sử dụng sẽ phải chỉ ra hệ thống cần phải thực hiện điều gì để thỏa
mãn các yêu cầu của người dùng hệ thống đó. Biểu đồ ca sử dụng chỉ ra sự tương tác
giữa các tác nhân và hệ thống qua các ca sử dụng.
Một biểu đồ ca sử dụng là một tập hợp các tác nhân, các ca sử dụng và các mỗi
quan hệ giữa chúng. Các ca sử dụng trong biểu đồ ca sử dụng có thể được phân ra theo
nhiều mức khác nhau.

Bảng 1 : Các phần tử mô hình ca sử dụng

Phần tử mô
hình

Ý nghĩa Cách biểu diễn Ký hiệu biểu đồ

Ca sử dụng
Biểu diễn một chức
năng xác định của hệ
thống
Hình ellip chưa
tên của ca sử
dụng

Ca sử dụng
12


Tác nhân
Là một đối tượng bên
ngoài hệ thống tương
tác trực tiếp với các ca
sử dụng
Biểu diễn bở
một hình người
tượng trưng




Mối quan hệ
giữa các ca sử
dụng





Tùy từng dạng quan hệ

Extend và
include có dạng
các mũi tên đứt
nét
Quan hệ giữa
tác nhân và ca
sử dụng dạng
đường thẳng
<<include>>

<<extend>>



Biên của hệ
thống
Tách biệt phần bên
trong và bên ngoài hệ
thống
Được biểu diễn
bởi một hình
chữ nhật rỗng
System



4.2.1 Biểu đồ ca sử dụng tổng quát
4.2.1.1 Biểu đồ
System
Quan tri
Dang nhapQuan ly khu vuc
Quan ly tuyen duong
Quan ly cap nhat
Quan ly tin tuc
Thoat
<<include>>
<<include>>
<<include>>
<<include>>
<<include>>
<<extend>>
Nguoi dung
Thong tin giao thong
Tin tuc
Cap nhat thong tin
<<extend>>
<<extend>>
<<extend>>

Hình 10: Biểu đồ ca sử dụng tổng quát
13

4.2.1.2 Mô tả luồng sự kiện
1. Người quản trị bắt đầu đăng nhập hệ thống

Bảng 2: Mô tả ca đăng nhập hệ thống


Tên Use Case Đăng nhập
Tác nhân chính Người quản trị
Kích hoạt Người quản trị đăng nhập hệ thống
Luồng sự kiện chính:
- Người quản trị đăng nhập hệ thống
- Hiển thị nhập ID và Password
- Đăng nhập thành công
- Đăng nhập thất bại
- Hệ thống hiển thị các chức năng quản trị
Luồng sự kiện phụ:
- Hiện thị thông báo khi chưa điền ID và Password.

2. Người quản trị chọn chức năng quản lý khu vực

Bảng 3: Mô tả ca sử dụng quản lý khu vực

Tên Use Case Quản lý khu vực
Tác nhân chính Người quản trị
Kích hoạt Người quản trị chọn chức năng quản lý
khu vực
Luồng sự kiện chính:
- Người quản trị chọn chức năng quản lý khu vực
- Hiển thị các chức năng của quản lý khu vực.
- Thêm, xóa, sắp xếp,hiển thị, sửa thông tin của khu vực.
- Kiểm tra khu vực đó đã có trong csdl hay chưa?
- Hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu
Luồng sự kiện phụ:
- Hiển thị thông báo khi nhập trùng khu vực, chưa chọn đối tượng khi xóa.


3. Người quản trị chọn quản lý tuyến đường – nút giao thông:

Bảng 4:Mô tả ca sử dụng quản lý tuyến đường – nút giao thông

Tên Use Case Quản lý tuyến đường – nút giao thông
Tác nhân chính Người quản trị
14
Kích hoạt Người quản trị chọn chức năng quản lý
tuyến đường – nút giao thông
Luồng sự kiện chính:
- Người quản trị chọn quản lý tuyến đường – nút giao thông
- Hiển thị các chức năng của quản lý tuyến đường
- Nhập thông tin của tuyến đường, kiểm tra mã đó đã có chưa?
- Sửa, xóa, sắp xếp, thông tin của tuyến đường đó.
- Hiển thị tuyến đường – nút giao thông theo khu vực, theo trạng thái, trang.
- Cập nhật trang thái trực tiếp trên hệ thống.
- Hệ thống trả về trạng thái lưu thông khi đến thời gian time-out
- Hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu
Luồng sự kiện phụ:
- Hiển thị thông báo khi nhập trùng mã tuyến đường, chưa chọn đối tượng khi xóa.

4. Người quản trị chọn chức năng quản lý cập nhật

Bảng 5: Mô tả ca sử dụng quản lý cập nhật

Tên Use Case Quản lý cập nhật
Tác nhân chính Người quản trị
Kích hoạt Người quản trị chọn chức năng quản lý
cập nhật
Luồng sự kiện chính:

- Người quản trị chọn quản lý cập nhật
- Hiển thị các chức năng của quản lý cập nhật
- Thêm, xóa các số điện thoại trong danh sách giới hạn cập nhật
- Tùy chọn cho phép cập nhật vào cơ sở dữ liệu: Chỉ có admin cập nhật, giới hạn
các số hoặc cho phép tất cả các số đt và admin cập nhật.
- Hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu
Luồng sự kiện phụ:
- Hiển thị thông báo khi nhập trùng mã, chưa chọn đối tượng khi xóa.


5. Người quản trị chọn chức năng quản lý tin tức

Bảng 6: Mô tả ca sử dụng quản lý tin tức

Tên Use Case Quản lý tin tức
Tác nhân chính Người quản trị
Kích hoạt Người quản trị chọn quản lý tin tức
Luồng sự kiện chính:
- Người quản trị chọn quản lý tin tức
- Hiển thị các chức năng của quản lý tin tức
15
- Thêm các bài viết, hình ảnh. Chỉnh sửa, xóa bài viết. Hiển thị, ẩn các bài.
- Hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu
Luồng sự kiện phụ:
- Hiển thị thông báo khi nhập, chưa chọn đối tượng khi xóa.



6. Người dùng truy vấn thông tin giao thông các tuyến đường


Bảng 7: Mô tả ca sử dụng truy vấn thông tin các tuyến đường – nút giao thông

Tên Use Case Thông tin giao thông
Tác nhân chính Người dùng
Kích hoạt Người dùng vào website xem thông tin
giao thông trực tiếp, hoặc gửi tin nhắn
truy vấn đến tổng đài
Luồng sự kiện chính:
- Người dùng vào website xem thông tin các tuyến đường.
- Người dùng gửi tin nhắn theo cú pháp đến tổng đài.
- Chọn theo trong từng khu vực, chọn các tuyến – nút giao thông cần tra cứu.
- Gửi tin nhắn theo cú pháp, với mã là mã các tuyến đường.
- Hiển thị thông tin các tuyến đường – nút giao thông trên website.
- Trả về SMS kết quả trạng thái tuyến đường - nút giao thông.
Luồng sự kiện phụ:
- Hiển thị các lỗi nếu có khi truy cập website.
- Trả về tin nhắn thông báo nếu nhắn tin sai cú pháp, sai tổng đài, sai mã đường-
nút giao thông.



7. Người dùng xem tin tức giao thông


Bảng 8: Mô tả ca sử dụng xem tin tức

Tên Use Case Tin tức
Tác nhân chính Người dùng
Kích hoạt Người dùng vào website đọc tin tức
giao thông.

Luồng sự kiện chính:
- Người dùng vào website đọc tin tức giao thông
- Hiển thị nội dung tóm tắt và tiêu đề tin tức
- Hiển thị chi tiết tin tức.

×