Câu 1: Các khái niệm cơ bản của Giáo dục học.
Muốn nghiên cứu Giáo dục học có kết quả, một trong những điều kiện quan trọng là chúng ta
phải nắm vững các kiến thức công cụ, mà trước hết là các phạm trù, các kiến thức cơ bản.Chỉ có
như vậy chúng ta mới có cơ sở để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phát triển được tư duy
khoa học trong lĩnh vực này. Việc nắm vững các khái niệm của Giáo dục học không chỉ có ý
nghĩa đối với các nhà nghiên cứu mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động Giáo
dục.
Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số khái niệm cơ bản:
Giáo dục (theo nghĩa rộng):
Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt
động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục
chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Để hiểu rõ hơn khái niệm Giáo dục (theo nghĩa rộng) cần làm sáng tỏ khái niệm nhân cách và
khái niệm xã hội hoá con người.
Hình thành nhân cách: Đó là quá trình phát triển con người về mặt sinh lý, tâm lý và mặt xã
hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất. Quá trình này diễn ra do ảnh hưởng
của các nhân tố bên trong (bẩm sinh, di truyền, tính tích cực của chủ thể…), và các nhân tố bên
ngoài (ảnh huởng của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội, tác động giáo dục), do ảnh hưởng
của các tác động tự phát, ngẫu nhiên (tác động bên trong, bên ngoài chưa được kiểm soát, điều
khiển) và các tác động có mục đích, có tổ chức (kiểm soát được, điều khiển được). Quá trình này
làm biến đổi đứa trẻ với những tư chất vốn có của con người thànhmột nhân cách.
Xã hội hoá con người: Đó là quá trình có tính chất xã hội hình thành nhân cách. Quá trình này
chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội; xã hội tác động một cách có mục đích, có tổ
chức tới cá nhân, mặt khác cá nhân tích cực tái sản xuất các mối quan hệ xã hội bằng hoạt động,
bằng sự tham gia tích cực vào môi trường xã hội. Từ đó, giáo dục nói một cách khác là sự xã hội
hoá con nguời chỉ dưới những tác động có mục đích và có tổ chức.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp):
Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế
giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói
quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thẻ lực.
Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) chỉ được thực hiện trên cơ sở vừa tác
động đến ý thức, vừa tác động đến tình cảm và hành vi.
Giáo dưỡng (hay trau dồi học vấn):
Dưới góc độ là quá trình thì đó là quá trình con người lĩnh hội hệ thống tri thức nhất định về
khoa học tự nhiên, xã hội và về tư duy.
Dưới góc độ kết quả lĩnh hội thì đó là trình độ học vấn, nghĩa là trình độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo
đã được lĩnh hội, chẳng hạn như người ta nói trình độ THPT cơ sở, trình độ Đại học…Chức năng
trội của nó là sự tác động đến ý thức là chính.
Dạy học – Đó là con đường, phương tiện của giáo dưỡng (trau dồi học vấn) và giáo dục
(nghĩa hẹp):
Dưới góc độ quá trình thì dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, điều
khiển hoạt động tâm lý của học sinh để giúp họ tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức
khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó phát triển năng
lực nhận thức và hình thành thế giới quan khoa học cho họ.
Câu 2: Phân tích các chức năng và tính chất của Giáo dục?
2.1. Những tính chất của Giáo dục
Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự tác động hay còn gọi là chịu sự quy định của các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội, của các quá trình xã hội khác: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá…
Khi những quá trình xã hội đó có những biến đổi, bắt nguồn từ những biến đổi về trình độ sản
xuất và tính chất của quan hệ sản xuất, rồi kéo theo những biến đổi về chế độ chính trị, cấu trúc
xã hội và hệ tư tưởng của xã hội thì toàn bộ hệ thống xã hội tương ứng với hình thái kinh tế xã
hội đó cũng biến đổi theo. Ngay những biến đổi về văn hoá – khoa học cũng buộc giáo dục phải
có những biến đổi tương ứng. Lịch sử phát triển của Giáo dục học và nhà trường trên thế giới
cũng như ở nước ta đã khẳng định rất rõ ràng tính quy định của xã hội đối với giáo dục. Đó là
một tính quy luật quan trọng của sự phát triển giáo dục.
Vậy sự phù hợp tất yếu của giáo dục đối với trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội và tính
chất của quan hệ sản xuất xã hội là một trong những tính quy luật của giáo dục.
Do tính quy luật này, giáo dục biến đổi không ngừng trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội
loài người, của xã hội ở từng đất nước, từng dân tộc. Vì vậy giáo dục bao giờ cũng có tính lịch
sử cụ thể, tính giai cấp trong xã hội có giai cấp.
Tính lịch sử của giáo dục thể hiện tương ứng với mỗi phương thức sản xuất của xã hội loài người
thì có nền giáo dục phù hợp với nó ở mỗi nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định; có một
nền giáo dục tương ứng thể hiện ở chỗ những đặc trưng của nó về mục đích, nhiệm vụ, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức tổ chức giáo dục đều do những điều kiện phát triển kinh tế xã
hội của giai đoạn lịch sử quy định.
Từ đó cần rút ra hai điều:
- Cần tránh giữ nguyên mô hình giáo dục đã hình thành trước đây khi những điều kiện xã hội của
giai đoạn lịch sử đã thay đổi.
- Không nên sao chép nguyên bản mô hình giáo dục của các nước khác vào việc xây dựng nền
giáo dục của đất nước mình. Tất nhiên phải học tập kinh nghiệm xây dựng nền giáo dục của các
nước khác nhưng không bao giờ được bỏ qua bản sắc văn hoá của dân tộc, trong đó có truyền
thống giáo dục, đồng thời cũng phải chú ý đến yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở
giai đoạn lịch sử nhất định và điều kiện cụ thể trong quá trình xây dựng nền giáo dục của đất
nước mình.
Vi phạm hai điều trên là đi ngược lại với tính quy luật của giáo dục.
Tính giai cấp của giáo dục trong xã hội có giai cấp:
Do tính quy định của xã hội đối với giáo dục nên trong xã hội có giai cấp giáo dục bao giờ cũng
mang tính giai cấp. Trong cuộc đấu trang giai cấp thì giai cấp nào nắm được quyền thống trị bao
giờ cũng sử dụng giáo dục, sử dụng nhà trường như là một phương tiện để duy trì và củng cố sự
thống trị, sự bóc lột của họ đối với nhân dân lao động bằng cách nhào nặn con em giai cấp bị trị
thành sức lao động đem lại nhiều lợi nhuận, biết phục tùng họ một cách ngoan ngoãn, trung
thành; bằng cách độc quyền về võ trang đầy đủ những tri thức khoa học và những giá trị văn hoá
cho con em của họ. Tính chất giai cấp thấm sâu vào hệ thống giáo dục trong và ngoài nhà
trường. Còn đối với giai cấp bị trị, bị bóc lột thì thông qua những đại biểu ưu tú của mình đã sử
dụng giáo dục như là một phương tiện đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị. Họ không ngừng đấu
tranh giành lại quyền học tập cho con em mình, cho một nền giáo dục dân chủ, thống nhất, bình
đẳng, tạo nên sự phát triển nhân cách hài hoà.
Tuy nhiên giai cấp tư sản thường che đậy tính giai cấp của giáo dục bằng luận điệu tuyên truyền
bịp bợm về trường học và giáo dục đứng ngoài chính trị và phục vụ cho toàn xã hội. Lênin đã
vạch ra tính chất xảo trá của luận điểm đó.
Vì vậy, tính giai cấp của giáo dục là một tính quy luật quan trọng của việc xây dựng và phát triển
giáo dục trong xã hội có giai cấp. Tính quy luật này quy định bản chất của giáo dục là một
phương thức đấu tranh giai cấp, nhà trường là một công cụ chuyên chính giai cấp và hoạt động
giáo dục cũng như môi trường nhà trường là một vũ đài đấu tranh giai cấp.
Để tránh sự vi phạm tính quy luật này, nghị quyết của Ban chấp hành TƯ lần thứ 2 – khoá VIII
về giáo dục đã khẳng định:
- Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các chính
sách, nhất là chính sách công bằng xã hội…Chống khuynh hướng thương mại hoá, đề phòng
khuynh hướng phi chính trị hoá giáo dục – đào tạo; không truyền bá tôn giáo trong trường học.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho ai cũng được học hành, người
nghèo được nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để được học hành, đảm bảo điều kiện cho cả những
người học giỏi phát triển tài năng.
(Văn kiện hội nghị lần thứ 2-BCHTW khoá VIII – NXB chính trị quốc gia).
2.2. Các chức năng của giáo dục:
Giáo dục chịu sự quy định của xã hội nhưng điều đó không có nghĩa giáo dục thụ động chịu sự
tác động của xã hội mà giáo dục cũng có tác động tích cực trở lại xã hội thông qua thực hiện
những chức năng xã hội, đó là:
- Chức năng tái sản xuất nhân cách.
- Chức năng tái sản xuất xã hội.
Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Trong xã hội
chúng ta, hai chức năng trên được cụ thể hoá thành ba chức năng sau:
Chức năng kinh tế – sản xuất:
Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động ở một trình độ mới, cao hơn, khéo
léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi. Vì vậy, giáo dục tạo ra một năng
suất lao động xã hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế.
Chức năng chính trị – xã hội:
Chế độ chúng ta là: “ Tất cả của dân, do dân và vì dân”, do đó giáo dục tạo điều kiện cho thế hệ
trẻ và nhân dân nói chung nâng cao dân trí để tham gia quản lý xã hội, đất nước với tư cách là
chủ nhân của xã hội, của đất nước, ý thức rõ rang được quyền lợi và nghĩa vụ của người công
dân.
Giáo dục góp phần tích cực trong việc xoá đối, giảm nghèo, tạo điều kiện cho các thành viên của
xã hội tìm kiếm việc làm, để thay đổi nghề nghiệp cho phù hợp, để đễ dàng thích ứng với môi
trường lao động mới mẻ. Nhờ vậy giáo dục đã góp phần giải quyết những vấn đề xã hội.
Ngoài ra giáo dục góp phần tạo điều kiện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội nâng cao trình độ
học vấn nên dễ dàng gần gũi nhau, thông cảm với nhau để tìm ra được tiếng nói chung.
Chức năng tư tưởng- Văn hoá:
Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, xây dựng
một lối sống phổ biến trong toàn xã hội, trình độ văn hoá cho toàn xã hội thông qua việc phổ cập
giáo dục phổ thông ngày càng được nâng cao dần. Qua đó mà tạo nguồn nhân lực đông đảo với
chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Tóm lại, trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay, giáo dục luôn luôn có xu thế “mở”, không chỉ
trong phạm vi quốc gia, dân tộc mà cả ở phạm vi quốc tế nữa. “Giáo dục không đơn thuần là sự
phản ánh các lực lượng kinh tế và xã hội đang hoạt động trong một xã hội. Nó còn là một
phương tiện quan trọng để đào tạo nên các lực lượng kinh tế- xã hội và văn hoá, khoa học, kỹ
thuật, quyết định chiều hướng phát triển của các lực lượng này. Đến lượt mình, động lực của
chúng lại tác động trở lại đối với giáo dục”. (Raja Roy Singh).
Như vậy có nghĩa là, giáo dục vừa có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội, vừa chịu sự
quy định của trình độ phát triển chung của nền kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất
định.
Cũng chính bởi việc thực hiện những chức năng của giáo dục ngày càng có hiệu quả nên vị trí
của giáo dục ngày càng được ý thức sâu sắc hơn, thống nhất hơn. Đó là:
+ Giáo dục trong thời đại ngày nay được coi là chìa khoá vàng để con người bước vào cánh cửa
tương lai.
+ Chạy đua phát triển giáo dục với những chuẩn mực quốc tế về chất lượng là tạo cơ sở cho sự
tăng tốc trong chạy đua về kinh tế.
+ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.
+ Những nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng trong sự phát huy
và phát triển nguồn lực con người có 5 nguồn phát năng: Giáo dục; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi
trường; việc làm và tự do chính trị- kinh doanh, trong đó thì giáo dục được coi là nhân tố cơ bản
đối với các nhân tố phát năng còn lại. Chính vì vậy, khi thiết kế kế hoạch để tạo gia tốc cho sự
phát triển thì hầu như các quốc gia đều nhấn mạnh đến chính sách giáo dục.
Đó là sự thể hiện một cuộc cách mạng về vị trí giáo dục.
Câu 3: Mục đích giáo dục?
3.1. Khái niệm mục đích giáo dục:
Nói tới giáo dục là nói tới hiện tại và suy nghĩ tới tương lai, viễn cảnh, triển vọng. Giáo dục là
cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt là giữa hiện tại và tương lai. Vì vậy tính định hướng
của giáo dục là đặc trưng của nó, giáo dục luôn phát triển theo định hướng phát triển bền vững
chung của xã hội. Do đó nó được xem là nhân tố then chốt của sự phát triển bền vững.
Từ những năm 70, UNESCO luôn khẳng định: “Xét từ bản chất của nó, giáo dục là một định
hướng mà con người sáng tạo ra, sử dụng để tác động đến chính bản than mình, để tạo ra con
người thứ hai từ con người thứ nhất có tính tự nhiên”; “Xuất phát từ những không gian, thời gian
cụ thể, do sự thay đổi liên tục của môi trường lịch sử xã hội, các mục tiêu giáo dục luôn luôn
được vạch ra cụ thể, phù hợp với định chế và quan niệm của từng thời kỳ nhất định”.
Vì vậy, mục đích giáo dục là phạm trù cơ bản của giáo dục học, trước hết phản ánh kết quả mong
muốn trong tương lai của giáo dục, phản ánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động chung của
giáo dục và học tập.
Nói cách khác, mục đích của giáo dục là mô hình nhân cách của người học, là tập hợp những nét
đặc trưng cơ bản, là hệ thống những định hướng phát triển, những sức mạnh bản chất của con
người ở người học nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.
Từ đó ta có thể thấy rằng:
+ Mục đích giáo dục luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển đó. Vì vậy mục đích giáo dục có tính lịch sử và trong xã hội có giai cấp mục đích
giáo dục phản ánh tập trung tính giai cấp của giáo dục.
+ Mục đích giáo dục có quan hệ trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người, sức mạnh con
người. Đối với nước ta, sức mạnh đó là sức mạnh con người Việt Nam XHCN. Sức mạnh đó
được hiện thực hoá trong sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị, sức mạnh văn hoá của đất nước,
và đồng thời bằng sức mạnh đó con người được đào tạo sẽ phát huy mạnh mẽ và đầy đủ hơn. Do
đó vấn đề mục đích giáo dục là vấn đề cơ bản của chiến lược xây dựng con người, phát triển
nguồn lực, là bộ phận của hệ thống những vấn đề then chổt trong chiến lược kinh tế- xã hội của
đất nước.
Mục đích giáo dục được xác định đúng đắn sẽ có tác dụng hết sức to lớn, cụ thể như:
+ Nó quy định tính chất của các thành tố khác của quá trình giáo dục tổng thể.
+ Nó định hướng cho sự vận động của các thành tố đó của quá trình giáo dục tổng thể đạt được
hiệu quả và chất lượng cao, không vận hành một cách chệch hướng bằng cách thông qua mục
đích mà tự điều chỉnh sự vận động của mình.
+Nó là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm của quá trình giáo dục tổng thể.
Chính bởi vậy, việc xác định rõ ràng, đúng đắn và quán triệt mục đích giáo dục là một vấn đề cơ
bản của lý luận giáo dục và là một đòi hỏi bức thiết của giáo dục hiện nay.
Khi xác định mục tiêu giáo dục cần phải:
+ Phản ánh mô hình nhân cách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội ở một giai đoạn
lịch sử nhất định.
+ Phản ánh được tính thời đại và tính dân tộc trong mô hình nhân cách cần phải hình thành.
+ Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục đích giáo dục trước đây.
+ Tính tới hoàn cảnh và điều kiện phát triển giáo dục của đất nước để xây dựng mục đích giáo
dục có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt.
3.2. Mẫu con người mới và yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Khi bàn về mục đích giáo dục, UNESCO đã khẳng định rằng:
+ Giáo dục phải góp phần đào tạo một lực lượng lao động lành nghề và sáng tạo, thích ứng với
bước tiến hoá của công nghệ và tham gia vào cuộc “cách mạng trí tuệ” đang là động lực của nền
kinh tế.
+ Giáo dục đẩy tới tri thức sao cho phát triển kinh tế đồng hành với việc quản lý có trách nhiệm
môi trường vật thể và con người.
+ Giáo dục góp phần quan trọng để đào tạo nên những công dân được bắt rễ trong chính nền văn
hoá của họ mà vẫn mở ra với các nền văn hoá khác và một lòng vì tiến bộ xã hội, thích ứng một
cách năng động với quá trình phát triển và tiến bộ xã hội.
Chính do ý nghĩa quan trọng của mục đích giáo dục như vậy, ở nước ta, để thực hiện nhiệm vụ
ổn định và phát triển kinh tế xã hội, Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề ra mục tiêu giáo dục của
nước ta trong giai đoạn hiện nay như sau “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng
động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng,tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường
đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự
tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”.
Quả đúng là như vậy! Để đưa nền kinh tế phát triển, để nước ta có thể hoà nhập vào sự tiến bộ,
sự vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt với các nước khác trên thế giới thì không có cách nào khác là
chúng ta phải chú ý phát triển nền giáo dục. Chính bởi yêu cầu của thời đại đặt ra cho từng quốc
gia, từng dân tộc, Đảng ta đã xác định: “Đào tạo những người lao động có ý thức làm chủ, ý thức
trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu
lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”; “Con người mà nhà trường PT phải đào tạo là
con người lao động có ý thức làm chủ. Đó là con người cóthái độ và tinh thần lao động tự giác
cao, với đầy đủ nhiệt tình vì lợi ích của mình, của tập thể và vì đất nước, lao động trung thực,
thật thà, bảo vệ và quý trọng của mình cũng như của công, lao động với tinh thần tìm tòi, sáng
tạo không ngừng, năng động, dám nghĩ dám làm, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất
cao”; Đó còn là con người đảm bảo chữ “Tín” trong sản xuất, trong kinh doanh, tôn trọng luật
pháp. Tất nhiên để trở thành con người như vậy phải đảm bảo có kiến thức sâu và rộng, toàn diện
về khoa học tự nhiên- kỹ thuật, khoa học xã hội- nhân văn, có trình độ chuyên môn giỏi, phương
pháp tư tưởng đúng và thể lực dồi dào. Có những điều kiện đó thì con người mà nhà trường đào
tạo ra mới phát huy hiệu quả những phẩm chất và năng lực trong mọi hoạt động cải tạo tự nhiên,
cải tạo xã hội.
Đó còn là con người sống có văn hoá, có tình nghĩa. Người lao động mới có phẩm chất đạo đức
cao đẹp, không những biết quan tâm đến hạnh phúc của nhau trong lao động mà cả trong sinh
hoạt bình thường, trong cách đối xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội, trong mọi trách
nhiệm mà xã hội quan tâm giao phó cho, trong tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…Trong nền
kinh tế nhà trường với những hoạt động cạnh tranh nhau, việc hình thành mối quan hệ tình nghĩa
giữa con người với con người càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Trong quá trình giáo dục- đào tạo, còn cần phải hình thành cho thế hệ trẻ ầong yêu nước và tinh
thần quốc tế chân chính. Lòng yêu nước và tinh thần quốc tế ấy thể hiện ở lòng yêu thương sâu
sắc nhân dân nước mình và các nuớc khác; giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc mình và quý trọng những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khác. Lòng yêu nước đòi
hỏi ý thức công dân đối với vận mệnh của đất nước, thái độ trung thành với Đảng, với chế độ
chính trị. Con người có lòng yêu nước nồng nàn là phải không ngừng phấn đấu cho sự hợp tác
bình đẳng với tất cả các nước, cho sự củng cố và phát triển tình hữu nghị với các dân tộc trên thế
giới, cho sự đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.
Để đào tạo con người mà mục tiêu giáo dục đã đề ra trong các mặtđức dục, trí dục, mỹ dục, giáo
dục thể chất và quốc phòng, giáo dục lao động thì cần phải thực hiện triệt để học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong các lực lượng làm
công tác giáo dục, người giáo viên là nhân vật trung tâm; việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu đó
đạt hiệu quả như thế nào phụ thuộc một phần hết sức quan trọng vào phẩm chất và năng lực của
người giáo viên.
Câu 5: Nêu và phân tích khái niệm quá trình dạy học và các nhiệm vụ dạy học. Cho ví dụ
về cách thực hiện các nhiệm vụ dạy học trong một bài dạy ở một môn học cụ thể?
Posted by thienhaxanh2405 on 15th March and posted in Bài tập, Câu hỏi ôn tập
5.1.Nêu và phân tích khái niệm quá trình dạy học:
Khi trả lời cho câu hỏi thế nào là quá trình dạy học, thường chúng ta nhận được câu giải đáp: Đó
là quá trình người giáo viên truyền thụ tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho người học.
Câu trả lời như vậy đã đúng đắn hay chưa?
Trả lời như vậy là hoàn toàn chưa đúng. Câu trả lời đó mới đề cập đến quá trình dạy chứ chưa
phản ánh quá trình học, đó là chưa đề cập đến chức năng của hoạt động dạy trong thời đại ngày
nay.
Trên con đường tìm kiếm câu trả lời, chúng ta cũng gặp những giải đáp như sau:…”Dạy học là
quá trình hoạt động hai mặt do thầy giáo (dạy) và học sinh (học) nhằm thực hiện các mục đích
dạy học. Nhiệm vụ dạy học trong nhà trường không chỉ đảm bảo một trình độ học vấn nhất định
mà còn góp phần hình thành nhân cách con người của xã hội cộng sản chủ nghĩa”.(Bách khoa
Giáo dục học – Maxcơva).
Quan niệm trên về quá trình dạy học đã phản ánh tính chất hai mặt của quá trình này: quá trình
dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Hai quá trình này không tách rời nhau mà là một
quá trình hoạt động chung nhằm hình thành nhân cách của con người mới, đáp ứng được yêu cầu
của thời đại. Trong quá trình họat động chung đó, người giáo viên đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức,
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinhđể giúp họ tự khám phá ra tri thức. Tất nhiên người
giáo viên còn có chức năng cung cấp cho người học tri thức, nhưng chỉ khi nào thật cần thiết.
Song chức năng này không phải là chức năng chính yếu của toàn bộ quá trình dạy. Người giáo
viên phải suy nghĩ để giúp học sinh sử dụng những tri thức, những kinh nghiệm mà họ thu thập
được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống, kết hợp với tri thức giáo viên cung
cấp cho để tạo nên sự hiểu biết của bản thân mình.
Phối hợp với hoạt động đó của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều
khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát
triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo, hình thành cơ sở thế giới quan
khoa học và những phẩm chất đạo đức của con người mới. Chính học sinh chứ không phải người
nào khác phải tự mình làm ra sản phẩm giáo dục. Tính chất hành động của họ có ảnh hưởng
quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu.
Từ đó có thể rút ra định nghĩa quá trình dạy học như sau: Quá trình dạy học là quá trình mà dưới
sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ
chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
5.2.Các nhiệm vụ dạy học:
Dựa trên cơ sở mục đích dạy học và mục tiêu của trường PT, sự tiến bộ của cuộc cách mạng
khoa học – công nghệ, đặc điểm của lứa tuổi học sinh ở các cấp học ở trường PT, người ta đề ra
ba nhiệm vụ dạy học sau:
* Nhiệm vụ 1: Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức PT cơ bản, hiện đại. phù hợp
với thực tiễn nước ta về tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống kỹ năng,
kỹ xảo tương ứng.
Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhờ vậy mà
tích luỹ và khái quát những kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, định luật, định lý, học
thuyết, tư tưởng mà người ta gọi là những tri thức. Những tri thức đó có tính chất xã hội.
Dưới góc độ xã hội học, tri thức phải có tính chất cá nhân, nghĩa là phải chuyển những tri thức xã
hội thành tài sản cá nhân. Vì vậy khái niệm tri thức đối với nhà sư phạm bao giờ cũng gắn liền
với khái niệm nắm vững. Nắm vững tri thức bao gồm hiểu, nhớ, vận dụng trong hoàn cảnh đã
biết và hoàn cảnh mới chưa biết.
Đối với học sinh PT, chỉ đòi hỏi họ nắm vững tri thức cơ bản được lựa chọn từ vốn tri thức vô
cùng to lớn của loài người. Tri thức PT cơ bản là những tri thức tối thiểu, cần thiết cho tất cả mọi
người, dù sau này họ có làm bất cứ nghề gì, họ cần phải có để trực tiếp đi vào hoạt động sản
xuấtvà các dạng hoạt động khác, để có một cuộc sống có văn hoá phong phú, để đi vào các loại
trường và có thể tiếp tục tự học.
Tri thức PT cơ bản cần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải là những tri thức hiện đại, nghĩa là những
tri thức mới và phù hợp với chân lý khách quan. Đồng thời tri thức PT cơ bản đó phải phù hợp
với thực tiễn đất nước ta, với trình độ nhận thức của học sinh để giúp họ giải quyết những vấn đề
đất nước đặt ra, và qua đó, giúp họ tìm được việc làm phù hợp sau này.
Tri thức PT cơ bản đó phải đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là một mặt phải đảm bảo tính logic nội
tại của từng môn học, mặt khác phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa những tri thức của những
môn học khác nhau, đặc biệt là những môn lân cận nhau.Trên cơ sở những tri thức đã nắm vững,
cần rèn luyện để hình thành cho họ những kỹ năng, kỹ xảo nhất định, bao gồm kỹ năng, kỹ xảo
chung và kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt của từng môn học. Điều quan trọng là phải hình thành cho
người học kỹ năng tự học để từ đó chuyển hoá thành tiềm lực nhận thức – đó mới là chiếc chìa
khoá vàng để họ bước vào kho tàng tri thức.
* Nhiệm vụ 2: Phát triển trong học sinh năng lực hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, đặc
biệt là năng lực tư duy sáng tạo.
Năng lực hoạt động trí tuệ được đặc trưng bởi hai mặt sau: Năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ
và sự tích luỹ các tri thức cơ bản, thiết yếu nhất. Trong quá trình nắm tri thức diễn ra sự thống
nhất giữa một bên là những tri thức với tư cách là cái được phản ánh và một bên là thao tác trí
tuệ với tư cách là phương thức phản ánh. Những tri thức nắm được là nhờ các thao tác trí tuệ, và
ngược lai, các thao tác trí tuệ được hình thành và phát triển trong quá trình nắm tri thức. Vì vậy,
phát triển năng lực trí tuệ được đặc trưng bởi sự tích luỹ vốn tri thức cơ bản và thiết yếu nhất, sự
thành thạo và độ vững chắc của những thao tác trí tuệ. Nó được thể hiện trong các phẩm chất trí
tuệ sau:
1.Tính định hướng của hoạt động trí tuệ nghĩa là nhanh chóng và chính xác xác định con đường
tối ưu để đạt được mục đích hoạt động trí tuệ.
2. Bề rộng của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh có thể tiến hành hoạt động trong nhiều
lĩnh vực liên quan mật thiết với nhau.
3. Chiều sâu của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh tiến hành hoạt động trí tuệ và càng
ngày càng nắm sâu sắc bản chất sự vật và hiện tượng.
4. Tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ tiến hành hoạt động trí tuệ không những
nhanh mà còn di chuyển nhạy bén hoạt động từ tình huống này sang tình huống khác.
5. Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ hoạt động tư duy của học sinh được tiến
hành theo hướng xuôi lẫn ngược cũng được.
6. Tính độc lập của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh tự mình đề xuất cách giải quyết và
tự giải quyết vấn đề.
7. Tính nhất quán của hoạt động trí tuệ thể hiện ở tính logic, sự thống nhất của tư tưởng chủ đạo
từ đầu đến cuối, không có mâu thuẫn.
8. Tính phê phán của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh biết phân tích, biết đánh giá các
quan điểm, lý luận, phương pháp của người khác và đồng thời đưa ra được ý kiến riêng của mình
và bảo vệ ý kiến đó.
9. Tính khái quát của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ nhận thức
nhất định ở học sinh sẽ hình thành mô hình giải quyết những nhiệm vụ cùng loại.
Tất cả những phẩm chất hoạt động trí tuệ có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho hoạt
động đó đạt được kết quả.
Về năng lực thực hành cần hình thành cho học sinh thể hiện ở chỗ học sinh phát hiện được vấn
đề và biết vận dụng tri thức giải quyết tốt những nhiệm vụ của từng môn học, những vấn đề do
thực tiễn đề ra. Đặc biệt phải hình thành cho họ phương pháp tự học để có thể tiếp tục học suốt
đời, để có thể sẵn sàng thích ứng; đồng thời phải chú ý hình thành cho người học phương pháp tự
đánh giá để họ luôn biết nhìn nhận đúng đắn trình độ hiện có của bản thân, từ đó có khát vọng và
quyết tâm vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức.
* Nhiệm vụ 3: Trên cơ sở vũ trang tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực
hoạt động trí tuệ và thực hành mà hình thành cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học, lý tưởng
và những phẩm chất đạo đức của con người mới.
+ Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những hiên tượng trong tự nhiên, xã
hội.
Người ta phân biệt thế giới quan giai cấp và thế giới quan cá nhân. Thế giới quan giai cấp là ý
thức xã hội của giai cấp. Thế giới quan cá nhân là hệ thống những quan điểm về tự nhiên, về xã
hội và về bản thân được hình thành ở mỗi cá nhân. Nó quy định xu hướng chính trị, đạo đức,
phẩm chất tư tưởng khác. Nó là biểu hiện của toàn bộ nhân cách, nó chi phối cách nhìn nhận,
thái độ và hành động của mỗi cá nhân. Trong xã hội có giai cấp, thế giới quan cá nhân mang tính
giai cấp. Chính vì thế trong quá trình dạy học cần phải quan tâm đầy đủ đến việc hình thành cơ
sở thế giới quan khoa học cho học sinh để họ có suy nghĩ đúng, có thái độ và hành động đúng.
+ Lý tưởng là biểu tượng của con người về cái mà họ cảm thấy rất đẹp và mong muốn đạt tới. Vì
vậy nó là lẽ sống của con người. Nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân vào
những hoạt động để vươn tới mục tiêu cao cả đã định.
Bồi dưỡng cho học sinh lý tưởng cách mạng là phải giúp họ có ước mơ, hoài bão cao đẹp, có
phương hướng sống đúng đắn. Trước mắt, phải giúp họ có nhu cầu học, ham học, có cái tâm chịu
học, tinh thần sang tạo, ý thức rõ ràng trách nhiệm học tập của mình đối với Tổ quốc, với nhân
dân, với gia đình và đối với bản thân mình mà phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và tu
dưỡng của bản thân.
* Ba nhiệm vụ dạy học nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ lẫn nhau để
hoàn thành mục đích giáo dục. Nếu không có khối lượng tri thức cơ bản, đúng đắn và phương
pháp nhận thức thì sẽ không phát triển được trí tuệ và cũng thiếu cơ sở để hình thành thế giới
quan khoa học, lý tưởng và niềm tin. Phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc
nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hình thành thế giới quan, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức
khác. Phải có trình độ phát triển nhận thức nhất định mới giúp học sinh biết cách nhìn nhận, biết
tỏ thái độ và biết hành động đúng, mới biến tri thức thành niềm tin, lý tưởng. Nhiệm vụ thứ ba
vừa là kết quả, vừa là mục đích của hai nhiệm vụ trên. Nó là yếu tố kích thích và chỉ đạo việc
nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực nhận thức.
Đúng vậy! Tri thức không thể thiếu được trong thành phần của học vấn song nó không phải là
thành phần duy nhất và cốt lõi. Cái sinh ra tri thức chủ yếu không chỉ từ tri thức mà bao gồm cả
thái độ, niềm tin, lý tưởng, lòng ham học hỏi, thái độ cầu thị, khiêm tốn…
Chính vì vậy mà từ những năm 80, cấu trúc và thành phần của học vấn đã quay ngược trở lại:
Thái độ – kỹ năng – kiến thức. Trong khi đó vào những năm 60, cấu trúc của nó như sau: Kiến
thức – kỹ năng – thái độ.
5.3. Cho ví dụ về cách thực hiện các nhiệm vụ dạy học trong một bài dạy ở một môn học cụ thể:
Ví dụ dạy bài “Những biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam từ 1919 đến 1930”,
môn Lịch sử 12; Với bài dạy này cần thực hiện 3 nhiệm vụ như sau:
+ Nhiệm vụ 1:
Cần trang bị cho học sinh hiểu biết sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong
chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Đó là sự phân hoá xã hội ngày
càng thêm sâu sắc, là cuộc sống của nhân dân ngày càng thêm lầm than, cực khổ (trừ bọn bè lũ
tay sai); Đó còn là sự phát triển què quặt về văn hoá – giáo dục…
+ Nhiệm vụ 2:
Trên cơ sở nắm vững những tri thức cơ bản đó, bằng các thao tác tư duy, cần giúp cho học biết
phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận… các vấn đề xung quanh bài học; Qua đây nhằm giúp
học sinh rèn luyện hoạt động trí tuệ và hiểu sâu sắc hơn các sự kiện lịch sử. Học sinh phải suy
nghĩ để trả lời các câu hỏi như: “Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh khai thác ở Việt Nam ngay
sau chiến tranh thế giớ lấn thứ nhất? Tại sao chúng lại hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở
nước ta? Chúng hạn chế phát triển giáo dục là nhằm mục đích gì?”…
+ Nhiệm vụ 3:
Qua bài học, củng cố thêm cho học sinh lòng yêu nước, biết trân trọng những giai đoạn lịch sử
khó khăn của đất nước để mà thêm yêu quý hiện tại , thêm quyết tâm cho những hoài bão cao
đẹp trong tương lai. Bài học còn khơi dậy ở học sinh lòng tự hào dân tộc – một dân tộc anh hùng
đã “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”…
Câu 6: Nêu và phân tích bản chất của quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Hãy phân
biệt sự khác nhau về bản chất của hai quá trình?
6.1.Bản chất của quá trình dạy học:
Chúng ta đã phân tích rất rõ ràng rằng quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học.
Dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Học là hoạt động do
được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt. Làm sáng tỏ luận
điểm này là chúng ta đã phân tích được bản chất của quá trình dạy học.
Vậy tại sao có thể nói học là hoạt động nhận thức ?
Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Đó là sự phản ánh tâm lý của con
người bắt đầu từ cảm giác. Sự học tập của học sinh cũng là quá trình phản ánh như vậy. Sự phản
ánh đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất của tính chất cải tạo đó
là sự sáng tạo. Sự phản ánh đó không phải thụ động như chiếc gương mà bao giờ cũng bị khúc xạ
qua lăng kính chủ quan của mỗi người như qua tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú… của
chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó có tính tích cực thể hiện ở chỗ nó được thực hiện trong tiến
trình phân tích – tổng hợp của não người và có tính lựa chọn. Trong vô số những sự vật và quá
trình của hiện thực khách quan, chủ thể tích cực lự chọn những cái trở thành đối tượng phản ánh
của họ. Vì vậy, với tư cách là chủ thể có ý thức, học sinh có khả năng phản ánh khách quan về
nội dung và chủ quan về hình thức, nghĩa là về nội dung học sinh có khả năng phản ánh đúng
bản chất và những quy luật của thế giới khách quan, còn về hình thức, mỗi học sinh có phương
pháp phản ánh riêng của mình.
Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: “Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện
chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. (Bút ký Triết học – NXB Sự
thật, Hà Nội 1963. Tr 189). Xét toàn bộ quá trình nhận thức chung của loài người cũng như của
học sinh đều thể hiệm theo công thức đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tuỳ theo điểm xuất
phát trong quá trình nhận thức mà có thể đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể,
từ đơn nhất đến khái quát và từ khái quát đến đơn nhất.
Trong thực tiễn dạy học, do không hiểu đúng công thức đó đã dẫn tới cách xây dựng nội dung và
sử dụng phương pháp dạy học không đúng, dẫn đến việc quá đề cao vai trò của tính trực quan
sinh động mà xem nhẹ vai trò của tư duy logic, tư duy khái quát, trừu tượng…, hoặc là quá chú
trọng đến nhận thức xã hội, thay thế và xem xét nhận thức cá nhân bằng nhận thức xã hội.
Vậy tính độc đáo trong quá trình nhận thức của học sinh thể hiện như thế nào? Hoạt động nhận
thức của học sinh trong quá trình dạy học được sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với
những điều kiện sư phạm nhất định nên nó có tính độc đáo, thể hiện như sau:
+ Quá trình nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như quá
trình nhận thức chung của loài người mà diễn ra theo con đường đã được khám phá, được những
nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên gia công vào.
+ Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà là tái
tạo lại tri thức của nhân loại đã tạo ra, nên cái mà họ nhận thức được chỉ là mới đối với họ mà
thôi.
+ Trong một thời gian tương đối ngắn, học sinh có thể lĩnh hội một khối lượng tri thức rất lớn
một cách thuận lợi. Chính vì vậy, trong quá trình học tập của học sinh phải củng cố, tập vận
dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản riêng của bản
thân họ.
Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó trong quá trình nhận thức của học
sinh để tránh sự đồng nhất quá trình nhận thức chung của loài người với quá trình nhận thức của
người học sinh. Song cũng không vì quá coi trọng tính độc đáo đó mà thiếu quan tâm đúng mức
tới việc tổ chức cho học sinh dần dần tìm hiểu và tham gia các hoạt động khoa học vừa sức, nâng
cao dần qua các lớp để chuẩn bị cho sự khai thác tri thức để tham gia nghiên cứu khoa học trong
tương lai.
6.2. Bản chất của quá trình giáo dục: ( thường được hiểu theo nghĩa hẹp).
* Khái niệm của quá trình giáo dục:( nghĩa hẹp).
Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) là quá trình mà dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích các loại
hình hoạt động phong phú, các mối quan hệ nhiều mặt của người được giáo dục đối với người
khác, với thế giới xung quanh, các dạng giao lưu đa dạng giữa họ với nhau và giữa họ vói người
lớn tuổi khác nhằm hình thành cho người được giáo dục quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị,
lý tưởng, động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo
đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh và các hành vi ứng xử khác thuộc các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
*Nét bản chất của quá tình giáo dục là làm cho người được giáo dục ý thức đúng đắn và sâu sắc
về nội dung chuẩn mực và ý nghĩa xã hội của việc thực hiện những chuẩn mực xã hội đó, giúp họ
tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen hành động đúng đắn trong
các mối quan hệ xã hội, đồng thời xây dựng cho họ ý thức và năng lực xoá bỏ những tàn dư của
các quan hệ cũ và khẳng định những quan hệ mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
+ Quá tình giáo dục là một quá trình có hai mặt: Một mặt là sự tác động có tổ chức, có mục đích
của nhà giáo dục và những ảnh hưởng của môi trường, của các nhân tố xã hội, của đoàn thể và
của gia đình mà nhà giáo dục có trách nhiệm thống nhất lại theo một phương hướng, mục đích
nhất định. Mặt khác là sự đáp ứng, sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối với các
tác động và các ảnh hưởng bên ngoài, là sự hoạt động bên trong để chuẩn hoá những yêu cầu
khách quan của xã hội, thể hiện ở việc biến đổi các tác động và ảnh hưởng đó thành hiện thực
sinh động, thành những phẩm chất, những năng lực, những nét tính cách, những nhu cầu của bản
thân người được giáo dục. Tóm lại là sự hưởng ứng tích cực của người được giáo dục đối với
những tác động định hướng, có tổ chức của nhà giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách của bản
thân.
+ Quá trình giáo dục nhất thiết phải chuyển hoá thành quá trình tự giáo dục và giáo dục lại. Điều
đó mới thể hiện đầy đủ sự tích cực của người được giáo dục đối với những tác động của người
giáo dục.
+ Quá trình giáo dục là quá trình tác động đến các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi và thói quen
hành vi về chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh… thuộc các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Quan niệm về bản chất giáo dục như vậy hoàn toàn đối lập với các quan niệm phiến diện, sai lầm
về quá trình giáo dục, đó là tách rời quá trình giáo dục với quá trình xây dựng, cải tạo xã hội, hạn
chế quá trình giáo dục trong việc tác động của nhà sư phạm, trong việc chỉ tác động đến nhận
thức mà xem nhẹ việc tổ chức các loại hình hoạt động thực tế phong phú, đa dạng…
6.3. Sự khác nhau về bản chất của quá trình dạy học và quá trình giáo dục:
* Ở quá trình dạy học, chức năng trội là sự tác động về mặt nhận thức của học sinh nhằm hình
thành cho họ sự nắm vững hệ thống tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Như vậy, tri
thức và những kỹ năng thực hành vận dụng tri thức được chú ý đặc biệt ở quá trình này.
* Còn ở quá trình giáo dục, chức năng trội của nó là sự tác động trên các mặt cả về nhận thức,
tình cảm, hành vi nhằm giúp cho người đựơc giáo dục ý thức đúng đắn và sâu sắc những chuẩn
mực xã hội cũng như là ý nghĩa của việc thực hiện những chuẩn mực đó; Qua đây nhằm giúp cho
họ tích luỹ được những kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen ứng xử đúng
đắn, phù hợp với các giá trị chuẩn mực. Như vậy, việc hiểu đúng và sâu các chuẩn mực xã hội,
thể hiện qua hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực được đặc biệt chú ý ở quá trình giáo dục.
Trên đây là điểm khác biệt rõ nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục.
Câu 7: Phân tích động lực của quá trình dạy học. Cho ví dụ về cách xây dựng động lực cho một bài
dạy cụ thể?
7.1. Phân tích động lực của quá trình dạy học:
* Quan niệm về động lực của quá trình dạy học:
Theo triết học Mác – Lênin, mọi sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không ngừng là do có
sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có mâu thuẫn. Có hai loại mâu
thuẫn: đó là mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong quyết định sự
phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự phát triển.
Động lực của quá trình dạy học là giải quyết những mâu thuẫn bên ngoài, bên trong của quá trình
dạy học, trong đó giải quyết các mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định (Mâu thuẫn bên
trong là mâu thuẫn giữa những thành tố của quá trình dạy học; Mâu thuẫn bên ngoài là mâu
thuẫn giữa sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, văn hoá, sự phát triển kinh tế xã hội với từng
thành tố của quá trình dạy học). Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định, các mâu thuẫn bên
ngoài của quá trình dạy học lại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự vận động và phát triển
của nó.
* Phân tích động lực cơ bản của quá trình dạy học:
+ Chúng ta nhận thấy rằng ngay bên trong quá trình dạy học cũng tồn tại rất nhiều mâu thuẫn đòi
hỏi phải giải quyết. Vậy điều quan trọng nhất để quá trình dạy học phát triển nhanh, đúng và có
hiệu quả là phải xác định được mâu thuẫn cơ bản của nó. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại
suốt từ đầu đến cuối quá trình, việc giải quyết các mâu thuẫn khác xét cho cùng đều phục vụ cho
việc giải quyết nó.
Căn cứ vào đó ta thấy mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa một bên là
nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra, và một bên là trình độ tri thức, trình độ phát triển trí
tuệ hiện có của học sinh.
Đây là mâu thuẫn tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình dạy học, và khi mâu thuẫn xuất hiện,
dưới sự chỉ đạo của người thầy giáo học sinh độc lập giải quyết nó, và như vậy học sinh đã nâng
trình độ lên đáp ứng các nhu cầu học tập đề ra. Song quá trình dạy học là quá trình liên tục nên
các nhiệm vụ học tập mới lại đề ra ở mức cao hơn trình độ đã đat được. Thế là mâu thuẫn lại
xuất hiện và lại được giải quyết. Cứ như vậy mà quá trình dạy học không ngừng vận động và
phát triển.
Động lực cơ bản của quá trình dạy học chính là việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản đó.
Chúng ta biết rằng muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học của học sinh phải tiến
triển. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển hoá thành mâu thuẫn cơ bản
của quá trình lĩnh hội tri thức của người học sinh.
Theo I.M.Xêsênốp, sự lĩnh hội là hoà những sản phẩm kinh nghiệm của người khác với những
kinh nghiệm của bản thân, có nghĩa là phải làm cho những điều được mang từ ngoài vào thành
tài sản bên trong của bản thân. Vì vậy mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội là mâu thuẫn giữa
điều đã biết và điều chưa biết. Điều đã biết ở đây chính là kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản
thân; và điều chưa biết chính là kinh nghiệm của người khác, nghĩa là tri thức mới cần lĩnh hội.
Vậy để chuyển hoá mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học thành mâu thuẫn cơ bản của quá
trình lĩnh hội tri thức của người học cần phải có ba điều kiện:
+ Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc. Họ phải nhận thức rõ những yêu cầu
được nhiệm vụ học tập đề ra, thấy hết và đánh giá đúng mức trình độ tri thức, trình độ kỹ năng,
kỹ xảo, trình độ phát triển trí tuệ hiện có của mình. Điều đó thể hiện ở sự cảm thấy khó khăn
trong nhận thức và từ đó có nhu cầu giải quyết khó khăn nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Mâu thuẫn phải vừa sức, đúng hơn là khó khăn vừa sức. Điều đó có nghĩa là nhiệm vụ học tập
đề ra có mức độ tương ứng với giới hạn trên của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của học sinh mà
họ có trể giải quyết được với sự nỗ lực cao nhất về trí lực cũng như thể lực của mình.
+ Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến. Điều đó có nghĩa là mâu thuẫn xuất hiện tại thời
điểm đó là sự tất yếu trên con đường vận động đi lên của quá trình dạy học nói chung và quá
trình nhận thức của học sinh nói riêng. Không nên đốt cháy giai đoạn làm cho mâu thuẫn xuất
hiện quá sớm hoặc kìm hãm làm cho nó xuất hiện quá muộn. Nhiệm vụ của người giáo viên là
không được tránh mâu thuẫn, làm cho nó xuất hiện không đúng lúc, mà trái lại, làm cho mâu
thuẫn xuất hiện càng đúng lúc, càng sâu sắc bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
7.2. Thí dụ về cáh xây dựng động lực của quá trình dạy học:
Khi học bài môi trường và sự phát triển nhân cách, điều khó khăn đối với học sinh là hiểu và
phân tích được đúng đắnvai trò của môi trường ( trước đây họ có thể đã hiểu được vai trò nhất
định của môi trường đối với sự phát triển nhân cách, nhưng cụ thể vai trò đó là như thế nào, nó
có liên quan đến các yếu tố khác ra sao thì còn là một vấn đề đặt ra cho họ tìm hiểu).
Vậy tiến trình dạy học có thể diễn ra như sau:
+ Giáo viên có thể dẫn dắt vào bài nêu lên vấn đề cho học sinh tập trung suy nghĩ để giải quyết:
“Trong cuộc sống, các em vẫn thường nghe nói “ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”; nhưng bên
cạnh đó thì ở kho tàng tục ngữ – ca dao của ta còn có câu:”Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Rõ ràng cả hai câu đều đề cập đến vai trò nhất định của môi trường nhưng ở hai cực rất khác
nhau. Vậy chúng có mâu thuẫn gì hay không? Cụ thể môi trường có vai trò như thế nào đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách?”.
+ Tiếp đó giáo viên nêu lên các câu hỏi để học sinh trả lời, dẫn dắt họ dần đến lời giải đúng đắn:
- “Theo các em nếu không sống trong môi trường xã hội thì nhân cách con người có phát triển
được không? Hãy cho ví dụ?”
Học sinh trả lời: “ Nếu không sống trong môi trường xã hội thì nhân cách con người không thể
hình thành và phát triển được, ví dụ như người bị thú nuôi…”
- “Vậy ở đây môi trường xã hội có vai trò gì?”
Học sinh: “Tạo điều kiện cho cá nhân sống, học tập, giao tiếp, góp phần tạo nên mục đích, động
cơ cho hoạt động của cá nhân…”
- “Có phải cá nhân chịu sự tác động thụ động của môi trường hay không?”
Học sinh: “ Không, cá nhân có tác động trở lại môi trường dể cải tạo nó, làm cho nó trở nên ngày
càng tốt đẹp hơn…”
…
Cứ như vậy, giáo viên dẫn dắt học sinh huy động những cái đã biết của mình đẻ giải quyết vấn
đề khó khăn trong học tập. Qua đây , chính họ đã tự mình khám phá ra tri thức chứ không tiếp
nhận một cách thụ động từ giáo viên.