Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Nhung nguyen ly co ban cua giao duc hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.14 KB, 40 trang )


2.1 Giáo Dục Học Là Một Khoa Học
2.1.1 Giáo Dục Là Một Hiện Tượng Xã Hội, Một Nhu Cầu Sống
Còn Của Con Người:
1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội.
- Giáo dục được coi là một hiện tượng xã hội, hiện tượng này nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiến
bộ cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người, trong đó nổi bật lên là việc các thế hệ
đi trước truyền thụ lại các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm hoạt động xã
hội nói chung cho các thế hệ sau.
- Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục học đã chứng minh rằng : Từ thời cổ xưa cho đến nay,
khi nói đến giáo dục là người ta nói đến những tác động làm phát triển con người cả về thể chất
lẫn tâm hồn tức là dạy dỗ, bảo ban, nuôi nấng, chăm sóc. Xã hội ngày càng phát triển, nội dung
kinh nghiệm ngày càng phong phú và việc truyền thụ kinh nghiệm ngày càng được chuyên môn
hoá dần. Trong xã hội dần dần xuất hiện những nhà trí thức – nghề dạy học ra đời.
- Như vậy về thực chất, nếu xét theo phương diện lịch sử, giáo dục là hiện tượng xà hội trong đó
thế hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau những kinh nghiệm lịch sử xã hội (chứa đựng những giá
trị văn hoá của xã hội, kinh nghiệm xã hội bao gồm: Những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, niềm tin,
các thái độ …Tức là các chuẩn mực, các phương thức và các phương tiện của các hoạt động và
giao lưu của con người), thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội đó biến nó thành kinh
nghiệm của bản thân, thành nhân cách của mình để có thể tham gia vào cuộc sống, tham gia vào
hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động xã hội khác, cũng như các mối quan hệ xã hội.
Nếu xét về phương diện xã hội thì giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch
sử xã hội giữa người này và người kia.
Trong quá trình lĩnh hội và sử dụng những kinh nghiệm lịch sử xã hội , nhân cách được hình
thành và ngày càng phát triển đầy đủ hơn. Trong quá trình đó các thế hệ sau không chỉ tiếp thu,
lưu trữ, giữ gìn mà còn phát triển gía trị văn hoá xã hội, do đó góp phần phát triển xã hội. Cho
nên, sự kế tục các thế hệ - đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội.
Có thể nói việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình lịch
sử phát triển của xã hội loài người là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện
tượng xã hội. Nó là nhu cầu sống còn của con người, là chức năng không thể thiếu được của xã
hội loài người. Giáo dục nảy sinh là do nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Nhờ có giáo


dục, các thế hệ đang lớn mới có thể tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động lao động sản xuất,
các hoạt động xã hội khác cũng như các mối quan hệ xã hội. Nếu không có giáo dục sẽ không
có sự tái sản xuất ra các hoạt động lao động, các hoạt động xã hội khác cũng như các mối quan
hệ xã hội. Như vậy, chính giáo dục đã tái sản xuất ra xã hội loài người.
1
- Các nhà giáo dục học đã xem giáo dục như là “quá trình xã hội hóa“ liên tục của con người.
Đặc trưng của giáo dục được thể hiện ở chỗ : Được tổ chức và định hướng tỉ mỉ, được tiến hành
trong các tổ chức được hình thành vì mục đích giáo dục con người, có những chuẩn mực được
xác định một cách tương đối.
Trong lịch sử loài người đã có nhiều kiểu giáo dục khác nhau phù hợp với từng thời kì lịch sử
của xã hội loài người. Ở mỗi trình độ phát triển của một xã hội nhất định trong một giai đoạn
lịch sử cụ thể bao giờ cũng có một nền giáo dục tương ứng, trong đó mục đích, nhiệm vụ, nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đều thể hiện phản ánh tính quy định của các
điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể đối với giáo dục. Vì vậy, giáo dục luôn mang tính phổ quát,
tính nhân văn, phản ánh những gía trị văn hóa đạo đức thẩm mĩ chung nhất của nhân loại,
nhưng xét một cách sâu sắc cụ thể thì giáo dục ở mỗi nước, mỗi dân tộc luôn chứa đựng những
yếu tố truyền thống, mang bản sắc riêng.
2. Đặc điểm phổ biến của giáo dục là ở chổ giáo dục tồn tại trong bất cứ
thời kì lịch sử nào của xã hội loài người.
Trong bất cứ một xã hội nào, mục đích của giáo dục đều là chăm sóc, bồi dưỡng con người ở
lứa tuổi đi học, là truyền thụ một cách có ý thức cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm xã hội,
những giá trị văn hóa – tinh thần của loài người và của dân tộc nhằm làm cho thế hệ trẻ có khả
năng tham gia mọi mặt của cuộc sống góp phần phát triển xã hội.
Vì vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người, giáo dục mang tính phổ biến và tồn tại vĩnh viễn với xã hội loài người.
3. Giáo dục là hiện tượng riêng biệt của xã hội loài người.
Hiện tượng giáo dục chỉ xẩy ra trong xã hội loài người chứ không thể có trong giới tự
nhiên. Các nhà xã hội học và tâm lý học tư sản đã dựa vào sự khéo léo, tinh khôn của một số
động vật như con ong xây tổ, con khỉ làm xiếc…hay đơn giản như mèo mẹ tha chuột về cho lũ
mèo con vờn, chim con tập bay và tha rác làm tổ cùng chim lớn vv… để cho rằng động vật cũng

có giáo dục. Thực ra họ đã đánh đồng hiện tượng giáo dục của con người với hành động của
động vật.
Các nhà giáo dục học Mác Xít Không phủ nhận sự khôn khéo, tinh khôn của một số động vật.
Theo họ đó chỉ là hành động bản năng của động vật dựa trên cơ chế lặp lại hành động của tổ
tiên chúng. Về cơ bản, kinh nghiệm sống của động vật đã có sẵn.
Ví dụ : Đã là mèo thì biết bắt chuột, đã là ong thợ thì biết xây tổ có những căn phòng hình lục
lăng, vịt thì biết bơi vv…
Trong khi đó kinh nghiệm sống của con người như làm nhà, dệt vải, xẻ núi, lấp sông và đơn
giảm như biết sử dụng đôi đũa để ăn cơm vv…đều không có sẵn, mà đứa trẻ phải học mới biết.
Giáo dục là một loại hoạt động có ý thức, có mục đích của con người. Chính giáo dục đã làm
phát triển các sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, phát triển khả năng của con người
2
trong việc cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân nhằm làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt
đẹp hơn mà ở động vật không thể có được. Giáo dục là đặc quyền của con người.
2.1.2 Những Chức Năng Xã Hội Của Giáo Dục
Do giáo dục tác động đến con người cho nên nó cũng có khả năng tác động đến các lĩnh
vực của đời sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người là chủ thể. Những tác dụng của
giáo dục đối với các quá trình xã hội xét về mặt xã hội học được gọi là những chức năng xã hội
của giáo dục. Có 3 loại chức năng xã hội của giáo dục : Chức năng kinh tế - sản xuất, chức năng
- chính trị xã hội và chức năng tư tưởng - văn hoá.
Những chức năng này thể hiện vai trò của giáo dục đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội về
tất cả các mặt.
a.Chức năng kinh tế – sản xuất
- Các nhà nghiên cứu kinh tế học giáo dục đã chỉ ra rằng : Khoa học – Giáo dục – Sản xuất là ba
bộ phận hợp thành một cơ cấu thống nhất và trở thành nhân tố quyết định đối với kết quả của
nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, không chỉ
tăng cường mối liên hệ giữa khoa học với sản xuất để biến khoa học thành một lực lượng sản
xuất trực tiếp mà phải thực hiện sự tác động qua lại giữa khoa học giáo dục và sản xuất. Mắt
xích quan trọng trong mối quan hệ này là quan hệ giữa giáo dục và sản xuất.
- Lao động sản xuất dù có đơn giản đến đâu cũng cần phải có sự huấn luyện để người lao động

biết lao động, có kinh nghiệm lao động. Lao động càng phức tạp, càng hiện đại càng cần phải
có sự đầu tư vào việc huấn luyện nhiều hơn.
- Hiệu quả của nền sản xuất vất chất phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển chung về mặt nhận
thức và trình độ chuyên môn của người lao động. Trình độ học vấn và chuyên môn giúp cho
người lao động có khả năng tiếp cận và vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào
lao động để tác động đến việc hoàn thiện công cụ lao động, biến lao động thành hoạt động sáng
tạo. Cho nên, quan hệ giữa trình độ của người lao động với năng xuất lao động đã được coi là
quy luật cơ bản của nền sản xuất hiện đại. Trình độ chuyên môn của người lao động càng cao
thì năng xuất lao động càng cao.
K. Mác đã từng làm rõ mối quan hệ giữa giáo dục với sản xuất trên nền tảng của sức lao động.
Sức lao động xã hội, theo K. Mác chỉ tồn tại trong nhân cách sống của con người. Giáo dục tái
tạo nên sức mạnh bản chất của con người cho nên giáo dục được coi là phương thức tái sản xuất
sức lao động xã hội. Sức lao động đó có thể là những thành phẩm như kỹ sư, công nhân vv…
hay bán thành phẩm như học sinh.
- Giáo dục luôn luôn phải làm nhiệm vụ bù đắp kịp thời nhân lực thiết hụt (do nhiều nguyên
nhân) trong sức sản xuất xã hội. Với sự giáo dục thường xuyên người lao động nhanh chóng
thích ứng với thay đổi, phát triển mạnh và liên tục của nền sản xuất. Vì vậy có thể nói : Đầu tư
cho giáo dục chính là đầu tư cho cho sản xuất, là thứ đầu tư khôn ngoan và có lợi nhất. Đây là
chiến lược quan trọng của các nước phát triển và đang phát triển hiện nay.
3
Tóm lại : Muốn nền sản xuất phát triển xã hội phát triển thì đòi hỏi giáo dục phải phát triển.
Giáo dục phải đào tạo được một đội ngũ nhân lục lao động có trình độ đáp ứng kịp thời với yêu
cầu của nền sản xuất đó.
b. Chức năng chính trị – xã hội.
- Chức năng này thể hiện vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội về mặt chính trị. Giáo
dục tác động đến cấu trúc xã hội, tức là tác động đến các bộ phận của xã hội bao gồm các giai
cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội, các mối quan hệ giữa các bộ phận đó.
- Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội nhằm góp phần biến đổi cấu trúc xã hội theo mục đích
mong muốn. Giáo dục Xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất,
nghĩa là góp phần xoá bỏ sự phân chia xã hội thành giai cấp, làm cho các tầng lớp xã hội xích

lại gần nhau bằng cách nâng cao trình độ văn hoá, nhận thức cho toàn thể nhân dân lao động,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn nghề nghiệp vv… Chẳng hạn :
Xã hội bao gồm các mối quan hệ xã hội như : Quan hệ sản xuất, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp
quyền vv… Trong tất cả các mối quan hệ này đều chứa đựng quan hệ giáo dục. Ví dụ : Quan hệ
đạo đức xã hội chủ nghĩa chứa đựng quan hệ giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa và được thúc
đẩy bởi quan hệ này.
- Giáo dục góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu xã hội : Giáo dục dân số và kế hoạch
hoá gia đình góp phần thực hiện mục tiêu về phát triển dân số của xã hội, giáo dục giới tính góp
phần tiến tới đảm bảo sự bình đẳng nam nữ vv…
- Chính sách ưu tiên theo vùng trong chế độ tuyển sinh hiện nay nhằm góp phần đảm bảo nguồn
nhân lực có trình độ cho các vùng ít có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội : Như các vùng sâu,
vùng cao, vv…
c. Chức năng tư tưởng - văn hoá.
Giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội,
xây dựng một lối sống phổ biến toàn xã hội, xây dựng một trình độ văn hoá cho toàn dân. Giáo
dục góp phần phát triển tư tưởng văn hoá bằng cách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ
ngày càng cao cho toàn xã hội. Với một nền giáo dục phổ thông tốt được phổ cập rộng rãi, sẽ
nâng cao dân trí, làm xuất hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Tóm lại : Giáo dục đã thực hiện chức năng của công cụ tái sản xuất sức lao động xã hội, cải
biến cấu trúc xã hội, xây dựng hệ tư tưởng và nền văn hoá xã hội. Do đo,ù giáo dục đã đáp ứng
những đòi hỏi phát triển của hình thái kinh tế xã hội về lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội và ý
thức xã hội.
Muốn thực hiện được các chức năng trên đòi hỏi giáo dục cần làm cho tất cả mọi thành viên của
xã hội nâng cao về trình độ học vấn cũng như phát triển mọi mặt nhân cách, mọi người được
chuẩn bị tốt cho cuộc sống của họ. Làm thoả mãn nhu cầu được học hành, được phát triển nhân
4
cách của con người. Giáo dục là một phúc lợi, một quyền sống tinh thần, một lợi ích, một hạnh
phúc cơ bản của mỗi thành viên trong xã hội.
2.1.3 Tính Quy Định Của Xã Hội Đối Với Giáo Dục
- Giáo dục luôn biến đổi không ngừng và bao giờ cũng mang tính lịch sử cụ thể. Tính lịch sử cụ

thể thể hiện:
-Tương ứng với mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử xã hội là một nền giáo dục. Ví dụ: lịch sử sự
phát triển của xã hội loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội khác nhau và đã có 5 nền giáo dục
tương ứng:
Chế độ cộng sản nguyên thuỷ - giáo dục cộng sản nguyên thuỷ. Về phương pháp đặc trưng của
giáo dục là phương pháp truyền kinh nghiệm qua thực tiễn tự phát.
Chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ - giáo dục chiếm hữu nô lệ. Phương pháp dạy học chủ yếu là
truyền kinh nghiệm bằng lời.
Chế độ xã hội phong kiến - giáo dục phong kiến. Phương pháp dạy học giáo điều.
Chế độ xã hội tư bản (xã hội tiền công nghiệp ) - giáo dục tư bản. Phương pháp giải thích minh
hoạ
Chế độ xã hội chủ nghĩa - giáo dục xã hội chủ nghĩa. Phương pháp dạy học tích cực.
Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi nước, mỗi dân tộc khác nhau, giáo dục một
mặt mang tính phổ quát, tính nhân văn, phản ánh những giá trị văn hoá đạo đức thẩm mỹ chung
nhất của nhân loại nhưng mặt khác giáo dục lại mang những nét khác nhau về truyền thống và
bản sắc dân tộc.
Ví dụ : Cũng là giáo dục Tiểu học : Ở Việt Nam, lào, Myama …Là 5 năm;
Mông Cổ, Ba lan chỉ có 3 năm; Tiệp, Hungari, Áo là 4 năm;
Ấn Độ, Chi Lê là 8 năm ( Nhà trường hiện đại trên thế giới – Hoàng Đức Nhuận, Hà Nội
1995. )
- Ở mỗi nước, trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau, giáo dục cũng khác nhau.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, Giáo dục mầm non vào khỏang năm 1981
tuổi bắt đầu đi nhà trẻ là 2 tháng tuổi. Năm 1991 là 6 tháng tuổi, nhưng từ năm 1993 cho đến
nay lại là 3 – 4 Tháng tuổi.
5
Hoặc giáo dục phổ thông ở Việt Nam (miền Bắc) trước năm 1979 là 10 năm, từ năm 1979 là 12
năm.
- Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do giáo dục chịu sự quy định của các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội và các quá trình xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá vv…Khi các quá
trình xã hội có sự biến đổi bắt nguồn từ những biến đổi về trình độ sức sản xuất xã hội và tính

chất của quan hệ sản xuất xã hội, rồi kéo theo những biến đổi về chế độ chính trị, về cấu trúc xã
hội và hệ tư tưởng xã hội thì toàn bộ hệ thống giáo dục tương ứng cũng biến đổi theo. Mác –
Aêng Ghen đã từng nói “ Giáo dục là do quan hệ xã hội quyết định. Mục đích, nhiệm vụ, nội
dung và phương pháp giáo dục thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau “. Hồ Chủ Tịch
nói : “Chế độ khác thì giáo dục cũng phải khác”.
Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường trên thế giới và trong nước đã khẳng định tính
quy định của xã hội đối với giáo dục như là một tính quy luật quan trọng của sự phát triển giáo
dục.
Tóm lại : Mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội là mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, trong đó xã
hội quy định giáo dục và ngược lại đến lượt mình giáo dục lại là điều kiện, động lực để thúc đẩy
xã hội phát triển về tất cả các mặt.


2.2 Đối Tượng Nhiệm Vụ Và Phương Pháp Của Giáo Dục Học
2.2.1 Vài Nét Về Sự Phát Triển Của Giáo Dục Học
a. Trong thời kỳ cổ đại, giáo dục được xem là một trong những mặt hoạt động xã hội
bình thường, trong cuộc sống hàng ngày gắn với tiến trình phát triển chung của xã hội. Vào thời
kỹ này xuất hiện các nhà tư tưởng giáo dục nổi tiếng như : Khổng Tử (551 – 479 TCN); Xôcrát
(469 – 399 TCN); Arixtôt (384 – 322 TCN); Platôn (427 – 347 TCN).
- Xôcơrát (469 – 399 TCN) :
Trong đời, Xôcơrát là nhà giáo dục thực hành. Ông có quan niệm rất nổi tiếng : giáo dục
phải giúp con người tìm thấy, tự khẳng định chính bản thân mình, vì thế mang giá trị nhân văn
rất cao.
Trong hoạt động giáo dục ông nổi tiếng là nhà sáng tạo. Bao giờ ông cũng nêu câu hỏi để người
học suy nghĩ, tự tìm lời giải đáp.
Trong 40 năm hoạt động, ông đã nêu cao tấm gương đức hạnh của mình, tình yêu chân lí và sự
can đảm trong việc bảo vệ chân lí…
- Platôn (427 – 347 TCN) : là học trò của Xôcơrát, ông đã có công ghi lại và xuất bản phần lớn
các tác phẩm của Xôcơrát..
6

Theo ông, việc giáo dục trước hết liên quan với đạo đức, tâm lí học, xã hội học. Xét theo quan
điểm lịch sử giáo dục, hệ thống giáo dục do Platôn mường tượng ra mang nặng quan điểm bất
bình đẳng của xã hội nô lệ, nhưng ông đã khẳng định được vai trò tất yếu của giáo dục trong xã
hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục…
- Khổng Tử (551 – 479 TCN) : là nhà giáo vĩ đại của Trung Hoa cổ đại và của nhân loại.
Ông quan niệm giáo dục con người phải nhằm mục đích đào tạo nên những người nhân nghĩa,
có phẩm hạnh.
Trong quá trình hoạt động giáo dục, Khổng Tử đã sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp
giáo dục tiến bộ so với đương thời. Ông đã dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến
phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ để nắm vững vấn đề ; ông đòi hỏi
người phải luyện tập, nề nếp và thói quen trong học tập, theo hướng “ôn cũ để biết cái mới”.
Để gắn nội dung giáo dục với cuộc sống, ông còn dùng phương pháp đối thoại, yêu cầu học sinh
liên hệ những điều đã học vào thực tế hàng ngày…
Vào thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng giáo dục đồng thời cũng là nhà khoa học, triết học, do đó
các tư tưởng giáo dục thường phát triển và được trình bày trong các tác phẩm triết học và khoa
học nói chung…
b. Ơû phương Tây, vào thời kỳ trung cổ, vai trò độc tôn của nhà thờ đã có ảnh hưởng rất rõ nét
đối với sự phát triển của nhà trường nói chung và về tư tưởng giáo dục nói riêng. Giáo dục học
chưa xuất hiện với tư cách là một khoa học độc lập.
Ở Tây Âu, vào thời kỳ Trung cổ, triết học cùng giáo dục chủ yếu phục vụ cho thần học. Thời ấy
chỉ có các trường của giáo hội, các nhà tôn giáo chủ trương kết hợp và dung hòa lý trí, sự phát
triển trí tuệ với niềm tin tôn giáo, chính đó là sự thể hiện nguồn gốc nảy sinh ra triết học kinh
viện, nhằm chứng minh rằng niềm tin bao giờ cũng định hướng và ở vị trí cao hơn trí tuệ, có
trước trí tuệ và khoa học. Đây cùng là cơ sở sâu xa của lối học vẹt.
Đến thế kỷ XII – XIII ở Tây âu đã hình thành ba loại trường : Trường tu viện; trường của nhà
thờ và trường dòng. Lúc đầu ở các loại trường này chỉ dạy giáo lý, kinh bổn. Sau đó dạy thêm
số học, hình học, thiên văn và âm nhạc. Bên cạnh trường tôn giáo có hệ thống giáo dục kỵ sĩ,
với nội dung giáo dục “Bẩy đức tính của kỵ sĩ” : Cưỡi ngựa, bơi, dùng giáo, đấu kiếm, đi săn,
đánh cờ, làm thơ. Thực chất giáo dục tôn giáo và giáo dục kị sĩ ở Tây Aâu đều phục vụ cho chế
độ phong kiến thần quyền đương thời.

c. Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV khi mầm mống của xã hội tư bản xuất hiện, nhân loại
bước vào thời đại phục hưng. Các nhà tư tưởng nhân văn tiên tiến xuất hiện, tạo nên nhu cầu,
động lực mới thúc đẩy giáo dục phát triển với tư tưởng giáo dục tiến bộ : Vượt ra khỏi khuôân
khổ giáo dục kinh viện – tôn giáo, hướng về chủ nghĩa nhân văn. Các nhà nhân văn chủ nghĩa
7
chủ trương đề cao giá trị con người, cho rằng con người cần được phát triển toàn diện. Chính
bước quá độ từ chế độ phong kiến qua chủ nghĩa tư bản đã làm xuất hiện những hệ thống tri
thức mới ra đời, trong đó có nhiều khoa học tách ra khỏi triết học. Giáo dục học từ đây cũng tồn
tại và phát triển như là một khoa học độc lập do công của nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc
Comenxki (1592 – 1670). Ông là nhà lý luận và là nhà tư tưởng giáo dục đã đề cao giáo dục
phổ cập, việc dạy tiếng mẹ đẻ trong các nhà trường và nêu ra luận chứng chặt chẽ trong tác
phẩm nổi tiếng : “Phép giảng dạy vĩ đại”. Rất nhiều nguyên tắc dạy học vẫn được sử dụng đến
ngày nay như : Nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tính khoa học và tính hệ thống trong dạy học
vv…đã được nêu bật trong tác phẩm ấy.
Sau Comenxki, xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu giáo dục học, như Lốccơ (1632 – 1701), Rútxô
(1712 – 1778),… trong đó phải kể đến Petxtalogi, ông đặc biệt nhấn mạnh tác dụng của việc kết
hợp lao động với học tập, nhấn mạnh tác dụng vai trò của trực quan trong dạy học và giáo dục
và vạch ra một hệ thống các phương pháp giáo dục chung.
Cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội tư bản, kinh tế – xã hội, văn hóa và khoa học
phát triển rất nhanh, giáo dục đã được nâng cao. Tuy vậy, mâu thuẫn xã hội cũng đã xuất hiện
và ngày càng gay gắt, tất cả đều được phản ánh rõ nét trong hệ tư tưởng, trong đời sống xã hội.
d. Vào nửa đầu thế kỷ XIX cùng với sự phát triển chung của khoa học, giáo dục học cũng
đã phát triển và thể hiện sự đấu tranh gay gắt giữa các quan điểm lí luận giáo dục của giai cấp tư
sản và lợi ích giáo dục của nhân dân. Nhiều nhà giáo dục tiến bộ, như A. Dixtécvéc (1790 –
1866), A. XanhXimông (1760 – 1837)…đã tiếp tục phát triển quan điểm giáo dục của
Petxtalôgi, họ không những kế thưa tư tưởng giáo dục tiến bộ của ông mà còn phát triển, làm
phong phú thêm, xây dựng cơ sở cho các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa về sau, nâng cao
tầm tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong giáo dục.
e. Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX, giáo dục
học tiếp tục phát triển với cơ sở phương pháp luận khoa học, làm cho giáo dục học tiếp thu, kế

thừa và phát huy được toàn bộ thành tựu của các tư tưởng giáo dục tiến bộ của nhân loại, gắn
liền với sự phát triển và tiến bộ của giáo dục với công cuộc đấu trành giải phóng con người khỏi
mọi ách áp bức bóc lột, mọi tệ nạn xã hội, góp phần tổ chức lại xã hội theo hướng xã hội chủ
nghĩa. Cùng với sự phát triển những giá trị tinh hoa trong di sản giáo dục của nhân loại, học
thuyết Mác – Lênin về giáo dục đã chứng minh một cách khoa học các vấn đề có tính quy luật
trong giáo dục như : Sự hình thành con người, Tính quy định của kinh tế - xã hội đối với giáo
dục, tính lịch sử của giáo dục trong tiến trình phát triển của xã hội và vai trò của giáo dục trong
điều kiện xã hội có giai cấp.
Những luận điểm trên đã được xem là các quan điểm cơ bản, có vai trò định hướng cho mọi quá
trình nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục, giúp cho giáo dục
hXplainọc ngày càng phong phú và phát triển sâu rộng như nay.
2.2.2 Đối Tượng Của Giáo Dục Học
8
Đối tượng của giáo dục học : Đó là quá trình giáo dục với hàm nghĩa rộng, bao quát toàn bộ
các tác động giáo dục và dạy học được định hướng theo mục đích xác định, được tổ chức một
cách hợp lí, khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người học.
Quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng) còn gọi là quá trình sư phạm tổng thể có các đặc điểm sau:
- Là một dạng vận động và phát triển liên tục của các hiện tượng, các tình huống giáo dục và
dạy học, được tổ chức thực hiện theo những quy trình xác định.
- Là một dạng vận động xã hội, có quan hệ (gián tiếp) với các quá trình khác (kinh tế, chính trị,
văn hóa.v.v..) nhưng được tổ chức một cách chuyên biệt (theo quy luật của giáo dục ).
- Trong quá trình giáo dục luôn luôn có sự tác động qua lại của các thành phần tham gia : người
dạy, người học, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chỉ đạo và người học là chủ thể hoạt động độc
lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa khoa học kĩ thuật, đạo đức thẩm mĩ phù hợp
với định hướng chung của mục đích giáo dục, đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển tiến bộ
xã hội.
Quá trình sư phạm tổng thể bao hàm nhiều quá trình sư phạm bộ phận : Quá trình dạy học, quá
trình giáo dục (nghĩa hẹp) nhưng khi xem xét chúng với tư cách là đối tượng chung của giáo
dục học, người ta không đi vào chi tiết mà chỉ phản ánh những yếu tố thể hiện những quy luật
chung của việc giáo dục của quá trình sư phạm chung. Qúa trình sư phạm tổng thể cũng như

quá trình giáo dục bộ phận đều được tạo bởi nhiều yếu tố như mục đích giáo dục, nội dung giáo
dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, các phương tiện, thiết bị giáo dục và
dạy học, hiệu quả và chất lượng giáo dục… Để quá trình vận hành được phải có các lực lượng:
Nhà sư phạm, học sinh, các lực lượng này hoạt động trong mối tương quan biện chứng của quá
trình và trong những điều kiện không gian và thời gian xác định.
Tất cả đều bị chi phối bởi tính quy định của các quá trình kinh tế - xã hội, các nhân tố lịch sử xã
hội cụ thể. Tất cả các thành phần, các yếu tố kể trên tham gia trong quá trình cũng đều là đối
tượng nghiên cứu của giáo dục học.
2.2.3 Nhiệm Vụ Của Giáo Dục Học
Giáo dục học có các nhiệm vụ sau :
- Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các vấn đề thuộc phạm trù phương pháp luận khoa học
giáo dục, đảm bảo tiếp cận với xu thế phát triển mới mẻ, đa dạng của giáo dục và khoa học giáo
dục ở nước ta và của thế giới trong giai đoạn mới.
- Nghiên cứu đổi mới, mở rộng nội dung và phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
giáo dục như nội dung nghiên cứu về mục đích giáo dục, nâng cao tính khả thi, vận dụng lí luận
về mục đích giáo dục vào các lĩnh vực giáo dục, giải quyết các mâu thuẫn, bất cập giữa lí luận
và thực tế giáo dục đang đổi mới và phát triển.
9
- Nghiên cứu các hoạt động giáo dục trong điều kiện cơ chế thị trường, từ đó phân tích và tổng
hợp, khái quát hóa, nêu bật được những yếu tố tái hiện tính quy luật của các hiện tượng giáo
dục trong xu thế xã hội hóa, đa dạng hóa giáo dục, phát huy mọi tiềm tàng của xã hội và của
từng cá nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu, các yêu cầu giáo dục.
2.2.4 Hệ Thống Các Ngành Của Giáo Dục Học
- Lịch sử giáo dục học : Muốn phát triển đúng hướng, giáo dục học luôn phải vận dụng “nguyên
tắc lịch sử trong nội dung và phương pháp nghiên cứu”. Như vậy, lịch sử giáo dục học có vai
trò quan trọng trong hệ thống các khoa học giáo dục trước hết đối với giáo dục học. Nhờ quán
triệt quan điểm đối với các hiện tượng giáo dục (của các thời đại khác nhau) nhà nghiên cứu sẽ
phát hiện đúng đắn bản chất xã hội của giáo dục ở từng thời đại và hiểu được tiến trình phát
triển và đổi mới liên tục của giáo dục.
Lịch sử giáo dục cung cấp cho giáo dục học các tư tưởng giáo dục tiên tiến, kiệt xuất, dựa trên

sự kế thừa có chọn lọc có phê phán các thành tựu và lí luận giáo dục có giá trị trong nước và
trên thế giới, giúp cho giáo dục học luôn phát triển, luôn đổi mới, bắt kịp xu thế của thời đại.
- Giáo dục học nằm trong hệ thống của khoa học giáo dục nhưng bản thân nó cũng bao gồm
nhiều phân môn khác nhau như: giáo dục học vườn trẻ, mẫu giáo, giáo dục học cho lứa tuổi đi
học.
Trong thực tế giáo dục học còn được nghiên cứu và giảng dạy ở từng ngành chuyên môn – nghề
nghiệp (giáo dục học y học, giáo dục học quân sự, giáo dục học kĩ thuật…). Tuy đối tượng phục
vụ có khác nhau, nhưng các phân môn giáo dục học kể trên đều có cơ sở chung là lí luận giáo
dục học đại cương, từ những kiến thức và kĩ năng này mà vận dụng, đáp ứng cho việc giáo dục
ở những lĩnh vực khác nhau.
- Ngành giáo dục học chuyên biệt (đặc biệt) cũng là một bộ phận của giáo dục học có nhiệm vụ
chuyên nghiên cứu những vấn đề dạy học và giáo dục những trẻ có tật nguyền về thị giác, thính
giác hoặc chậm phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ.
- Đối với thực tiễn hoạt động ở nhà trường các bộ môn phương pháp dạy học bộ môn có vai trò
quan trọng như : Bộ môn phương pháp dạy học toán, văn, sử, địa, sinh, kĩ thuật, v.v..còn gọi là
“lí luận dạy học bộ môn"
2.2.5 Quan Hệ Giữa Giáo Dục Học Và Các Khoa Học Khác
Giáo dục là một hiện tượng xã hội. Giáo dục học là một khoa học xã hội, nó có
liên quan mật thiết với các khoa học, trước hết là với các khoa học xã hội.
Giáo dục học có liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học như đạo đức học, mỹ học,
kinh tế học, văn học…
10
* Với triết học Mác - Lê nin : Triết học Mác - Lê nin là nền tảng khoa học cho sự phát triển
của khoa học giáo dục.
Đồng thời có một số vấn đề mà cả hai ngành khoa học này cùng quan tâm nghiên cứu. Đó là các
vấn đề :
- Sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa và mục đích giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- Mối liên hệ giữa quá trình giáo dục với các quá trình xã hội khác.
- Mối liên hệ giữa tập thể và cá nhân ...

* Với đạo đức học.
Đạo đức học giúp cho giáo dục học giải quyết những vấn đề về công tác giáo dục đạo đức, thế
giới quan, tư tưởng chính trị cho học sinh.
* Với sinh lý học.
Sinh lý học là cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục học. Việc nghiên cứu giáo dục học phải dựa
vào những thành tựu của sinh lý học đặc biệt là sinh lý học thần kinh cấp cao, về hoạt động của
hai hệ thống tín hiệu, về sự phát triển và vận hành của các giác quan và hoạt động của chúng ...
* Với tâm lý học.
Tâm lý học cung cấp cho giáo dục học những tri thức khoa học về các cơ chế diễn biến và điều
kiện tổ chức các quá trình bên trong của sự hình thành nhân cách con người theo lứa tuổi trong
từng hoạt động, làm cơ sở đáng tin cậy cho việc tổ chức quá trình sư phạm.
* Trong giai đoạn hiện nay, nhiều ngành khoa học khác như điều khiển học, tin học đang thâm
nhập và được ứng dụng trong nghiên cứu về lí luận và thực tiễn giáo dục, tạo ra những cách
thức tổ chức mới, phương pháp và phương tiện mới trong lĩnh vực giáo dục và dạy học.
2.2.6 Một Số Khái Niệm Cơ Bản Của Giáo Dục Học
a. Giáo dục (hiểu theo nghĩa rộng) :
Là sự hình thành có mục đích có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con
người, hình thành thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người ; với nghĩa
rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên những
nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu của kinh tế xã hội.
b. Giáo dục (nghĩa hẹp):
11
Theo nghĩa hẹp, giáo dục bao gồm các hoạt động tạo ra cơ sở khoa học của thế giới quan,
lí tưởng, đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực của con người, kể cả việc phát triển nâng
cao thể lực. Quá trình này được xem là là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể.
c. Dạy học :
Là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học, hai hoạt động này song
song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất .
d. Giáo dưỡng :
Là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực trí tuệ,

đào tạo chuyên môn để hoạt động nghề nghiệp.
Ngoài các khái niệm nêu trên, còn một loạt các khái niệm khác nữa mà chúng ta sẽ nghiên cứu
tiếp tục trong các chương tiếp theo của tập đề cương bài giảng này.

12
3.1 Một Số Khái Niệm Về Nhân Cách Và Sự Phát Triển Nhân
Cách
3.1.2 Khái Niệm Cá Nhân
Cá nhân là một con người cụ thể, là một thành viên của một xã hội nhất định, sinh sống
và hoạt động trong những điều kiện xã hội nhất định.
Cá nhân bao gồm hai phần:
- Về mặt thể chất.
•Cá nhân là một cơ thể sống, có đặc điểm chung về mặt hình thái và sinh lí của loài người.
•Cá nhân có những đặc trưng cho riêng mình.
- Về mặt tâm lí.
•Mỗi cá nhân đều có một đời sống tâm lí nhất định. Tâm lí người khác về chất so với tâm lí
động vật. Đó là đời sống tâm lí có ý thức.
•Tâm lí người là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là não bộ – các giác quan (hệ
thần kinh)
•Thực chất tâm lí người là sự phản ánh thế giới khách quan vào não bộ bằng hoạt độnh của bản
thân mỗi người.
•Năng lực phản ánh tâm lí của con người được thể hiện:

◦Các quá trình tâm lí ;

◦Các trạng thái tâm lí;

◦Các thuộc tính tâm lí.
Các thuộc tính tâm lí của con người được hình thành thông qua các quá trình, trạng thái tâm lí.
Hệ thống những thuộc tính tâm lí của con người là bộ phận quan trọng nhất trong đời sống tâm

lí của mỗi cá nhân con người.
3.1.3 Khái Niệm Nhân Cách
1. Con người sống, hoạt động trong các mối quan hệ đa dạng.
•Khi con người được nhìn nhận là một đại diện cho loài người thì đó là một cá nhân.
•Khi con người tham gia vào các hoạt động có mục đích có ý thức thì con người được xem như
một chủ thể.
13
•Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội, tham gia tích cực vào các mối
quan hệ xã hội thì con người được xem như là nhân cách.
Có thể biểu diễn cách hiểu trên theo sơ đồ sau:
2. Như vậy, khi nói tới khái niệm nhân cách, phải xem xét:
- Nó bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người.
- Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữ con người và con
người trong xã hội…
Khi nói tới nhân cách, cần nhấn mạnh đến một trong những yếu tố quan trọng nhất của nó, đó là
các giá trị, bao gồm:
•Các giá trị tư tưởng.
•Các giá trị đạo đức.
•Các giá trị nhân văn.
Hệ thống các giá trị này được hình thành và cũng cố bởi năng lực nhận thức kinh nghiệm sống
của mỗi cá nhân trong quá trình thể nghiệm lâu dài. Nội dung của định hướng giá trị là niềm tin,
thế giới quan đạo đức, nguyên tắc sống… của con người.
3. Khi nói tới nhân cách con người Việt Nam, ta thấy có sự thống nhất
biện chứng giữa các mặt phẩm chất (đức) và năng lực (tài) .
- Đức : Hệ thống thái độ của con người.
- Tài : Hiệu quả tác động của nhân cách tới các đối tượng xung quanh.
Đức bao gồm các mặt:
•Các phẩm chất xã hội : Các quan điểm niềm tin tư tưởng – chính trị, thế giới quan khoa học,
thái độ đới với các hoạt động.
•Các phẩm chất cá nhân: Nếp sống, thói quen, những ham muốn…

•Các phẩm chất ý chí: Tính kỉ luật, tính tự giác, tính tự chủ, tính mục đích…
Tài bao gồm các mặt:
14

•Khả năng thích ứng, năng lực sáng taọ, linh hoạt, mềm dẽo trong cuộc sống, hoạt động.
•Khả năng biểu hiện tính độc đáo, biểu hiện cái riêng cái bản lĩnh của cá nhân.
•Khả năng hành động
Hành động có mục đích, có điều khiển, chủ động, tích cực, sáng tạo, đạt kết quả tốt…
+ Khả năng giao tiếp
Xây dựng, duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp vời mọi người xung quanh.
4. Như vậy,
chúng ta có thể hiểu nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm lí của mỗi người, là tổng thể những
phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc và giá trị tinh thần của mỗi người.
3.1.4 Khái Niệm Cá Thể - Cá Tính - Sự Phát Triển Nhân Cách
1. Khái niệm cá thể
Cá thể là chỉ một con vật riêng lẻ, phân biệt với chủng loại.
Như vậy khái niệm cá thể hiểu giống khái niệm cá nhân nhưng nó chỉ dùng chỉ con vật. (Khái
niệm cá nhân dùng chỉ một người cụ thể ; khái niệm cá thể dùng để chỉ một con vật cụ thể ).
2. Khái niệm cá tính
Chỉ tính cách đặc trưng của mỗi người, nó phân biệt giữa người này và người khác.
3. Khái niệm sự phát triển nhân cách
Con người sinh ra chưa có nhân cách. Chính trong quá trình sống, hoạt động, giao lưu … mà
con người tự hình thành và phát triển nhân cách của mình bằng con đường xã hội : Lĩnh hội các
di sản văn hóa vật chất và tinh thần của loài người.
a. Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự phát triển được hiểu là:
•Là sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
•Sự phủ định cái cũ và xuất hiện cái mới.
•Động lực của sự phát triển là giải quyết các mâu thuẩn bên trong của sự vật hiện tượng.
b. Cần chú ý, sự phát triển nhân cách và sự phát triển cá nhân không phải là một.
15

- Sự phát triển cá nhân bao gồm các mặt phát triển sau:
•Sự phát triển về mặt thể chất.
•Sự phát triển về mặt tâm lí.
•Sự phát triển về mặt xã hội.
Sự phát triển cá nhân là quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh thể chất và tinh thần, các sức
mạnh bản chất của con người.
- Vì nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm lí của mỗi người nên sự phát triển nhân cách phải được
hiểu sự phát triển mặt tâm lí xã hội của con người.
Trong các sách giáo dục học trước đây, một số tác giả có sự hiểu biết lẫn lộn giữa sự phát triển
nhân cách và sự phát triển cá nhân. Nếu quan niệm như vậy thì có thể hiểu khái niệm cá nhân là
khái niệm nhân cách. Nhưng trong thực tế, hai khái niệm này không phải là một!
Sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi không chỉ về lượng mà cả những biến đổi về chất
trong mỗi nhân cách. Đó là quá trình nảy sinh cái mới và hủy diệt cái cũ.
c. Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có
hai nhân tố cơ bản sau:
- Nhân tố sinh học
- Nhân tố xã hội
Các nhân tố này tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách không phải có giá trị song
song hoặc bằng nhau hoặc độc lập đối với nhau. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa các yếu
tố thúc đẩy đến sự hình thành và phát triển nhân cách cần phải thật sự khách quan, đúng đắn và
khoa học.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng phát triển nhân cách
3.2.1 Vai Trò Yếu Tố Bẩm Sinh Di Truyền
•Bẩm sinh là sinh ra đã có.
•Di truyền là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những đặc điểm giống chúng (sự tái tạo ở trẻ
em những thuộc tính sinh học của cha mẹ).
Vai trò của bẩm sinh – di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách:
16

×