Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

LUẬN VĂN: Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 116 trang )








LUẬN VĂN:

Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn
huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai








MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chư Sê là huyện miền núi của tỉnh Gia Lai có tổng diện tích đất tự nhiên 64.296 ha,
trong đó đất nông nghiệp 34.467 ha, chiếm 53,6%, đất chưa sử dụng 8.160 ha, chiếm
12,6%, với trên 80% số lao động là nông dân, trong đó hơn 85% là người dân tộc thiểu số.
Trong những năm gần đây, dưới tác động của công cuộc đổi mới, trong kinh tế nông
nghiệp, ngoài các hình thức tổ chức sản xuất vốn có như hộ gia đình, hợp tác xã và trang
trại, trên địa bàn huyện Chư Sê còn xuất hiện hình thức doanh nghiệp (DN) sản xuất nông
nghiệp. Hiện toàn huyện đã có 12 DN nông nghiệp, trong đó có 4 DN nhà nước, 5 DN tư
nhân và 3 DN cổ phần. Hiện nay, các DN nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa, để trở
thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Đây là các DN nông nghiệp có quy mô
đất đai tương đối lớn, được trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật khá tốt, có hướng chuyên môn


hoá rõ và áp dụng phương pháp công nghiệp. Có điều kiện kết hợp với công nghiệp chế
biến và các hoạt động dịch vụ. Các DN nông nghiệp trên địa bàn đã sử dụng 19.900 ha đất
sản xuất và thu hút 3.517 lao động.
Việc phát triển các DN nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua đã đưa lại
những kết quả kinh tế - xã hội quan trọng. Các DN nông nghiệp đã và đang là động lực cho
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Sự phát triển các DN đã tạo ra những tiền đề
cần thiết để sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều
kiện để đưa vào khai thác và sử dụng các nguồn lực cho nông nghiệp. Hoạt động sản xuất
nông nghiệp ngày càng dựa nhiều hơn vào việc ứng dụng khoa học và công nghệ mới để có
năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Nông nghiệp được phát triển gắn với quá trình
đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề
rừng, tạo thêm việc làm và thu nhập cho bà con nông dân. Các DN nông nghiệp còn tạo ra
môi trường để thực hiện việc liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà
khoa học) cho phát triển nông nghiệp. Tạo thuận lợi hơn để thu hút đầu tư của các DN, các
thành phần kinh tế để phát triển các ngành nghề, phát triển công nghiệp chế biến và dịch
vụ, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu và xây
dựng nông thôn mới, hoạt động của các DN nông nghiệp ở huyện Chư Sê còn tồn tại không
ít nhưng hạn chế, bất cập. Nổi lên là, các DN nông nghiệp nhà nước vẫn chưa được đổi mới

là mấy; hiện đang chuyển đổi mô hình tổ chức vẫn còn rất nhiều khó khăn, đa số công nhân
là đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư thêm khi nhận khoán, không có khả năng
mua cổ phần, trong lúc đất để sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc làm ở nông
thôn ngày càng khó khăn. Các DN tư nhân và DN cổ phần sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, thiếu
qui hoạch gắn kết với hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương, còn mang tính tự phát; đời
sống và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp không ổn định, mang tính thời vụ.
Việc SX hàng hóa chỉ mới là sơ chế, bán nguyên liệu thô là chủ yếu nên thu được mức lợi
nhuận rất thấp, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh. Nông sản chế biến là một trong những sản
phẩm mũi nhọn của Chư Sê, nhưng sức cạnh tranh vẫn còn thấp và chưa phát huy được lợi
thế, cũng như chưa đổi mới cách thức sản xuất. Chư Sê đang đứng trước mâu thuẫn giữa

năng lực và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với nhiều tiềm
năng và lợi thế về tự nhiên trên địa bàn.
Để góp phần làm rõ thực trạng của các DN nông nghiệp, đề xuất phương hướng và
giải pháp thúc đẩy phát triển đúng hướng, có hiệu quả, là một cán bộ có nhiều năm làm công
tác tổ chức, quản lý trên địa bàn, tôi lựa chọn đề tài: “Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa
bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu làm luận văn Cao học chuyên ngành Kinh
tế chính trị.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển DN nông nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm tìm kiếm những hình
thức tổ chức sản xuất tiên tiến, tích cực, phù hợp để người nông dân tham gia tự giác, có
hiệu quả, sớm thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, tự phát từ nhiều năm nay. Nó đã được
một số nhà khoa học và hoạch định chính sách ở nước ta quan tâm nghiên cứu. Dưới đây là
những công trình tiêu biểu đã được công bố về vấn đề này.
- Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, của
Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NXB Chính trị
quốc gia phát hành năm 2002;
- Nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, do TS Nguyễn Từ chủ biên, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội, 2002;
- Những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
vùng đồng bằng sông Cửu Long, do Phạm Ngọc Thạch chủ biên, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội ấn hành năm 2002;
- Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, của TS Đặng Kim Sơn,
Hoàng Thu Hòa, NXB Thống kê, Hà Nội 2002;
- CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi, Đề tài KX-
02-07 do GS,TS Nguyễn Kế Tuấn, trường Đại học Kinh tế quốc dân làm chủ nhiệm, năm
2007;
- Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, do PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc
chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Đề tài luận

văn Cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị của Hoàng Nguyễn Trí Dương bảo vệ tại Học
viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
Các đề tài này đã hướng nghiên cứu vào con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn; đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Đảng và Nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông
thôn; giải quyết vấn đề nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; và
có công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp tại một số vùng trọng điểm hay tại
một tỉnh, thành phố trong nước. Đây là những tài liệu không trực tiếp nghiên cứu vấn đề
DN SXNN, nhưng rất bổ ích cho nghiên cứu vấn đề phát triển DN nông nghiệp của đề tài.

Ngoài ra, trên một số diễn đàn còn có những bài viết về DN nông nghiệp. Chẳng
hạn, trên các trang webstile như Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao,
, 15/03/2010; Doanh nghiệp nhà nước ngành nông nghiệp gặp khó,
của Hồng Ngọc, (Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online),
17/3/2010; Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, của Hải Anh,
(Thế giới vi tính), 9/4/2010; Chỉ 14% doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp - nông thôn, của Quang Thiện, 20/08/2008; Quyết sách hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, 06/05/2010; Mô hình liên kết giữa
nông dân và doanh nghiệp, (Diễn đàn dành cho doanh nhân),
4/05/2010; Doanh nghiệp nông nghiệp trước thềm hội nhập WTO, của Đinh Thị Kim
Phượng, (Viện chính sách và chiến lược phát triển NN, NT),
10/11/2006 v.v…
Các bài viết này đã hướng nghiên cứu vào phát triển các DN nông nghiệp như hỗ trợ
DN, chỉ báo những thách thức mà các DN nông nghiệp phải đối mặt khi Việt Nam gia nhập
WTO, giải pháp thúc đẩy phát triển DN… Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là những công
trình nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển các DN nông nghiệp ở nước ta nói
chung và ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai nói riêng. Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài để nghiên
cứu của học viên là không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Đây là một đề
tài mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách không chỉ đối với phát triền kinh tế xã
hội trên địa bàn huyện Chư Sê, mà còn đối với các huyện, tỉnh trong cả nước trước yêu

cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Xác định cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động của các DN nông
nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai trong thời gian gần đây để hoàn thiện
việc hoạch định chính sách phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả nhằm phát huy vai trò của
chúng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa lý luận, thực tiễn về DN nông nghiệp trong điều kiện phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nêu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động các DN nông nghiệp trên địa bàn
huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát
triển bền vững loại DN này đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các DN được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp bao gồm DN nhà
nước, DN tư nhân, công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chủ yếu
là các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Các DN nông nghiệp được thành lập trên địa bàn huyện Chư Sê
thuộc tỉnh Gia Lai.
- Về thời gian: từ năm 2005 đến nay và hướng phát triển đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:

Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng
thời, tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên quan điểm kinh tế thị trường được xây dựng bởi
tinh hoa trí tuệ của nhân loại trong kinh tế học hiện đại.
5.2. Cơ sở thực tiễn:
Đề tài dựa trên thực tiễn phát triển các DN nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê
để nghiên cứu; đồng thời có nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm của một địa phương có hoàn
cảnh tương đồng ở trong và ngoài nước về phát triển loại hình DN này trên các thông tin
thu nhận được để huyện Chư Sê có thể tham khảo.
Đề tài có kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan
đến chủ đề phát triển các DN nông nghiệp của các địa phương trong nước, các ý tưởng có
tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai.
5.3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác –
Lênin, của kinh tế học về nền kinh tế thị trường, trong đó coi trọng sử dụng các phương
pháp: khảo sát thực tiễn, báo cáo chuyên đề của các địa phương, doanh nghiệp và các cơ
quan quản lý có liên quan; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và tổng kết
thực tiễn.
6. Đóng góp khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ và cung cấp những căn cứ khoa học về phát triển DN nông nghiệp
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần vào việc hoàn thiện chính sách cho
phát triển các DN nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 3 chương.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP

NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1. DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay đòi hỏi phải có một lực lượng doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp (DN SXNN)
mạnh làm trụ cột. Để có lực lượng đó, một trong những vấn đề đặt ra là phải tìm được cơ
chế và phương thức tổ chức DN SXNN có hiệu quả.
1.1.1. Khái niệm và tính quy luật hình thành, phát triển doanh nghiệp nông
nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp.
Để hiểu khái niệm DNNN, trước hết cần phải bắt đầu từ cái chung, đó là khái niệm
Doanh nghiệp.
Chúng ta biết rằng, nền kinh tế quốc dân được cấu thành bởi hàng vạn DN sản xuất
ra các hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho sản xuất và đời sống của xã hội. Có những tổ chức
kinh doanh quy mô lớn, sử dụng hàng ngàn công nhân, sản xuất hàng loạt sản phẩm. Nhưng
cũng có những tổ chức kinh tế chỉ là một cửa hàng tạp hóa, quầy bán bánh kẹo qui mô nhỏ,
chỉ thuê một vài lao động do một cá nhân hay hộ gia đình sở hữu. Những tổ chức đó, dù lớn
hay nhỏ, khi tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế thị trường, theo luật DN đều có chung
một tên gọi là DN.
DN là một khái niệm được khởi nguồn từ tiếng Pháp “Entreprendre”, có nghĩa là
“đảm nhận” hay “hoạt động”. Theo nhiều sách báo, DN (Firm) là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Dưới góc độ kinh tế học, DN là một đơn vị kinh doanh hàng hóa và dịch vụ theo nhu
cầu thị trường và xã hội nhằm đạt lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất. DN chính
là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định trên thị
trường. Trên thực tế, DN được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như cửa hàng, nhà máy,
công ty, hãng, tổng công ty

Theo định nghĩa của Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của

Việt Nam, DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
Kinh doanh là phương thức hoạt động của DN. Đó là việc DN thực hiện liên tục
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường để thu lợi nhuận.
Ở nước ta, theo Luật DN, DN có các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân. Nếu căn cứ vào qui mô hoạt động để phân loại
DN, thì có DN qui mô lớn, DN qui mô vừa và DN qui mô nhỏ. Ở Việt Nam, theo Điều 3
Nghị định số 90/2001/NÐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 11 năm 2001, DN doanh
nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động
trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của
ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể
linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói
trên. Những DN có vốn đăng ký kinh doanh lớn hơn và sử dụng nhiều lao động hơn được
gọi là DN lớn. Tuy nhiên, số DN lớn ở Việt Nam còn tương đối ít. Nền kinh tế chủ yếu là
DN nhỏ và vừa. Định nghĩa như trên là để Chính phủ có giải pháp hỗ trợ phát triển cho các
DN nhỏ và vừa.
Nếu căn cứ theo ngành kinh tế - kỹ thuật để phân loại DN, thì có: DN nông nghiệp,
DN công nghiệp và DN dịch vụ. Người ta còn có thể chia nhỏ mỗi loại DN nêu trên thành
các loại DN, ví dụ trong DN sản xuất nông nghiệp có DN nông nghiệp, DN lâm nghiệp và
DN ngư nghiệp theo nghĩa rộng hoặc chia theo nghĩa hẹp thì có: DN trồng trọt và DN chăn
nuôi.
DNNN là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, tức là một đơn vị hoạt động kinh
doanh và phân phối của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động
xã hội, gồm một số người lao động, được đầu tư vốn, trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của thị trường, được Nhà nước
quản lý và bảo vệ theo luật định.


DNNN là một hình thức tổ chức cơ sở, tức là tế bào của nền kinh tế quốc dân. Nó
vừa là chiếc cầu nối liền các khoa học, vừa là nơi thực hiện – áp dụng những thành tựu
khoa học về tự nhiên, kinh tế, xã hội và kỹ thuật nông nghiệp để đạt được các mục tiêu về
sản xuất nông sản hàng hóa và dịch vụ cho xã hội theo yêu cầu của thị trường, đảm bảo
kinh doanh có lợi nhuận cao cho DN và góp phần phát triển tốt môi trường sinh thái cho sự
sống.
DNNN là một đơn vị hoạt động kinh doanh và phân phối, tức là nơi sáng tạo ra của
cải vật chất và dịch vụ, đồng thời là nơi phân phối giá trị của cải và dịch vụ cho các thành
viên tương ứng với sự đóng góp sáng tạo ra của cải và dịch vụ.
Là một đơn vị hoạt động sản xuất, DNNN hướng vào sử dụng các nguồn lực tự
nhiên như đất, nước, khí hậu và vốn, lao động, công nghệ và tư liệu sản xuất khác được
mua vào từ những thị trường khác nhau. DN kết hợp những yếu tố đó để tạo ra các hàng
nông sản để bán, tức là biến đổi đầu vào thành đầu ra, sao cho có giá trị gia tăng, có lợi
nhuận.
1.1.1.2. Tính quy luật hình thành và phát triển DN nông nghiệp.
Sự ra đời và phát triển của DN nông nghiệp không phải là sản phẩm chủ quan duy ý
chí của một người hay một tổ chức xã hội nào, mà là kết quả tất yếu của quá trình phát triển
phân công lao động xã hội được tác động mạnh mẽ bởi các cuộc cách mạng công nghiệp và
sự phát triển kinh tế thị trường ngày càng mang tính quốc tế hóa và hội nhập sâu rộng.
Thật vậy, nông nghiệp là hoạt động sản xuất đầu tiên của con người. Khi còn thông
qua trồng tỉa lương thực và chăn thả gia súc để lấy sản phẩm sinh sống thì phạm trù ngành
sản xuất chưa được lịch sử đặt ra. Mãi đến cuộc phân công lao động xã hội lần thứ nhất
chăn nuôi được tách khỏi trồng trọt, sự trao đổi giữa các bộ lạc trồng trọt và bộ lạc chăn
nuôi còn quá ít ỏi và vẫn thất thường. Hai ngành trồng trọt và chăn nuôi mà đúng hơn là
chăn thả gia súc đang trong trạng thái mạnh nhất.
Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, với việc nâng cao năng suất lao
động, sản xuất lương thực và chăn thả gia súc, kinh nghiệm tích lũy được của mỗi người
trong sản xuất, trong việc chế tạo công cụ lao động, tìm kiếm và chinh phục các cây trồng
mới và vật nuôi mới, dần dần các ngành nghề thủ công ra đời và tách thành các hộ độc lập.
Số cây rau, cây ăn quả và các cây công nghiệp, một số gia súc mới, gia cầm được đưa vào

sản xuất thêm trong các gia đình, bổ sung vào nguồn thức ăn của họ, chuẩn bị cho cuộc

phân công lao động xã hội mới và hình thành các ngành sản xuất khác nhau trong nông
nghiệp.
Chỉ mãi tới cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai, công nghiệp mới tách khỏi
nông nghiệp và sản xuất, mối quan hệ kinh tế giữa hai ngành này dần dần được hình thành
và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, qui mô sản xuất và ý nghĩa kinh tế của các ngành đó còn
nhỏ bé và mới chỉ giới hạn trong từng địa phương, từng vùng kinh tế tự nhiên.
Do tác động của hai lần phân công lao động xã hội, hoạt động sản xuất ngày càng
được chuyên môn hóa sâu hơn, có năng suất lao động cao hơn. Sự gia tăng của năng suất
lao động làm xuất hiện sản phẩm thừa. Quan hệ trao đổi không chỉ được diễn ra giữa ngành
nông nghiệp và ngành công nghiệp, mà còn diễn ra giữa các chủ sản xuất độc lập với nhau
không kể đó là chủ của việc sản xuất loại sản phẩm gì. Nền kinh tế đã có những điều kiện
để ra đời và phát triển sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, đây là giai đoạn đầu, trình độ kinh tế
hàng hóa còn sơ khai. Về sau, các nhà kinh tế gọi đó là nền kinh tế hàng hóa giản đơn.
Cùng với sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hóa là sự xuất hiện các cơ sở sản xuất
chuyên môn hóa và các chủ kinh tế độc lập. Kinh tế hàng hóa giản đơn đã từng tồn tại trong
lịch sử qua nhiều thế kỷ, từ khi ra đời phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ cho đến giai
đoạn cuối của phương thức sản xuất phong kiến. Nhưng do hoạt động sản xuất vẫn dựa vào
công cụ lao động thủ công với nguồn năng lượng tự nhiên (sức người, sức ngựa, sức nước,
sức gió ), nên năng suất lao động tuy có tăng cao hơn trước, song qui mô của các cơ sở sản
xuất còn nhỏ bé.
Sự phân công lao động đã tạo ra người lao động chuyên môn hóa và những công cụ
lao động chuyên dùng. Đây lại là điều kiện để người lao động cải tiến và hoàn thiện công
cụ lao động của họ. Quá trình này diễn ra liên tục, nó bắt nguồn từ bản chất tính tích cực
của con người. Quá trình này tất yếu đến một giai đoạn chuyển việc sản xuất dựa vào công
cụ lao động thủ công lên sản xuất bằng máy. Công nghiệp hóa được diễn ra.
Sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa vừa đòi hỏi nông nghiệp phải cung cấp
ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm, nguyên liệu chế biến và lao động cho công nghiệp,
vừa tạo ra cơ sở hạ tầng, trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nông nghiệp phát

triển. Chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu hơn. Hình thức tổ chức sản xuất được thay
đổi, từ hiệp tác giản đơn lên công trường thủ công, rồi phát triển thành đại công nghiệp. Qui
mô sản xuất của các tổ chức sản xuất cũng ngày càng lớn hơn. Nền kinh tế hàng hóa giản

đơn chuyển sang nền kinh tế hàng hóa phát triển (hiện nay được gọi là nền kinh tế thị
trường).
Với sự kích thích của kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, với sự tiến bộ của khoa
học và công nghệ sản xuất nông nghiệp, các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nông nghiệp
đều hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường, gắn với xã hội. Nhiều vùng
kinh tế tự nhiên chuyển dần sang tập trung sản xuất các cây, con thích nghi với điều kiện
sinh thái của mình và có lợi thế so sánh nhiều hơn so với các vùng khác. Trên thị trường,
hình thành những vùng nông nghiệp với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa
lớn và chuyên môn hóa cao.
Nhiều vùng sinh thái do có tài nguyên tiềm ẩn và nhờ tác động của tiến bộ khoa học,
kỹ thuật đã bật dậy thành những vùng nông nghiệp chuyên môn hóa và hàng hóa mới. Đồng
thời với quá trình hàng hóa hóa và chuyên môn hóa các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các
vùng nông nghiệp, thì các ngành sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp xuất hiện ngày
càng nhiều với nhiều loại nông phẩm hàng hóa cao cấp với qui mô vượt ra khỏi phạm vi
từng vùng, rồi vượt ra khỏi phạm vi một tỉnh, mang tính quốc gia và có loại mang tính chất
quốc tế. Các tổ chức kinh tế trong các ngành ngày càng đông hơn với qui mô ngày càng lớn
hơn, chuyên môn hóa sản xuất sâu hơn.
Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển ngày càng phong phú, đa dạng các
ngành kinh tế hàng hóa sinh vật, cây con trong nông nghiệp là quá trình phát triển các tổ
chức kinh doanh đa dạng và ngày càng biến đổi theo nhu cầu của xã hội, nhu cầu của thị
trường và khả năng tăng lên của con người trong việc chinh phục và sử dụng các tài nguyên
sinh vật và sinh thái từ chỗ dễ đến chỗ khó, từ loại dễ đến loại khó, từ chỗ chỉ biết khai thác
sử dụng một cách thực dụng vì mục tiêu kinh tế trước mắt đến chỗ sử dụng một cách hợp lý
và khoa học, gắn hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi
trường sống và cải tạo môi trường sinh thái.
Thực tế các nước trên thế giới và trong nước ta cho thấy quá trình phát triển các

DNNN luôn phản ánh xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội. Có thể khái quát
tính qui luật của quá trình này như sau:
- Từ các DNNN (trồng trọt và chăn nuôi) mở ra các DN lâm nghiệp và ngư nghiệp,
những ngành có giá trị kinh tế cao nhưng việc sản xuất khó khăn hơn và đòi hỏi một trình
độ cơ sở vật chất – kỹ thuật nhất định và nguồn vốn đầu tư lớn hơn. Trong tăng trưởng, tốc

độ của các DN lâm nghiệp và ngư nghiệp ngày càng nhanh hơn, còn của nông nghiệp thì
ngày càng chậm hơn; theo đó, tỷ trọng giá trị của các DNNN ngày càng nhỏ hơn trong tổng
giá trị sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng).
- Trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp, khi đầu là phát triển DN trồng trọt phục vụ
cho nhu cầu lương thực, thực phẩm ăn uống hàng ngày của con người. Tiếp đến, trên cơ sở
phát triển các DN trồng trọt trước hết là sản xuất thức ăn gia súc, chăn nuôi phát triển
nhanh hơn, tỷ trọng của nó lớn dần lên và đến mức lớn hơn tỷ trọng trồng trọt để đáp ứng
nhu cầu ăn ngày càng ngon hơn, đủ dinh dưỡng hơn cho con người và cũng tương ứng với
nhu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi về kỹ thuật và vốn đầu tư.
- Trên cơ sở phát triển các DN sản xuất lương thực nhất là từ khi vượt quá ngưỡng
cửa của nhu cầu lương thực, việc phát triển các DN sản xuất các loại rau, đậu cao cấp, cây
ăn quả và cây công nghiệp được phát triển nhanh và trở thành một lĩnh vực kinh doanh lớn.
Trong đó, có nhiều DN phát triển sản phẩm trở thành hàng xuất khẩu quan trọng. Tỷ trọng
của các DN thuộc các ngành đó không ngừng lớn lên và của ngành sản xuất lương thực thì
giảm tương ứng.
- Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân
nâng cao, nhu cầu về ăn, ở, vui chơi, giải trí, du lịch, nghỉ mát của con người ngày càng
tăng lên. Do vậy, các DN chuyên sản xuất các loại cây, con làm nguyên liệu món ăn, món
đặc sản, sản xuất hoa, cây cảnh, chim, thú, cá cảnh cũng được phát triển nhanh chóng. Các
DN này đã có đóng góp ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng lên trong tổng
giá trị sản lượng và thu nhập của nông nghiệp.
Những xu hướng chuyển dịch nêu trên chứng tỏ rằng sự phát triển của DNNN không
phải là một sự ngẫu nhiên, tùy theo ý muốn chủ quan của con người, mà là một quá trình
phát triển hợp qui luật, ngày càng hợp lý, tiến bộ và văn minh hơn.

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nông nghiệp
Tuy là một đơn vị tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường nhằm
mục đích thu lợi nhuận, nhưng DNNN có những điểm khác biệt so với DN công nghiệp và
DN dịch vụ. Cụ thể là:
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của DNNN.
Để hoạt động, mọi DN đều phải sử dụng các nguồn lực đầu vào là các yếu tố sản
xuất gồm sức lao động và tư liệu sản xuất (kinh tế học hiện nay gọi là lao động, tài nguyên

thiên nhiên, tư bản và công nghệ cần thiết cho sản xuất). Điểm đặc trưng trong hoạt động
của DNNN là bộ phận nguồn lực không thể thiếu được và có vai trò hết sức quan trọng là
tài nguyên thiên nhiên. Trước hết đó là tài nguyên đất và nước cho sản xuất nông nghiệp;
tiếp đến là tài nguyên sinh vật cụ thể (cây, con cụ thể).
Với trình độ công nghệ như hiện nay, không có đất thì không thể trồng cấy hoặc
chăn nuôi với qui mô lớn như sản xuất hàng hóa được. Nếu các DN thuộc các ngành công
nghiệp và dịch vụ muốn tiến hành sản xuất chỉ cần một diện tích đất không nhiều để có
mặt bằng hoạt động, thì DNNN phải cần một diện tích đất tương đối lớn để sản xuất. Tuy
một số DN công nghiệp cũng có nhu cầu rất lớn về diện tích đất để sản xuất, như DN khai
thác khoáng sản, DN khai thác than, DN khai thác cát , nhưng đó là những nguồn đất có
điều kiện tự nhiên đặc biệt. Nó có thể nằm trong lòng đất. Còn với DNNN, nguồn đất
được đưa vào sản xuất hầu hết là mặt đất, mặt nước. Nó bao gồm những cánh đồng, cánh
rừng, ao hồ, sông suối Không có đất thì không thể có sản xuất nông nghiệp. Đất là
nguồn lực quan trọng nhất đối với việc sản xuất của nhà nông.
Tài nguyên sinh vật là những cơ thể sống. Chỉ trong những điều kiện tự nhiên về đất
đai, thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp thì chúng mới phát triển và cho kết quả. Con người
không thể bất chấp các điều kiện sống của sinh vật trong hoạt động sản xuất. Do sự phân bố
ngẫu nhiên nguồn lực tự nhiên cho các vùng, địa bàn mà việc lựa chọn sản xuất mặt hàng
nông nghiệp của các DN không thể tùy tiện. Ở đây, yếu tố lợi thế về tự nhiên là một điều
kiện rất quan trọng để việc sản xuất có được những sản phẩm đặc trưng như có năng suất
cao hơn, có chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn nhưng giá bán lại cao hơn so với
cùng loại sản phẩm được sản xuất ở các vùng khác. Chẳng hạn, việc DNNN lựa chọn việc

trồng cao su, cà phê, hồ tiêu ở tỉnh Gia Lai nói riêng, các tỉnh ở Tây Nguyên nói chung là
hoàn toàn phù hợp, bởi ở đó có lợi thế về loại đất bazan rất thích hợp cho sự phát triển của
loại cây này, có biên độ nhiệt ngày và đêm tương đối lớn là điều kiện để cho năng suất và
chất lượng cao hơn so với nếu đưa cây cao su, cà phê, hồ tiêu vào trồng ở các vùng khác
như đồng bằng Bắc Bộ hoặc Nam Bộ.
Điều này cho thấy điều kiện tự nhiên với ý nghĩa là một nguồn lực “đầu vào” là một
yếu tố tạo sức cạnh tranh của DNNN trên thị trường. Nó hoàn toàn khác biệt với nhu cầu
nguồn lực đầu vào của DN công nghiệp hay DN dịch vụ. Đồng thời, nó cũng làm cho cơ
cấu sản xuất các hàng nông sản là rất khác nhau giữa các vùng sinh thái và các địa phương.

Nếu DNNN không thấy được đặc điểm này thì không thể có hiệu quả cao trong kinh doanh
nông nghiệp.
- Đặc điểm của quá trình sản xuất trong nông nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ DN nào cũng đều phải có các giai đoạn: 1)
nghiên cứu thị trường để quyết định lựa chọn sản xuất mặt hàng gì; 2) chuẩn bị các yếu tố
đầu vào để thực hiện quyết định sản xuất bao gồm vốn, lao động, vật tư, công nghệ, mặt
bằng sản xuất ; 3) tổ chức quản lý sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị
trường với giá thành thấp để cạnh tranh; 4) tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thu tiền về.
Trong nghiên cứu về chu chuyển tư bản, C.Mác đã cho thấy quá trình sản xuất kinh
doanh của các DN trong nền kinh tế được chia ra một cách tổng quát gồm hai giai đoạn:
giai đoạn sản xuất và giai đoạn lưu thông; tương ứng với nó là hai khoảng thời gian: thời
gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất được phân chia thành ba thời kỳ: 1)
thời kỳ lao động, tức là thời kỳ người lao động tiến hành sản xuất hay người chủ sở hữu
nguồn lực sản xuất tiến hành kết hợp sức lao động thuê được trên thị trường với tư liệu sản
xuất; 2) thời kỳ gián đoạn lao động, hay còn gọi là thời kỳ vật sản xuất chịu sự tác động của
tự nhiên; và 3) thời kỳ dự trữ sản xuất, vật sản xuất nằm trong kho và sản phẩm chưa đem
bán. Còn thời gian lưu thông thì có hai khoảng gồm thời gian mua và thời gian bán. Những
khoảng thời gian này quyết định thời gian của một vòng chu chuyển của tư bản, quyết định
tốc độ chu chuyển của tư bản, mở rộng ra là tốc độ chu chuyển của vốn.
DNNN cũng không nằm ngoài các giai đoạn và thời gian chung được nêu trên. Song,

do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp mà thời kỳ vật sản xuất chịu sự tác động của tự
nhiên phổ biến và kéo dài hơn so với việc sản xuất kinh doanh của các DN công nghiệp và
DN dịch vụ. Hoạt động sản xuất của DNNN thường gắn với các dạng tài nguyên sinh vật cụ
thể (cây, con). Ngoài hoạt động sản xuất mang thuần túy tính kinh tế - kỹ thuật như các DN
thuộc các ngành khác (có lao động mới có sản phẩm), sản xuất nông nghiệp còn chịu tác
động bởi chu kỳ sinh vật. Chu kỳ này bao gồm giai đoạn tạo giống; giai đoạn lên mầm, cấy
giống, nuôi con giống; giai đoạn sinh vật trưởng thành; và giai đoạn thu hoạch. Các giai
đoạn này chịu sự chi phối rất lớn bởi thời gian, không gian, chất đất sản xuất (thổ nhưỡng)
và điều kiện thời tiết, khí hậu. Tức là sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ. Nói cách
khác, thời gian vật sản xuất chịu sự tác động của tự nhiên là tương đối dài. Người lao động
sau khi cấy giống hoặc nuôi con giống, mặc dù không lao động, nhưng sinh vật vẫn phải có

một thời gian nhất định để trưởng thành. Thời gian này kéo dài hàng tháng, thậm chí có loại
nông sản phải đến cả năm mới cho kết quả. Nếu việc quyết định sản xuất không đúng thời
vụ thì nhất định không thể có kết quả, mà nếu có thì năng suất và chất lượng không cao.
Sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học kể từ giữa thế
kỷ XX lại đây, đã tạo ra được những đột phá về giống mới có năng suất và chất lượng cao
hơn, thời gian cho thu hoạch cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, không thể “đốt cháy giai đoạn”,
bất chấp chu kỳ sinh vật để rút ngắn đến mức không còn thời gian vật sản xuất chịu sự tác
động của tự nhiên như hoạt động của một số DN thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ.
Thêm vào đó, do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống. Chúng
phát sinh, phát triển và phát dục theo qui luật sinh học. Trong quá trình sản xuất, chúng
luôn luôn yêu cầu những vấn đề kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và môi trường sống mà người và
tự nhiên tác động đến sao cho phù hợp. Do là những cơ thể sống, nên ngoài các hoạt động
thông thường như sản xuất ở các ngành khác, người sản xuất còn phải phải nghiên cứu lựa
chọn, bảo quản, lai tạo, gây nhân giống; phải theo dõi biến động của thời tiết, khí hậu, thiên
tai để có quyết định chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch.
Đặc điểm này chi phối quá trình sản xuất - kinh doanh của DNNN. Sản xuất nông
nghiệp chịu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời gian để có sản phẩm nông
nghiệp thường phải kéo dài, không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất.

Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp phần lớn tiến hành ngoài trời, trên không gian ruộng
đất rộng lớn, lao động và tư liệu sản xuất luôn di động, thay đổi theo thời gian và không
gian. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất, điều khiển sản xuất, kiểm
tra, nghiệm thu công việc trong mỗi quá trình lao động để tạo ra sản phẩm cuối cùng trong
DNNN. Điều này đòi hỏi người quản lý phải tìm kiếm và hoàn thiện những công nghệ mới
như khoán công việc, những biện pháp tổ chức – kinh tế cho việc trang bị kỹ thuật, định
mức, tổ chức lao động và trả công thích hợp để khắc phục những mặt ảnh hưởng đó.
- Đặc điểm thị trường của doanh nghiệp nông nghiệp.
Sản xuất thường phải gắn với thị trường, vì thị trường vừa là điều kiện vừa là môi
trường của sản xuất kinh doanh hàng hóa. Thị trường của DNNN không chỉ là những thị
trường “đầu vào”, mà còn có cả thị trường “đầu ra”.
Cũng như các doanh nghiệp khác, thị trường đầu vào của DNNN là các nguồn lực.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực của DNNN là những người làm nông. Họ có hiểu biết nhiều về

đặc tính của cây, con để sản xuất một loại nông sản. Nhưng do sản xuất nông nghiệp chịu
tác động rất lớn bởi điều kiện tự nhiên và chu kỳ sinh vật, tính mùa vụ rõ rệt, nên việc thuê
nhân công của DNNN thường không liên tục trong năm. Tuy việc sản xuất của người làm
nông nghiệp có một thời kỳ nông nhàn, nhưng khi đến mùa vụ họ lại rất vất vả với công
việc “đồng áng”. Do vậy, cung về lao động trên thị trường này thường bị khan hiếm vào
mùa vụ. DNNN tương đối khó khăn trong việc thuê mướn nhân công. Ví dụ, vụ cà phê, hồ
tiêu năm 2010, ở các tỉnh Tây Nguyên tuy mức tiền công thuê lao động rất cao, tới 90.000 -
120.000 đồng/ngày, nhưng những DN trồng cà phê, hồ tiêu vẫn rất khó tìm được người để
làm công việc thu hoạch. Điều này, có nguy cơ làm thất thoát rất lớn trong thu hoạch và sau
thu hoạch, tác động xấu đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của DNNN.
Đầu vào của thị trường này, ngoài nguồn nhân lực, DNNN còn phải cần đến thị
trường các yếu tố sản xuất khác như vốn, công nghệ và đặc biệt là thuê đất phù hợp với đối
tượng sản xuất của mình. Ngoài quan hệ với nhà nước trong việc thuê đất sản xuất, DNNN
phải quan hệ với các chủ kinh tế khác như với DN công nghiệp để có kỹ thuật, DN dịch vụ
để có giống, vốn và các yếu tố sản xuất khác và với nhà khoa học và các tổ chức khác để
có, phân bón, thuốc Bảo vệ Thực vật được công nghệ sản xuất và thông tin , dựa vào đó

mà quyết định lựa chọn việc sản xuất kinh doanh.
Đầu ra của DNNN là những hàng nông sản. Đây là những hàng hóa vật thể được tạo
ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Loại sản phẩm này có thể là hàng hóa đáp ứng nhu
cầu trực tiếp của con người – sử dụng cho ăn, uống, sinh hoạt hàng ngày, hoặc có thể là các
hàng hóa phục vụ nhu cầu gián tiếp như dùng làm thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu cho
các DN công nghiệp chế biến Tuy cũng là sản phẩm hữu hình, nhưng khác với công
nghiệp, sản phẩm nông nghiệp thường là những mặt hàng tươi sống. Nếu sinh vật bị chết
hoặc không được tươi và thu hoạch không đúng độ chín thì chất lượng sẽ giảm xuống, thậm
chí không thể tiêu dùng, không thể bán được.
Hơn thế nữa, do sản xuất có tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nhất là các
hàng rau, quả, nên khi đến kỳ thu hoạch thì lượng cung lại rất lớn, người sản xuất phải chịu
bán với giá rẻ, chi phí nhân công cao. Còn khi có giá cao thì họ lại không có sản phẩm để
cung ra trên thị trường. Rủi ro trong kinh doanh nông nghiệp nói chung là rất lớn. Do tính
rủi ro này, nên đầu tư vào sản xuất nông nghiệp có nhiều mạo hiểm so với đầu tư vào các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Không chỉ có ít chủ DN dám đầu tư kinh doanh nông

nghiệp, mà qui mô của các DN cũng thường nhỏ và vừa; ít có DN qui mô lớn. Mức rủi ro
lại càng lớn hơn khi các DNNN không lường được mức sản lượng sản xuất, không tìm
được đầu ra, thiếu công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoach và trên thị trường thiếu vắng
các DN chế biến nông sản phẩm, do đầu tư lớn nhưng thời gian sử dụng rất ít ( theo vụ )
nên phải chịu khấu hao nhiều và kéo dài dể bị lạc hậu công nghệ.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội
trên một địa bàn
DNNN cũng là một lực lượng cung ứng hàng hóa trên thị trường. Nhưng do đặc
điểm sản xuất của nó mà hoạt động của DN này đóng vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội trên một địa bàn, nhất là đối với khu vực nông thôn. Vai trò của nó được thể
hiện:
Thứ nhất, đây là hình thức tổ chức sản xuất mang tính chất chuyên môn hóa trong
nông nghiệp. Một DN chỉ có thể sản xuất một hoặc một số loại cây, con nhất định thích ứng
với điều kiện tự nhiên nơi tổ chức sản xuất để cung ứng sản phẩm ra thị trường. Do chuyên

môn hóa sản xuất nên DNNN tạo ra điều kiện để tập trung các nguồn lực vào sản xuất một
loại sản phẩm có hiệu quả hơn so với sản xuất nhỏ lẻ của từng người nông dân ví dụ như
chế biến cà phê ướt, chế biến mũ cao su, hồ tiêu chất lượng cao Một DNNN có thể sử
dụng nhiều lao động chuyên môn hóa, trên một diện tích canh tác tương đối lớn; có thể tập
trung nguồn vốn và công nghệ cho hoạt động sản xuất của mình. Dó đó, có thể sử dụng
chuyên gia chuyên nghiệp vào hoạt động quản lý, tạo ra năng suất và hiệu quả cao hơn. Sức
cạnh tranh về sản phẩm được tăng lên. Điều này góp phần quan trọng vào việc khắc phục
tình trạng manh mún, phân tán, tự phát và thua thiệt, giúp nông dân vươn lên sản xuất hàng
hoá.
Thứ hai, do chuyên môn hóa sản xuất với qui mô tương đối lớn, nên DNNN có điều
kiện tiếp cận và áp dụng công nghệ sản xuất mới, các giống cây, con mới. Nó không chỉ cho
năng suất và hiệu quả cao hơn, mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát huy lợi thế của vùng. Từ đó, làm cho các nguồn lực chung cho sản xuất nông
nghiệp của nền kinh tế được sử dụng có hiệu quả hơn. Sự phát triển của DNNN với qui mô
ngày càng lớn không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng thị trường trong nước, mà còn thúc
đẩy xuất khẩu, qua đó phát huy được lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và truyền thống
sản xuất của nền kinh tế trong quan hệ với các nước.

Ưu thế về năng suất lao động cao của DNNN còn tạo ra điều kiện để giải phóng lực
lượng lao động nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Từ đó, thúc đẩy
hơn nữa tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. DNNN đóng vai
trò là đầu tàu trong công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, DNNN đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế hàng hóa trong nông
nghiệp. Trong nông nghiệp, chủ thể sản xuất bao gồm hộ nông dân, các chủ trang trại, hợp
tác xã và DNNN. Xét trên góc độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, thì các trang trại và
hợp tác xã có thể được coi là DNNN. Những DN này có ưu thế hơn hẳn về vốn, công nghệ,
qui mô sản xuất và phát triển mặt hàng so với các hộ nông dân. DNNN là những đơn vị
chuyên môn hóa và cung ứng hàng hóa theo nhu cầu thị trường. Do chuyên môn hóa sản
xuất và có năng suất lao động cao hơn so với kinh tế hộ, hoạt động của DNNN sẽ đưa lại
hiệu quả cao hơn. Nhờ đó, nó có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường; có thể trở

thành lực lượng đi đầu đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế hàng hóa trong nông
nghiệp.
Thứ tư, sự phát triển của DNNN sẽ tạo ra điều kiện để tăng thu nhập cho xã hội và
xây dựng nông thôn mới. Nhờ hình thức tổ chức sản xuất này, việc làm của người lao động
ổn định hơn, có thu nhập cao hơn. Trong nông thôn, xuất hiện người công nhân mới – công
nhân nông nghiệp. Nó không chỉ là nhân tố thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng năng suất lao
động, mà còn là nhân tố tạo lập tính kỷ luật, tác phong công nghiệp trong sản xuất nông
nghiệp.
Sự phát triển của DNNN tạo điều kiện thúc đẩy việc phát triển và hoàn thiện kết cấu
hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp điện, đường
giao thông; thúc đẩy nhu cầu học hỏi của người lao động. Nhờ đó, thúc đẩy việc xây dựng
nông thôn mới.
DNNN còn là cầu nối quan trọng góp phần khơi thông chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước với nông dân, góp phần vào việc xoá đói, giảm nghèo, cải thiện mức
sống của người dân. Nếu DNNN được hoạt động tốt, thì nó còn là đơn vị cơ sở rất quan
trọng trong việc giữ vững ổn định xã hội, bảo vệ quốc phòng và an ninh.
Như vậy, sự phát triển của DNNN đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội ở nông thôn. Nhận thức vai trò này, Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Phát
triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển bền

vng cỏc lng ngh
1
. Ngh quyt s 26-NQ/TW, ngy 5 thỏng 8 nm 2008 Hi ngh ln
th by Ban Chp hnh Trung ng khoỏ X ca ng v nụng nghip, nụng dõn, nụng thụn
cũn nờu: Tip tc tng kt, i mi v xõy dng cỏc mụ hỡnh kinh t, hỡnh thc t chc
sn xut cú hiu qu nụng thụn. Cú chớnh sỏch khuyn khớch phỏt trin cỏc mi liờn kt
gia h nụng dõn vi cỏc doanh nghip, hp tỏc xó, t chc khoa hc, hip hi ngnh hng
v th trng tiờu th sn phm h tr kinh t h phỏt trin theo hng gia tri, trang tri
cú quy mụ phự hp, sn xut hng hoỏ ln To mụi trng thun li hỡnh thnh v
phỏt trin mnh cỏc loi hỡnh doanh nghip nụng thụn.

1.2. NHNG NHN T NH HNG N S PHT TRIN CA
DOANH NGHIP NễNG NGHIP
Sự phát triển của DNNN chịu ảnh h-ởng của nhiều nhân tố, nh- nguồn vốn và tín
dụng, khoa học và công nghệ sản xuất, sản phẩm và thị tr-ờng, kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn, trình độ của ng-ời lao động, năng lực quản lý v.v D-ới đây sẽ làm rõ
các nhân tố chủ yếu đặc tr-ng gắn với sản xuất nông nghiệp của DN.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên gồm ruộng đất, mặt n-ớc, vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu
là những yếu tố không thể thiếu đ-ợc của sản xuất nông nghiệp vì nó vừa là đối t-ợng
lao động, vừa là t- liệu lao động. Tuy tài nguyên thiên nhiên không quyết định lực l-ợng
sản xuất trong nông nghiệp, nh-ng nó là yếu tố quan trọng hàng đầu của ng-ời làm nông,
là yếu tố tạo ra việc làm và của cải trong nông nghiệp.
Thực tế cho thấy ở bất kỳ đâu hay ở một quốc gia nào nếu có nguồn tài nguyên
đất đai, mặt n-ớc, thời tiết, khí hậu thuận lợi thì ở đó sản xuất nông nghiệp đ-ợc phát
triển. ở đâu đất cằn, nếu không biết tìm ra một loại cây, con thích hợp thì không thể
có hoạt động sản xuất nông nghiệp, mà nếu có thì năng suất, chất l-ợng và hiệu quả
không cao. Đất đai là nhân tố tự nhiên có tác động mạnh đến sự lựa chọn việc sản xuất
của DNNN. Những loại đất phù hợp với trồng cây l-ơng thực, cây công nghiệp hoặc để
chăn nuôi, nếu có một diện tích lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển loại cây, con
đó và tiếp theo đó là sự phát triển nhà máy chế biến sản phẩm của nó.
Ví dụ, huyện tỉnh Ch Prụng tnh Gia Lai do có t đai, thổ nh-ỡng phù hợp với
cây chè, nên ngay từ năm 1960 đã hình thành một nông tr-ờng trồng chè (một hình thức

1
ng Cng sn Vit Nam (2006), Vn kin i hi i biu ton quc ln th X, NXB CTQG, H Ni, tr 194.

DN) và sau đó là một nhà máy chế biến chè đen xuất khẩu. Sự có mặt của cơ sở sản
xuất này không chỉ thu hút hàng ngàn lao động sở tại mà còn ở các vùng quê khác nh-
H-ng Yên, Thái Bình, Nam Định. Nó không chỉ làm cho qui mô sản xuất của DNNN tăng
lên, mà còn thúc đẩy gia tăng qui mô của các DN có quan hệ. Thu nhập của công nhân

nông tr-ờng và nhà máy chè này cao hơn hẳn so với thu nhập của nhân dân địa ph-ơng
sản xuất thuần nông, trồng lúa và hoa màu.
Ngoài sự phù hợp, độ màu mỡ của đất đai cũng có tác động mạnh đến năng suất
cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, nó tác động trực tiếp đến việc nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm và hiệu quả kinh tế của DN.
Bên cạnh đất đai, địa hình là nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động của
DNNN. Địa hình là điều kiện do sự phân bổ ngẫu nhiên của tự nhiên cho mỗi vùng. Nó
tạo ra cho DN những khả năng lựa chọn để phát triển loại vật nuôi, cây trồng. Mỗi một
dạng địa hình sẽ cho một lựa chọn nhất định. Địa hình miền núi th-ờng chỉ phù hợp với
phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Địa hình đồng bằng
lại phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm. Địa hình đa
dạng th-ờng tạo điều kiện cho một DNNN sản xuất đa canh, nh-ng th-ờng với quy mô nhỏ.
Địa hình đồng nhất thì phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp độc canh nh-ng có thể
với quy mô lớn. Những đặc điểm này sẽ quy định ph-ơng h-ớng sản xuất, cơ cấu và
chất l-ợng hàng nông sản của mỗi DNNN.
Trong điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý là một nhân tố có ảnh h-ởng mạnh đến
sản xuất nông nghiệp. Vị trí địa lý của một địa ph-ơng đã tạo ra cho DNNN hoạt động
tại địa ph-ơng đó những thuận lợi hoặc những khó khăn nhất định. Đối với những địa
ph-ơng nằm ở cùng sâu, vùng xa, hạ tầng cơ sở th-ờng thấp kém, giao thông đi lại khó
khăn, thì lực cản cho phát triển DN sẽ lớn. ở những vùng nh- thế, hoạt động kinh tế của
ng-ời nông dân còn mang nhiều yếu tố tự cung tự cấp, kinh tế hàng hoá phát triển khó
khăn, vì thế DN rất khó tìm đ-ợc nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình. DN phải thuê nhân công từ nơi khác đến, do đó có thể làm tăng chi
phí sản xuất, vì phải bảo đảm cả chỗ ở và sinh hoạt cho ng-ời lao động. Việc phát triển
DNNN sẽ gặp khó khăn. Do tính chất tự cấp, tự túc còn nhiều, nên thu nhập của ng-ời
dân không cao, sức mua thấp. Điều này không chỉ cản trở phát triển DN khi tìm kiếm
các nguồn lực đầu vào cho mình mà còn khó khăn cho DN khi tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Ng-ợc lại, nếu địa ph-ơng nằm ở một vị trí thuận tiện cho việc giao thông thì
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có nhiều cơ hội phát triển. DN không chỉ khai

thác đ-ợc thị tr-ờng tại chỗ mà còn có điều kiện thu hút các nguồn lực từ bên ngoài đễ
dàng, dễ tiếp xúc và ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Điều
kiện thông th-ơng tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của DN thuận lợi hơn,
tìm kiếm nguồn lực sản xuất nhanh hơn và tiêu thụ sản phẩm cũng đ-ợc nhanh hơn. Việc
sản xuất của DN không chỉ cung ứng cho các nhu cầu hàng nông sản của địa ph-ơng,
mà còn bán ra thị tr-ờng bên ngoài. Đây là điều kiện để DN tìm ra lợi thế và mở rộng
qui mô sản xuất kinh doanh.
Ngoài tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản là một yếu tố tiềm năng để
DNNN có thể đa dạng hóa sản xuất, kết hợp sản xuất nông nghiệp với sản xuất công
nghiệp để tranh thủ thời kỳ lao động nông nhàn, tăng nguồn thu cho DN và cho ng-ời lao
động. Những vùng có tài nguyên giàu có sẽ có cơ hội để phát triển công nghiệp khai thác,
chế biến những tài nguyên khoáng sản đó. Sự có mặt của các DN công nghiệp nh- vậy sẽ
không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nông thôn theo h-ớng tiến bộ,
mà còn tạo ra cơ hội để hỗ trợ phát triển của DNNN.
Môi tr-ờng sinh thái cũng trở thành một nguồn lực phát triển mới cho DNNN. Nó
không chỉ tạo ra điều kiện để có một nền nông nghiệp sạch, mà còn là yếu tố tạo cảnh
quan thiên nhiên để phát triển một số ngành dịch vụ nh- du lịch, nghỉ d-ỡng. Đây cũng
là điều kiện để kết hợp kinh doanh nông nghiệp với kinh doanh dịch vụ, tạo sự đa dạng
hóa hoạt động của DNNN.
1.2.2. Tốc độ triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tốc độ triển khai CNH, HĐH tại a ph-ơng là một trong những yếu tố có tác động
lớn nhất đến sự phát triển của DNNN. Tốc độ CNH, HĐH, nhất là CNH, HĐH nông
nghiệp càng nhanh, thì DNNN càng có điều kiện chủ động hơn trong lựa chọn đối
t-ợng sản xuất, phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị
tr-ờng.
Tốc độ triển khai CNH, HĐH càng nhanh càng chứng tỏ sự phát triển nhanh của
khoa học và công nghệ, trong đó có sự tiến bộ của công nghệ sinh học. Điều này mở ra cơ
hội cho phát triển các loại vật nuôi, cây trồng có năng suất và chất l-ợng cao hơn. Tính
chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp của DN càng sâu hơn, năng suất lao động và


hiệu quả kinh doanh cao hơn. Đây là điều kiện rất quan trọng để DNNN mở rộng qui mô
sản xuất và thị tr-ờng.
Tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ tạo ra những ph-ơng tiện, ph-ơng pháp sản xuất
mới với những ng-ời lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Đây cũng là điều kiện để
nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và làm cho hàm l-ợng công nghệ trong giá trị
sản phẩm tăng lên, tăng lợi thế của DN khi cạnh tranh trên thị tr-ờng trong n-ớc và thế giới.
Ngày nay, khoa học và công nghệ đang có những b-ớc phát triển mạnh, khoa học
trở thành lực l-ợng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Việc triển khai phát triển
khoa học và công nghệ cũng nh- việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất tiên
tiến từ bên ngoài là một yếu tố rất quan trọng cho phát triển DNNN.
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ khụng ch to ra iu kin cho DNNN phỏt
trin loi cõy, con mi, m cũn thỳc y vic hỡnh thnh vựng sn xut hng hoỏ tp trung,
DN u t thõm canh, ỏp dng cỏc ging v quy trỡnh sn xut mi cú nng sut, cht
lng cao hn. S tin b ca khoa hc v cụng ngh cũn l iu kin DNNN ch ng
hn trong vic b trớ li c cu cõy trng, mựa v v ging gim thit hi do thiờn tai,
dch bnh phự hp vi iu kin ca tng vựng.
Thực tế cho thấy, cùng một điều kiện tự nhiên nh- nhau, nh-ng DNNN nào chăm
lo phát triển khoa học và công nghệ vào sản xuất hơn thì DN đó có hiệu quả kinh doanh
cao hơn.
Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ còn mở ra điều kiện để DNNN tiếp cận
thị tr-ờng và bạn hàng, tiếp cận nguồn vốn, có thông tin, bán sản phẩm. Các DN công
nghiệp có thêm nhiều hơn nhu cầu bảo quản, chế biến, do đó nhu cầu về nguyên liệu
của các DN này tăng lên, tạo điều kiện cho mở rộng qui mô sản xuất của nông nghiệp nói
chung, DNNN nói riêng.
Túm li, tc CNH, HH cú nh hng rt ln n hot ng kinh doanh ca
DNNN. Bi vy, Ngh quyt s 26-NQ/TW, ngy 5 thỏng 8 nm 2008 Hi ngh ln th by
Ban Chp hnh Trung ng khoỏ X v nụng nghip, nụng dõn, nụng thụn ó xỏc nh:
Phỏt trin nhanh nghiờn cu, chuyn giao v ng dng khoa hc, cụng ngh, o to
ngun nhõn lc, to t phỏ hin i hoỏ nụng nghip, cụng nghip hoỏ nụng thụn.
1.2.3. Trình độ phát triển của kinh tế thị tr-ờng


Kinh tế thị tr-ờng là kiểu tổ chức sản xuất trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và
tái sản xuất đ-ợc diễn ra trên thị tr-ờng. Sản xuất cái gì, nh- thế nào, sản xuất cho ai và
tiêu dùng cái gì, nh- thế nào của các chủ kinh tế đều đ-ợc quyết định trên thị tr-ờng.
Trong kinh tế thị tr-ờng, thị tr-ờng là trung tâm của toàn bộ các hoạt động sản xuất và
tiêu dùng. Có hai loại thị tr-ờng gồm thị tr-ờng các yếu tố sản xuất (đầu vào) và thị tr-ờng
sản phẩm (đầu ra). Trong mỗi thị tr-ờng trên, lại đ-ợc kết cấu bởi các thị tr-ờng nhỏ hơn,
ví dụ trong thị tr-ờng đầu vào, có thị tr-ờng vốn, thị tr-ờng lao động, thị tr-ờng t- liệu
sản xuất, thị tr-ờng chứng khoán Trong thị tr-ờng đầu ra, th-ờng có hai loại là thị tr-ờng
hàng hóa (mua và bán các sản phẩm hữu hình) và thị tr-ờng dịch vụ (mua và bán các sản
phẩm vô hình). Các thị tr-ờng này có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thông kinh
tế thị tr-ờng. Tính đa dạng và đồng bộ của các thị tr-ờng này là điều kiện tối cần
thiết cho phát triển DN. Hoạt động của DNNN cũng không nằm ngoài sự tác động nói
trên.
Thực tế cho thấy, trình độ phát triển của kinh tế thị tr-ờng càng cao thì càng có
điều kiện hơn cho phát triển DNNN. Bởi sự phát triển đó không chỉ tạo ra sự linh hoạt
cho việc di chuyển các nguồn lực sản xuất, h-ớng việc sản xuất vào các sản phẩm có
hiệu quả kinh tế cao hơn, mà còn là môi tr-ờng cạnh tranh của các DN, sàng lọc DN.
Thông qua môi tr-ờng này mà DN tự tìm ra cơ chế tồn tại và phát triển. Việc lựa chọn
sản phẩm để sản xuất của DN có tính thiết thực và có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Sự phát triển của kinh tế thị tr-ờng là điều kiện để DN phát huy tính tự chủ
trong sản xuất kinh doanh, bởi vì hoạt động của DN phải tuân theo nguyên tắc lời ăn, lỗ
chịu, chứ không phải theo cơ chế bao cấp đã từng tồn tại ở n-ớc ta những năm tr-ớc đây.
Nhờ đó, hoạt động của các chủ DN năng động và tích cực hơn.
Sự phát triển của kinh tế thị tr-ờng là điều kiện để DNNN tìm sự liên kết với
các DN khác kể cả với DN công nghiệp và dịch vụ, kể cả với các nhà khoa học và đặt ra
yêu cầu hoàn thiện chính sách kinh tế của nhà n-ớc. Do đó, hiệu quả hoạt động của DN
đ-ợc nâng lên.
Sự phát triển của kinh tế thị tr-ờng còn là nhân tố để DN phát triển sản phẩm,
đổi mới DN. Thông qua thị tr-ờng, DN sẽ tìm ra bạn hàng, cung sẽ gặp cầu. Cũng thông

qua thị tr-ờng mà DNNN tìm ra lợi thế so sánh để phát triển sản phẩm. Qui mô thị
tr-ờng càng lớn thì DN càng có điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất.

1.2.4. Trình độ hiện có của ng-ời lao động và năng lực quản lý doanh nghiệp
- Trong số các nguồn lực sản xuất, lao động là nhân tố quyết định nhất hoạt động
của DN nói chung, DNNN nói riêng. Nó là điều kiện để tái tạo, sử dụng và phát triển các
nguồn lực còn lại. Nguồn lực này đ-ợc nhìn nhận cả hai khía cạnh số l-ợng và chất l-ợng
lao động. Chất l-ợng nguồn nhân lực đ-ợc thể hiện ở thể lực, trí lực, tính kỷ luật, tính
trách nhiệm và lòng nhiệt tình của ng-ời lao động. Để phát triển sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả, ảnh h-ởng của yếu tố chất l-ợng nguồn nhân lực là rất lớn. Nếu không dựa trên
nền tảng phát triển cao của nguồn nhân lực thì không thể sử dụng hợp lý các nguồn lực
sản xuất còn lại. Thậm chí, thiếu nguồn nhân lực chất l-ợng cao có thể làm lãng phí,
cạn kiệt và huỷ hoại các nguồn lực sản xuất khác.
Trong yếu tố chất l-ợng nói trên, thì trình độ về chuyên môn kỹ thuật, trình độ
tay nghề, mức độ am hiểu của họ về giống vật nuôi, cây trồng, về cách chăm sóc trong
quá trình sản xuất có ảnh h-ởng rất lớn đến kết quả hoạt động của DNNN. Trình độ của
ng-ời làm nông còn thể hiện ở kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất của họ. Thực tế cho thấy,
những ng-ời lao động cùng một điều kiện đất đai, con giống nh- nhau, nh-ng ng-ời lao
động nào có trình độ cao hơn thì nhất định sẽ thu đ-ợc năng suất và chất l-ợng sản
phẩm cao hơn ; việc sản xuất nông nghiệp cũng trở nên đơn giản hơn.
Trên địa bàn nào có nguồn lao động dồi dào, ng-ời lao động đ-ợc đào tạo cơ bản
phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, thì nơi đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu t- vào
nông nghiệp và DNNN khi sử dụng nguồn nhân lực này sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn so với
các DNNN sử dụng lao động giản đơn, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Năng lực của ng-ời quản lý là một nhân tố ảnh h-ởng rất quan trọng đến việc
xây dựng, quản lý, tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của DN. Nó thể hiện ở trình độ
điều khiển chỉ huy để tác động phối hợp, điều hòa hoạt động của những cá nhân,
những bộ phận (tức là chỉ huy những con ng-ời, những đơn vị) trong một quá trình sản
xuất hoặc trong những quá trình có liên quan với nhau để thực hiện các mục tiêu đã xác
định trong những điều kiện và ph-ơng pháp kinh doanh cụ thể.

Năng lực này cao hay thấp tùy thuộc vào chủ thể quản lý mà chủ yếu là tri thức,
kỹ năng quản lý DN. Nếu ng-ời quản lý nắm vững khoa học về quản trị DN, tinh thiên
văn, có tri thức về đối t-ợng sản xuất và khoa học khác, thì hoạt động quản lý của ng-ời đó
đối với DNNN sẽ có hiệu quả. Ng-ợc lại, nếu thiếu kiến thức và kinh nghiệm, thì ng-ời

×