Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

LUẬN VĂN: Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 110 trang )









LUẬN VĂN:

Những giải pháp tổ chức lại hệ thống
thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3
trong giai đoạn hiện nay













MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý các tổ chức hệ thống, xét về mặt quá trình, là điều hành các hoạt động để
đạt được những mục đích xác định. Sự điều hành này chỉ có thể thành công khi có hệ


thống bảo đảm thông tin, theo đó, việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin được tổ chức
một cách khoa học, hiệu quả. Do vậy, mọi tổ chức đều có một mạng lưới thông tin tối
thiểu mà nếu không có nó thì tổ chức không thể tồn tại được. Mạng lưới thông tin này nếu
yếu kém sẽ làm suy yếu sự hoạt động của tổ chức, buộc người lãnh đạo tổ chức phải thay
thế nó bằng một hệ thống khác hợp lý và hiệu quả hơn. Để quản lý hiệu quả, cần phải xây
dựng một hệ thống thông tin quản lý đảm bảo sự vận hành thông suốt cho tổ chức và phục
vụ việc ra quyết định quản lý, đưa tổ chức đạt tới các mục tiêu đã lựa chọn.
Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và với sự phát triển của khoa
học - công nghệ, vai trò của thông tin quản lý lại càng đặc biệt quan trọng, có những
trường hợp nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để quản lý các
doanh nghiệp, việc kiểm soát các hoạt động bên trong doanh nghiệp là chưa đủ mà còn
phải thường xuyên theo dõi tác động với môi trường, theo dõi sự thích nghi đối với môi
trường và theo dõi những ảnh hưởng của môi trường đối với doanh nghiệp. Chính hệ thống
thông tin quản lý giúp lãnh đạo doanh nghiệp đảm bảo việc kiểm soát này.
Việc nghiên cứu, tổ chức có khoa học hệ thống thông tin quản lý và áp dụng cách
tiếp cận hệ thống vào tổ chức quản lý của các doanh nghiệp cho phép lãnh đạo doanh
nghiệp phân tích và có biện pháp tốt hơn trong việc thực hiện các chức năng quản lý cơ
bản của mình. Hệ thông tin quản lý là một công cụ có hiệu quả để lãnh đạo và quản lý các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Công ty Điện lực 3 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Điện lực
Việt Nam (EVN). Công ty có 19 đơn vị trực thuộc, hoạt động chuyên ngành sản xuất và
kinh doanh điện năng trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố ở miền Trung và Tây Nguyên.


Nhận thức rõ tầm quan trọng của thông tin và thông tin quản lý trong hoạt
động sản xuất kinh doanh điện lực trên một địa bàn rộng lớn, từ đầu thập kỷ 90, Công ty
Điện lực 3 đã đầu tư một lượng vốn khá lớn cho việc xây dựng một hệ thống kỹ thuật đảm
bảo thông tin quản lý, trong đó chủ yếu xây dựng hệ thống thông tin liên lạc
(communication) và hệ thống công nghệ thông tin (IT) phục vụ quản lý. Hệ thống này trong
15 năm qua đã hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho hệ thống quản lý tập trung của

công ty và hệ thống quản lý tác nghiệp ở các đơn vị trực thuộc.
Tuy nhiên, trong những năm tới, hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3
cần thiết phải được tổ chức và xây dựng lại do những lý do chính sau đây:
Lộ trình cổ phần hóa Công ty Điện lực 3 đang được thực hiện, phương án cổ phần
hóa đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt và dự kiến trong năm 2007 sẽ tiến hành bán cổ
phần lần đầu ra bên ngoài. Theo phương án cổ phần hóa, Công ty Điện lực 3 sẽ chuyển đổi
thành công ty cổ phần và đổi tên thành Tổng công ty cổ phần Điện lực miền Trung. Đây là
một thách thức rất lớn đối với Công ty Điện lực 3. Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
đang tái cấu trúc cơ cấu tổ chức bộ máy để kinh doanh đa ngành và chuyển các công ty
thành viên, trong đó có Công ty Điện lực 3 sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công
ty con. Việc chuyển đổi tổ chức này đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý
trong công ty.
Mặt khác, ngành điện đang đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh viễn thông công cộng
và bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông đến khách hàng, trong đó Công ty Điện
lực 3 chịu trách nhiệm đầu tư và kinh doanh viễn thông trên địa bàn miền Trung. Vấn đề
mới đặt ra là phải tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý đáp ứng được những yêu cầu nói
trên, đồng thời phải tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng viễn thông đã có cho chính hệ
thống quản lý của công ty và hệ thống quản lý của ngành.
Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi bắt
buộc phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Trong khi đó, công nghệ thông tin là
một lĩnh vực có tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Những hệ thống quản lý sử dụng công
nghệ thông tin như là một công cụ cơ bản đã được đầu tư trong những năm trước đây trở
nên lạc hậu rất nhanh do đó chính các hệ thống này cũng cần thiết phải được đổi mới, mở
rộng, nâng cao và sử dụng được những thành tựu kỹ thuật mà trước đây chưa thể có được.


Muốn vậy, cần có sự đánh giá và nghiên cứu nghiêm túc mang tính khoa học để đảm bảo
các chi phí đầu tư của doanh nghiệp bỏ ra đạt được hiệu quả cao nhất.
Công ty Điện lực 3 là một doanh nghiệp nhà nước, có qui mô lớn, đang tích cực
hoàn thiện quản lý để tiến hành cổ phần hóa. Do đó, việc nghiên cứu tổ chức lại hệ thống

thông tin quản lý sẽ có ý nghĩa rất lớn về thực tiễn.
Chính vì vậy, học viên chọn đề tài luận văn thạc sĩ: "Những giải pháp tổ chức lại
hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, trong phạm vi ngành Điện lực Việt Nam, chưa có một công
trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hệ thống thông tin quản lý một cách có hệ thống.
Trước đây đã có rất nhiều dự án đã được xây dựng nhằm cải tiến và nâng cao hiệu
quả quản lý có liên quan đến thông tin. Tuy nhiên, ở tất cả các dự án đó, các vấn đề được
đặt ra và giải quyết chỉ mang nặng tính kỹ thuật hoặc nhằm giải quyết một mảng công việc
nhất định, trong đó chủ yếu chỉ chú trọng đến việc tin học hóa công tác quản lý hơn là tìm
ra các giải pháp tổ chức một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, phù hợp, hiện đại. Tình
hình ở Công ty Điện lực 3 không phải là ngoại lệ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Xây dựng khung lý thuyết về hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp trên cơ sở
hệ thống hóa các kiến thức hiện đại về quản lý.
- Làm rõ đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng của hệ thống thông tin quản lý trong
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ các yêu cầu cơ bản của việc tổ chức và xây dựng một hệ thống thông tin
quản lý trong điều kiện sử dụng công nghệ thông tin như là công cụ chủ yếu.
- Phân tích mô hình quản lý và mô hình hệ thống thông tin hiện nay của Công ty
Điện lực 3; làm rõ yêu cầu đổi mới mô hình quản lý trong tình hình mới.
- Đề xuất phương án và các giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý mới ở
Công ty Điện lực 3 theo hướng hiện đại hơn, phù hợp hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn


Luận văn tập trung làm rõ khái niệm, vai trò của hệ thống thông tin quản lý,
các mối tương tác của nó trong công tác quản lý và yêu cầu cụ thể của việc tổ chức một hệ
thống thông tin quản lý trong một doanh nghiệp, cụ thể là Công ty Điện lực 3. Đặc biệt,
luận văn tập trung vào việc nghiên cứu nguyên tắc và các biện pháp sử dụng công nghệ

thông tin như là một công cụ chủ yếu cho một hệ thống quản lý hiện đại.
Khách thể nghiên cứu là Công ty Điện lực 3 và các đơn vị trực thuộc. Một số vấn
đề có liên quan đến hoạt động chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải khảo sát, đối
tượng là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Phạm vi thời gian được xác định từ năm 2006 đến
năm 2010 và các biện pháp định hướng cho tương lai có tính đến 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cách tiếp cận
hệ thống kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh và mô hình hóa để xác
lập các đánh giá tổng hợp của hệ thống thông tin quản lý, từ đó đưa ra những giải pháp phù
hợp cho vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của luận văn
Một trong những mục đích của đề tài đã được xác định một cách cụ thể là xác định
phương án và các giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3
dựa trên những dữ liệu được thu thập từ thực tế hiện có. Những phương án cho hệ thống
thông tin quản lý mới đều dựa trên những luận cứ khoa học và định hướng phát triển cũng
như mô hình cơ cấu bộ máy từ công ty đến các đơn vị trực thuộc đều đã được Tập đoàn
Điện lực Việt Nam dự kiến phương án theo định hướng của Chính phủ. Do vậy, kết quả
nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng trên thực tế quản lý của Công ty Điện lực 3.
Ngoài ra, do đặc điểm các công ty điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (hiện nay đang có 7 công ty điện lực) có qui mô và cơ cấu tổ chức tương tự Công ty
Điện lực 3, nên phương án mà luận văn đề xuất có thể coi như là một mô hình mẫu về hệ
thống thông tin quản lý để áp dụng chung cho các công ty khác trong ngành điện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


Chương 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC LẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN LỰC


1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN QUẢN LÝ
1.1.1. Khái niệm chung về thông tin quản lý
Thông tin quản lý được hiểu là sự truyền đạt thông tin giữa các cấp quản lý trong một
tổ chức. Việc tổ chức, thu thập, phân tích, xử lý thông tin luôn được coi là nội dung quan
trọng của quản lý, vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức trong môi
trường kinh doanh cạnh tranh và quản lý hiện đại.
Quản lý truyền thống thường tập trung ra những quyết định dựa trên tổ chức, lập
kế hoạch và kiểm soát. Nhà quản lý mất nhiều thời gian trong hội họp, gọi điện thoại, đọc
và chuẩn bị các báo cáo, thảo luận các dự án với các cấp, ban hành thủ tục và qui trình.
Theo các nhà nghiên cứu, các cấp quản lý điều hành trong mô hình quản lý truyền thống
mất 50% thời gian cho các công việc về tổ chức, lập kế hoạch, 30% thời gian cho các giao
tiếp chính thức như hội họp, báo cáo, ghi chép, 20% còn lại dùng cho các tiếp xúc không
chính thức trong tổ chức với đồng nghiệp và nhân viên liên quan đến những vấn đề về kinh
doanh và công việc [25].
Ngày nay, việc phát triển kinh doanh theo hướng mở rộng thị trường và hội nhập
khu vực và quốc tế là điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Xu
hướng quốc tế hóa mọi hoạt động kinh doanh theo tốc độ phát triển của công nghệ thông
tin và internet đã buộc các tổ chức kinh doanh phải tái cấu trúc lại tổ chức nhằm tận dụng
những lợi thế tương đối trong kinh doanh. Và điều đó chỉ dành cho các doanh nghiệp biết
khai thác và tận dụng được những tiến bộ trong khoa học công nghệ thông tin vào quản lý,
hay nói một cách khác, đó chính là biết khai thác tốt nhất lợi thế của nền kinh tế dựa trên
thông tin và tri thức. Xu hướng thay đổi đó thể hiện như sau:
Bảng 1.1 Những thay đổi đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh
ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin
Xu hướng kinh doanh Lựa chọn công nghệ trong quản lý


Chuyên môn hóa - Nâng cao nhu cầu về quản lý kỹ năng
- Sử dụng các công cụ của hệ thống thông tin

quản lý chuyên nghiệp
- Gia tăng truyền thông
Phân cấp quản lý và nhượng
quyền kinh doanh (franchises)
- Giảm cấp quản lý trung gian
- Gia tăng chia sẻ thông tin
- Gia tăng phân tích của quản lý cấp cao
- Hệ thống công văn, qui định qua mạng máy
tính
- Tái cấu trúc công ty
Phân quyền và tổ chức bộ máy
gọn, hiệu quả
- Các nhu cầu về truyền thông
- Giảm chi phí quản lý
- Công nghệ có chi phí thấp
Bố trí nhân viên và công nhân
linh hoạt
- Quản lý thông qua qui trình làm việc
- Xây dựng hệ thống thu thập và đánh giá nhân
viên
- Hợp tác và kiểm soát
- Nâng cao kỹ năng cá nhân qua công nghệ
quản lý
- Bảo mật
Quốc tế hóa các hoạt động,
toàn cầu hóa tổ chức sản xuất
- Truyền thông
- Thiết kế sản phẩm
- Phát triển và lập trình cho hệ thống
- Bán hàng và marketing

Định hướng dịch vụ khách
hàng
- Công việc quản lý là công việc thông tin
- Dịch vụ khách hàng đòi hỏi thông tin tốt hơn
- Tốc độ
Nguồn: [29].


Như vậy, trong điều kiện hiện đại, thông tin quản lý doanh nghiệp gồm nhiều
hoạt động gắn bó với nhau, bao trùm mọi hoạt động của doanh nghiệp và có vai trò quyết
định sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2. Quá trình quản lý và tổ chức thông tin quản lý
Quá trình quản lý hướng đến phối hợp để đạt được sự nỗ lực của từng cá nhân
nhằm hoàn thành mục tiêu của nhóm. Như vậy, sự phối hợp trở thành nhiệm vụ trọng tâm
của quá trình quản lý nhằm điều hòa những sự khác biệt về phương pháp tiếp cận, thời
gian, nỗ lực, lợi ích và làm hài hòa các mục tiêu cá nhân định hướng đạt tới các mục tiêu
của tổ chức.
Để có sự phối hợp tốt nhất thì sự hiểu biết về mục tiêu, sứ mệnh của công ty,
khách hàng, cổ đông, nhà nước,… qua cách thức thu thập và truyền đạt thông tin đến mọi
cá nhân, bộ phận, mọi cấp quản lý là phần quan trọng.













Nếu xét theo cách tiếp cận theo sự tiến bộ của công nghệ thông tin, thì quá trình
quản lý của một công ty cần phải được tái cấu trúc để loại bỏ những quá trình quản lý
không cần thiết và thay vào đó là phương pháp quản lý mới khi xuất hiện vai trò của công
nghệ thông tin mới [28].
Sơ đồ 1.1: Mục đích và tổ chức của thông tin liên lạc
QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ

Lập kế hoạch
Tổ chức
Biên chế Lãnh đạo
Kiểm tra
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
- Khách hàng
- Người cung ứng
- Cổ đông
- Cộng đồng
- Nhà nước
Th
ô
ng tin li
ê
n l
ạc



Cách quản lý truyền thống làm cho quá trình quản lý của một công ty phát sinh
những cấp quản lý trung gian quan liêu, bộ phận này nhận nhiệm vụ giám sát cấp quản lý

thấp hơn, lập các báo cáo, giải thích các mệnh lệnh của cấp quản lý cao hơn (xem sơ đồ
1.2).














Nền tảng cơ bản để tái cấu trúc lại công ty chính là ứng dụng công nghệ mới để
xóa bỏ các công việc của cấp quản lý trung gian. Công nghệ mới tạo điều kiện các công ty
có thể chia công ty thành các đơn vị quản lý nhỏ tạo lợi nhuận và phân quyền để quá trình
ra quyết định ở cấp quản lý thấp hơn. Ngoài việc thông tin liên lạc mang tính tức thời,
công nghệ mới còn làm giảm chi phí cho cả phần cứng và phần mềm ở mỗi bộ phận. Ngày
nay, khả năng điều hành công ty như là một tập hợp gồm các bộ phận nhỏ hơn và có được
các số liệu thống kê hoàn chỉnh mà không cần đến một đội ngũ nhân viên và kế toán đông
đúc. Các nhân viên văn phòng được đưa xuống các bộ phận tiếp cận các dịch vụ và khách
hàng để tạo ra lợi nhuận cho công ty [40].
Tổng giám
đốc điều
hành (CEO)

Giám đốc

tài chính
Giám đốc
thị trường
Kế toán
trưởng
Giám đốc
quản lý
nhân sự
Giám đốc hệ
thống thông
tin quản lý
KHÁCH HÀNG
Phân tích dữ liệu

Các báo cáo

CÁC C
ẤP QUẢN LÝ TRUNG GIAN

Thu thập dữ liệu
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc quản lý truyền thống
Trong cấu trúc truyền thống, cấp quản lý thấp hơn quan hệ khách hàng và thu thập cơ sở
dữ liệu. Cấp quản lý trung gian phân tích dữ liệu, lập báo cáo và đề xuất cho cấp quản lý
cao hơn. Cấp quản lý cao hơn ra quyết định và định ra các qui tắc hướng dẫn các cấp quản
lý khác




















Như vậy, quá trình quản lý, tái cấu trúc công ty và hệ thống thông tin là nền tảng
phân chia công ty thành ba cấp quản lý cơ bản: cấp hoạt động, cấp sách lược và cấp chiến
lược. Mỗi cấp có đặc tính riêng, sử dụng các công cụ trợ giúp khác nhau từ công nghệ
thông tin. Mô hình kim tự tháp được áp dụng cho các công ty có bao gồm ba cấp quản lý
như trên sẽ được hỗ trợ một hệ thống thu thập và xử lý thông tin để mỗi cấp chia sẻ và ra
các quyết định. Mỗi cấp có những vai trò khác nhau trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ
từ hệ thống thông tin quản lý có hiệu quả nhất, và hệ thống thông tin quản lý phải được
thiết kế nhắm đến phục vụ cho mỗi cấp quản lý điều hành trong công ty.


Ban qu
ản lý
đi
ều hành công ty

Tổng giám đốc điều hành (CEO)

Giám đ
ốc
tài chính
Giám đ
ốc
thị trường
K
ế tóan
trưởng
Giám đ
ốc
quản lý
nhân sự
Giám đ
ốc hệ
thống thông
tin quản lý
KHÁCH HÀNG
Sơ đồ 1.3: Mô hình quản lý theo cấu trúc mới
Khi tái cấu trúc, công ty hướng đến hình thức phân quyền quản lý nhiều hơn. B
ỏ các cấp
quản lý trung gian và thay thế bằng các bộ phận chức năng tinh gọn hơn. Đơn v
ị kinh doanh
khu vực (franchises) và các bộ phận chức năng trở thành nơi ti
ếp xúc phục vụ khách hàng.
Chia sẽ thông tin là đi
ều cốt lõi của hệ thống. Các bộ phận giao tiếp trực tiếp với nhau và
chia sẽ dữ liệu qua công ty
Bộ phận
tài chính

Bộ phận
marketing

Bộ phận
kế toán
Bộ phận
quản lý
nhân sự
Kết hợp
cơ sở

dữ liệu
và mạng

Bộ phận
bán hàng
Đơn vị
kinh doanh
khu vực
Phương pháp
quản lý/các
qui định
Phân cấp, phương pháp quản lý và hình thành đơn vị kinh doanh khu vực
Chi
ến
lược


















1.1.3. Cấu trúc hệ thống thông tin
Cấu trúc hệ thống thông tin là hình thức cụ thể mà thông tin được thu thập, xử lý,
truyền đạt trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu hay chức năng được lựa chọn. Mục
đích của nó là thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin môi trường như kế hoạch và thông tin
nội bộ nhằm mục đích hỗ trợ các chức năng như kế hoạch, tổ chức, ra quyết định, phối
hợp, kiểm soát, phân tích và đánh giá [25].
Cấu trúc hệ thống thông tin bao gồm việc thu thập, xử lý, phân phối thông tin phát
hiệu quả đến mức nào. Trong đó, cơ sở hệ thống máy tính gồm phần cứng, phần mềm và
mạng viễn thông được xem là hạ tầng công nghệ thông tin thì phần ứng dụng các chức
năng kinh doanh trên hệ thống máy tính mới là mục tiêu của quản lý. Vì nhà quản lý và
các nhân viên tương tác trực tiếp trên hệ thống máy tính, nên điều quyết định cho sự thành
công của tổ chức là hệ thống thông tin phải đáp ứng được các chức năng kinh doanh của tổ
chức trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Ngày nay, cuộc cách mạng về mạng đang xảy ra. Công nghệ hệ thống thông tin
không còn giới hạn vào các máy tính nhưng bao gồm một loạt các công nghệ làm kết nối
các máy tính với nhau nhằm trao đổi thông tin ở những khoảng cách xa hơn và vượt ranh
giới của một tổ chức. Internet kết nối toàn cầu và là nền tảng linh động trong chia sẻ thông

tin, ngày càng tạo thêm những ứng dụng mới cho hệ thống thông tin và cách mạng hóa vai
trò hệ thống thông tin trong một tổ chức (xem sơ đồ 1.5).


K
ết hợp các chức n
ăng
và các cấp quản lý
H
ệ thống

chiến lược
H
ệ thống
qu
ản lý

C
ẤU TRÚC

HỆ THỐNG
THÔNG TIN
C
ỦA TỔ CHỨC
















1.1.4. Nội dung của hệ thống thông tin trong quản lý
Vì có những yêu cầu đặc thù và các cấp quản lý khác nhau trong một tổ chức mà
sẽ có các loại hệ thống thông tin khác nhau. Không có hệ thống thông tin duy nhất nào có
thể đáp ứng mọi tổ chức. Mô hình quản lý hiện đại của một công ty thường chia thành các
cấp chiến lược, cấp quản lý, cấp nghiên cứu và cấp hoạt động tác nghiệp; và từ đó chia
thành các lĩnh vực chức năng như bán hàng và marketing, sản xuất, tài chính, kế toán và
nguồn nhân lực. Để đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức, thường cấu trúc bốn loại chính
của hệ thống quản lý như sau:
 Các hệ thống cấp tác nghiệp (Operational-Level Systems) hỗ trợ các nhà quản
lý tác nghiệp nắm chắc mọi hoạt động và các nghiệp vụ cơ sở của tổ chức như doanh số,
thu tiền, tiền mặt trong ngân hàng, trả lương, vay tín dụng và số lượng nguyên vật liệu cần
cho sản xuất. Mục đích chính của các hệ thống ở cấp này nhằm giải quyết các câu hỏi
trong công việc hàng ngày và nắm chắc các qui trình nghiệp vụ trong tổ chức. Có bao
nhiêu hàng trong kho, tiền lương của từng cá nhân được thanh toán thế nào? Để trả lời
những câu hỏi loại này cần phải có thông tin có sẵn, cập nhật và chính xác.


 Các hệ thống cung cấp kiến thức
(Knowlegde-Level Systems) hỗ trợ cho các
nhân viên nhập dữ liệu và nhân viên có kiến thức chuyên môn trong tổ chức. Mục đích của
các hệ thống cung cấp kiến thức giúp công ty tích hợp kiến thức mới vào việc kinh doanh

và giúp tổ chức kiểm soát mọi hoạt động văn phòng. Các hệ thống cung cấp kiến thức, đặc
biệt hình thức của hệ thống trạm làm việc (work station) và văn phòng là những ứng dụng
tăng nhanh nhất trong kinh doanh hiện nay.
 Các hệ thống cấp quản trị (Management-Level Systems) được thiết kế để phục vụ
việc kiểm tra, giám sát, ra quyết định và các hoạt động quản trị của cấp quản lý trung gian.
Câu hỏi chính mà hệ thống này giải quyết là: Mọi việc có phải đang hoạt động tốt không?
Có hệ thống cấp quản trị không hỗ trợ để ra quyết định hàng ngày. Nó có xu hướng tập trung
vào việc ra những quyết định không theo khuôn mẫu định sẵn như hệ thống thông tin đòi
hỏi theo thông thường. Ví dụ, điều gì sẽ tác động đến kế hoạch sản xuất điện nếu phụ tải
đột biến tăng gấp đôi trong thời điểm giao thừa? Việc cung cấp điện tại miền Trung sẽ như
thế nào nếu nhà máy thủy điện Yaly dừng sản xuất 3 tháng? Để trả lời những câu hỏi như
vậy thì yêu cầu phải tiếp nhận dữ liệu từ bên ngoài công ty và dữ liệu nội bộ từ bộ phận
điều hành cũng khó rút ra được những thông tin gì có ích cho các trường hợp này.
 Các hệ thống cấp chiến lược (Strategic-Level Systems) giúp quản lý cấp cao
giải quyết và tập trung vào các vấn đề chiến lược và có tính dài hạn, có liên quan đến công
ty và môi trường bên ngoài. Vấn đề chính là làm thế nào năng lực hiện có của công ty luôn
theo kịp với những biến đổi của môi trường bên ngoài.
Tương ứng với bốn cấp quản lý trong tổ chức, sẽ có các loại hệ thống thông tin
khác nhau phục vụ cho mỗi cấp quản lý.
Có sáu loại chính của hệ thống thông tin được xây dựng thể hiện trong sơ đồ 1.6.
 Hệ thống xử lý nghiệp vụ-TPS (Transaction Processing Systems) là hệ thống
phục vụ cho hoạt động kinh doanh cơ bản ở cấp tác nghiệp trong tổ chức. Nó là hệ thống
được vi tính hóa để thực hiện và ghi nhận các nghiệp vụ xảy ra hàng ngày cần thiết để tiến
hành kinh doanh theo chức năng. Sơ đồ 1.7 thể hiện các chức năng chủ yếu của hệ thống
xử lý tác nghiệp. Dựa trên các chứng năng này một hệ thống ứng dụng để hỗ trợ cho các
hoạt động tác nghiệp ở cấp quản lý này.

Các h
ệ thố
ng c

ấp chiến l
ư
ợc

D
ự kiến
ngân sách
5 năm
K
ế hoạch
kinh doanh
5 năm
D
ự kiến
doanh số
5 năm
K
ế hoạch
lợi nhuận
K
ế hoạch
nguồn
nhân lực
Các h
ệ thống cấp quản trị

Các hệ thống
hỗ trợ điều
hành


CÁC LOẠI HỆ THỐNG
























 Hệ thống hoạt động kiến thức-KWS (Knowledge Work Systems) và hệ thống tự
động văn phòng-OAS (Office Automation Systems) phục vụ nhu cầu thông tin ở cấp hoạt
động kiến thức của tổ chức. Hệ thống hoạt động kiến thức trợ giúp các nhân viên hoạt
động kiến thức, trong khi đó, hệ thống tự động văn phòng trợ giúp cho nhân viên nhập và
quản lý dữ liệu. Nói chung, nhân viên hoạt động kiến thức có trình độ đại học và thường là

thành viên của nhóm chuyên viên như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, các nhà khoa học. Công việc
của họ là áp dụng các thông tin và kiến thức mới vào hoạt động của công ty. Hệ thống
KWS như các trạm làm việc trợ giúp thiết kế xây dựng và khoa học thúc đẩy việc sáng tạo
ra kiến thức mới và đảm bảo việc tích hợp các kiến thức và thành thạo kỹ thuật mới vào
hoạt động kinh doanh thành công. Các nhân viên nhập và quản lý dữ liệu có trình độ cao
đẳng và có xu hướng xử lý thông tin hơn là tạo ra thông tin. Nhiệm vụ của họ là sử dụng,
thao tác, phân phát thông tin như thư ký, kế toán viên, nhân viên lưu trữ, nhân viên quản
lý. Hệ thống OAS là ứng dụng công nghệ thông tin để tăng năng suất lao động của nhân
viên nhập và quản lý dữ liệu bằng việc hỗ trợ các hoạt động phối hợp và giao tiếp của nhân
viên ở văn phòng. Hệ thống OAS phối hợp đa dạng thông tin của nhân viên, các khu vực kinh
doanh và các bộ phận chức năng khác nhau; đồng thời tạo giao tiếp với khách hàng, nhà cung
cấp và các đơn vị ngoài công ty và phục vụ như là một ngân hàng trao đổi dòng thông tin
và kiến thức. Ngoài ra, hệ thống OAS còn xử lý và quản lý các văn bản với công nghệ như
Các loại TPS
Sổ cái
Khỏan phải
thu/phải trả
Lập ngân
sách
Qlý các quỹ
H
ệ thống
bán hàng và
marketing
H
ệ thống
sản xuất/
chế tạo
H
ệ thống


tài chính/
kế tóan
H
ệ thống
nguồn
nhân lực
Q/lý bán hàng
N/cứu thị trường
Cổ động
Định giá
Sản phẩm mới
Lập lịch
Mua hàng
Giao nhận
Thiết kế
Sản xuất
Ngân sách
Sổ cái
Hóa đơn
Chi phí
Ngày công
Khen thưởng
Hưu trí
Lao động
Đào tạo
Các chức
năng
chính của
hệ thống


Lập đơn hàng
Hệ thông tin
Hệ thống n/cứu
thị trường
Hệ thống định
giá
Hệ thống lập
lịch cung ứng
Hệ thống kiểm
soát mua hàng
HT thiết kế
TQM
Trả lương
Qlý ngày công
Hệ thống khen
thưởng
Hệ thống quản
lý nghề nghiệp
Các hệ
thống
ứng dụng
chủ yếu

Sơ đồ 1.7: Các ứng dụng tiêu biểu của các hệ thống xử lý nghiệp vụ - TPS


xử lý văn bản (word processing), chế bản văn phòng (desktop publishing), xử lý ảnh
văn bản (document imaging) và lưu trữ kỹ thuật số (digital filing).
 Hệ thống thông tin quản lý-MIS (Management Information Systems) phục vụ cấp

quản trị của tổ chức, cung cấp các nhà quản lý các báo cáo, đôi khi xem trực tuyến các số
liệu lưu trữ lịch sử và đang hoạt động của công ty. Các số liệu tiêu biểu của hệ thống này
định hướng vào các sự kiện nội bộ mà không liên quan đến môi trường bên ngoài. Hệ
thống MIS ưu tiên phục vụ cho chức năng hoạch định, kiểm soát và ra quyết định ở cấp
quản trị. Hệ thống này phụ thuộc vào nguồn dữ liệu từ hệ thống xử lý nghiệp vụ TPS để
kết xuất ra những dữ liệu riêng cho hệ thống mình.











 Hệ thống hỗ trợ ra quyết định-DSS (Decision-Support Systems) cũng phục vụ cho
cấp quản trị của tổ chức. Hệ thống DSS ngoài việc nhân dự liệu từ hệ thống TPS và MIS còn
tiếp nhận thêm các dự liệu từ bên ngoài như thông tin về giá chứng khoán, giá của đối thủ
cạnh tranh để phục vụ cho phân tích để có quyết định của nhà quản trị. Nên, hệ thống thường
được thiết kế có năng lực phân tích mạnh hơn các hệ thống khác, dùng các phần mềm có tính
tương tác, sử dụng thân thiện cho người điều hành, có thể đưa ra các giả định theo tình
huống, đưa ra các câu hỏi và cần thiết nạp các dữ liệu mới để giả định tình huống.
Hệ
thống
xử lý
đơn
H


thống
lập kế
hoạch
cung
Hệ thống
sổ cái
Lưu tr

đơn hàng
Lưu trữ kế
hoạch SX
Lưu trữ số
liệu kế toán
Hệ thống TPS
H
ệ thống MIS

Các file MIS
D
ữ liệu
bán hàng
D
ữ liệu
giá thành
đơn vị
D
ữ li
ệu
thay đổi
sản phẩm

Dữ liệu về
chi tiêu

MIS
Báo cáo

Các nhà
quản lý
S
ơ

đ


1.8:
M
inh h
ọa hệ thống MIS nhận số liệu từ hệ thống TPS của tổ chức



 Hệ thống hỗ trợ điều hành-ESS
(Executive Support Systems) phục vụ cho các
cấp quản lý cao cấp trong việc ra quyết định. Hệ thống ESS hỗ trợ ra quyết định ở cấp chiến
lược của một tổ chức, nên hệ thống ESS thường được thiết kế để kết hợp các dữ liệu bên ngoài
như các loại thuế mới, đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, đồng thời hệ thống ESS cũng sẽ rút
những thông tin nội bộ cốt lõi từ hệ thống MIS và DSS. Hệ thống sẽ lọc, cô đọng và chọn các
dữ liệu quan trọng, nhấn mạnh đến việc làm giảm thời gian và công sức nhưng phải rút ra những
thông tin có ích cho các nhà điều hành của công ty và hội đồng quản trị. Không như các hệ
thống thông tin khác, hệ thống ESS không thiết kế để kết xuất các vấn đề cụ thể. Thay vào đó,

hệ thống ESS cung cấp một tính toán đa diện và khả năng giao tiếp từ xa được áp dụng để tạo ra
một loạt các thay đổi của các vấn đề đang quan tâm của cấp điều hành. Hệ thống ESS không
dùng các kỹ năng phân tích cao và mô hình phân tích mà dùng nhiều các đồ họa và số liệu chủ yếu
từ kho dữ liệu để cung cấp tức thời các thông tin cho lãnh đạo cao cấp, đôi khi phục vụ ngay tại
bàn họp.
1.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TỔ CHỨC
THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN LỰC
1.2.1. Đặc điểm của thông tin quản lý trong các doanh nghiệp điện lực
1.2.1.1. Đặc điểm quản lý và điều hành của các doanh nghiệp điện lực
Dây chuyền sản xuất điện gồm ba khâu cơ bản: sản xuất - truyền tải - phân phối
điện năng. Quá trình tổ chức hệ thống thông tin quản lý của các doanh nghiệp điện lực
thường bị chi phối bởi các đặc điểm này và phụ thuộc vào mô hình quản lý và xu thế hội
nhập của Việt Nam về năng lượng:
 Sản phẩm điện năng không thể tích trữ được.
 Quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời.
 Năng lực sản xuất của các khâu phải luôn cân bằng (sơ đồ 1.9) và phải đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng lúc cao điểm, một khâu nào đó yếu hơn so với nhu cầu thì kéo theo việc
mất điện cục bộ xảy ra và năng lực dư thừa của các khâu khác trở nên vô ích (sơ đồ 1.10).


SẢN XUẤT ĐIỆN
TRUYỀN TẢI ĐIỆN
PHÂN PHỐI ĐIỆN
Truyền tải
- Cao điểm: 8190 MW
- Thấp điểm: 4095 MW
Phụ tải
-Cao điểm: 7000 MW
-Thấp điểm: 3500MW
Điện tự dùng

1,5%
Điện tổn thất

5%
Điện tổn thất
12%
Sản xuất
- Cao điểm: 8313MW
- Thấp điểm: 4156MW

S
ơ

đ


1.9:

S


phân b
ố và cân bằn
g h
ệ thống sản xuất
-
truy
ền tải
-
phân ph

ối
đi
ện n
ăng

Khi ph
ụ tải cao
đi
ểm 7000 MW thì trên hệ thống truyền tải phải có một công suất truyền tải



























 Việc truyền tải điện đến các khách hàng qua hệ thống lưới điện được phân thành
nhiều cấp điện áp, lưới điện không thể xây dựng ngoài qui hoạch tổng thể của một khu vực
địa lý, nên tính độc quyền theo lãnh thổ đối với việc truyền tải điện mang tính tự nhiên,
việc này kéo theo việc kinh doanh điện năng cũng mang tính độc quyền tự nhiên. Tuy


nhiên, khi tách việc kinh doanh điện năng ra khỏi lưới truyền tải điện thì kinh doanh điện
năng đã có tính cạnh tranh của cơ chế thị trường.
 Nhu cầu kết nối lưới điện giữa các nước trong khu vực là xu thế tất yếu, nhằm
khai thác tốt hơn lợi thế về phụ tải, thời tiết, tập quán sử dụng điện và lệch thời gian dùng
điện giữa các múi giờ sẽ đem lại chi phí thấp nhất trong sản xuất, truyền tải và phân phối
điện năng (xem sơ đồ 1.11).














Là một thành viên của Tiểu vùng sông Mekong (GMS), Việt Nam và các thành
viên: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có các dự án kết
nối lưới điện như sau:
- Kết nối bằng đường dây 500 kV giữa Nam Theun (Lào) đến Hà Tĩnh
- Kết nối bằng đường dây 500 kV giữa Ban Soc (Nam Lào) đến Plâycu
- Kết nối bằng đường dây 110 kV và 220 kV giữa Campuchia đến Phú Lâm
- Kết nối bằng đường dây 500 kV giữa tỉnh Vân Nam - Trung Quốc đến thủy điện
Sơn La (dự kiến sau 2010)
Ha Noi
Plei ku

Ha Tinh

Ho Chi Minh
Phú lam
Siem Riep
Savannakhet
Ban Soc
Udon
Bang
YUNAN


Jing Hong
Luang
PEOPLE’S REPLIC OF CHINA
Thanlwin
Mac Moh

Hong

Sa
Ra yong

Bang Saphan

Khlong Ngae
Gurun
Chom Bung

Bago
Ka
nbuak

Mac Sot
Nakhon

Ubon

SUMATR
A

Tha Wung

WE ST
KALIMANTA
N
SARAH
BATAM

SARAWAK

S
ơ

đ


1.11
:

M
ạng

d


á
n

k
ết nối l
ư
ới
đi
ện cao áp (500

kV
)

trong t
ươ

ng l
ai


giữa các nước Đông Nam Á


 Chuyển đổi ngành điện Việt Nam
thành tập đoàn điện lực và đa dạng hóa hoạt
động không chỉ sản xuất và kinh doanh điện năng còn có các hoạt động khác như: hoạt động
viễn thông, sản xuất thiết bị điện, tài chính và ngân hàng.
 Giá bán điện cho sản xuất, thương mại và tiêu dùng do Chính phủ ban hành mà
trực tiếp là Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính đề nghị. Vấn đề còn lại là ngành điện phải giảm
chi phí, nâng cao hiệu quả bán hàng để gia tăng lợi nhuận.
1.2.1.2. Đặc điểm hệ thống thông tin của các doanh nghiệp điện lực
Ngành điện Việt Nam (EVN) với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh điện
năng, ngoài ra, còn tham gia hoạt động kinh doanh viễn thông công cộng, tài chính ngân
hàng và sản xuất chế tạo thiết bị điện và cơ khí.
Kinh doanh

điện năng
Kinh doanh

viễn thông
S
ản xuất thiết bị
điện và cơ khí
Tài chính
ngân hàng
Ho

ạt
đ
ộng
khác
T
ập
đoàn Đi
ện lực (Cấp chiến
lược - Công ty mẹ)
Các công ty cấp vùng (Cấp chiến
lược - Công ty con cấp 1)
-

Đ
ầu t
ư tài chính

- Nghiên cứu và phát triển
- Chiến lược hội nhập và hợp tác quốc tế
- Quản lý tiêu chuẩn
C
ấp sách l
ư
ợc và tác nghiệp

S
ản xuất
đi
ện
Truyền tải

Phân phối
M
ạng viễn thông
-

Dịch vụ - Khách
hàng
S
ản xuất
-


Khách hàng
Ngân hàng
-

Hoạt động
chứng khoán
Trư
ờng học
-

Quản lý dự
án - Điều độ

Các ho
ạt
đ
ộng chức n
ăng c

ủa các cấp quản lý

Kinh doanh

và Marketing
S
ản xuất, chế
tạo, vận hành hệ
thống
Tài chính

K
ế toán

Ngu
ồn
nhân lực

Khi hình thành, Tập đoàn Điện lực sẽ chuyển sang hoạt động với mô hình công ty
mẹ - công ty con, thì một số công ty còn hạch toán phụ thuộc (công ty truyền tải, các nhà
máy hoạt động phụ thuộc, các cơ sở đào tạo…) sẽ phải chuyển thành hạch toán độc lập.
Lúc đó, tập đoàn sẽ trở thành nhà đầu tư tài chính và là cấp chiến lược trong mô hình quản
Sơ đồ 1.12: Các ngành nghề và cấp quản lý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam


lý của tập đoàn; các công ty còn lại sẽ là cấp quản lý sách lược và tác nghiệp. Mỗi cấp
quản lý lại hoạt động các chức năng cơ bản về kinh doanh và marketing; sản xuất, chế tạo,
vận hành hệ thống; tài chính, kế toán; và nguồn nhân lực.











Riêng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng, gồm có các nhà máy, các công ty
truyền tải điện và các công ty phân phối.
- Các nhà máy điện gắn liền với các thông tin bên ngoài như lịch huy động tham
gia phát điện, tình hình sử dụng của phụ tải, các yếu tố về môi trường thời tiết, khí hậu,
thủy văn, giá cả nguồn nhiên liệu. Các thông tin bên trong về công suất huy động, lịch bảo
dưỡng máy móc, chào giá cạnh tranh, khả năng huy động cao điểm và thấp điểm.
- Các công ty truyền tải có các thông tin về khả năng chuyển tải và phân bố công
suất trên đường dây tải điện và các Trạm biến áp trung gian, khả năng đáp ứng phụ tải, xử
lý kịp thời các sự cố trên đường dây, khả năng sang tải và chuyển tải tối ưu, tình trạng vận
hành hệ thống truyền tải, dự báo khả năng phát triển để có hướng đầu tư phát triển lưới
truyền tải.
- Các công ty phân phối gắn liền đến tính hình đáp ứng của lưới điện phân phối,
quản lý thông tin khách hàng và phụ tải, ghi chữ số và tính tiền điện và chăm sóc khách
hàng dùng điện.
T
ập
đ
o
à
n

Đ

i
ện lực (EVN)

(Hạch toán hợp nhất)
Các nhà máy
Công ty truyền tải

1, 2, 3, 4
Các công ty
phân phối
CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC
TỈNH, THÀNH PHỐ
(Công ty con cấp 2)

CÔNG TY ĐIỆN LỰC
1, 2, 3,
HÀ NỘI, HẢI PHÒNG,
ĐỒNG NAI, TP.HCMINH

Các
nhà điện
độc lập
(IPPs)
KHÁCH HÀNG
H
ạch tóan
đ
ộc lập

S

ơ

đ


1.13
:

Mô hình h
ạch toán của Tập
đoàn Đi
ện lực Việt Nam (EVN)

EVN quản lý cả ba khâu:sản xuất-tuyền tải-phân phối điện năng. Các nhà máy và
các Công ty truyền tải, các Công ty phân phối được hạch toán độc lập. Riêng
khâu phát điện hiện có sự tham gia của các nhà máy điện độc lập là các đơn vị
không thuộc EVN chỉ bán điện cho EVN theo hợp đồng cấp điện.

Công ty con cấp 1


Các khâu sản xuất, truyền tải và phân phối đều có những thông tin đặc thù
cho từng khâu trong hệ thống điện. Tuy nhiên, các thông tin về phụ tải là các thông tin
được phản ánh qua các Trung tâm Điều độ hệ thống của quốc gia mà các khâu đều quan
tâm và là điểm mấu chốt để phát triển đồng bộ giữa các khâu trong Tập đoàn Điện lực.
1.2.2. Vai trò của thông tin quản lý ở các doanh nghiệp điện lực
Kể từ năm 1986, Điện lực miền Trung đã bắt đầu triển khai tính tiền điện và quản
lý khách hàng trên máy vi tính, sau đó các chương trình quản lý công tơ đo đếm, quản lý
chương trình vật tư, kế toán, tài sản cố định, quản lý nhân sự cũng được đưa vào ứng dụng.
Khi đường dây 500 kV đưa vào vận hành và nối mạng toàn quốc thì vấn đề ứng dụng công

nghệ thông tin để điều hành hệ thống đã dần hình thành.
Sử dụng hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA- Supervisory
Controll And Data Acquisition), hệ thống quản lý năng lượng (EMS-Energy Management
System), hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographical Information System) trong quản lý,
điều hành hệ thống. Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa AMR (Automated Meter Reading).
Xây dựng mạng LAN từ các Chi nhánh điện đến các Điện lực và kết nối về Công ty, hình
thành một INTRANET của Điện lực miền Trung. Triển khai các điểm thu tiền điện với sự
hỗ trợ của mạng máy tính để khách hàng có thể trả tiền điện tại bất cứ vị trí nào trong
phạm vi Chi nhánh điện hoặc Điện lực.
Như vậy, vai trò đầu tiên của hệ thống thông tin chiến lược đã làm thay đổi cách
thức hoạt hoạt động của các cấp quản lý, thay đổi từ mối quan hệ với khách hàng, cải tiến
chất lượng điện được cung cấp, thay đổi phương quản lý và vận hành hệ thống, dẫn đến bộ
máy quản lý nâng cao hiệu năng và làm giảm đáng kể các chi phí. Những năm trở lại đây,
ngành điện Việt Nam đã cải thiện hình ảnh trở nên thiện cảm hơn từ phía khách hàng;
không thể không nói đến có sự đóng góp của việc áp dụng công nghệ thông tin trong sản
xuất, điều hành và phục vụ khách hàng.
1.2.3. Yêu cầu và nguyên tắc của hệ thống thông tin quản lý điện lực
Do đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng và yêu cầu đòi hỏi phải
chuyển đổi ngành điện Việt Nam thành Tập đoàn Điện lực theo quyết định của Chính phủ.
Xuất phát từ tổ chức hiện có và xu hướng kinh doanh đa dạng của Tập đoàn Điện lực, các
yêu cầu và nguyên tắc của hệ thống thông tin quản lý điện lực như sau:


1.2.3.1. Các yêu cầu của hệ thống thông tin
- Yêu cầu về quản lý: Phải nắm bắt được các nhu cầu về công nghệ thông tin trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện.
- Yều cầu về khả năng ứng dụng: Một hệ thống không chỉ bảo đảm thông tin phục
vụ mọi cấp quản lý, không chỉ phục vụ các hoạt động chức năng mà còn tạo khả năng phục
vụ khách hàng hiệu quả, bảo đảm các dịch vụ truyền thông khác như video conferencing,
VoIP… Phương thức truyền thông cũng được ứng dụng cho mọi kết nối phù hợp với thực

tế. Thông thường các phương thức truyền thông dựa trên IP (như LAN/WAN, dial-up,
VPN, internet…) được khuyến nghị chọn là phương thức chuẩn.
- Yêu cầu về tiết kiệm chi phí quản lý: Một hệ thống thông tin chỉ đảm bảo tiết
kiệm chi phí khi nó được thiết kế tổng thể đáp ứng được khả năng tận dụng hệ thống cũ,
khả năng chuẩn hóa, tương thích và khả năng mở rộng trong tương lai.
- Yêu cầu về bảo mật. Hệ thống phải đủ linh động để cung cấp nhiều mức bảo mật
và an toàn thông tin cho dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp. Các công nghệ như
firewall, IDP/IDS, anti-virus, anti-spyware, chứng thực/cấp quyền, PKI, khóa cứng, mã
hóa, VPN… khuyến nghị nên sử dụng để nâng cao tính bảo mật. Các thông tin, dữ liệu
quan trọng của hệ thống nên được thiết kế để bảo vệ nhiều lớp.
1.2.3.2. Các nguyên tắc hệ thống thông tin quản lý điện lực
- Các nguyên tắc hệ thống. Thể hiện qua các nguyên tắc sau: Khi xây dựng kiến
trúc thông tin phải bảo đảm tính thống nhất về kho dữ liệu toàn ngành. Ngoài ra, cũng
nhắm đến việc xử lý thông tin được tập trung ở cấp quản lý chiến lược, đồng thời phân
quyền xử lý và ra quyết định ở cấp quản lý sách lược và tác nghiệp sẽ rất phù hợp với đặc
tính phân vùng địa lý của sản xuất và phân phối điện năng.
Kiến trúc thông tin phải xây dựng theo mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp
điện lực và của tập đoàn, tránh xây dựng một kiến trúc thông tin dựa theo mô hình kỹ thuật
công nghệ mang tính máy móc. Khi xây dựng thông tin không chỉ thuần dựa vào các công
nghệ của hạ tầng thông tin mà phải tập trung vào các chương trình xử lý để khai thác kho
dữ liệu chung và rút ra những quyết định tại mọi cấp quản lý là quan trọng nhất.


Người sử dụng hệ thống thông tin, từ cấp nhập liệu đến cấp quản lý sách lược,
cấp chiến lược phải được cung cấp đủ thông tin. Việc thiếu hay thừa thông tin đều làm
giảm giá trị của thông tin.
Tất cả các hoạt động về phát triển, triển khai, và bảo trì hệ thống phải tuân thủ
theo các tiêu chuẩn quản lý và kỹ thuật của tổ chức.
Cơ sở dữ liệu tập trung là duy nhất cho tất cả các ứng dụng phục vụ kinh doanh
trong ngành điện.

Tất cả các quá tình thiết kế, trao đổi và cập nhật dữ liệu phải được quản lý và cấp
quyền truy cập thông qua một chiến lược dữ liệu. Việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống
phải dựa trên các phương thức đã được chuẩn hóa.
Tên dữ liệu và nội dung các field phải được chuẩn hóa thông qua kho dữ liệu tham
chiếu chung và được tất cả các lĩnh vực kinh doanh tham chiếu đến.
Quản lý thông tin phải tập trung nhằm: Đảm bảo tính nhất quán trong báo cáo và
phân tích; cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả; tăng tính an
toàn cho việc quản lý truy cập vào dữ liệu của tổ chức.
- Nguyên tắc phân cấp. Thể hiện qua các nguyên tắc cụ thể sau:
Kiến trúc thông tin phải phù hợp với mô hình phân tán của đặc điểm sản xuất và
kinh doanh điện năng. Để việc quản lý, liên kết, truyền và trao đổi dữ liệu giữa mọi cấp và
mọi đơn vị thì cần phải chuẩn hóa mô tả dữ liệu.
Các kho dữ liệu tại các cấp được triển khai nhằm giảm thiểu thời gian truy cập của
người dùng cuối (end-user). Hầu hết các hoạt động tác nghiệp về nghiệp vụ tại các cấp
quản lý chức năng và nhập liệu nên dữ liệu được tổ chức thống nhất, chính xác, dễ hiểu, dễ
truy nhập.
Thông tin cung cấp cho hệ thống kho dữ liệu phải được cung cấp chủ yếu từ các
cấp quản lý tác nghiệp và cấp quản trị của các đơn vị trong tổ chức. Sau đó, thông tin này
được xử lý và lưu trữ phục vụ cho mọi cấp quản lý [24].
- Nguyên tắc tích hợp. Thể hiện qua các nguyên tắc cụ thể sau:
Thông tin là tài nguyên quí giá phục vụ cho các hoạt động chức năng và ra quyết
định tại mọi cấp quản lý. Việc sản xuất và sử dụng điện năng xảy ra đồng thời, vì vậy mọi


thông tin luôn phải được cập nhật kịp thời chính xác, có những thông tin phải xảy ra
theo thời gian thực. Những thông tin trên được các quản lý sử dụng đồng thời, đôi khi có
phân quyền truy cập đến khách hàng vì vậy, tính chính xác, kịp thời và bảo mật về lĩnh
vực được giao.
Kiến trúc thông tin phải đảm bảo dễ dàng chia sẻ thông tin trong khi vẫn duy trì
được tính an toàn/bảo mật cần có của thông tin. Thông tin cần được chuẩn hóa trong mọi

cấp quản lý của tổ chức và tại các hoạt động chức năng. Yêu cầu thông tin được chia sẻ
bằng những công nghệ tiên tiến và phổ thông, dễ sử dụng nhưng phải được bảo mật cao,
tránh thâm nhập có tính phá hoại của các hacker.
Dữ liệu nên được thiết kế với khả năng chia sẻ thông tin cao nhất có thể nhưng vẫn
đảm bảo tính an toàn và riêng tư.
Phân định rõ tính độc lập của kho dữ liệu phục vụ tác nghiệp hàng ngày và kho dữ
liệu phục vụ phân tích ra quyết định của các cấp trong tổ chức. Điều này yêu cầu về cấu
trúc dữ liệu, phương pháp truy cập và chia sẻ thông tin sẽ được kiến trúc khác nhau.
- Nguyên tắc hiệu quả. Thể hiện qua các nguyên tắc cụ thể sau:
Thông tin của các kho dữ liệu phải luôn được cập nhật trong suốt quá trình sử
dụng của nó (systems life cycle). Người dùng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc
quyết định sự hiệu quả của toàn hệ thống kho thông tin nói riêng và hệ thống thông tin nói
chung.
Các ứng dụng được sử dụng tại đơn vị phải thỏa mãn nhu cầu công việc của các cấp
trong đơn vị về cả chức năng, hiệu quả và chi phí cho ứng dụng.
Định hướng tới các gói phần mềm có sẵn có khả năng thỏa mãn nhu cầu công việc
của nội bộ hơn là tự xây dựng các phần mềm.
Kiến trúc thông tin phải cung cấp dịch vụ ngày càng tốt đáp ứng với nhu cầu ngày
càng cao của doanh nghiệp. Theo xu hướng chung, yêu cầu về thông tin tại mọi cấp của tổ
chức ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.
- Nguyên tắc hệ thống mở. Nguyên tắc này đòi hỏi kết nối được các ứng dụng
mạng hiện có như LAN/WAN, các chuẩn IP, internet… Trong đó tính chuẩn hóa yêu cầu
các thành phần cấu tạo nên hạ tầng cơ sở của hệ thống phải được xây dựng trên các chuẩn

×