Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đối tượng điều chỉnh của luật hành chính và luật dân sự pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.18 KB, 8 trang )

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN 1
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
CÂU 1: So sánh đối tượng điều chỉnh của luật hành chính và luật hình
sự.
a. Khái niệm:
_ Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao
gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà
nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nươc, tổ chức xã hội và cá nhân
thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật
quy định.
_Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ
thống các quy định pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy dịnh hình phạt với
những tội phạm ấy.
b. So sánh

Luật hình sự Luật hành chính
Giống nhau _Đều điều chỉnh các quan hệ xã hội
_Luôn có một bên chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước
Khác nhau _Đối tượng điều chỉnh bao
giờ cũng là 1 con người cụ
thể.
_ Điều chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh giữa nhà
nước và người phạm tội khi
người này thực hiện tội phạm.
Trong quan hệ pháp luật hình
sự chỉ xuất hiện 2 chủ thể với


địa vị pháp lý khác nhau:
+ Nhà nước: là chủ thể của
quan hệ pháp luật hình sự với
tư cách là người bảo vệ lợi
ích của toàn xã hội. Nhà nước
có quyền truy tố, xét xử
_Đối tượng là cá nhân hoặc
cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội.
_Điều chỉnh những mối quan
hệ quản lý hành chính trong
quá trình hoạt động chấp
hành-điều hành của các cơ
quan hành chính nhà nước.
Các nhóm quan hệ cơ bản:
+ Giữa cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên với cơ
quan hành chính cấp dưới
theo hệ thống dọc.
+Cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chuyên
người phạm tội, buộc người
phạm tội phải chịu hình phạt
tương xứng với tính chất mức
độ nguy hiểm của tội phạm
mà họ gây ra. Mặt khác, nhà
nước có trách nhiệm đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của
người phạm tội. Trong hoạt
động đấu tranh và phòng

chống tội phạm, quyền chủ
thể của nhà nước trong quan
hệ pháp luật hình sự do các
cơ quan đại diện nhà nước
thực hiện. Đó là cơ quan điều
tra, viện kiểm soát và tòa án.
+ Người phạm tội: người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị luật hình sự coi là
tội phạm, có trách nhiệm
chấp hành các biện pháp
cưỡng chế mà nhà nước áp
dụng đối với mình và mặt
khác họ có quyền yêu cầu nhà
nước đảm bảo các quyền và
lợi ích hợp pháp của mình
môn cấp trên với cơ quan
thẩm quyền chung cấp dưới
trực thuộc về vấn đề mà
những cơ quan này được
giao quyền quản lý .
+Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chung với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chuyên
môn quản lý từng ngành
hoặc lĩnh vực cùng cấp.
+Cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền riêng
cùng cấp với các cơ quan
trong lĩnh vực quản lý chức

năng nhất định.
+Cơ quan hành chính nhà
nước với những đơn vị cơ sở
trực thuộc ngành, lĩnh vực
mà nó quản lý
+Cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương với đơn
vị trực thuộc trung ương
đóng tại địa phương.
+Cơ quan hành chính với các
đoàn thể tổ chức xã hội.
+Cơ quan hành chính nhà
nước với công dân Việt
Nam, người không có quốc
tịch, người nước ngoài đang
học tập công tác và du lịch
trên lãnh thổ Việt Nam.
_Các quan hệ có tính chất
quản lý hình thành trong quá
trình các cơ quan nhà nước
xây dựng, củng cố tổ chức bộ
máy và chế độ công tác nội
bộ của cơ quan, nhằm ổn
định về tổ chức và hoàn
thành chức năng, nhiệm vụ
của mình.
_Các quan hệ quản lý hình
thành trong quá trình một số
tổ chức đoàn thể và một số
cá nhân được nhà nước trao

quyền thực hiện chức năng
quản lý hành chính nhà nước
đối với những trường hợp cụ
thể do pháp luật quy định.
CÂU 2: Nêu và phân tích các hình phạt chính trong luật hình sự Việt
Nam
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy
định trong bộ luật hình sự và do tòa án quyết định” ( Điều 26 Bộ luật hình sự
1999)
Hình phạt chính là hình phạt được tuyên một cách độc lập và mỗi tội chỉ được
tuyên một hình phạt chính, bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam
giữ, trục xuất, tù có hạn, tù chung thân, tử hình.
* Cảnh cáo ( điều 29 bộ luật hình sự)
_Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của nhà nước do tòa án áp dụng đối
với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Đây là hình
phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt, thể hiện sự lên án công khai của nhà
nước đối với người phạm tội về hành vi của họ. Hình phạt này chỉ tác động
đến tinh thần của người kết án nhằm mục đích giáo dục người phạm tội.
_Người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo phải là người phạm tội ít nghiêm trọng
và phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại
Điều 46 Bộ luật hình sự.
*Phạt tiền (điều 30 bộ luật hình sự)
_Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội khoản tiền nhất định sung
công quỹ nhà nước. Hình phạt này tước đi quyền lợi vật chất của người bị kết
án, tác động đến tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức của người
phạm tội. Phạt tiền có thể áp dụng khi là phạt hành chính khi là phạt bổ sung.
_Phạt tiền được áp dụng đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, an toàn, trật tự công cộng. trật tự quản lý hành
chính và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.

*Cải tạo không giam giữ (điều 31 bộ luật hình sự)
_Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ 6 tháng tới 3 năm
được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi
làm việc ổn định hoặc nơi thường chú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết
phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
_Những yếu tố đảm bảo hiệu quả của hình phạt là sự giám sát của cơ quan, tổ
chức xã hội, chính quyền địa phương, sự phối hợp của gia đình với các cơ quan,
tổ chức nói trên trong giáo dục, cải tạo người bị kết án thông qua hoạt động học
tập, lao động, sinh hoạt tại địa phương. Người bị kết án có thể bị khấu trừ một
phần thu nhập ( từ 5% đến 20%). Nếu người bị kết án đang được hưởng chế độ
ưu đãi hoặc bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng theo chế độ hiện hành.
* Trục xuất ( Điều 32 bộ luật hình sự)
_Là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung buộc người nước ngoài phạm tội
trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam
_Khi áp dụng hình phạt với người nước ngoài, tòa án căn cứ vào tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự và nhân thân để quyết định trục xuất là hình phạt chính hay bổ
sung.
_Đối với người nước ngoài phạm tội thuộc đối tượng được hưởng các quyền
miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con
đường ngoại giao.
*Tù có thời hạn(Điều 33 bộ luật hình sự)
_Là buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội trong 1 thời gian nhất định
để học tập, cải tạo và lao động.
_Hình phạt này được áp dụng phổ biến. Thời hạn tù được qui định tối thiểu là
3 tháng và tối đa là 20 năm. Trong trường hợp phạm nhiều tội, mức tối đa của
tù có thời hạn là 30 năm.
_Hình phạt này tạo điều kiện hình thành và phát triển ý thức tuân thủ pháp
luật, mục đích phòng ngừa chung: khi người bị kết án tù và phải chấp hành án
này tại trại giam, họ không có điều kiện để phạm tội mới gây thiệt hại đến an

ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
_ Người phạm tội bị tòa án tuyên phạt tù có thời hạn nếu có thời gian bị tạm
giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm
giữ tạm giam bằng 1 ngày tù.
*Tù chung thân (Điều 34 bộ luật hình sự )
_Là hình phạt tù không có thời hạn được áp dụng với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
_Tính nghiêm khắc của hình phạt này là có khả năng tước quyền tự do của
người phạm tội, cách li họ khỏi xã hội để cải tạo giáo dục đến hết đời.
_Hình phạt này không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
*Tử hình (Điều 35 bộ luật hình sự)
_Là hình phạt đặc biệt nghiêm trọng, có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc
nhất tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội.
_Tử hình không đặt ra mục đích cải tạo và giáo dục người bị kết án mà mục
đích là loại bỏ khả năng phạm tội của người bị kết án, đồng thời răn đe mạnh
mẽ những người có ý thức pháp luật kém trong xã hội.
_Hình phạt này “không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ
nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng khi phạm tội hoặc khi bị
xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi
con dưới 36 tháng. Trong trường hợp này, hình phạt tử hình chuyển thành tù
chung thân”.
PHẦN 2: BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG
_Anh An và chị Bình kết hôn năm 1983, có 2 con gái là Xuân sinh năm 1984
và Thu sinh năm 1993.
_Năm 2000 – An đi lao động xuất khẩu ở Hàn Quốc & chung sống như vợ
chồng với Lành, 2 người đã có 1 con chung là Đông sinh năm 2003.
_Tháng 11/2007 – anh An về nước và cùng chị Bình thuận tình xin ly hôn.
Tòa án đã thụ lý đơn xin ly hôn của anh An và chị Bình.

_8/1/2008 anh An chết đột ngột do nhồi máu cơ tim và không để lại di chúc.
_Chị Lành đến đòi chia tài sản thừa kế của anh An nhưng gia đình anh An k
đồng ý. Vì vậy chị Lành đã làm đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Biết rằng:
+Anh An và chị Lành cùng kinh doanh và có khối tài sản chung là 3
tỷ đồng
+Tài sản chung của anh An và chị Bình là 1540 triệu đồng. Trong
suốt thời gian anh An đi lao động xuất khẩu tại Hàn Quốc không gửi tài sản
nào về cho chị Bình.
+Mai táng cho anh An hết 20 triệu đồng.
1. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.
*Cơ sở pháp lý:
_Điều 674, điều 675,điều 676, Khoản 1 Điều 675 BLDS 2005 quy định
về những trường hợp thừa kế theo pháp luật thì trong đó có trường hợp
“không có di chúc” (Điểm a)
_Ở đây, anh An chết đột ngột do nhồi máu cơ tim, hoàn toàn không có di
chúc để lại vì vậy theo quy định của pháp luật tài sản của anh sẽ được chia
theo pháp luật. Theo điều 674 BLDS 2005 thì “thừa kế theo pháp luật là thừa
kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Hàng thừa kế thứ nhất của anh An theo lý thuyết là chị Bình, chị Lành, cháu
Đông, Xuân và Thu. Tuy nhiên trên thực tế, tháng 11/2007 anh An và chị
Bình đã thuận tình xin ly hôn và tòa án đã thụ lý đơn xin ly hôn nên khi anh
An chết chị Bình sẽ không được hưởng phần thừa kế của anh An nữa.
_Còn Chị Lành tuy chung sống như vợ chồng với anh An nhưng là trái pháp
luật. Bởi trong thời gian đó anh An đang còn tồn tại mối quan hệ hôn nhân
giữa anh và chị Bình. Vì vậy, mối quan hệ giữa anh An và chị Lành không có
quan hệ về mặt pháp lý, hoàn toàn không được pháp luật công nhận, nên chị
Lành sẽ không được nhận phần thừa kế di sản của anh An theo pháp luật.
_ Về tài sản chung giữa chị Lành và anh An cũng sẽ không được xác định là
tài sản chung hợp nhất của vợ chồng mà được xác định là tài sản chung theo

phần. Về nguyên tắc người nào đóng góp bao nhiêu sẽ được hưởng bấy nhiêu.
Tuy nhiên, ở đây dữ liệu đề bài không nói rõ anh An và chị Lành mỗi người
đóng góp bao nhiêu nên trong trường hợp này sẽ tiến hành chia đôi, anh An và
chị Bình mỗi người 1 phần bằng nhau.
=> Tóm lại hàng thừa kế thứ nhất của anh An chỉ còn lại 3 cháu: Xuân,
Thu, Đông.
Cách chia thừa kế như sau:
_Tài sản của anh An trong tổng tài sản chung hợp nhất giữa anh An và chị
Bình là: 1540 triệu đồng/2 = 770 triệu đồng.
Tài sản của anh An trong tổng tài sản chung theo phần giữa anh An và chị
Lành là: 3 tỷ/2 = 1500 triệu đồng.
=> Vậy tổng tài sản của anh An hiện có là: 1500 + 770 = 2270 triệu đồng.
_Mặt khác, theo khoản 1 điều 638 BLDS 2005 quy định về thứ tự ưu tiên
thanh toán thì 1 trong những nghĩa vụ tài sản phải thanh toán là chi phí mai
táng.
=> Tổng di sản thừa kế của anh An là: 2270 – 20 = 2250 triệu đồng.
_ 3 cháu Xuân, Thu, Đông mỗi người được hưởng 1 suất thừa kế bằng nhau
là: 2250/3 = 750 triệu đồng.
2. Giả sử trước khi chết anh An đã di chúc miệng (trước nhiều người làm
chứng) là để lại tài sản của mình cho Lành, Xuân, Thu (mỗi người 1 phần
bằng nhau). Chia thừa kế trong trường hợp này.
*Cơ sở pháp lý
_Theo Điều 649 BLDS 2005 quy định về các hình thức của di chúc thì hình
thức của di chúc có thể được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng (có ít nhất 2
người làm chứng). Vì vậy, ta thấy di chúc của anh An hoàn toàn có giá trị
pháp lý.Mặc dù chia thừa kế theo di chúc là phải tôn trọng và thực hiện theo ý
muốn của người để lại di chúc nhưng theo điều 669 BLDS 2005 quy định về
người thừa kế phụ thuộc vào nội dung di chúc: “Những người sau đây vẫn
được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của 1 người thừa kế theo
pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di

sản hoặc chỉ cho phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những
người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người
không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật
này:
1. Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
Vậy trong trường hợp này mặc dù anh An chỉ để lại tài sản cho chị Lành, cháu
Xuân, cháu Thu nhưng do cháu Đông chưa đủ tuổi thành niên ( 7 tuổi – sinh
năm 2003) nên Đông sẽ được hưởng hai phần ba 1 suất thừa kế theo pháp luật.
Cách chia thừa kế như sau:
_ Như đã tính ở phần 1: + Di sản của anh An để lại sau khi chết là 2250 triệu
đồng .
+ 1 suất thừa kế theo pháp luật là: 750 triệu đồng.
_Tài sản thừa kế của cháu Đông là: 750 * 2/3 = 500 triệu đồng
_Số di sản thừa kế còn lại của anh An là: 2250 – 500 = 1750 triệu đồng
Số tài sản này sẽ được chia đều cho chị Lành, cháu Xuân và cháu Thu là:
1750/3 = 583,34 triệu đồng.
3. Giả sử Xuân là đứa con hư hỏng , đã từng bị tòa kết án về hành vi đánh
An gây thương tích. Hãy chia di sản thừa kế của anh An trong trường
hợp có di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho chị Lành và Đông.
* Cơ sở pháp lý:
_ Theo Điểm a Khoản 1 Điều 543 BLDS 2005 quy định người không được
hưởng di sản : “ người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản,
xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó”. Vì vậy, do Xuân
đã từng bị tòa kết án về hành vi đánh An gây thương tích nên Xuân sẽ không
có quyền hưởng di sản của An.
_Mặt khác, tuy anh An chi để lại di chúc cho chị Lành và Đông nhưng Thu
chưa đủ tuổi vị thành niên (17 tuổi) nên căn cứ theo điều 669 BLDS 2005
Thu vẫn được hưởng hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật.

Cách chia thừa kế như sau:
_Di sản của anh An để lại sau khi chết là 2250 triệu đồng.
_Theo pháp luật chỉ có Thu và Đông được hưởng thừa kế(vì Xuân đã bị tòa
kết án đánh người nên không được nhận thừa kế). Vậy 1 suất thừa kế theo
pháp luật là: 2250/2 = 1125 triệu đồng.
=>Phần tài sản thừa kế Thu được hưởng là: 1125 * 2/3 = 750 triệu đồng.
_Lành và Đông, mỗi người được hưởng 1 suất tài sản là: (2250 – 750)/2 = 750
triệu đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ luật dân sự 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NXB
Lao động
2. Giáo trình “ Luật hình sự, tập 1” – Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB
Công an nhân dân.
3. Giáo trình “Luật hành chính” – Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công
an nhân dân.

×