Tuần: Ngày soạn: 31.08.2012
Tiết: Ngày dạy: 03.09.2012
Người soạn: Nguyễn Thanh Điền
BÀI 4
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Học sinh cần nắm được:
Sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc.
Các triều đại phong kiến Trung Quốc qua từng giai đoạn lịch sử và tình
hình chính trị kinh tế từng giai đoạn đó.
Những thành tựu về văn hóa, khoa học kĩ thuật Trung Quốc thời phong
kiến.
Nắm được các thuật ngữ: phong kiến.
2. Kĩ năng
Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Phân tích được các chính sách của các triều đại phong kiến Trung Quốc
và nhận xét.
3. Thái độ
Nhận thức được Trung Quốc là quốc gia phong kiến lớn và ra đời sớm ở
phương Đông.
Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, là láng giềng với nước ta. Có ảnh
hưởng đến quá trình lịch sử Việt Nam.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
Bản đồ lịch sử Trung Quốc thời phong kiến.
Tranh ảnh, mẫu vật một số công trình, lăng tẩm ở Trung Quốc.
III. THIẾT KẾ BÀI HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Tại sao gọi là phong trào Văn hóa Phục hưng? Nguyên nhân xuất
hiện phong trào Văn hóa Phục hưng?
Đáp án: phong trào Văn hóa Phục hưng là khôi phục lại những tinh hoa
văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rooma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao hơn.
Nguyên nhân xuất hiện: sự kìm hãm, vùi dập của chế độ phong kiến đối
với các giá trị văn hóa. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực mạnh về kinh
tế nhưng không có địa vị về chính trị - xã hội.
Câu 2: Phong trào Cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến xã hội
châu Âu lúc bấy giờ?
1
Đáp án: làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở châu Âu. Đây còn được
xem là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản
chống phong kiến.
3. Dạy và học bài mới
Trung Quốc là quốc gia ra đời sớm và phát triển nhanh ở phương Đông,
đã được được những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời là quốc gia
phong kiến ra đời sớm nhưng lại kết thúc muộn hơn các nước phương Tây. Để
hiểu rõ được sự phát triển đó ra sao ta tìm hiểu những vấn đề sau đây.
Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
1’
Ko
dạy
Hoạt động 1:
- GV: cho HS đọc
SGK và hỏi: người
Trung Quốc xây dựng
nhà nước từ khi nào?
- GV giải thích: do
đồng bằng phì nhiêu
thuận lợi tạo điều kiện
cho sự ra đời của nhà
nước.
- GV đặt vấn đề: Ban
đầu nhà nước được
thành lập ở đâu và có
mở rộng đến đâu?
- GV có thể sử dụng
bản đồ sự thành lập
nhà nước Trung Quốc
đầu tiên.
- GV: Sau thời kì phát
triển, đến thời Xuân
Thu – Chiến Quốc sản
xuất có tiến bộ như thế
nào, nhờ sự ra đời của
công cụ gì?
- GV: Những biến đổi
về mặt sản xuất có tác
động đến xã hội như
thế nào?
- GV diễn giải: làm
xuất hiện 2 giai cấp
mới: địa chủ, tá điền.
- GV phát huy tính tích
cực của học sinh: Như
- HS trả lời: xây dựng
nhà nước đầu tiên từ
2000 năm TCN.
- HS trả lời: nhà nước
thành lập ở vùng đồng
bằng Hoa Bắc, bên lưu
vực sông Hoàng Hà.
- HS lên xác định khu
vực nhà nước được
thành lập.
- HS: công cụ bằng sắt
xuất hiện, diện tích gieo
trồng mở rộng, năng suất
lao động tăng.
- Một số quan lại và
nông dân giàu chiếm
nhiều ruộng đất, có
quyền lực trở nên giàu
có. Nông dân mất đất
cuộc sống nghèo khổ.
- HS suy nghĩ: địa chủ là
những quan lại và nông
1. Sự hình thành xã hội
phong kiến ở Trung Quốc
- Nhà nước Trung Quốc ra
đời sớm (khoảng 2000 năm
TCN) trên lưu vực sông
Hoàng Hà.
- Chế độ phong kiến hình
thành từ thế kỷ III TCN,
thời nhà Tần.
- Xã hội chia làm hai giai
cấp: địa chủ, tá điền.
- Quan hệ sản xuất phong
kiến hình thành.
2
thế nào gọi là “Địa
chủ”, “tá điền”
- GV kết luận: xã hội
phong kiến hình thành.
dân giàu có nhiều ruộng
đất và có địa vị trong xã
hội. Tá điền hay nông
dân lĩnh canh là những
người nghèo khổ, nhận
ruộng đất của địa chủ để
cày cấy.
15’ - GV nhắc lại: sau thời
kỳ xây dựng nhà nước
trên lưu vực sông
Hoàng Hà, chế độ
phong kiến Trung
Quốc đã được xác lập
dưới thời nào? Khoảng
thời gian nào?
- Nhà Tần đã thực hiện
chính sách đối nội như
thế nào?
- Em hãy kể tên những
công trình mà Tần
Thủy Hoàng bắt nhấn
dân xây dựng?
- GV khai thác hình 8
SGK.
- GV giảng: chính
sách tàn bạo, bắt lao
dịch nặng nề khiến
nông dân nổi dậy lật đổ
nhà Tần, nhà Hán được
thành lập.
- Sau khi thành lập,
nhà Hán đã ban hành
những chính sách gì?
- Em hãy so sánh chính
sách thời Tần và thời
Hán. Có tiến bộ hơn
không?
- Nhìn vào bảng niên
biểu, hãy so sánh thời
gian tồn tại của nhà
Tần, nhà Hán. Tác
dụng của những chính
- Thời Tần chế độ phong
kiến đã được hình thành
vào khoảng thế kỷ thứ
III.TCN.
- Thi hành hàng loạt
chính sách như chia đất
nước thành quận, huyện,
cử quan lại đến cai trị,
gây chiến tranh mở rộng
lãnh thổ.
- Vạn lý trường thành,
cung A Phòng, lăng Li
Sơn,
- Hình 8 nói lên: Nghệ
thuật tạc tượng đất đặc
sắc, với số lượng lớn thể
hiện uy quyền của Tần
Thủy Hoàng
- Thi hành xóa bỏ pháp
luật hà khắc, giảm tô
thuế, sưu dịch. Khuyến
khích sản xuất nông
nghiệp.
- Thời Hán có chính
sách tiến bộ hơn.
- Nhà Tần: 15 năm
- Nhà Hán: 426 năm
- Kinh tế phát triển, xã
hội ổn định, đất nước
vững vàng
2. Xã hội Trung Quốc thời
Tần – Hán
- Thời Tần, chế độ phong
kiến được hình thành.
+ Chia đất nước thành quận,
huyện, cử quan lại đến cai
trị.
+ Thi hành chính sách hà
khắc.
- Thời Hán, bãi bỏ chế độ
pháp luật hà khắc.
+ Giảm tô thuế, sưu dịch,
khuyến khích sản xuất.
+ Kinh tế phát triển, đất
nước ổn định.
3
sách mà nhà Hán thi
hành?
15’ - Sau giai đoạn Tam
quốc, Nam Bắc triều
đến năm 618, Lý Uyên
lập nên nhà Đường.
- Tổ chức bộ máy của
nhà Đường như thế
nào?
- Nhà Đường đã ban
hành những chính sách
đối nội như thế nào?
Tác dụng của chính
sách đó?
- GV giải thích “quân
điền”
- Sau khi đất nước ổn
định nhà Đường tiến
hành chính sách đối
ngoại ra sao?
- GV kết luận lại: triều
đại nhà Đường thịnh
vượng nhất phong kiến
Trung Quốc (GV có
thể mở rộng, thời kỳ
nhà Đường phồn thịnh
nhưng có gián đoạn
bởi triều đại Võ Tắc
Thiên từ 690 – 705).
- HS: dưới thời Đường
bộ máy nhà nước được
củng cố và hoàn thiện.
- Các hoàng đế cử người
thân tín cai quản địa
phương, mở khoa thi
tuyển chọn nhân tài.
Giảm tô thuế, thực hiện
chế độ quân điềnành
- Nhà Đường tiến hành
lấn chiếm Nội Mông,
chinh phục Tây Vực,
xâm lược Triều Tiên,
mở rộng lãnh thổ.
3. Sự thịnh vượng của
Trung Quốc dưới thời
Đường
* Về đối nội: hoàn thiện bộ
máy nhà nước.
- Cử người cai quản các địa
phương, mở nhiều khoa thi
tuyển chọn nhân tài.
- Giảm thuế, chia ruộng đất
cho nông dân.
- Kinh tế phát triển phồn
thịnh.
* Về đối ngoại: tiến hành
chiến tranh xâm lược mở
rộng lãnh thổ.
10’ - GV giảng: đến cuối
thời nhà Đường, đất
nước chia cắt. Đến thời
Tống, Trung Quốc
được thống nhất.
- Để ổn định đời sống,
nhà nước đã ban hành
những chính sách phát
triển đất nước ra sao?
Tác dụng của những
chính sách đó?
- GV mở rộng: thế kỷ
XIII, quân Mông Cổ
- Thi hành nhiều chính
sách miễn giảm thuế,
sưu dịch, mở mang công
trình thủy lợi, khuyến
khích phát triển thủ công
công nghiệp, Những
chính sách đó ổn định
đời sống nhân dân sau
4. Trung Quốc thời Tống
– Nguyên
* Thời Tống:
- Miễn giảm thuế, sưu dịch.
- Mở mang thủy lợi.
- Khuyến khích sản xuất thủ
công nghiệp.
- Nhiều phát minh quan
trọng: la bàn, thuốc súng,
nghề in,
*Thời Nguyên:
- Phân biệt đối xử giữa
người Mông Cổ và người
4
rất hùng mạnh, vó
ngựa của người Mông
Cổ đã tràn ngập sang
tận lãnh thổ các nước
châu Âu cũng như ở
châu Á. Khi tiến vào
Trung Quốc, người
Mông lập nên nhà
Nguyên.
- Hỏi: nhà Nguyên
được thành lập như thế
nào?
- Dưới thời Nguyên,
các vua chúa người
Mông đã thi hành
chính sách cai trị như
thế nào?
- Việc phân biệt đối xử
dân tộc được biểu hiện
ra sao? Hậu quả của sự
phân biệt đó?
nhiều năm chiến tranh.
- Vua Mông Cổ là Hốt
Tất Liệt lập nên nhà
Nguyên.
- Thi hành chính sách
phân biệt đối xử dân tộc.
- Người Mông có địa vị
cao, hưởng mọi đặc
quyền, người Hán
không có địa vị. Việc đó
làm cho nhân dân căm
phẫn nổi dậy đấu tranh.
Hán.
- Nhân dân nổi dậy khởi
nghĩa chống lại nhà
Nguyên.
10’ - GV hỏi: em hãy trình
bày diễn biến chính trị
Trung Quốc từ cuối
thời Nguyên đến thời
nhà Thanh?
- GV khái quát lại quá
trình xác lập nhà Minh
và sự suy thoái ngày
càng trầm trọng, lúc đó
nhà Thanh lên thay và
cuộc sống nhân dân
dưới thời Minh-Thanh.
- Vào cuồi thời Minh-
Thanh, xã hội Trung
Quốc có sự thay đổi
như thế nào?
- Về kinh tế có sự phát
triển theo hướng
TBCN biểu hiện ở
những điểm nào?
- Nhà Nguyên tồn tại
đến năm 1368. Nhà
Minh được thành lập.
Đến năm 1644 nhà
Thanh lên cai trị Trung
Quốc.
- Cuối thời Minh-Thanh,
xã hội Trung Quốc lâm
vào suy thoái, vua quan
ăn chơi sa đọa. Nông
dân, thợ thủ công nộp tô
thuế, lao dịch nặng nề.
- Nhiều xưởng dệt lớn,
chuyên môn hóa ra đời.
Có nhiều thương cảng.
5. Trung Quốc thời Minh
– Thanh
* Về chính trị, xã hội:
- Năm 1368: nhà Minh
thành lập.
- Năm 1644: nhà Minh bị
lật đổ, nhà Thanh được
thành lập.
- Vua quan ăn chơi sa đọa,
đời sống nhân dân đói khổ.
* Về kinh tế:
- Xuất hiện mầm mống kinh
tế TBCN.
- Buôn bán với nước ngoài
được mở rộng.
5
15’ - GV cho HS làm việc
nhóm: Hãy trình bày
những thành tựu văn
hóa, khoa học-kĩ thuật
của Trung Quốc, trên
các lĩnh vực sau: tư
tưởng, văn học, sử học,
nghệ thuật kiến trúc.
- GV giải thích hệ tư
tưởng Nho giáo là
công cụ cai trị (như
pháp luật ngày nay).
- Hãy kể tên một số tác
phẩm văn học nổi tiếng
mà em biết?
- Khai thác hình 9
SGK. Hãy kể tên
những công trình kiến
trúc lớn. GV nhắc lại
Vạn lí trường thành.
Gợi ý: đồ sộ, rộng lớn,
hài hòa
- Qua hình 10, các em
có nhận xét gì về đồ
gốm thời đó?
- HS đọc SGK phần 6,
từng nhóm trình bày ý
kiến về lĩnh vực của
mình.
- Tây du ký, Tam quốc
diễn nghĩa, Hồng lâu
mộng,
- Cố cung Trung Quốc
- Thủ công tinh xảo,
điêu luyện đạt đến đỉnh
cao của nghệ thuật.
6. Văn hóa, khoa học – kĩ
thuật Trung Quốc thời
phong kiến
- Tư tưởng: Nho giáo trở
thành hệ tư tưởng và đạo
đức của giai cấp phong
kiến.
- Văn học: có nhiều nhà thơ
lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ,
Xuất hiện nhiều tiểu thuyết
có giá trị: Tam quốc diễn
nghĩa, Tây du ký,
- Sử học: Sử ký (Tư Mã
Thiên), Hán thư, Đường
thư,
- Nghệ thuật kiến trúc: với
nhiều công trình độc đáo
như: Cố cung Bắc Kinh,
những tượng Phật sinh
động
4. Củng cố (5’)
Nêu những chính sách đối nội, đối ngoại thời Tần – Hán và tác động của nó đối
với xã hội phong kiến Trung Quốc?
Sự phồn thịnh của xã hội phong kiến dưới thời Đường biểu hiện ở những mặt
nào?
Xã hội Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh diễn biến ra sao?
Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm khác nhau ra
sao? Vì sao có sự khác nhau đó?
Mầm mống kinh tế TBCN được nảy sinh như thế nào?
Hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học – kĩ thuật của nhân dân
Trung Quốc thời phong kiến?
5. Dặn dò (2’)
Học bài và xem bài mới.
Tìm hiểu thêm các tư liệu nói về các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Xem thêm những phát minh lớn trong thời phong kiến của Trung Quốc như: la
bàn, thuốc súng, nghề in, làm giấy,
6