Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BÁO CÁO KHOA HỌC " ĐĂC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ VP2 THẾ HỆ II TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.26 KB, 8 trang )


NGUYỄN HUY ĐẠT – Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà VP2



9

ĐĂC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ VP2 THẾ HỆ II
TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM LIÊN NINH
Nguyễn Huy Đạt
*
, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Huy Tuấn,
Hoàng Thị Nguyệt và Phan Hồng Bé
Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Huy Đạt- Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi
Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội
Tel: 04.33.825.582; Fax: 04.33.825.582; Email: ;
ABSTRACT
Appearance and performance of crossbred VP2 chicken in the second generation at Lien ninh
experimental station
The VP2 chicken were crosseses between Dong Tao and Luong Phuong breeds. Most of crossbred chicken in the
second generation had a bud comb (95.5%), and the color of their feather was similar to that of Dong Tao. Their
body weight at 10 weeks of age was 1272 and 1054 g for of male and female, respectively. These figures at 19
weeks of age were 2456.80 g and 1843.80g, respectively. Their mortality rate from 1 to 8 weeks of age in both
sexes and from 9 to 19 weeks of age for male and female was 7.4; 8.48 and 9.5%, respectively. Egg production
at 31 weeks age was 79.69 eggs. Weight of egg at 20, 23, 28 and 32 weeks of age was 33.18, 39.45, 45.91 and
47.40, respectively. FCR/10 eggs, fertility rate and percentage of the first class one day chick were 3.51kg. 91.0
and 79.0%, respectively.
Keyword: VP2, Dong Cao, Luong Phuong chicken,, crossbreed
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta có rất nhiều các giống gà thả vườn như gà Ri, gà Đông Tảo, gà Hồ, Mía có ưu


điểm thịt ngon, thích nghi được với khí hậu Việt Nam. Song các giống gà nội có năng suất
thịt, trứng thấp không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, tại Việt Nam đã
nhập nội và chọn tạo thành công một số giống gà lông màu có năng suất cao như gà Lương
Phượng (Trần Công Xuân, 2006), Sasso… Để tận dụng ưu điểm của các giống gà nội và tiềm
năng về năng suất của các giống gà nhập nội, góp phần nâng cao các giống gà thả vườn, năm
2007 Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi đã triển khai thực hiện cho lai giữa
trống Đông Tảo và mái Lương Phượng tạo con lai F
1
(VP2) làm cở sơ chọn tạo giống gà VP2.
Năm 2008, đề tài tiếp tục nghiên cứu, đánh giá ngoại hình và khả năng sinh trưởng của con lai
VP2 thế hệ II với mục đích chọn được dòng trống VP2 có đặc trưng mào nụ, màu lông hấp
dẫn, năng suất trứng đạt 80 - 85% so với gà Lương Phượng.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đàn gà VP2 từ 01 ngày tuổi
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2008
Địa điểm nghiên cứu: Tại trại thực nghiệm Liên Ninh - Thanh Trì - Hà Nội
Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm ngoại hình: màu lông, kiểu mào, kiểu hình của gà VP2 lúc 1 ngày tuổi, 8 tuần và 20
tuần tuổi; Khả năng sinh trưởng và phát triển: tốc độ mọc lông, khối lượng cơ thể từ 01 – 20
tuần tuổi; Sức sống và khả năng kháng bệnh: tỷ lệ nuôi sống qua giai đoạn gà con, hậu bị và
sinh sản

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


10

Hiệu quả sử dụng thức ăn: tiêu thụ thức ăn qua các tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng
theo tuần đẻ; Khả năng sinh sản: tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, chất lượng trứng ở 32 tuần tuổi, tỷ

lệ trứng có phôi, tỷ lệ gà ấp nở
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tạo dòng trống VP2
Đặc điểm ngoại hình: chọn lọc 2 đặc điểm chính là mào nụ và các màu lông đặc trưng. Tính
trạng sinh trưởng: chọn lọc định hướng ở 8 tuần tuổi và bình ổn khối lượng cơ thể 20 tuần
tuổi. Tính trạng sinh sản: chọn bình ổn các cá thể có năng suất trứng từ 20 – 38 tuần tuổi.
Phương pháp nuôi dưỡng
Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng được áp dụng
Giai đoạn
Chỉ tiêu
0 – 8 tuần tuổi
(gà con)
9 – 19 tuần tuổi
(gà hậu bị)
20 – 68 tuần tuổi
(gà đẻ)
ME (Kcal/kg) 2.800 2.700 2.750
Protein % 18 15 16
Canxi % 1 1 4
Phốt pho % 0,5 0,5 0,5
Xơ % 5 5 5
Mật độ nuôi (con/m
2
) 12 8 4
Phương thức nuôi Nuôi chung Nuôi riêng Trống/mái: 1/10
Chế độ ăn Tự do Hạn chế Theo tỷ lệ đẻ
Chế độ chiếu sáng Đèn sưởi, ánh sáng
tự nhiên
ánh sáng tự nhiên 16 giờ/ngày
Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng ANOVA trong Minitab 14.
KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm ngoại hình
Kiểu mào: Chọn ngẫu nhiên 200 gà lúc 1 ngày tuổi để kiểm tra kiểu mào, kết quả cho thấy tỷ
lệ gà có mào nụ là 191 con, chiếm tỷ lệ 95,5% cao hơn năm 2007 là 8,8%.
Màu lông gà VP2 Bảng 1. Đặc điểm màu lông của gà VP2
8 20 Tuần tuổi
Màu lông
01 ngày
Trống Mái Trống Mái
n. % n. % N % n. % n. %
Sọc dưa 765 68,30 - - - - - - - -
Vàng 215 19,19 - - - - - - - -
Đen 140 12,5 - - - - - - - -
Đỏ đốm đen - - 183 78,8 - - 85 100 - -
Nâu ghi - - 49 21,2 - - - - - -
Vàng đốm - - - - 210 48,27 - - 108 16,44
Đen đốm - - - - 28 6,43 - - - -
Nâu - - - - 197 45,28 - - 549 83,56
Bảng 1 cho thấy, gà VP2 01 ngày tuổi có 3 màu lông chính song chủ yếu là màu sọc dưa,
chiếm tỷ lệ 68,30%, lông vàng 19,14%, lông đen chiếm 12,5%. Đến 8 tuần tuổi gà trống có

NGUYỄN HUY ĐẠT – Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà VP2



11

nhóm màu lông chủ yếu là màu đỏ đốm đen chiếm 78,8%; gà mái có 2 màu chủ yếu là vàng
đốm và màu nâu chiếm tỷ lệ tương ứng là 48,27% và 45,28%. Đến 20 tuần tuổi chọn 100% gà

trống có màu lông đỏ đốm đen và gà mái chọn 2 nhóm màu lông chủ yếu là màu nâu chiếm
83,56% và màu vàng đốm chiếm 16,44%.
Các chiều đo của gà VP2
Bảng 2. Các chiều đo của gà VP2 lúc 10 tuần tuổi
Năm 2007 Năm 2008
Trống Mái Trống Mái
Các chỉ tiêu
Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE Mean ± SE
Dài thân (cm) 18,70 ± 0,31 16,90 ± 0,27 18,50 ± 0,29 16,85 ± 0,24
Dài lườn (cm) 17,97 ± 0,17 17,34 ± 0,25 17,86 ± 0,21 16,76 ± 0,26
Dài đùi (cm) 17,85 ± 0,17 16,90 ± 0,12 17,84 ± 0,15 16,65 ± 0,19
Dài chân (cm) 8,83 ± 0,16 8,23 ± 0,10 8,78 ± 0,17 8,06 ± 0,07
Vòng ngực (cm) 22,84 ± 0,21 22,70 ± 0,26 22,60 ± 0,29 22,45 ± 0,35
Vòng ống (cm) 4,68 ± 0,08 4,25 ± 0,06 4,65 ± 0,12 4,11 ± 0,06
Khối lượng (g) 1285,30 ± 30,28 1091,30 ± 17,53 1272 ± 30,40 1054 ± 19,80
Tại 10 tuần tuổi chúng tôi đo các chỉ số kiểu hình gà VP2. Kết quả cho thấy khối lượng gà VP2
lúc 10 tuần tuổi của gà trống và gà mái lần lượt là 1272 ± 30,40g và 1054 ± 19,80g. Các chỉ tiêu
khác như dài lườn, vòng ngực, dài đùi đều tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Huy Đạt (2007) trên thế hệ I. Như vậy, về ngoại hình con VP2 có khối lượng vừa phải, ngực săn
chắc có vóc dáng của gà kiêm dụng, thịt trắng, chân không to và xù xì như gà Đông Tảo, phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Khả năng sinh trưởng và phát triển
Khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi
Khối lượng cơ thể là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng và
phát triển của đàn gà. Khối lượng cơ thể của đàn gà qua các tuần tuổi trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Khối lượng cơ thể gà VP2 từ sơ sinh đến 19 tuần tuổi
Năm 2007 Năm 2008 Tuần
tuổi
Mean SE Mean SE
SS 42,07

a
0,32 34,72
b
0,29
1 84,28
a
0,73 60,15
b
0,90
2 156,29
a
1,70 125,1
a
2,22
3 254,81
a
3,46 236,67
b
1,97
4 363,55
a
5,05 291,08
a
4,87
5 486,69
a
6,01 432,22
b
3,09
6 631,36

a
6,81 504,60
b
11,2
7 774,54
a
8,01 649,00
b
13,5
8 1016,89
a
10,23 902,70
b
20,8
Trống Mái Trống Mái Tuầntuổi

Mean SE Mean SE Mean SE Mean SE
9 1233,00

14,38 1024,80
a
11,99 1055,30

60,30 949,10
b
26,30

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010



12

Năm 2007 Năm 2008 Tuần
tuổi
Mean SE Mean SE
10 1317,60 14,20 1086,80
a
11,49 1202,30 14,90 1023,30
b
10,70
11 1390,60 16,92 1170,20 12,56 1340,00 43,70 1100,00 33,60
12 1510,20
a
19,05 1279,56 18,22 1677,40
b
42,80 1202,20 27,80
13 1562,40
a
19,89 1316,60 16,66 1710,80
b
55,30 1293,40 29,40
14 1708,60
a
29,22 1444,81 17,06 1891,00
b
51,10 1420,70 26,10
15 1756,60
a
22,99 1498,80 20,33 1901,60
b

21,90 1483,20 15,90
16 1884,20
a
24,51 1588,00 18,81 1909,30
b
49,80 1676,90 17,60
17 1955,77 28,15 1639,60 18,07 2057,80 23,40 1693,20 49,20
18 2100,83
a
31,28 1763,53 20,12 2231,10
b
25,30 1765,90 38,50
19 2168,00
a
32,46 1836,12 18,18 2456,80
b
38,10 1843,80 22,20
(Các chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thì số trung bình khác nhau vói P < 0,05)
Bảng 3 cho thấy, khối lượng sơ sinh của gà VP2 đạt 34,72g thấp hơn so với thế hệ I của
Nguyễn Huy Đạt (2007) (42,07g). Trong giai đoạn gà ăn tự do từ 1 – 8 tuần tuổi khối lượng
cơ thể đạt 902,70g. Kết thúc giai đoạn hậu bị, đến 19 tuần tuổi khối lượng gà trống đạt
2456,80g cao hơn năm 2007 (2168,00g) và gà mái đạt 1843,80g tương đương với kết quả
nghiên cứu thế hệ I của Nguyễn Huy Đạt (2007) là 1836,12g.
Sức sống và khả năng kháng bệnh
Bảng 4. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà VP2 qua các giai đoạn
Tuần tuổi Năm 2007 Năm 2008
1 99,50 90,44
2 99,70 97,68
3 99,70 98,46
4 99,30 98,78

5 99,80 90,82
6 99,80 92,03
7 99,60 100
8 99,50 97,70
1 – 8 96,90 92,60
Trống Mái Trống Mái
9 99,50 100,00 98,89 98,35
10 100,00 100,00 100,00 100,00
11 100,00 100,00 98,90 99,42
12 100,00 99,70 98,95 98,54
13 100,00 99,60 98,80 97,61
14 99,70 99,60 100,00 100,00
15 100,00 99,80 97,80 100,00
16 100,00 99,60 100,00 100,00
17 98,40 98,90 100,00 99,44
18 99,50 99,30 97,72 100,00
19 97,30 99,60 100,00 99,45
9 – 19 94,50 94,70 91,52 90,49

NGUYỄN HUY ĐẠT – Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà VP2



13

Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống gà VP2 là tương đối cao: từ 1đến 8 tuần đạt 90,40-100%; giai
đoạn nuôi tách riêng trống mái (từ 9 đến 19 tuần tuổi) đạt 99,5-100%. Giai đoạn 1-8 tuần tuổi
đạt 92,60%; giai đoạn 9-19 tuần tuổi đạt gà trống 91,52% và gà mái 90,49%.
Hiệu quả sử dụng thức ăn
Bảng 5. Tiêu thụ thức ăn (TTTĂ) từ 1 - 19 tuần tuổi

Tuần tuổi TTTĂ (g/c/n)
1 6,06
2 17,14
3 26,50
4 36,00
5 42,73
6 61,19
7 71,12
8 84,73
1 – 8 2418,29
Trống Mái
9 90,00 82,53
10 91,30 85,35
11 80,00 80,02
12 80,05 74,80
13 80,00 73,56
14 83,00 78,00
15 85,25 82,00
16 90,00 88,00
17 95,00 89,70
18 95,90 90,00
19 105,00 100,00
9 – 19 6828,50 6468,98
1 – 19 9246,79 8887,27
Bảng 5 cho thấy, trong giai đoạn gà con từ 1-8 tuần tuổi gà được ăn tự do với mức tiêu thụ
thức ăn là 2418,29g/con thấp hơn thế hệ I (Nguyễn Huy Đạt, 2007) là 2520g/con. Từ giai
đoạn 9-19 tuần tuổi gà ăn hạn chế với lượng thức ăn tiêu thụ là 6828,50g/con đối với gà trống
và 6468,98g/con đối với gà mái. Kết thúc giai đoạn gà hậu bị lượng thức ăn tiêu thụ ở gà
trống là 9246,79g/con và ở gà mái là 8887,27g/con.
Khả năng sinh sản

Năng suất trứng
Bảng 6. Năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng theo tuần tuổi
Năm 2007 Năm 2008
Tuần
tuổi
Tỷ lệ
đẻ(%)

SL.trứng/mái
(quả)
SL.
Trứng
(quả)

TTTĂ/10
trứng
(kg)
Tỷ lệ
đẻ(%)

SL.trứng/mái
(quả)
SL.
Trứng
(quả)

TTTĂ/10
trứng
(kg)
20 4,62 0,32 0,32 0,83 0,05 0,05 145,00

21 13,57 1,00 1,32 7,71 5,47 0,38 0,43 22,03
22 25,35 1,77 3,09 4,50 15,74 1,10 1,53 8,06
23 36,09 2,52 5,61 3,27 27,80 1,95 3,48 4,79

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


14

Năm 2007 Năm 2008
Tuần
tuổi
Tỷ lệ
đẻ(%)

SL.trứng/mái
(quả)
SL.
Trứng
(quả)

TTTĂ/10
trứng
(kg)
Tỷ lệ
đẻ(%)

SL.trứng/mái
(quả)
SL.

Trứng
(quả)

TTTĂ/10
trứng
(kg)
24 44,40 3,10 8,71 2,71 43,12 3,02 6,50 3,07
25 47,00 3,28 11,99

2,64 53,60 3,75 10,25

2,48
26 49,70 3,48 15,47

2,60 53,57 3,75 14,00

2,51
27 44,60 3,13 18,60

2,96 50,25 3,52 17,52

2,65
28 42,80 2,90 21,60

2,98 47,80 3,45 20,97

2,84
29 40,60 2,84 24,34

3,23 41,40 2,90 23,87


3,29
30 43,70 3,05 27,39

3,10 36,13 2,53 26,40

3,64
31 45,80 3,21 30,60

2,97 30,60 2,14 28,54

4,24
32 37,50 2,62 33,22

3,35 36,18 2,53 31,07

3,49
33 28,20 1,97 35,19

4,85 41,50 2,91 33,98

3,22
34 35,00 2,45 37,64

4,12 38,00 2,66 36,64

3,31
35 - - - - 37,80 2,65 39,29

3,38

36 - - - - 38,60 2,70 41,99

3,42
37 - - - - 44,04 3,08 45,07

2,86
38 - - - - 45,40 3,18 48,25

2,77
39 - - - - 46,34 3,24 51,49

2,78
40 - - - - 34,10 2,38 53,87

3,86
41 - - - - 28,70 2,01 55,88

4,42
42 - - - - 41,30 2,89 58,77

3,23
43 - - - - 40,90 2,86 61,63

3,33
44 - - - - 46,80 3,27 64,90

2,85
45 - - - - 42,45 2,97 67,87

2,87

46 - - - - 40,82 2,86 70,73

3,05
47 - - - - 36,66 2,56 73,29

3,41
48 - - - - 31,02 2,17 75,46

4,06
49 - - - - 30,12 2,11 77,57

3,98
50 - - - - 30,32 2,12 79,69

4,03
TB 35,80 37,64

3,08 36,69 - 79,69

3,51
Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ đẻ cao nhất đạt 53,60% ở 25 tuần tuổi cao hơn năm 2007 là 49,70%.
Năng suất trứng trong 31 tuần đẻ (50 tuần tuổi) đạt 79,69 quả/mái. Tiêu tốn thức ăn trên 10
quả trứng trung bình là 3,51kg
Khối lượng trứng qua các tuần tuổi:
Bảng 7. Khối lượng trứng qua các tuần tuổi (g) (n = 100)
Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu
Mean SE Mean SE
20 tuần tuổi 33,11 1,03 33,18 0,89
23 tuần tuổi 39,59 0,39 39,45 0,04

28 tuần tuổi 45,58 0,35 45,91 0,68
32 tuần tuổi 48,19 0,46 47,40 0,52

NGUYỄN HUY ĐẠT – Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà VP2



15

Bảng 6 cho thấy, khối lượng trứng tại các thời điểm 20, 23, 28, 32 tuần tuổi tương ứng là
33,18g, 39,45g, 45,91g và 47,40g, tương đương với kết quả nghiên cứu trên thế hệ I của
Nguyễn Huy Đạt (2007).
Chất lượng trứng
Bảng 8. Chất lượng trứng ở 32 tuần tuổi (n = 50)
Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu
Mean ± SE Mean ± SE
Khối lượng trứng (g) 48,19 ± 0,46 47,40 ± 0,52
Chỉ số hình dạng 1,30 ± 0,01 1,31 ± 0,01
Tỷ lệ lòng đỏ (%) 32,0 ± 0,31 31,0 ± 0,01
Chỉ số long đỏ 0,46 ± 0,00 0,46 ± 0,00
Chỉ số long trắng 0,09 ± 0,00 0,09 ± 0,00
Độ dày vỏ (mm) 0,37 ± 0,00 0,38 ± 0,43
Đơn vị Haugh (Hu) 83,72 ± 0,99 84,98 ± 1,30
Bảng 8 cho thấy, chất lượng trứng được khảo sát ở 32 tuần tuổi. Chỉ số hình dạng 1,31, chỉ số
lòng đỏ đạt 0,46, chỉ số lòng trắng đạt 0,09 và đơn vị Haugh đạt 84,98. Các chỉ số trên đều đạt
tiêu chuẩn trứng giống cho tỷ lệ ấp nở cao.
Khả năng ấp nở:
Bảng 9. Khả năng ấp nở của gà VP2
Chỉ tiêu n. Tỷ lệ (%)

Tổng số trứng ấp (quả) 1500 -
Trứng có phôi (%) 1365 91,00
Gà nở (%) 1200 80,00
Gà loại I (%) 1185 79,00
Bảng 9 la kết quả ấp nở gà VP2, ta thấy tỷ lệ trứng có phôi đạt 91,00% và tỷ lệ gà loại I/tổng
số trứng đạt 79,00%.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Gà VP2 chủ yếu là mào nụ chiếm tỷ lệ 95,5%. Màu lông được di truyền theo màu lông của gà
Đông Tảo. Gà trống có màu lông chủ yếu là đỏ đốm đen, gà mái có hai nhóm màu lông chủ
yếu là màu nâu chiếm tỷ lệ 83,56% và màu vàng đốm chiếm 16,44%. Tỷ lệ nuôi sống ở giai
đoạn gà con đạt 92,60%, giai đoạn gà hậu bị đạt 91,52% đối với gà trống và 90,49% đối với
gà mái. Khối lượng cơ thể lúc gà lên đẻ đạt 2456,80g đối với gà trống và 1843,80g đối với gà
mái. Năng suất trứng trong 31 tuần đẻ (50 tuần tuổi) đạt 79,69 quả/mái, chất lượng trứng đủ
tiêu chuẩn làm giống. Tỷ lệ gà loại I đạt 79,0%.
Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc gà VP2 ở các thế hệ tiếp theo. Tìm các biện pháp phòng chống
bệnh để năng cao tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn gà đẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Đồng, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thi Tuyết Minh, Vũ Chí Thiện, Hoàng Thị
Nguyệt, Phan Hồng Bé, Nguyễn Huy Tuấn (2007), Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất
của gà VP2 thế hệ I tại trại thực nghiệm Liên Ninh, Báo cáo Khoa học năm 2007

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010


16

Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt (2006), Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất
chất lượng cao, Báo cáo đề tài cấp Bộ năm 2001-2005, Tr. 5-7.

*Người phản biện: TS. Trịnh Xuân Cư; TS. Hồ Lam Sơn

×