Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo khoa học : GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ SỐ CON SƠ SINH SỐNG/Ổ CỦA NHÓM LỢN MÓNG CÁITH VÀ KẾT QUẢ ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC VỀ TÍNH TRẠNG NÀY KHI SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PIGBLUP potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 7 trang )


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 27-Tháng 12-2010


30

GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH VỀ SỐ CON SƠ SINH SỐNG/Ổ CỦA NHÓM LỢN
MÓNG CÁI
TH
VÀ KẾT QUẢ ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC VỀ TÍNH TRẠNG
NÀY KHI SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PIGBLUP
Giang Hồng Tuyến
Đại học Dân lập Hải Phòng
*Tác giả liên hệ: Giang Hồng Tuyến - ĐH Dân lập Hải Phòng, số 36, đường Dân Lập, phường Dư Hàng Kênh
Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng. Tel: 0904944313, Email: )
ABSTRACT
Estimated breeding value of number born alive of Mong Cai MC
TH
group and estimation of selection
efficiency using PIGBLUP program
A total of 52 sows, 4 boars of MC
TH
group, rearing in Hai Phong from 2007 to 2009 were used for calculating
estimated breeding value (EBV) of the number born alive (NBA) and for estimation of selection efficiency
using PIGBLUP program. It was revealed that thhe average of NBA of this MC
TH
group was 12.28 piglets/litter.
EBV of NBA of the herd ranged from -0.46 to + 0.84. If 10, 20.30% of the highest EBV from total sows had been
selected for breeding, NBA of the next generation would be increased 0.635; 0.498; 0.406piglets/litter,
respectively.
Key words: PIGBLUP, EBV, number born alive, Mong cai breed, MC


TH
group.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Móng Cái (MC) là giống lợn nội, chủ yếu ở miền bắc và được sử dụng làm nái nền trong
lai tạo giống, làm nguyên liệu cho tạo các tổ hợp lợn lai nhiều giống thương phẩm nuôi
thịt. Giống lợn MC rất dễ nuôi và thích nghi với hầu hết môi trường sinh thái ở nước ta.
Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của chương trình Lưu giữ quỹ gen Quốc gia, giống gốc và
các đề tài nghiên cứu khoa học đã chọn lọc được nhóm MC
3000
có khả năng sinh sản tốt,
đặc biệt số con sơ sinh sống/ổ cao và nhóm MC
15
có khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ
nạc cao hơn các nhóm lợn MC khác. Trên cơ sở hai nhóm lợn MC
3000
và MC
15
, các nhà
khoa học đã tổng hợp tạo được nhóm lợn MC tổng hợp (MC
TH
) vừa có khả năng sinh sản
tốt, vừa có khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc cao.
Để nhóm lợn MC
TH
có thể phát huy khả năng sinh sản đẻ nhiều con sống trên mỗi ổ, có khả
năng tăng khối lượng nhanh và tỷ lệ nạc cao, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, hơn nữa cho việc
nuôi thịt của các hộ chăn nuôi ở những nơi chưa có điều kiện chăn nuôi và kinh tế, kỹ thuật
chăn nuôi còn hạn chế, nhóm lợn này cần được nghiên cứu xác định giá trị giống về tính
trạng số con sơ sinh sống/ổ để chọn lọc nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng tiến
tới chọn lọc ổn định thành dòng lợn MC cao sản. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Ước tính

giá trị giống để chọn lọc nâng cao số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng
hợp bằng chương trình PIGBLUP”.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nhóm lợn Móng Cái tổng hợp (MC
TH
).



GIANG HÔNG TUYẾN – Giá trị giống ước tính về số con sơ sinh/ổ của nhóm lợn Móng cai
TH.



31


Lợn đực MC
TH
Lợn nái MC
TH

Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm giống Tràng Duệ thuộc Công ty Cổ phần đầu tư và phát
triển Nông nghiệp Hải phòng.
Thời gian nghiên cứu: từ 2006 đến 2009.
Nội dung nghiên cứu
Xác định các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinh sản của nhóm lợn MC
TH
.

Ước tính giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC
TH
.
Ước tính hiệu quả chọn lọc cho các thế hệ sau.
Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm: Sử dụng 52 lợn nái và 4 lợn đực giống của nhóm lợn MC
TH
để xác định
các chỉ tiêu sinh sản và giá trị giống của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ qua 8 lứa đẻ (từ
lứa 1 đến lứa 8). Thu thập, theo dõi ngày, tháng, năm sinh của từng cá thể lợn nái và thời
gian của từng lứa đẻ.
Đếm số lượng con và cân khối lượng lợn con ở các thời điểm: sơ sinh và cai sữa.
Xác định các chỉ tiêu về kinh tế liên quan đến các lứa đẻ.
Bộ số liệu được kiểm tra và nhập vào máy vi tính một cách cẩn thận.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được kiểm tra bằng phần mềm PIGMANIA (2006) để loại bỏ những cá
thể có số liệu không phù hợp trước khi đưa vào phân tích, tính toán.
Các tham số thống kê được xác định bằng chương trình SAS (1999).
Giá trị giống được xác định bằng chương trình PIGBLUP (2006).
Sau khi xác định được giá trị giống, chương trình PIGBLUP cũng giúp chúng ta ước tính
được hiệu quả chọn lọc cho các thế hệ sau.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp
Khi nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu,
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con và
khối lượng cai sữa/con được coi là những tính trạng quan trọng vì chúng quyết định hiệu quả
kinh tế của ngành chăn nuôi lợn. Trong các tính trạng sinh sản này, số con sơ sinh sống/ổ là

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 27-Tháng 12-2010



32

tính trạng quan trọng nhất, đặc trưng nhất cho bản chất sinh sản của lợn nái nên được chúng
tôi chọn làm tính trạng để nghiên cứu chọn lọc chính trong đề tài này. Các giá trị trung bình
bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn của các tính trạng năng suất sinh sản của nhóm lợn
Móng Cái tổng hợp được thể hiện tại Bảng 1.
Tuổi phối giống lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu của nhóm MC
TH
là 236,34 ngày. Kết quả thu được trong nghiên cứu này
thấp hơn kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) khi nghiên trên nhóm lợn MC
3000

nhóm lợn được chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (238,12 ngày).
Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu là một chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến tuổi phối lần đầu, nó cho
biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của lợn nái. Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thì thời
gian sử dụng lợn nái càng dài. Tuổi đẻ lứa đầu của nhóm MC
TH
là 350,57 ngày. So với kết quả
354,60 - 375,42 ngày của nhóm MC
3000
qua 4 thế hệ trong nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến
(2009) thì lợn MC
TH
có tuổi đẻ lứa đầu thấp hơn. Kết quả chứng tỏ nhóm lợn MC
TH
có tuổi đẻ
lứa đầu sớm hơn nhóm MC

3000
và MC
15
. Điều này khẳng định có sự khác nhau rõ rệt về đặc
điểm sinh học của hai nhóm lợn Móng Cái MC
3000
và MC
15
trong cùng một giống lợn MC.
Kết quả này thấp hơn 37,53 ngày so với kết quả nghiên cứu trên cùng giống lợn Móng Cái của
Nguyễn Văn Đức (1997).
Bảng 1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp
Tính trạng Đơn vị tính n LSM SE
LSM

Tuổi phối lần đầu ngày 52 236,34 1,67
Tuổi đẻ lứa đầu ngày 52 350,57 1,78
Khoảng cách lứa đẻ ngày 342 173,22 0,42
Số con sơ sinh sống/ổ con 394 12,28 0,06
Số con cai sữa con 394 9,75 0,03
Khối lượng sơ sinh/con kg 356 0,52 0,004
Khối lượng cai sữa/con kg 394 6,51 0,02
Khoảng cách giữa 2lứa đẻ
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ quyết định đến số lứa đẻ/nái/năm của lợn nái. Khoảng cách lứa đẻ
càng ngắn thì năng suất sinh sản lợn nái càng cao vì số lứa đẻ/nái/năm càng cao, nên số con
sơ sinh và số con cai sữa nhiều dẫn đến hiệu quả kinh tế càng lớn. Giá trị thu được trong
nghiên cứu này là 173,22 ngày. Vì vậy, lợn MC
TH
có thể sinh sản 2,1lứa/năm. Giá trị này
tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2009) khi nghiên cứu trên nhóm lợn

MC
3000
qua 4 thế hệ (172,42 - 181,10 ngày). Kết quả này cao hơn kết quả 169,02 ngày của
Nguyễn Văn Đức và cs, (2000) khi nghiên cứu trên cùng giống MC.
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất, chất lượng và hiệu
quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Số con sơ sinh sống/ổ trong nghiên cứu này là 12,28 con. Kết
quả này tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2009) khi nghiên cứu trên nhóm
lợn MC
3000
qua 4 thế hệ (11,82 - 13,01 con) và cao hơn nhóm lợn MC
15
qua 4 thế hệ (11,03 -
12,14 con). Nhưng thấp hơn 0,47 con so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến
(2003) với nhóm lợn MC
3000
(12,75 con) và cao hơn 0,43 con so với số con sơ sinh sống/ổ

GIANG HÔNG TUYẾN – Giá trị giống ước tính về số con sơ sinh/ổ của nhóm lợn Móng cai
TH.



33
của nhóm MC
15
(11,85 con). Giá trị số con sơ sinh sống/ổ trong nghiên cứu này cao hơn so
với các nghiên cứu của các tác giả khác: cao hơn 1,34 con so với kết quả của Nguyễn Văn
Đức (1997) (10,94 con), cao hơn 1,18 con so với kết quả của Lê Hồng Minh (2000) (11,10
con) và so với kết quả của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) trên lợn MC được

phối với đực Pietrain (10,85 con) kết quả này cao hơn 1,43 con. Nguyên nhân số con sơ sinh
sống trên ổ của lợn MC
TH
cao là do bản chất di truyền của lợn MC có khả năng sinh sản cao.
Số con cai sữa
Vì lợn Móng Cái có khối lượng sơ sinh thấp hơn lợn ngoại nên thời gian cai sữa dài hơn.
Ngoài ra, số con cai sữa còn phụ thuộc vào số con để lại nuôi/ổ. Số con cai sữa cụ thể trong
nghiên cứu này là 9,75 con. Từ kết quả này cho thấy số lợn con cai sữa của một nái sinh ra
trong một năm của lợn MC
TH
là 20,48con. Kết quả này cao hơn các kết quả nghiên cứu của
Giang Hồng Tuyến (2009) trên 2 nhóm lợn MC
3000
qua 4 thế hệ (9,45 - 9,64 con) và MC
15
qua
4 thế hệ (9,32 - 9,60 con), cao hơn 0,29 con so với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2003) khi
nghiên cứu trên lợn MC
3000
(9,46 con) và cao hơn 0,4 con so với nhóm MC
15
(9,35 con), cao
hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) (9,26 con), Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng
(2002) (9,15 con).
Khối lượng sơ sinh/con
Khối lượng sơ sinh/con của nhóm MC
TH
trong nghiên cứu này đạt 0,52 kg/con. Kết quả này
tương đối cao so với một số kết quả nghiên cứu trong nước, nhưng so với lợn ngoại thì lợn
MC có khối lượng sơ sinh thấp hơn nhiều. So với các kết quả nghiên cứu trước đây, kết quả

này tương đương với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2009) trên nhóm lợn
MC
3000
qua 4 thế hệ (0,48 - 0,52 kg/con). Song, kết quả này phù hợp với các giá trị nghiên
cứu trên lợn MC đã được công bố như của Nguyễn Quế Côi (1996) (0,49 - 0,53 kg), Nguyễn
Văn Đức và cs, (2000) (0,51 kg).
Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng cai sữa/con của nhóm MC
TH
đạt 6,51 kg/con. Giá trị này cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2009) trên lợn MC
3000
qua 4 thế hệ (5,79 - 6,32 kg),
nhưng tương đương với kết quả khi nghiên cứu trên nhóm MC
15
qua 4 thế hệ (6,17 - 6,53 kg),
cao hơn 0,48 kg đối với kết quả Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm lợn MC
3000
(6,03 kg),
cao hơn 0,26 kg trên nhóm lợn MC
15
(6,25 kg). Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Văn
Đức và cs, (2000) (5,93 kg) là 0,58 kg. Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi rút ra
kết luận, khả năng sinh sản của nhóm lợn MC
TH
tương đương với nhóm MC
3000
nhưng cao
hơn nhóm MC
15

. Bên cạnh đó khả năng tăng khối lượng của nhóm MC
TH
cũng tương đương
với nhóm MC
15
. Mặc dù khối lượng sơ sinh của nhóm MC
TH
có thấp hơn so với nhóm MC
15
,
khối lượng cai sữa của 2 nhóm này tương đương nhau, chứng tỏ nhóm MC
TH
đã được lai tạo
thành công và mang ưu thế về khả năng sinh sản cao của nhóm MC
3000
và khả năng tăng
khối lượng nhanh của nhóm MC
15
.
Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
Giá trị giống ước tính của 52 lợn nái nhóm MC
TH
được trình bày ở các Bảng 2.
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, các lợn nái MC
TH
có giá trị giống cao nhất về tính trạng số con sơ
sinh sống/ổ là 332, 307, 326, 542, 311, 349, 2075, 2047, 2147, 342, 3008, 341, 2172, 2143,
304 với giá trị giống biến động từ +0,44 đến +0,84. Những nái này cần được giữ lại làm
giống để sản sinh ra các thế hệ tiếp theo. Các giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm
MC

TH
cao hơn so với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm MC
3000
(giá trị giống về
số con sơ sinh sống/ổ cao nhất là 0,534 con/ổ) và nhóm MC
15
(giá trị giống về số con sơ sinh

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 27-Tháng 12-2010


34

sống/ổ cao nhất là 0,522 con/ổ). Kết quả này cao hơn so với những kết quả đã công bố trước
đây của các tác giả khi nghiên cứu trên lợn ngoại, cao hơn của Hermesch (1995) khi nghiên
cứu trên lợn Landrace và Large White (+0,44 - +0,45 con/ổ). Các nái số 537, 722, 856, 851,
757, 684, 637, 604, 565, 548 là những nái có giá trị giống thấp biến động từ -0,22 đến -0,46.
Những nái này cần loại thải, tuyệt đối không được sử dụng chúng làm nái giống vì sẽ làm giảm
số con sơ sinh sống/ổ ở các thế hệ tiếp theo.
Bảng 2. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC
TH
TT Số tai nái Ngày sinh Lứa 1 Lứa 2 - cuối Các lứa
1 332 28/06/03 0,65 0,97 0,84
2 307 21/04/04 0,62 0,96 0,83
3 326 28/06/03 0,62 0,91 0,80
4 542 22/10/04 0,61 0,88 0,78
5 311 21/04/04 0,61 0,84 0,75
6 349 16/02/04 0,54 0,79 0,69
7 2075 26/10/02 0,48 0,76 0,65
8 2047 11/04/02 0,50 0,72 0,64

9 2147 09/11/02 0,50 0,72 0,63
10 342 06/10/03 0,46 0,65 0,57
11 3008 20/03/03 0,47 0,61 0,56
12 341 06/10/03 0,41 0,64 0,55
13 2172 09/11/03 0,39 0,63 0,54
14 2143 06/12/03 0,43 0,60 0,53
15 304 21/04/03 0,34 0,49 0,44
16 2078 26/10/03 0,30 0,50 0,42
17 2122 14/09/04 0,32 0,47 0,41
18 520 23/08/04 0,32 0,41 0,37
19 522 23/08/04 0,24 0,36 0,31
20 810 11/09/05 0,21 0,34 0,29

43 537 20/04/04 -0,21 -0,22 -0,22
44 722 12/04/05 -0,27 -0,34 -0,32
45 856 07/05/06 -0,24 -0,38 -0,33
46 851 07/05/06 -0,27 -0,42 -0,36
47 757 31/07/05 -0,35 -0,41 -0,39
48 684 29/08/04 -0,34 -0,46 -0,41
49 637 11/07/04 -0,31 -0,47 -0,42
50 604 05/06/04 -0,37 -0,48 -0,44
51 565 09/05/04 -0,33 -0,52 -0,45
52 548 29/04/04 -0,34 -0,54 -0,46
Một số nái có cùng ngày tháng năm sinh như nái 332 và 326 (sinh ngày 28/06/03) có giá trị
giống là +0,84 và +0,80; nái 307 và 311 (sinh ngày 21/04/04) có giá trị giống là +0,83 -
+0,75; nái 342, 341 (sinh ngày 06/10/03) có giá trị giống là +0,57 - +0,55; nái 520 và 522
(sinh ngày 23/08/04) có giá trị giống là +0,37 - +0,31. Ngược lại, một số nái có giá trị giống
rất thấp như nái 856 và 851 (sinh ngày 07/05/06) có giá trị giống là -0,33 và -0,36. Điều này
chứng tỏ những nái có giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao thì chị em của nó
cũng cao và ngược lại, những nái có giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ thấp thì

chị em của nó cũng thấp. Điều này có ý nghĩa lớn trong công tác chọn lọc, khi biết giá trị

GIANG HÔNG TUYẾN – Giá trị giống ước tính về số con sơ sinh/ổ của nhóm lợn Móng cai
TH.



35
giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của chị hoặc em là có thể ước tính được giá trị
giống của những con còn lại để chọn lọc làm giống hoặc loại thải. Trong quá trình chọn lọc,
những chị em đó có thể cùng được giữ lại làm giống, tuy nhiên để tránh hiện tượng cận huyết
ở thế hệ sau, không nên giữ lại nhiều lợn nái là chị em ruột trong cùng gia đình để làm giống.
Hiệu quả chọn lọc
Sau khi xác định được giá trị giống, căn cứ vào tỷ lệ chọn lọc, chương trình PIGBLUP giúp
chúng ta ước tính được hiệu quả chọn lọc ở thế hệ sau một cách tương đối chính xác. Từ đó
giúp cho các nhà chọn giống ở các cơ sở giống có kế hoạch chọn lọc những con giống tốt để
làm giống hay loại thải những cá thể không tốt ra khỏi đàn giống.
Ước tính hiệu quả chọn lọc căn cứ vào giá trị giống ở lứa thứ nhất
Khi ước tính hiệu quả chọn lọc căn cứ vào giá trị giống ở lứa thứ nhất, nếu chọn 10% số nái
có giá trị giống cao nhất trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ thế hệ sau sẽ tăng được
0,498 con/ổ. Tương tự, nếu chọn 20, 30, 40, 50% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ
thế hệ sau tăng được lần lượt là 0,399; 0,314; 0,259; 0,212 con/ổ. Nhưng khi ta chọn số lượng
nái lên đến 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ không tăng mà giảm đi là
0,002; 0,082; 0,23 con/ổ tương ứng vì giá trị giống âm. Điều này chứng tỏ khi ta chọn càng
nhiều nái làm giống thì hiệu quả chọn lọc sẽ càng giảm và hiệu quả chọn lọc sẽ giảm mạnh
khi ta chọn số nái lớn hơn 50%. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao nhất nên chọn 10 đến 20% nái
làm giống trong tổng.
Ước tính hiệu quả chọn lọc căn cứ vào giá trị giống từ lứa thứ 2 đến lứa cuối
Trong trường hợp nếu chọn lọc căn cứ vào giá trị giống từ lứa 2 đến lứa cuối: Khi chọn 10%
trong tổng số nái, số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ tăng lên 0,725 con/ổ. Khi chọn 20, 30,

40, 50% tổng số nái, số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên lần lượt là 0,564; 0,467;
0,388; 0,313 con/ổ. Nếu chọn đến 80, 90, 100% nái làm giống, số con sơ sinh sống/ổ giảm
0,01; 0,134; 0,327 con/ổ. Kết quả nghiên cứu này so với ước tính hiệu quả chọn lọc căn cứ
vào giá trị giống ở lứa thứ nhất cao hơn rất nhiều như: nếu cùng chọn 10% trong tổng nái
giống thì ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất có số con sơ sinh
sống/ổ tăng lên là 0,498 nhưng ước tính hiệu quả chọn lọc căn cứ vào giá trị giống từ lứa thứ
hai đến lứa cuối có số con sơ sinh sống/ổ tăng cao hơn so với lứa thứ nhất là 0,227 con/ổ
tương ứng 45,58%. Tương tự, nếu chọn 20, 30, 40, 50% thì hiệu quả chọn lọc thông qua giá
trị giống từ lứa thứ 2 đến lứa cuối có số con sơ sinh sống/ổ tăng cao hơn so với lứa thứ nhất
tương ứng lần lượt là 0,165; 0,153; 0,129; 0,101 con/ổ.
Ước tính hiệu quả chọn lọc căn cứ vào giá trị giống tất cả các lứa
Khi ước tính hiệu quả chọn lọc căn cứ vào giá trị giống của tất cả các lứa: nếu chọn lọc ở
mức độ 10, 20, 30, 40, 50% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ cao hơn thế hệ trước
tương ứng là 0,635; 0,498; 0,406; 0,337; 0,273 con/ổ và ngược lại nếu chọn 80, 90, 100% thì
số con sơ sinh sống/ổ sẽ giảm 0,007; 0,112; 0,289 con/ổ. Kết quả này cao hơn giá trị khi ước
tính hiệu quả chọn lọc căn cứ vào giá trị giống ở lứa thứ nhất nhưng thấp hơn khi ước tính hiệu
quả chọn lọc căn cứ vào giá trị giống từ lứa 2 đến lứa cuối.
Qua các kết quả phân tích trên chúng tôi đưa ra kết luận: số con sơ sinh sống/ổ giảm dần khi
tỷ lệ phần trăm số lượng lợn nái được chọn lọc làm giống tăng lên. Khi chọn số lượng nái lớn
hơn 50% để làm giống thì số con sơ sinh sống/ổ có tăng nhưng tăng rất chậm và dường như
không đáng kể. Khi chọn đến 90% hoặc 100% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau giảm
mạnh. Điều này không có ý nghĩa trong quá trình chọn lọc. Vì vậy, trong quá trình chọn lọc

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 27-Tháng 12-2010


36

nên chọn lọc với tỷ lệ nhỏ và thường nhỏ hơn 50% tổng số nái để đảm bảo những con giống
được chọn có giá trị giống cao nhất. Đối với các cơ sở giống hay các trung tâm giống nên

chọn lọc với số lượng nái từ 10% đến 20% tổng đàn là tốt nhất.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Các tính trạng sinh sản của nhóm lợn MC
TH
tốt: tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu
thấp (236,34 và 350,57 ngày), khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn (173,22 ngày), đặc biệt số con
sơ sinh sống/ổ cao (12,28 con), số con cai sữa/ổ cao (9,75 con/ổ). Khối lượng sơ sinh và khối
lượng cai sữa ở mức trung bình: 0,52 và 6,51 kg/con. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ
của lợn nái MC
TH
biến động từ -0,46 đến +0,84. Các lợn nái MC
TH
có giá trị giống cao nhất
về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cần được giữ lại làm giống để sản sinh ra các thế hệ tiếp
theo là 332, 307, 326, 542, 311, 349, 2075, 2047, 2147, 342, 3008, 341, 2172, 2143, 304. Các
nái số 537, 722, 856, 851, 757, 684, 637, 604, 565, 548 là những nái có giá trị giống thấp
biến động từ -0,22 đến -0,46 cần được loại thải, tuyệt đối không được sử dụng chúng làm nái
giống. Hiệu quả chọn lọc khi chọn 10, 20, 30% tổng số nái nếu căn cứ vào giá trị giống ở lứa
thứ nhất cho kết quả tốt: số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên so với thế hệ trước là
0,498; 0,399; 0,314 con/ổ; nếu căn cứ vào giá trị giống từ lứa 2 đến lứa cuối: số con sơ sinh
sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên 0,725; 0,564; 0,467 con/ổ và nếu căn cứ vào giá trị giống tất cả
các lứa, số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên 0,635; 0,498; 0,406 con/ổ.
Đề nghị
Nên ứng dụng chương trình PIGMANIA để quản lý, thu thập số liệu và chương trình
PIGBLUP để tính giá trị giống, phục vụ công tác chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phổ biến nhóm lợn MC
TH
vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giống lợn MC, tạo tổ hợp
lai thích hợp làm tăng nguồn sản phẩm thịt lợn với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

trong nước và xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng (2002), “Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của các
nhóm nái được phối với lợn đực giống Pietrain”, kết quả nghiên cứu KHKT Nông nghiệp.
Nguyễn Quế Côi (1996), “Một số đặc điểm di truyền, chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn
Móng Cái và Ỉ”, Luận án PTS KHNN, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội.
Duc N.V. (1997), Genetic Characterization of indigenous and exotic pig breed and crosses in VietNam, A thesis
submitted for the degree of doctor of philosophy, The University of New England, Australia.
Duc N.V., N.V. Ha, G.H. Tuyen, (2000). “Mong Cai - The most popular local pig breed in Viet Nam”, ITCPH, Vol. 12.
Hermesch S. (1995). “Study of NBA and its relationship with other traits”, Pig genetics Workshop Notes.
Lê Hồng Minh (2000). “Kết quả 6 năm (1992-1998) thực hiện Móng Cái hoá đàn lợn nái nền ở Tuyên Quang”,
Tạp chí Chăn Nuôi, (2), tr. 16-18.
PIGBLUP version 5.20 User's manual (2006). Animal Genetics and Breeding Unit, UNE, Australia.
PIGMANIA version 8.00.166 (2006). Animal Genetics and Breeding Unit, UNE, Australia.
SAS (1999). Users Guide, Version 8.0, fourth edition, SAS Institute Inc., NC. USA.
Giang Hồng Tuyến (2003). “Nghiên cứu đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản và sản xuất của
2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC
3000
và MC
15
”. Luận văn Thạc sĩ, trường ĐHNNI - Hà Nội.
Giang Hồng Tuyến (2009). “Nghiên cứu chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn
MC
3000
, khả năng tăng khối lượng và tỉ lệ nạc đối với nhóm lợn MC
15
”. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.
*Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức; TS Tạ Bích Duyên

×