Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo khoa học : NĂNG SUẤT SINH SẢN, SẢN XUẤT CỦA LỢN MÓNG CÁI, PIETRAIN, LANDRACE, YORKSHIRE VÀ ƯU THẾ LAI CỦA LỢN LAI F1(LRxMC), F1(YxMC) VÀ F1(PixMC) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.21 KB, 8 trang )


NGUYÊN VĂN ĐỨC – Năng suât sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái

29
NĂNG SUẤT SINH SẢN, SẢN XUẤT CỦA LỢN MÓNG CÁI, PIETRAIN,
LANDRACE, YORKSHIRE VÀ ƯU THẾ LAI CỦA LỢN LAI F
1
(LRxMC),
F
1
(YxMC) VÀ F
1
(PixMC)
Nguyễn Văn Đức
1*
, Bùi Quang Hộ
2
, Giang Hồng Tuyến
3
, Đặng Đình Trung
1
,
Nguyễn Văn Trung
1
, Trần Quốc Việt
1
và Nguyễn Thị Viễn
4
1
Viện Chăn nuôi;
2


Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT
3
Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
4
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Đức. Viện Chăn nuôi - Thụy Phương - Từ liêm - Hà Nội
Tel: 098.642.2026 ; Email:
ABSTRACT
Reproductive and production trait and their heterosis from Mong cái crossbreds
F1(PIxMC), F1(LRxMC) and F1(YxMC)
Data set collected from 630 parities, 180 fattening and 48 slaughtering of MC, Pi, LR, Y, F
1
(PixMC),
F
1
(LRxMC) and F
1
(YxMC) pigs from 2004 to 2008 rearing in Dong Anh-Ha Noi was used for this study.
Number born alive of MC, Pi, LR, Y, F
1
(PixMC), F
1
(LRxMC) and F
1
(YxMC) sows was 11.671.71, 9.611.01,
10.631.67, 10.141.45, 12.521.30, 12.181.28, 12.131.20 piglet/litter and weight at weaning was 6.040.56,
14.430.99, 14.220.97, 14.290.96, 11.191.20, 11.011.10 and 11.021.06 kg/piglet, respectively. Average
daily gain was 320.0431.23, 704.3370.41, 674.2764.26, 675.6064.30, 519.8956.60, 509.5954.08 and
510.5655.11 g/day for MC, Pi, LR, Y, F
1

(PixMC), F
1
(LRxMC) and F
1
(YxMC) pigs, respectively. Heterosis for
number born alive was 12.97%, 4.12%, 4.26% and average daily gain was 2.49%, 2.50%, 2.56% for F
1
(PixMC),
F
1
(LRxMC) and F
1
(YxMC) pigs, respectively.
Keywords: Pigs, Mong Cai Crossbreds, Reproductive and production traits, Heterosis.
MỞ ĐẦU
Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói
chung ở nước ta. Năng suất ngành chăn nuôi lợn ở nước ta trong thời gian qua đã không
ngừng được nâng lên rõ rệt, trong đó có công tác giống. Trong lĩnh vực giống, các nhà khoa
học đã chọn lọc giống lợn thuần nội địa như Móng Cái (MC) và các giống nhập nội cao sản
như Landrace (LR), Large White (Y), Pietrain (Pi) để đưa năng suất đàn lợn tăng lên. Lợn
MC là một giống lợn nội rất phổ biến, được hình thành và phát triển từ lâu trong điều kiện khí
hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, chủ yếu làm nái nền, lai với đực ngoại tạo nên các tổ hợp lợn
lai nuôi thịt có hiệu quả cao vì giống MC có nhiều ưu điểm về sinh sản như đẻ sớm, số con sơ
sinh và cai sữa cao. Song, lợn MC cũng có nhược điểm: tăng khối lượng (TKL) thấp, tiêu tốn
thức ăn (TTTA) cao và tỷ lệ nạc (TLN) thấp dẫn đến nuôi chúng để khai thác thịt là không
thích hợp. Để những tính trạng sinh sản và sản xuất của các tổ hợp lai đạt năng suất cao và
chất lượng tốt, chúng cần phải được chọn lọc và lai tạo các tổ hợp lai. Hơn nữa, do nhu cầu
tiêu dùng thịt lợn có chất lượng cao của cộng đồng và thị trường xuất khẩu ngày một cao,
hàng loạt các giống lợn có năng suất cao được nhập vào nước ta: LR, Y, DR nhằm đáp ứng
nhu cầu cấp bách đó. Bước đầu, các giống lợn cao sản nhập ngoại này được nhân thuần, lai

tạo với nhau tạo các tổ hợp lợn lai nuôi thịt đóng góp lớn cho việc làm tăng nhanh TKL và
TLN, giảm TTTA và hiệu quả chăn nuôi cao.
Sử dụng nguồn gen cao sản nhập ngoại lai với MC đã được chọn lọc nhằm khai thác tối đa ưu
thế lai (ƯTL) là một trong những hướng công tác giống của ngành chăn nuôi lợn nước ta.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010


30

Trong những năm qua, một số tổ hợp lai giữa lợn LR và Y với lợn MC đã được tạo ra đưa
năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn tăng lên rõ rệt. Ngoài nguồn gen LR và Y cao sản, Pi là
giống lợn ngoại có TKL cao, TTTA thấp và TLN rất cao được chọn làm nguyên liệu lai nhằm
cải thiện những nhược điểm của lợn MC trong các tổ hợp lai để các tổ hợp MC lai đạt năng
suất cao và chất lượng tốt. Với những lý do chính đáng này, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sản xuất và ưu thế lai trên lợn MC, Pi, LR, Y,
F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC)" nhằm:
Xác định chất lượng các giống lợn thuần MC, Pi, LR, Y và các tổ hợp lợn lai F
1
(LRxMC),
F
1
(YxMC) và F
1

(PixMC) nuôi trong nông hộ tại Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Xác định được ưu thế lai của một số tính trạng trên các tổ hợp lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và
F
1
(PixMC) về khả năng sản xuất: SCSSS, SCCS, KLss, KLcs, TKL, TTTA và TLN.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Đối tựơng nghiên cứu
Các giống lợn thuần MC (Nhóm MC
3000
), Pi, Y, LR và các tổ hợp lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC)
và F
1
(PixMC).
Các tính trạng nghiên cứu
Số con sơ sinh còn sống/lứa (SCSSS); Số con cai sữa/lứa (SCCS) ở 42 ngày tuổi.
Khối lượng sơ sinh (KLss); Khối lượng cai sữa (KLcs)
Tăng khối lượng (TKL); Tiêu tốn thức ăn (TTTA); Tỷ lệ nạc/thịt xẻ (TLN)
Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2004 đến năm 2008
Địa điểm nghiên cứu
Các nông hộ nuôi lợn nái và lợn thịt trong Huyện Đông Anh - Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu
Theo dõi năng suất sinh sản của 375 lứa đẻ của giống lợn thuần MC, Pi, LR, Y và lợn thuần
MC phối với tinh lợn ngoại Pi, LR, Y; khả năng sản xuất thịt của lợn thuần MC, Pi, LR, Y và
của các tổ hợp lợn lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) theo phương pháp ghi chép số
liệu thông dụng trong các hộ chăn nuôi tại Huyện Đông Anh - Hà Nội từ năm 2004 đến năm
2008.
Với 340 lợn MC, Pi, LR, Y, F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) được nuôi vỗ béo tại
nông hộ Đông Anh để xác định TKL, TTTA và TLN. Thí nghiệm vỗ béo bắt đầu lúc lợn đạt 3
tháng tuổi và kết thúc lúc 7 tháng tuổi; Cân lượng thức ăn cho vào và thừa; Chế độ ăn tự do;
Cân lợn hàng tháng; Mổ khảo sát 170 lợn để đánh giá TLN bằng cách cân trước khi giết thịt,
móc hàm, thịt xẻ, tách các phần thịt nạc, mỡ, xương và da.
Xử lý số liệu
Số trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và Sai số chuẩn (SE) theo SAS (1993). Ưu thế lai
được xác định theo công thức của Falconer và Mackay (1996). So sánh mức độ sai khác giữa

NGUYÊN VĂN ĐỨC – Năng suât sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái

31

các số trung bình được xác định theo phương pháp LSD của Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh
Hải (2002).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Năng suất sinh sản
Số con sơ sinh sống/lứa
Đối với lợn nái, SCSSS là tính trạng quan trọng nhất, là chìa khoá quyết định năng suất, chất
lượng đàn nái và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Nói chung, lợn nái đẻ càng nhiều con
càng tốt. SCSSS của nhóm lợn nái MC nuôi trong nông hộ Đông Anh là 11,67 con/lứa, cao
hơn so với 11,07 con/lứa của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999). SCSSS của 3 giống Pi,
LR và Y là 9,61; 10,63 và 10,14 con/lứa, cao hơn kết quả 9,03 con/lứa của Trần Thị Dân
(2000), phân tích số liệu của trại heo công nghiệp nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1. Các tính trạng sinh sản của các giống lợn nái thuần phối cùng giống và khác giống
Giống lợn thuần và tổ hợp lợn lai

Tính
trạng
Tham
số
MCxMC

PixPi LRxLR YxY LRxMC YxMC PixMC
SCSSS

(con)
Số lứa
LSM
SE
150
11,67
1,71

15
9,61
1,01
15
10,63
1,67
15
10,14
1,45
60
12,14
1,28
60
12,13
1,20
60
12,52
1,30
SCCS
(con)
Số lứa
LSM
SE
150
9,44
1,02
15
8,82
1,07
15

9,00
1,12
15
8,85
1,10
60
9,60
1,13
60
9,54
1,11
60
10,19
1,24
KLss
(kg)
Số lứa
LSM
SE
150
0,60
0,06
15
1,48
0,06
15
1,42
0,07
15
1,43

0,08
60
1,10
0,11
60
1,12
0,12
60
1,15
0,13
KLcs
(kg)
Số lứa
LSM
SE
150
6,04
0,56
15
14,43
0,99
15
14,22
0,97
15
14,29
0,96
60
11,01
1,10

60
11,02
1,06
60
11,19
1,20
SCSSS của lợn nái MC phối với tinh các giống lợn ngoại để tạo các tổ hợp lợn lai
F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) đạt rất cao, đó là 12,14; 12,13 và 12,52 con/lứa. Sự sai
khác về SCSSS giữa các nhóm lợn biểu hiện rõ rệt (p<0,01), ngoại trừ giữa MC phối với lợn
ngoại. Kết quả này cao hơn so với 10,39 con/lứa tìm được khi phân tích bộ số liệu của đàn lợn
cả nước (Nguyễn Văn Đức, 1999); 10,50-9,90 con/lứa ở đàn nuôi tại Thái Nguyên của
Nguyễn Văn Vượng (2000); 11,00 con/lứa của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002)
ở Hà Nội và Hưng Yên.
Số con cai sữa/lứa
Số con cai sữa/lứa lúc 42 ngày tuổi tương ứng của mỗi giống thuần nuôi trong nông hộ tại
Đông Anh là 9,44 con/lứa (MC); 8,82 con/lứa (Pi); 9,00 con/lứa (LR) và 8,85 con/lứa (Y). Sở
dĩ, SCCS của lợn MC chỉ đạt 9,44 con/lứa là do khối lượng lợn nái MC nhỏ nên người ta giữ
lại số con để nuôi thấp và ưu tiên lợn cái cho dù KLss nhỏ vì lợn đực hậu bị MC khó bán hoặc
bán với giá rất thấp. Khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái MC, Lê Hồng Minh
(2000) thông báo về kết quả thực hiện ở Tuyên Quang đạt 9,18 con/lứa. SCCS 42 ngày của 3
nhóm lợn F
1
(LRxMC), F
1

(YxMC) và F
1
(PixMC) nuôi tại Đông Anh - Hà Nội là 9,60; 9,54 và
10,19 con/lứa. Sự sai khác về SCCS giữa các nhóm biểu hiện rõ rệt (p<0,01). Kết quả này cao

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010


32

hơn so với kết quả 9,31 con/lứa (Nguyễn Văn Đức, 1997) khi phân tích bộ số liệu của cả nước
của nái F
1
(LRxMC) và F
1
(YxMC) từ năm 1985-1996.
Khối lượng sơ sinh
KL sơ sinh của các giống lợn thuần MC thấp nhất, đó là 0,60 kg, trong lúc đó, Pi, LR và Y là
1,48; 1,42 và 1,43 kg. Sự sai khác về KL giữa các giống lợn thuần và các tổ hợp lai biểu hiện
rất rõ rệt (p<0,01). KL sơ sinh của đàn lợn sinh ra từ lợn nái MC phối với tinh lợn ngoại tạo ra
F
1
(LRxMC) và F
1
(YxMC) là 1,100,11 kg và 1,120,12kg thấp hơn so với 1,150,13 kg của
F
1
(PixMC). Sự sai khác này tuy nhỏ, song về mặt thống kê có ý nghĩa rõ rệt (p<0,05). Kết quả
này nhỏ hơn so với kết quả 1,23kg, tính toán được của Nguyễn Văn Đức (1997) của toàn bộ
số liệu MC lai của cả nước.

Khối lượng cai sữa
KLcs lúc 42 ngày tuổi của giống lợn MC, Pi, LR và Y là 6,04 kg; 14,43; 14,22 và 14,29 kg.
Đối với tổ hợp lợn lai F
1
(YxMC), F
1
(LRxMC) và F
1
(PixMC), KLcs đạt tới 11,01; 11,02 và
11,19 kg. So sánh Pcs giữa 3 nhóm lợn lai cho thấy, lợn con cai sữa 42 ngày của F
1
(PixMC)
cao hơn 2 nhóm F
1
(YxMC) và F
1
(LRxMC) (P<0,01). Kết quả này chứng tỏ rằng lợn Pi đã
được chọn lọc rất tốt, có khả năng làm tăng khối lượng trong các con lai cao hơn lợn Y hoặc
LR đang nuôi tại Đông Anh. Hơn nữa, nhóm lợn lai F
1
(PixMC) lớn nhanh có thể do ưu thế lai
lớn hơn nhóm F
1
(YxMC) và F
1
(LRxMC). KLcs của tổ hợp lai F
1
(PixMC) là 11,19 kg nếu sử
dụng đực Pi. Trong đó, nếu phối với đực LR và đực Y thì Pcs là 11,01 và 11,02 kg. Sự sai
khác này là rõ rệt (p<0,05). Khối lượng này cao hơn kết quả 10,91 kg, tìm được của Nguyễn

Văn Đức (1997) của số liệu thu được trông toàn bộ đàn lợn MC lai của cả nước. Với những
kết quả ban đầu về SCSSS, SCCS, KLss và KLcs cho phép kết luận tổ hợp lai Pi với MC có
thể là một tổ hợp MC lai tốt nhất. Sử dụng đực Pi phối với nái MC sẽ mang lại năng suất sinh
sản cao, chắc chắn dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Đàn lợn con F
1
(PixMC) có ngoại hình rất
đẹp, khoẻ mạnh và có khả năng phát triển tốt vì khối lượng lúc cai sữa 42 ngày tuổi đã cao
hơn nhóm lợn F
1
(YxMC) và F
1
(LRxMC).
Khả năng sản xuất thịt của lợn thuần và lai
Tăng khối lượng
Bảng 2. Khả năng sản xuất thịt của các giống lợn thuần và lai
Giống lợn thuần và tổ hợp lai

Tính
trạng
Tham
số
MCxMC

PixPi LRxLR YxY LRxMC YxMC PixMC
TKL
(g/ngày)

n
LSM
SE

60
320,04
31,23
40
704,33
70,41
60
674,27
64,26
60
675,60
64,30
40
509,59
54,08
40
510,56
55,11
40
519,89
56,60
TTTA
(kg/kg)
n
LSM
SE
60
4,20
0,33
40

3,30
0,28
60
3,32
0,31
60
3,34
0,32
40
3,65
0,32
40
3,66
0,35
40
3,60
0,33
TLN
(%)
n
LSM
SE
30
34,01
3,01
20
58,75
4,26
30
55,66

4,12
30
55,72
4,19
20
45,60
4,65
20
45,14
4,78
20
47,38
4,66
Ghi chú: LSM là trung bình bình phương nhỏ nhất và SE là sai số chuẩn.
TKL là 1 trong những tính trạng rất quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Lợn nuôi thịt có TKL
nhanh sẽ cho người chăn nuôi thu được nhiều lời hơn vì giảm thời gian nuôi, giảm thời gian

NGUYÊN VĂN ĐỨC – Năng suât sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái

33
vốn đầu tư, giảm công nuôi, giảm thời gian chiếm dụng chuồng trại và giảm thức ăn cho duy
trì của lợn, vv. TKL của lợn MC đạt 320,04 g/ngày, cao hơn so với kết quả các báo cáo 0,28
kg/ngày tìm được của Nguyễn Văn Đức (1997).
TKL ở 3 giốngPi, LR và Y là 704,33; 674,27 và 675,60, cao hơn so với các giá trị tìm được ở
các nghiên cứu trên Y và LR, đó là 0,52 kg/ngày của Nguyễn Văn Đức (1997); 578,28 và
597,76 g/ngày của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000). Trong lúc đó, TKL của tổ hợp lợn lai
F
1
giữa LR, Y, Pi với MC là 509,59; 510,56 và 519,89 g/ngày. Điều này cho thấy tổ hợp lai
F

1
(PixMC) đạt tốc độ TKL cao hơn so với F
1
(LRxMC) và F
1
(YxMC). Các kết quả này cao
hơn so với 0,44 kg/ngày của Nguyễn Văn Đức (1997); 477,62 và 487,21 g/ngày của Nguyễn
Văn Đức và cộng sự (2000); 449,65 g/ngày của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002).
Tiêu tốn thức ăn
Lợn MC nuôi trong nông hộ ở Đông Anh có mức TTTA cao, đó là 4,20 kg:kg. Tuy vậy, kết
quả ở nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu trên MC, đó là 4,65 kg:kg của Nguyễn
Quế Côi (1996); 5,18 kg:kg của Nguyễn Văn Đức (1997); 4,33 kg:kg của Nguyễn Văn Đức
và Nguyễn Văn Hà (2000); 4,30 kg:kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001).
TTTA ở 3 giống Pi, LR và Y nuôi trong nông hộ ở Đông Anh là 3,30; 3,32 và 3,34 kg:kg. Kết
quả này tuy cao, song vẫn nằm trong phạm vi cho phép, tương đương với kết quả đã công bố
trong nghiên cứu trên giống LR và Y, biến động từ 2,41 đến 3,57 kg:kg (McPhee và cộng sự,
1994), nhưng thấp hơn kết quả công bố của Nguyễn Văn Đức (1997) là 3,43 kg:kg đối với LR
và 3,45 kg:kg đối với Y.
Trong lúc đó, TTTA của tổ hợp lợn lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) là 3,65; 3,66 và
3,60 kg:kg. Điều này cho thấy các tổ hợp lai F
1
có mức TTTA thấp hơn so với trung bình bố
mẹ chúng. Các kết quả này phù hợp với hầu hết kết quả các báo cáo trước đây, nhưng cao hơn
so với kết quả 3,42 kg:kg tìm được trên đàn lợn lai F

1
(PixMC) nuôi ở Hưng Yên và Hà Nội
của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002).
Tỷ lệ nạc
TLN của lợn MC ở thí nghiệm nuôi trong nông hộ ở Đông Anh này là 34,01%. Từ kết quả
này cho phép chúng ta sơ bộ kết luận rằng nhóm lợn MC
3000
đã thành công mục tiêu chọn lọc.
Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn kết quả trong nghiên cứu tổng hợp giống lợn MC, đó là
33% của Nguyễn Văn Đức (1997). Kết quả này thấp hơn kết quả 39,21% của Nguyễn Văn
Đức và cộng sự (2001) nghiên cứu trên nhóm lợn MC
15
là nhóm MC cao sản về TLN. TLN ở
3 giống Pi, LR và Y là 58,75; 55,66 và 55,72%. Kết quả này tương đương với kết quả đã công
bố trong nghiên cứu trên giống LR và Y, biến động từ 51,3 đến 58,5% (Nguyễn Văn Đức và
cộng sự, 2001) .
TLN của các tổ hợp lợn lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) là 45,60; 45,14 và 47,38%.
Các kết quả này cao hơn so với hầu hết kết quả 40,05% của tổ hợp lai F
1
(YxMC) nuôi tại
nông hộ tỉnh Thái Nguyên (Nguyễn Văn Vượng, 2000). Sở dĩ, kết quả này cao hơn so với các
kết quả 42,95% của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) và 44,9% của Nguyễn Văn
Đức và cộng sự (2001) cùng nghiên cứu trên lợn lai F
1

(PixMC) có thể do nguồn gen được cải
tiến và môi trường chăn nuôi tốt hơn so với trước đây.
ƯTL của các tổ hợp lợn lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC)
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, việc khai thác tối đa ƯTL nhằm nâng cao
năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010


34

vậy, việc nghiên cứu xác định ƯTL của các tổ hợp lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC)
nuôi tại Đông Anh Hà Nội là rất cấp thiết.
Như chúng ta đã biết, cá thể vật nuôi lai luôn cho ta năng suất, chất lượng tốt hơn trung bình
của bố mẹ chúng vì chúng có ƯTL. Vì lẽ đó, muốn khai thác vật nuôi đạt hiệu quả cao, cần
nuôi vật nuôi lai. Do chúng ta chưa biết giữa các tổ hợp lai F
1
(LRxMC), F

1
(YxMC) và
F
1
(PixMC) thì tổ hợp lai nào có ƯTL cao nên phải thử nghiệm cả 3 tổ hợp lai đó để tìm ra tổ
hợp lai có ƯTL cao khuy ến cáo cho sản xuất.
Bảng 3. ƯTL về một số tính trạng của các tổ hợp lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC)
F
1
(LRxMC) F
1
(YxMC) F
1
(PixMC)
Tính trạng
TB bố mẹ ƯTL (%) TB bố mẹ ƯTL (%) TB bố mẹ ƯTL (%)
SCSSS (con) 11,15 9,23 10,91 11,18 10,94 14,44
SCCS (con) 9,22 4,12 9,15 4,26 9,02 12,97
KLss (kg) 1,01 8,91 1.02 9,80 1,04 10,58
KLcs (kg) 10,13 8,69 10,17 8,36 10,32 8,43
TKL (g/ngày) 497,16 2,50 497,82 2,56 507,24 2,49
TTTA (kg/kg) 3,76 -2,93 3,77 -2,92 3,75 -4,00
TLN (%) 44,84 1,70 44,87 0,60 46,38 2,16
Ưu thế lai của các tính trạng sinh sản

Hầu hết, các tính trạng sinh sản của lợn đều có hệ số di truyền thấp nên hiệu quả chọn lọc
chúng khó đạt kết quả cao. Vì vậy, để nâng cao năng suất của các tính trạng sinh sản của lợn,
tạo và khai thác các tổ hợp lai là con đường tất yếu và hiệu quả nhất. Vì lẽ đó, ƯTL của các tổ
hợp lợn lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) cần phải được nghiên cứu để xác định chất
lượng từng tổ hợp lai.
ƯTL thể hiện rõ nhất đối với các tổ hợp lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) nuôi tại
Đông Anh là SCSSS. ƯTL của SCSSS đạt tới 9,23% đối với tổ hợp lai F
1
(LRxMC); 11,18%
đối với tổ hợp lai F
1
(YxMC) và 14,44% đối với tổ hợp lai F
1
(PixMC). Kết luận của chúng tôi
cao hơn kết luận trước đây của Nguyễn Văn Đức (1997) là ƯTL về SCSSS của F
1
(LRxMC)
và F

1
(YxMC) so với trung bình bố mẹ chúng là 7,4%.
ƯTL về SCCS cao nhất ở tổ hợp lai F
1
(PixMC). Các giá trị ƯTL về SCCS là 4,12% ở tổ hợp
lai F
1
(LRxMC); 4,26% ở tổ hợp lai F
1
(YxMC) và 12,97% ở tổ hợp lai F
1
(PixMC). Tương tự
các kết luận trước đây của Nguyễn Văn Đức (1999) là ƯTL về SCCS của F
1
(LRxMC) và
F
1
(YxMC) so với trung bình bố mẹ chúng là 6,4%. ƯTL của tính trạng KLss đạt tới 8,91%
đối với tổ hợp lai F
1
(LRxMC); 9,80% đối với F
1
(YxMC) và 10,58% đối với F
1
(PixMC). Như
vậy, KLss của lợn biểu thị ƯTL cao dẫn đến lợn lai F
1
(LRxMC); F
1
(YxMC) và F

1
(PixMC)
cao hơn trung bình bố mẹ chúng. Vì vậy, nuôi lợn nái nên phối với lợn đực khác giống luôn
cho năng suất và hiệu quả kinh tế hơn so với phối lợn thuần. Kết quả này phù hợp với kết quả
tìm thấy của Nguyễn Văn Đức (1999) là ƯTL về KLss của F
1
(LRxMC) và F
1
(YxMC) cao
hơn so với trung bình bố mẹ chúng là 4-10%.
ƯTL của tính trạng KLcs đạt 8,69% đối với tổ hợp lai F
1
(LRxMC); 8,36% đối với tổ hợp lai
F
1
(YxMC) và 8,43% đối với tổ hợp lai F
1
(PixMC). KLcs của lợn lai cao có thể được giải
thích rằng lợn con lai F
1
(LRxMC); F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) được hưởng ƯTL của chính bản
thân chúng. Vì vậy, nuôi lợn nái nên phối với đực khác giống luôn cho hiệu quả kinh tế hơn
lợn nái thuần vì khối lượng lợn cai sữa cao hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả 5,0-9,0%

NGUYÊN VĂN ĐỨC – Năng suât sinh sản, sản xuất của lợn Móng Cái


35
của Nguyễn Văn Đức (1999) của các tổ hợp lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC). Để
nâng cao năng suất sinh sản của lợn, cần phải phối khác giống vì chúng có ƯTL cao.
Ưu thế lai của các tính trạng sản xuất thịt
Lai tạo luôn cho năng suất vật nuôi tốt hơn so với trung bình bố mẹ chúng vì chúng có ƯTL.
ƯTL của tính trạng TKL ở lợn nuôi tại Đông Anh tuy không cao đối với các tổ hợp lai
F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) song vô cùng quan trọng vì nó nâng cao hiệu quả vật
nuôi cho người chăn nuôi. Các giá trị ƯTL của tính trạng TKL chỉ đạt tới 2,50% đối với tổ
hợp lai F
1
(LRxMC); 2,56% đối với tổ hợp lai F
1
(YxMC) và 2,49% đối với tổ hợp lai
F
1
(PixMC). Sự sai khác giữa 3 tổ hợp lai này về ƯTL của tính trạng TKL không rõ rệt
(P>0,05).
ƯTL của tính trạng TTTA ở nghiên cứu này thấp, biến động trong phạm vi -2,93% đối với tổ

hợp lai F
1
(LRxMC); -2,92% đối với tổ hợp lai F
1
(YxMC) và -4,00% đối với tổ hợp lai
F
1
(PixMC). Sự sai khác về ƯTL của tính trạng TTTA tuy không lớn, song có ý nghĩa thống
kê rõ rệt (P<0,05) giữa 3 tổ hợp lai này.
ƯTL về TLN ở 3 tổ hợp lai F
1
(LRxMC); F
1
(YxMC) và F
1
(PixMC) là 1,70% ở tổ hợp lai
F
1
(LRxMC); 0,60 ở tổ hợp lai F
1
(YxMC) và 2,16 ở tổ hợp lai F
1
(PixMC). Tuy ƯTL về TLN
ở các nhóm lợn lai này không cao lắm, song, tính trạng TLN của các tổ hợp lợn MC lai đã
được cải thiện rõ rệt. Vì vậy, nuôi các nhóm lợn lai này đã thu được hiệu quả kinh tế khá cao
vì TKL nhanh hơn, TTTA ít hơn và TLN cũng đạt cao hơn.
Tóm lại, lợn MC lai cần được nuôi để khai thác tối đa ƯTL của chúng về sản xuất, đồng thời
làm nái lai để tạo các tổ hợp lai 3-4 giống khai thác thịt là hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Hầu hết, các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn MC phối với tinh lợn ngoại tốt hơn các

giống thuần, đặc biệt là tính trạng SCSSS. Ngược lại, các tính trạng sinh sản về khối lượng
như KLss và KLcs thì nhóm MC lai cao hơn MC, nhưng thấp hơn 3 giống Pi, LR và Y.
Các tính trạng về sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt như TKL, TTTA và TLN của các tổ
hợp lai nuôi tại các nông hộ huyện Đông Anh biểu thị tốt.
ƯTL của các tính trạng sinh sản cơ bản của các tổ hợp lai F
1
(LRxMC), F
1
(YxMC) và
F
1
(PixMC) nuôi tại các nông hộ huyện Đông Anh đạt cao, đặc biệt đối với tính trạng SCSSS,
đạt tới 14,44%. ƯTL của các tính trạng sản xuất thịt tuy không cao, song có ý nghĩa thực tiễn
lớn. Trong các tổ hợp MC lai, những đặc tính xấu của lợn MC đã được cải thiện và những ưu
điểm vẫn được duy trì, rõ nét nhất là tổ hợp lai F
1
(PixMC).
Từ những kết quả trên cho phép chúng ta khẳng định rằng, nuôi lợn nái MC phối với lợn
ngoại, đặc biệt với giống Pi sẽ đạt năng suất cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002). “Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của các
nhóm nái được phối với lợn đực giống Pietrain”. Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp.
NXB Nông nghiệp. tr. 7-13.
Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002). “Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng sinh trưởng.
năng suất và chất lượng thịt của các con lai có bố là Pietrain”. Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. tr. 7-13.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2 - 2010



36

Trần Thị Dân (2000). “Tiến bộ di truyền về SCSSS tại trại heo công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp Chí
Chăn Nuôi. (3). tr. 17-21.
Duc N.V (1997). Genetic Charaterisation of indigenous and exotic pig breed and crosses in VietNam. A thesis
submited for the degree of doctor of philosophy. The University of New England. Australia.
Nguyễn Văn Đức (1999). “Đặc điểm di truyền học của một số tính trạng sản xuất chính ở 3 giống lợn địa
phương nuôi phổ biến Móng Cái. Phú Khánh. Thuộc Nhiêu”. Tạp chí Chăn Nuôi. (5). tr. 18-20.
Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Hà (2000). “Chọn lọc dòng lợn Móng Cái đạt tăng trọng nhanh. thức ăn tiêu
tốn thấp và có tỷ lệ nạc khá thêm”. Tạp chí Chăn Nuôi. (6). tr. 16-17.
Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002). Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học. NXB Khoa học và kỹ thuật.
tr. 40-57.
Nguyễn Văn Đức, Tạ Bích Duyên, Phạm Nhật Lệ và Lê Thanh Hải (2000). “Nghiên cứu các thành phần đóng
góp vào tổ hợp lai giữa 3 giống MC. LR và LW về tốc độ tăng trọng tại đồng bằng sông Hồng”. Tạp chí
Nông Nghiệp & CNTP. (9). tr. 398-401.
Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải và Giang Hồng Tuyến (2001). “Nghiên cứu tổ hợp lợn lai Pietrai x Móng Cái
tại Đông Anh. Hà Nội”. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT. (6). pp. 383-384.
Falconer D.S and Mackay T.F.C (1996). Introduction to Quantitative Genetics 4th edition. Longman. London.
Prod. Sci 38. pp. 117-123.
Lê Hồng Minh (2000). “Kết quả 6 năm (1992-1998) thực hiện MC hoá đàn lợn nái nền ở Tuyên Quang”. Tạp chí
Chăn Nuôi. (2). tr. 16-18.
McPhee C.P., Daniel L.J., Kramer H.L, Macbeth G.M and Noble J.W. (1994). “The effects of selection for lean
growth and the halothane allele on growth performance and mortality of pigs in the tropical
environment”. Livest
SAS (1993). User’s guide. Version 6. fourth edition. SAS Institute Inc Cary. NC.
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1999). “Sức sinh sản cao của lợn MC nuôi tại NT
thành Tô". Tạp chí Chăn Nuôi. (4). tr. 16-17.
Nguyễn Văn Vượng (2000). Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 tổ hợp lợn lai hướng nạc từ các giống Y. MC.
LR tại 3 tiểu vùng sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. Luận án TS. Nông nghiệp. Viện Chăn Nuôi.


Người phản biện : TS.Tạ Thị Bích Duy; TS. Nghiêm Xuân Hảo (ĐHNN HN)


×