Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

LUẬN VĂN: Phân tích năng suất lao động và giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động ở xí nghiệp xây lắp thiết bị điện nước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.5 KB, 62 trang )





LUẬN VĂN:


Phân tích năng suất lao động và giải pháp
nhằm nâng cao năng suất lao động ở xí
nghiệp xây lắp thiết bị điện nước









Lời nói đầu

Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình sản xuất không ngừng biến đổi, năng
suất lao động ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá cùng với
tính chất khốc liệt của cạnh tranh thì vấn đề tăng năng suất lao động trở thành vấn đề
sống còn của một doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại nước ta, trong một thời gian khá dài, vấn đề năng suất lao động
không được quan tâm đúng mức, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước, dẫn tới
hiệu quả sản xuất thấp. Do yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay các doanh nghiệp đã quan
tâm tới việc khuyến khích tăng năng suất lao động.


Nhận thức được vấn đề này, xí nghiệp xây lắp thiết bị điện nước, được sự chỉ đạo
trực tiếp của Công ty xây dựngI đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất
lao động.Tuy nhiên do chưa khai thác hết các khả năng tiềm tàng giúp tăng năng suất
lao động nên năng suất lao động tại xí nghiệp tăng rất chậm và không ổn định.
Xuất phát từ thực tiễn đó, trong quá trình thực tập tại xí nghiệp xây lắp thiết bị
điện nước, em đã chọn đề tài: “phân tích năng suất lao động và giải pháp nhằm
nâng cao năng suất lao động ở xí nghiệp xây lắp thiết bị điện nước” với mục đích:
Hệ thống lại kiến thức về năng suất lao động đã được học, phân tích thực trạng
biến động năng suất lao động tại xí nghiệp.thông qua đó đưa ra một số giải pháp góp
phần nâng cao năng suất lao động tại xí nghiệp xây lắp thiết bị điện nước.
Chuyên đề được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp. Việc phân
tích được tiến hành thông qua phân tích năng suất lao động giờ, năng suất lao động
ngày, năng suất lao động năm. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động
và tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra các nhận xét và kết luận.

Phương pháp thống kê các chỉ tiêu tổng sản lượng, lao động, thời gian làm
việc…Thống kê theo thời gian giúp cho quá trình nghiên cứu có hệ thống.
Phương pháp so sánh theo thời gian, so sánh giữa thực hiện và kế hoạch. So sánh
tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ tăng tiền lương, cũng như so sánh mối quan hệ
giữa các nhân tố tác động tới năng suất lao động.
Ngoài ra chuyên đề còn được nghiên cứu thông qua các phương pháp khác như
phương pháp quan sát thực tế, phương pháp dự báo…
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận cơ bản về năng suất lao động.
Phần II: Phân tích thực trạng năng suất lao động tại Xí nghiệp xây lắp thiết bị
điện nước.
Phần III: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất lao động tại Xí
nghiệp xây lắp thiết bị điện nước.

phần i

những lý luận cơ bản về Năng suất lao động.
I. Khái niệm và phân loại Năng suất lao động (NSLĐ).
1. Khái niệm về năng suất lao động.
Theo Karl Marx thì NSLĐ là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”
1
. NSLĐ
thể hiện kết quả hoạt động sản xuất có ích của con người trong một đơn vị thời gian
nhất định.
Theo quan niệm truyền thống: NSLĐ là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, là lượng lao
động để tạo ra đầu ra đó. NSLĐ được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian, hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị
sản phẩm.
Theo quan điểm tiếp cận mới về NSLĐ do Uỷ ban năng suất của Hội đồng năng
suất châu Âu đưa ra: NSLĐ là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm
để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người
có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa đó
đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những
điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là sự
tin tưởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài người.
Như vậy, với quan niệm truyền thống, NSLĐ chỉ thuần tuý thể hiện mối tương
quan giữa “đầu ra” và “đầu vào”. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một đầu vào thì có thể
nói NSLĐ cao hơn. Quan niệm truyền thống đề cập về mặt tĩnh và chủ yếu nhấn mạnh
về mặt số lượng. Còn theo quan niệm mới thì NSLĐ được hiểu rộng hơn, đó là tăng số
lượng sản xuất đồng thời với tăng chất lượng đầu ra. Điều này có nghĩa là sử dụng một
lượng lao động để sản xuất một khối lượng lớn các đầu ra có cùng chất lượng hoặc chất
lượng cao hơn. Với quan niệm như vậy, năng suất có thể hiểu là trả ít hơn và nhận nhiều
hơn mà không tổn hại đến chất lượng. NSLĐ không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn
phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, đặc điểm của đầu ra và tính hiệu quả trong sản xuất.
Trong thời kỳ đầu của sự phát triển, khi nền kinh tế còn thấp kém, năng suất và chất
lượng được xem trong mối quan hệ trao đổi bù trừ, để có chất lượng người ta phải hy

sinh năng suất và ngược lại, để có năng suất cao phải hy sinh chất lượng. Nhưng ngày

nay, năng suất và chất lượng đã trở thành đồng hướng thống nhất với nhau. NSLĐ cao
phải tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có các đặc tính kinh tế kỹ thuật và chức năng sử
dụng thoả mãn nhu cầu của khách hàng và những đòi hỏi của xã hội, bảo vệ môi trường,
sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm và không lãng phí trong quá trình
sản xuất.
Từ những quan niệm trên, ta có thể chỉ ra rằng: NSLĐ là hiệu quả sản xuất của lao
động có ích trong một đơn vị thời gian. Tăng NSLĐ không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu
phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó phải chỉ ra được mối quan hệ giữa năng
suất– chất lượng– cuộc sống– việc làm và sự phát triển bền vững.
2. Phân loại năng suất lao động.
2.1. Phân loại.
NSLĐ có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thường người ta
chia ra làm hai loại là NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội.
2.1.1. Năng suất lao động cá nhân.
NSLĐ cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động trong một đơn vị
thời gian. NSLĐ cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Nó thường được
biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Việc tăng hay giảm NSLĐ cá nhân phần
lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tăng NSLĐ cá nhân có
nghĩa là giảm chi phí lao động sống dẫn đến làm giảm giá trị cho một đơn vị sản phẩm,
giá thành sản xuất giảm, tăng lợi nhuận của công ty.
NSLĐ cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người lao động như trình độ, tay
nghề, sức khoẻ, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác và công cụ lao động mà người
lao động đó sử dụng là công cụ thủ công hay cơ khí, là thô sơ hay hiện đại.
2.1.2. Năng suất lao động xã hội.
NSLĐ xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc của tất cả cá
nhân trong xã hội. Vì vậy có thể khẳng định NSLĐ xã hội là chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp
ta đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như phạm vi toàn xã hội. Trong điều kiện hiện nay, NSLĐ xã hội ở phạm vi vĩ mô được

hiểu như NSLĐ của quốc gia, phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một người lao động cụ

thể. Nó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sức mạnh kinh tế của một nước và so sánh giữa
các nước.
NSLĐ xã hội tăng lên khi và chỉ khi cả chi phí lao động và lao động quá khứ cùng
giảm, tức là đã có sự tăng lên của NSLĐ cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong
sản xuất.
NSLĐ xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao
động mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất của người lao động, điều
kiện tự nhiên, điều kiện lao động, bầu không khí văn hoá…
2.2. Mối quan hệ giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.
NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng năng suất
cá nhân dẫn đến tăng năng suất xã hội và tăng năng suất xã hội là Bảng hiện của tăng
năng suất cá nhân.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói tăng NSLĐ cá nhân dẫn đến tăng
NSLĐ xã hội vì việc hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ cá nhân.
Hạ thấp chi phí cả lao động sống và lao động quá khứ, nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã
hội, trong điều kiện làm việc với các công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của
hàng loạt ngành đã tham gia vào sáng tạo ra công cụ hiện đại đó. Mặt khác, trong quản
lý kinh tế, nếu chỉ chú trọng đơn thuần tính theo chỉ tiêu NSLĐ cá nhân (tiết kiệm lao
động sống) sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹ tiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm.
Thực tế cho biết có nhiều trường hợp, NSLĐ của một số cá nhân nào đó tăng nhưng
NSLĐ của toàn phân xưởng, toàn doanh nghiệp không tăng, thậm chí giảm. Như vậy,
đã có sự thay đổi giữa lao động sống và lao động quá khứ: lao động sống càng có năng
suất cao hơn thì đòi hỏi sự kết hợp với nhiều lao động vật hoá hơn.
Khi nói về mối quan hệ giữa NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội, Karl Marx viết:
“Giá trị của hàng hoá được quy định bởi tổng số thời gian lao động, lao động quá khứ
và lao động sống đã nhập vào hàng hoá đấy. NSLĐ tăng lên biểu hiện ở chỗ, phần lao
động sống giảm bớt, còn phần lao động quá khứ thì tăng lên, nhưng tăng lên như thế


nào để cho tổng số lao động chứa đựng trong hàng hoá ấy lại giảm đi; nói cách khác lao
động sống giảm nhiều hơn là lao động quá khứ tăng lên”
1
.
Tóm lại, để NSLĐ xã hội tăng lên thì NSLĐ cá nhân phải tăng lên và tiết kiệm lao
động sống giảm nhanh hơn sự tăng lên của lao động quá khứ.
3. Tăng năng suất lao động.
3.1. Khái niệm tăng năng suất lao động.
Tăng NSLĐ là “sự tăng lên của sức sản xuất hay NSLĐ, nói chung chúng ta hiểu
là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có
được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.”
2

3.2. Bản chất của tăng năng suất lao động.
Trong quá trình sản xuất, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí theo
những lượng nhất định. Lao động sống là sức lực con người bỏ ra trong quá trình sản
xuất. Lao động quá khứ, sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai
đoạn sản xuất trước kia biểu hiện ở giá trị máy móc, nguyên vật liệu).
Hạ thấp chi phí lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ cá nhân. Hạ thấp chi
phí cả lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã hội. Như vậy,
bản chất của việc tăng NSLĐ là hạ thấp lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm (cả lao động sống và lao động quá khứ).
3.3. Sự vận động của quy luật tăng năng suất lao động.
Để tăng năng suất xã hội, có thể áp dụng hai biện pháp: tăng thêm quỹ thời gian
lao động hoặc tiết kiệm chi phí lao động đối với mỗi đơn vị sản phẩm. Tăng thời gian
lao động có thể thực hiện thông qua việc tăng thêm số người làm việc, kéo dài thời gian
làm việc trong ngày hoặc tăng số ngày làm việc trong năm. Còn tiết kiệm hao phí lao
động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm được thực hiện qua áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến điều kiện lao động…


1
Karl Marx – Tư bản, Quyển 1, tập 2 – NXB Sự thật, Hà Nội, 1960,
trang 63.
2
Karl Marx – Tư bản, Quyển 1, tập 1 – NXB Sự thật, Hà Nội, 1960,
trang 70.

Tăng NSLĐ bằng việc tăng thời gian lao động bị hạn chế rất nhiều vì số lượng lao
động, thời gian lao động bị giới hạn về mặt tự nhiên do con người có nhu cầu nghỉ ngơi,
giải trí. Biện pháp này chỉ được áp dụng trong giai đoạn đầu của sự phát triển khi công
cụ lao động còn thô sơ.
Tăng NSLĐ bằng việc tiết kiệm chi phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm được thực hiện dễ dàng nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cải tiến tổ chức
quản lý…
Tăng NSLĐ không phải chỉ là một hiện tượng kinh tế thông thường mà là một quy
luật kinh tế chung cho mọi hình thái kinh tế xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là,
sự vận động của quy luật tăng NSLĐ của tất cả mọi hình thái xã hội đều giống nhau.
Trái lại, giữa các hình thái xã hội do trình độ của lực lượng sản xuất khác nhau nên biểu
hiện của quy luật tăng NSLĐ không giống nhau.
Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, mức NSLĐ rất thấp, nguyên nhân là sản xuất chỉ
dựa vào sức người và sức động vật, công cụ lao động còn thô sơ, kiểu tổ chức lao động
là roi vọt.
Dưới chế độ phong kiến, NSLĐ đã tăng lên nhưng tăng rất chậm chạp. Vì lẽ, hệ
thống công cụ lao động chủ yếu vẫn là thủ công, ít có sự biến đổi, tổ chức sản xuất phân
tán, phân công lao động xã hội chưa phát triển.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, dựa vào sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, nền sản
xuất đại công nghiệp phát triển, lao động bằng máy móc thay thế lao động chân tay,
công cụ lao động hiện đại thay cho công cụ thủ công, thô sơ. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
một NSLĐ cao chưa từng thấy so với các xã hội trước. Nhưng do bản chất của chủ

nghĩa tư bản, do ảnh hưởng của những mâu thuẫn đối kháng trong bản thân chế độ tư
bản và do những tác động của những quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản nên NSLĐ
xã hội tăng lên không đều, khi lên khi xuống theo chu kỳ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nhìn chung sự tăng lên không tương xứng với khả năng vật chất và kỹ thuật của chủ
nghĩa tư bản. Khi nghiên cứu về NSLĐ trong xã hội tư bản, Karl Marx nói: “Đối với
chủ nghĩa tư bản, quy luật tăng thêm sức sản xuất của lao động không phải có một ý
nghĩa tuyệt đối”
3


3
Karl Marx – Tư bản, Quyển 3, tập 1 – NXB Sự thật, Hà Nội, 1962,
trang 381.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, dựa vào việc phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật
hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, sức lao động hoàn toàn được giải
phóng, người lao động tự do cống hiến sức lao động của mình, NSLĐ không ngừng
tăng và tăng lên nhanh chóng. Chủ nghĩa xã hội đã đẻ ra sự cần thiết khách quan và khả
năng nâng cao không ngừng NSLĐ.
Lênin nói: “Suy cho cùng, NSLĐ là cái quan trọng nhất, quyết định nhất cho sự
chiến thắng cho một trật tự xã hội mới, chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng và chủ nghĩa tư
bản nhất định sẽ bị đánh bại vì chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra một NSLĐ cao hơn hẳn”.
3.4. ý nghĩa của việc tăng năng suất lao động.
3.4.1. Đối với một chế độ xã hội.
Trong xã hội tư bản, cùng với sự tăng NSLĐ, lợi nhuận tư bản cũng tăng lên, giai
cấp công nhân bị bóc lột nặng nề hơn, giai cấp công nhân bị bần cùng hoá. Đặc trưng
của chủ nghĩa tư bản là tăng NSLĐ gắn liền với tăng cường độ lao động.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa và hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa quyết định tính
tất yếu khách quan của việc nâng cao NSLĐ. Mục đích sản xuất của chủ nghĩa xã hội là
thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của mọi người trong xã hội. Nâng cao NSLĐ gắn liền

với việc nâng cao sự thoả mãn của người lao động và tiết kiệm thời gian lao động. Vì
vậy việc nâng cao NSLĐ không chỉ là vấn đề quan tâm của một bộ phận người lãnh đạo
mà còn là vấn đề quan tâm của cả mọi người lao động. Nâng cao NSLĐ cũng có nghĩa
là nâng cao đời sống vật chất của chính bản thân người lao động.
3.4.2. Trong quản lý kinh tế.
Trong phạm vi một quốc gia, tăng NSLĐ quốc gia tạo ra sức mạnh kinh tế của đất
nước và được xem như một chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tiêu chuẩn sống. Tăng
NSLĐ quốc gia cũng là chỉ số dùng để so sánh giữa các quốc gia. So sánh mức năng
suất giữa các quốc gia cho thấy nước nào có sức mạnh kinh tế trên thế giới.
Vì vậy, việc tăng năng suất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đất nước
nhằm củng cố vị trí của nước mình trên trường quốc tế.
Trong phạm vi một tổ chức, một đơn vị, trước hết tăng NSLĐ làm cho giá thành
sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm.

Tăng NSLĐ cho phép giảm được số người làm việc, do đó cũng dẫn đến tiết kiệm
được quỹ lương; đồng thời lại tăng tiền lương cho từng công nhân do hoàn thành vượt
mức sản lượng.
NSLĐ cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản
phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết các vấn đề tích luỹ và tiêu dùng.
Tăng NSLĐ làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế.
Đối với Việt Nam, vấn đề tăng NSLĐ càng có ý nghĩa quan trọng vì lẽ, NSLĐ còn
quá thấp do chưa khai thác hết tiềm năng đã là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thu
nhập quốc dân tính trên đầu người hàng năm quá thấp (so với các nước trên thế giới).
Muốn tăng trưởng, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống, Việt Nam phải tìm mọi
cách để tăng NSLĐ. Đó là biện pháp nhằm biến Việt Nam thành nước công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ, Karl Marx viết “Sức sản xuất này lại
phụ thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau, trong đó có trình độ thành thạo trung bình
của những người lao động, sự phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học về

mặt kỹ thuật: các kết hợp xã hội của quá trình sản xuất và các điều kiện tự nhiên”
4
. Như
vậy, Karl Marx đã xếp các yếu tố tăng NSLĐ theo nhóm có liên quan tới: con người, sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, và điều kiện tự nhiên.
Khi bàn về NSLĐ, V.I. Lênin có quan niệm về các yếu tố như sau: “Việc nâng cao
NSLĐ đòi hỏi trước hết là cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp được đảm bảo. Việc
sản xuất chất đốt và sắt, việc chế tạo máy móc công nghiệp hoá phải được phát triển…
Một điều kiện khác để nâng cao NSLĐ, trước hết chính là sự nâng cao nền giáo dục và
văn hoá của đông đảo quần chúng nhân dân… Để phát triển kinh tế, chúng ta còn phải
nâng cao sự thành thạo về nghiệp vụ và tính khẩn trương của họ, tăng cường độ lao
động và NSLĐ cho được tốt hơn…”
5


4
Karl Marx - F.Angel – Tuyển tập – NXB Sự thật, Hà Nội, 1962, trang
671.
5
V.I. Lênin toàn tập, tập 27 – NXB Sự thật, Maxcova, 1977, trang 227,
228.

1. Các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội.
Nếu xét các yếu tố làm tăng NSLĐ xã hội có thể phân loại các yếu tố ảnh hưởng
đến NSLĐ thành các nhóm yếu tố sau:
▫ Các yếu tố gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật.
▫ Các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người.
▫ Các yếu tố gắn với cơ sở vật chất- kỹ thuật xã hội.
▫ Các yếu tố gắn liền với điều kiện thiên nhiên.
1.1. Các yếu tố gắn liền với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật.

Việc phân tích các yếu tố cho phép rút ra kết luận về tác dụng của từng yếu tố đối
với NSLĐ, phải đặc biệt chú trọng đến vai trò của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản
xuất. Đó là yếu tố mạnh nhất làm tăng NSLĐ. Trình độ kỹ thuật của sản xuất biểu hiện
thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng
lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Tính năng của công cụ sản xuất là mực
thước quan trọng nhất để đo trình độ kỹ thuật sản xuất. Ngày nay, ai cũng thừa nhận
máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng NSLĐ, sự phát triển của lực lượng
sản xuất xã hội thường bắt đầu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy
máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy móc
cũ.
1.2. Các yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người.
Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của con người có ý nghĩa to lớn đối với
tăng NSLĐ. Thực ra, đây là một yếu tố không thể thiếu được. Vì rằng, bản thân khoa
học, kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, sự sáng tạo đưa vào sản xuất các
loại công cụ ngày càng hiện đại, đòi hỏi những người lao động có trình độ chuyên môn
tương ứng, phải luôn học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo. mà nếu thiếu
những yếu tố này, người lao động không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm
bắt được các công nghệ hiện đại.
Đi đôi với tiến bộ kỹ thuật, cần nâng cao trình độ quản lý con người. Có thể kể
đến phân công và hiệp tác lao động, sự phân bố hợp lý lực lượng sản xuất và nguồn
nhân lực… đều là các yếu tố làm tăng NSLĐ xã hội. Trong lịch sử, sản xuất máy móc
tăng, phân công lao động phát triển bao giờ cũng dẫn tới nâng cao NSLĐ.

1.3. Các yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên.
Vai trò của các điều kiện thiên nhiên đối với NSLĐ là khách quan không thể phủ
nhận. Thời tiết và khí hậu của nước nhiệt đới khác các nước ôn đới và hàn đới; do đó ở
các nước khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất. Tuy
nhiên thời tiết, khí hậu khắc nghiệt đã tác động không nhỏ đến sản xuất, đến NSLĐ.
Trong nông nghiệp, độ phì nhiêu tự nhiên của đất, của rừng, của biển khác nhau đưa lại
sự chênh lệch của cây trồng, năng suất đánh bắt cá, năng suất tăng trưởng và khai thác

rừng rõ rệt. Trong công nghiệp khai thác mỏ, các vấn đề như hàm lượng của quặng, độ
nông sâu của các vỉa than, trữ lượng của các mỏ đều tác động đến khai thác, do đó, tác
động đến NSLĐ. Con người đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại
của thiên nhiên đến sản xuất, tuy nhiên vẫn chưa khắc phục được hết. Vì thế yếu tố
thiên nhiên vẫn là yếu tố quan trọng, cần phải đặc biệt tính đến trong các ngành như
nông nghiệp, khai thác, đánh bắt hải sản, trồng rừng và một phần nào cả trong xây dựng.
1.4. Các yếu tố cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa rất lớn đối với phát
triển sản xuất và tăng NSLĐ. Cơ sở vật chất kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các ngành
năng lượng, cơ khí, luyện kim, hoá học, giao thông vận tải và hệ thống thông tin, liên
lạc. Đó là các yếu tố gắn với sự phát triển các tư liệu sản xuất mà bất kỳ một nước nào
muốn phát triển kinh tế, muốn tăng nhanh NSLĐ xã hội đều phải đặc biệt quan tâm.
2. Các yếu tố làm tăng năng suất lao động cá nhân.
Nếu xét đến các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ cá nhân trong một đơn vị,
một tổ chức có thể chia ra thành:
▫ Nhóm các yếu tố gắn với bản thân người lao động.
▫ Nhóm các yếu tố gắn với quản lý con người.
▫ Nhóm các yếu tố gắn với điều kiện lao động.
2.1. Nhóm các yếu tố gắn với bản thân người lao động.
Đây là nhóm các yếu tố quan trọng nhất liên quan đến người lao động và ảnh
hưởng trực tiếp đến NSLĐ. Bao gồm kỹ năng, kỹ xảo, cường độ lao động, trạng thái sức
khoẻ, thái độ lao động, kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó với doanh
nghiệp… Để tăng được NSLĐ thì các yếu tố này phải được quan tâm đặc biệt và trước

tiên. Vì cho dù khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu đi chăng nữa cũng cần đến sự vận
dụng của người lao động. Kỹ năng, kỹ xảo của người lao động phải tương ứng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật.
2.2. Nhóm các yếu tố gắn với quản lý con người.
Để nâng cao NSLĐ, nâng cao sức sản xuất thì việc tổ chức, quản lý người lao
động có vai trò quan trọng. Tổ chức quản lý hợp lý sẽ tạo điều kiện nâng cao NSLĐ.

Các yếu tố về tổ chức quản lý được Bảng hiện ở phân công lao động, hiệp tác lao động,
tạo động lực trong lao động (tiền lương, tiền thưởng…), mức sản lượng, tổ chức phục
vụ nơi làm việc (về kỹ thuật, về tổ chức…), thái độ cư xử của người quản lý, bầu không
khí tập thể…
2.3. Các yếu tố gắn với điều kiện lao động.
Các yếu tố về điều kiện lao động có tác động gián tiếp tới NSLĐ cá nhân.
Cải thiện điều kiện lao động sẽ tạo điều kiện không những làm tăng NSLĐ mà còn tác
động đến tâm lý, trạng thái của người lao động. Cải thiện điều kiện lao động như điều
kiện về chiếu sáng, tiếng ồn, độ rung, bụi, thông gió, khói, các chất độc hại, khí độc hại,
an toàn lao động… giúp tăng NSLĐ cá nhân.
Như vậy, ta thấy các yếu tố quan hệ đến NSLĐ cá nhân có rất nhiều. Vì thế,
muốn tăng NSLĐ phải quan tâm tới tất cả các yếu tố này. Điều đó đòi hỏi những đầu tư
nhất định để tạo ra được các điều kiện lao động tối ưu; đồng thời đòi hỏi về trình độ
quản lý con người để khai thác các khả năng tiềm tàng của lao động sống. Những kiến
thức đó không phải chỉ gồm có các môn về kinh tế và tổ chức mà đã mở rộng ra cả các
môn học về tâm lý, xã hội học lao động, kỹ thuật an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Ngoài ra, nếu ta quan niệm, việc tái tạo lại sức lao động là nằm trong cả quá trình
tái sản xuất liên tục, không ngắt quãng của tái sản xuất sản phẩm và sức lao động thì
việc ăn uống, vui chơi, giải trí, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, điều kiện và
phương tiện đi lại… đều phải được tính đến, phải được tổ chức tốt ở bên ngoài doanh
nghiệp để phục vụ cho con người. Tất cả những dịch vụ này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp
làm tăng (hoặc giảm) NSLĐ cá nhân của người công nhân trong doanh nghiệp. Vì vậy,
không thể coi nhẹ các yếu tố này khi đề cập vấn đề tăng NSLĐ cá nhân.

Tóm lại, cho dù có xét các yếu tố chi tiết thế nào đi nữa, xét đến cùng, bao giờ
chúng ta cũng phải giảm được các chi phí về thời gian lao động dùng để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm.
III. Mối quan hệ giữa tăng Năng Suất Lao động với cường độ lao động, tiền lương,
hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh.
1. Tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động.

1.1. Khái niệm cường độ lao động.
Cường độ lao động là mức khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời gian,
mức chi phí năng lượng bắp thịt, trí não, thần kinh của con người càng nhiều thì cường
độ lao động càng cao. Karl Marx gọi cường độ lao động là “khối lượng (lao động) bị ép
vào trong một thời gian nhất định” hoặc còn gọi là “những số lượng lao động khác nhau
bị tiêu phí trong cùng một thời gian”.
1.2. Tăng cường độ lao động.
Tăng cường độ lao động có nghĩa là tăng thêm chi phí lao động cho một đơn vị
thời gian, nâng cao độ khẩn trương của lao động làm cho của cải vật chất sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian tăng thêm, nhưng không làm thay đổi giá trị của một đơn vị
sản phẩm vì chi phí lao động cũng đồng thời tăng lên tương ứng.
1.3. Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động.
Tăng NSLĐ có nghĩa là, giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Trong
một thời gian như nhau, NSLĐ càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng
nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên. Vì đi đôi với NSLĐ tăng, thời
gian lao động cần thiết để tạo ra một sản phẩm giảm. Karl Marx viết: “Nói chung, sức
sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật
phẩm càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong vật phẩm đó càng nhỏ, thì giá trị
của vật phẩm đó càng ít. Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao
động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài và giá trị của nó cũng càng lớn.
Như vậy là, số lượng của giá trị đơn vị hàng hoá thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng của

lao động thể hiện trong hàng hoá đó và thay đổi tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao
động đó”
6

Chính vì thế Karl Marx đã phân biệt kết quả khác nhau do tăng NSLĐ và do tăng
cường độ lao động như sau: “Nếu NSLĐ tăng thì trong cùng một thời gian, sẽ tạo được
nhiều sản phẩm hơn, nhưng không tạo ra được nhiều giá trị hơn. Nếu cường độ của nó
tăng, thì trong cùng một thời gian, lao động sẽ tạo ra không những nhiều sản phẩm hơn

mà cũng tạo ra nhiều giá trị hơn, vì lúc đó, số sản phẩm trội lên là do lao động trội ra mà
có.”
7
. Như vậy ta thấy cả hai trường hợp, sức sản xuất đều tăng lên, nhưng trường hợp
thứ nhất không cần tăng thêm chi phí lao động, còn trường hợp thứ hai chính là do tăng
thêm các chi phí này.
Tuy nhiên, hai khái niệm NSLĐ và cường độ lao động không hoàn toàn tách rời
nhau (mặc dù chúng không giống nhau). Vì rằng, cường độ lao động cũng là một yếu tố
làm tăng NSLĐ. Trước kia do công cụ còn thô sơ, để tăng NSLĐ, người công nhân phải
làm việc nặng nhọc, vất vả (cường độ lao động cũng tăng). Nhưng khi xã hội phát triển,
máy móc hiện đại, ngày nay, cùng với việc tăng NSLĐ thì cường độ lao động không
tăng, thậm chí giảm. Lao động theo mức cường độ xã hội bình thường, có nghĩa là, sau
khi làm việc, với cường độ đó được nghỉ ngơi với mức cần thiết và đầy đủ, sẽ không
còn lại một hậu quả xấu nào trong cơ thể người lao động. Karl Marx gọi đó là “cường
độ tiêu chuẩn lao động quốc dân và không còn được tính đến nữa.”
8

2. Tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Theo cách hiểu chung nhất ở Việt Nam hiện nay, hiệu quả là mối quan hệ giữa
nhân tố đầu vào và nhân tố đầu ra. Tuy nhiên, nhắc đến hiệu quả kinh doanh xã hội
trong đó các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp không chỉ phản ánh kết quả của mình
thông qua các chỉ tiêu tài chính mà còn thông qua những kết quả xã hội mà hoạt động
đó đưa lại. Để đánh giá hiệu quả, chúng ta thường đưa ra một khái niệm NSLĐ xã hội
và nó được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiệu quả. Việc nâng cao NSLĐ góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

6
Karl Marx – Tư bản, Quyển 1, tập 2 – NXB Sự thật, Hà Nội, 1960,
trang 63.
7

Karl Marx – Tư bản, Quyển 1, tập 2 – NXB Sự thật, Hà Nội, 1960,
trang 281.
8
Karl Marx – Tư bản, Quyển 1, tập 2 – NXB Sự thật, Hà Nội, 1960,
trang 262.

3. Mối quan hệ giữa năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
Giữa NSLĐ và tính cạnh tranh có mối quan hệ rất chặt chẽ. Khi tài sản và quá
trình được quản lý một cách có hiệu quả thì sẽ đạt được năng suất cao. Chi phí cho đơn
vị sản phẩm thấp nhưng lại đáp ứng được và vượt mức đòi hỏi của khách hàng. Cạnh
tranh ở đây là khả năng của một nước hoặc một doanh nghiệp. Cạnh tranh được thể hiện
trước hết ở mặt giá cả thấp, chất lượng sản phẩm cao. Một trong những chỉ tiêu quan
trọng nhất phản ảnh khả năng cạnh tranh là chi phí lao động trong một đơn vị GDP hoặc
trong giá trị gia tăng. Trong mối quan hệ giữa NSLĐ và cạnh tranh thì NSLĐ là cơ sở
cho cạnh tranh lâu dài và bền vững, biểu hiện:
Tài sản cạnh tranh kết hợp với quá trình cạnh tranh tạo ra khả năng cạnh tranh trên
thế giới.
ở đây, tài sản cạnh tranh bao gồm: cơ sở hạ tầng, tài chính, công nghệ, con
người…
Quá trình cạnh tranh được biểu hiện trên các mặt: chất lượng, thời gian thoả mãn
khách hàng, dịch vụ…
Khả năng cạnh tranh trên thế giới được biểu hiện trên các lĩnh vực: thị phần, lợi
nhuận, tăng trưởng, tính dài hạn…
Theo quan điểm truyền thống, khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào những lợi thế so
sánh về nguồn lực và tài nguyên. Nhưng ngày nay, điều đó không thể giải thích được
cho những nước có nguồn tài nguyên nghèo nàn nhưng khả năng cạnh tranh cao. Vì
vậy, khả năng cạnh tranh phải được tạo ra từ việc nâng cao NSLĐ và sử dụng có hiệu
quả nguồn lực tài sản và các quá trình.
Mối quan hệ giữa tăng NSLĐ và tăng khả năng cạnh tranh là mối quan hệ nhân
quả. Tăng NSLĐ là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh, ngược lại, tăng khả năng cạnh

tranh lại tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng sức mạnh kinh tế của
các nước, GDP trên đầu người tăng lên, tiêu chuẩn sống được nâng cao, tăng khả năng
đầu tư vào tài sản và quá trình. Điều đó lại tạo điều kiện cho tăng NSLĐ và nó lại tiếp
tục làm tăng khả năng cạnh tranh. Đây là mối quan hệ trong trạng thái động phát triển
không ngừng.

Có thể nói rằng, năng suất thấp đồng nghĩa với lãng phí, giảm quy mô kinh doanh.
Việc tăng NSLĐ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, thu
nhập của người lao động, các điều kiện sống và làm việc tốt hơn. Tăng NSLĐ là kết quả
của giảm giá nhằm bù đắp phần tăng chi phí, duy trì lợi nhuận, tăng cạnh tranh. Sự thay
đổi lợi nhuận phụ thuộc vào hai nhân tố: tăng NSLĐ bù đắp giá và giảm giá trị đồng
tiền. Nhưng lợi thế do giảm giá trị đồng tiền sẽ không tồn tại được lâu và mất đi nhanh
chóng. Vì vậy, để đảm bảo tồn tại và phát triển (tức là tăng khả năng cạnh tranh) thì cần
không ngừng tăng NSLĐ.
4. Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động với tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Nói chung, nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng NSLĐ và tăng việc làm.
Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy rằng, nếu có khả năng tổ chức phát triển
tốt, tăng NSLĐ không dẫn đến giảm việc làm mà ngược lại, hầu hết các nứơc có trình
độ NSLĐ cao lại là những nước giải quyết tốt vấn đề việc làm. Mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với tăng NSLĐ và việc làm có thể được minh hoạ như sau:
Chẳng hạn GDP có thể được viết dưới dạng:




Nhưng:


Do đó: GDP = NSLĐ


Việc làm
Ta cũng có thể biểu hiện tăng trưởng kinh tế qua đẳng thức sau:
Tăng trưởng GDP = Tăng NSLĐ + Tăng việc làm
Như vậy, có thể thấy tăng NSLĐ là nguồn gốc cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Nó
đóng góp quan trọng trong việc nâng cao tiềm lực kinh tế của một nước trên thế giới.
Sự thay đổi NSLĐ không chỉ phản ánh sự thay đổi đầu ra trên một lao động trong
từng khu vực kinh tế mà còn làm chuyển dịch sự phân phối lao động giữa các khu vực,
lµm ViÖc×
lµm ViÖc
GDP
GDP 
éng® lao suÊt N¨ng
lµm ViÖc
GDP


đặc biệt từ những khu vực có năng suất thấp tới những khu vực có năng suất cao và
ngược lại. Khi NSLĐ tăng làm tăng đầu ra trên một lao động được gọi là sự tác động
của năng suất và sự dịch chuyển việc làm giữa các khu vực kinh tế được gọi là tác động
chuyển dịch của việc làm. Tăng NSLĐ có tác động rất lớn đến chuyển đổi cơ cấu kinh
tế theo hướng sử dụng các nguồn lực ngày càng có hiệu quả hơn.
5. Mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tăng tiền lương.
Mối quan hệ giữa NSLĐ và tiền lương là một chỉ số rất cơ bản, là thước đo hiệu
quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, tốc độ tăng NSLĐ của doanh
nghiệp phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Bởi vì:
5.1. Do yêu cầu của tăng khả năng cạnh tranh.
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thể hiện thông qua tổng mức chi phí lao động
bình quân cho một đơn vị sản phẩm (ULC). Nâng cao NSLĐ sẽ cho phép giảm chi phí
bình quân cho một đơn vị sản phẩm.


ULC =
Tổng chi phí lao động
Tổng sản phẩm


Chia cả tử và mẫu cho số lao động bình quân ta có:
ULC =
Tổng chi phí lao động
Lao động
:
Tổng sản phẩm
Lao động

Ta có thể viết:
Tốc độ tăng chi phí cho một
đơn vị sản phẩm
=
Tốc độ tăng tiền
lương bình quân
-
Tốc độ tăng năng suất
lao động
Để tăng tính cạnh tranh, thì tốc độ tăng chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm
phải giảm dần. Có nghĩa là tốc độ tăng NSLĐ phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương.
5.2. Năng suất lao động chỉ là một bộ phận của tổng năng suất chung.
Một mặt, tăng NSLĐ có phần đóng góp của người lao động như nâng cao trình độ
lành nghề, nâng cao kiến thức, tổ chức kỷ luật, sáng tạo… Tuy nhiên NSLĐ cá nhân và
xã hội còn tăng lên do các nhân tố khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp

lý tài nguyên…) Như vậy, tốc độ tăng NSLĐ rõ ràng có khả năng khách quan lớn hơn

tốc độ tăng của tiền lương bình quân.
5.3.Do yêu cầu của tích luỹ.
Yêu cầu của việc tốc độ tiền lương tăng thấp hơn tốc độ tăng NSLĐ còn thể hiện
mối quan hệ trong xã hội. Đó là mối quan hệ giữa đầu tư và tiêu dùng. Chúng ta biết
rằng, phát triển kinh tế dựa trên hai yếu tố là tăng số thời gian làm việc và tăng NSLĐ
thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Điều này đòi hỏi sản phẩm làm ra
không phải đem toàn bộ dùng để nâng cao tiền lương thực tế mà còn phải tích luỹ càng
cao thì tốc độ tăng NSLĐ càng cao.
Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như nội bộ doanh nghiệp,
muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ thì cần duy trì tốc độ tăng NSLĐ lớn hơn tốc
độ tăng tiền lương bình quân. Nhưng mối quan hệ giữa tốc độ tăng (∆

t) NSLĐ lớn hơn
tốc độ tăng tiền lương bình quân bao nhiêu là hợp lý, lại còn phụ thuộc vào một số điều
kiện kinh tế và chính sách tiền lương của từng thời kỳ, từng ngành và doanh nghiệp cụ
thể và được xác định bằng công thức sau:


t= (I
tl
–1) (I
w
–1)
Trong đó: ∆t: là % tiền lương bình quân tăng lên khi 1% NSLĐ tăng lên
I
tl
: Chỉ số tiền lương giữa hai thời kỳ thực hiện/kế hoạch (hoặc kế
hoạch/báo cáo).
I
w

: chỉ số năng suất giữa hai thời kỳ thực hiện/kế hoạch (hoặc kế
hoạch/báo cáo).
IV. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích năng suất lao động
1. Chỉ tiêu tính năng suất lao động
Có nhiều loại chỉ tiêu để tính NSLĐ, nhưng dùng loại chỉ tiêu nào còn tuỳ thuộc
vào việc lựa chọn một thước đo cho thích hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp.
Hiện nay, người ta thường dùng 3 loại chỉ tiêu tính NSLĐ sau:
1.1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật.
Chỉ tiêu này dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm (đơn vị tính kg, m
2
,
m
3
…) để biểu hiện mức NSLĐ của một công nhân (hay một công nhân viên).

Công thức tính:

Trong đó: W: mức NSLĐ của một công nhân (hay một công nhân viên).
Q: Tổng sản lượng tính bằng hiện vật.
T: Tổng số công nhân (hay công nhân viên).
Ưu điểm:
▫ Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động.
▫ Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng
của biến động giá cả.
▫ Thích hợp với các nhóm, tổ, đội chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm.
▫ Có thể so sánh được trực tiếp NSLĐ tại xí nghiệp, các đơn vị có cùng 1 loại
sản phẩm, hoặc có thể so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau khi có cùng
loại sản phẩm.
Nhược điểm:
▫ Chỉ dùng để tính cho 1 loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể dùng

làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm. Trong thực tiễn ít có doanh
nghiệp nào chỉ sản xuất 1 sản phẩm có cùng quy cách, phẩm chất.
▫ Không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phẩm khác
nhau, cũng như việc đo lường NSLĐ của các doanh nghiệp, các ngành có
chủng loại mặt hàng đa dạng.
▫ Chỉ tiêu này chỉ dùng để tính cho thành phẩm. Sản phẩm dở dang không
tính được nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân. Đặc biệt với
những doanh nghiệp có tỷ trọng tái chế phẩm lớn như doanh nghiệp đóng
tàu, xây dựng cơ bản thì chỉ tiêu này bộc lộ rõ nhược điểm trên. Vì thế, việc
dùng chỉ tiêu này bị hạn chế.
Để khắc phục nhược điểm này, người ta phải dùng chỉ tiêu hiện vật quy đổi. Muốn
vậy phải tính đổi nhiều loại sản phẩm sang một loại nào đó được chọn là đơn vị đo
lường chung. Khi quy định cần chú ý đến những đặc điểm về trọng lượng, khối lượng,
công suất… VD: quy đổi các loại lương thực ra sản lượng thóc.
T
Q
W 

1.2. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị (tiền)
Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá trị cố định) của tất cả các loại
sản phẩm của doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra để biểu hiện mức NSLĐ của một
công nhân (hay một công nhân viên).

Công thức tính:

Trong đó: W: Mức NSLĐ của một công nhân (hay một công nhân viên) tính
bằng giá trị (tiền)
Q: Giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận…
T: Tổng số công nhân (hay công nhân viên).
Ưu điểm:

▫ Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất, có khả năng tính cho nhiều loại sản phẩm
khác nhau, khắc phục được nhược điểm chỉ tiêu tính bằng hiện vật. Phạm vi
sử dụng của nó rộng hơn từ doanh nghiệp đến ngành rồi giữa các ngành và
nền kinh tế quốc dân. Có thể dùng để so sánh mức NSLĐ giữa các doanh
nghiệp, giữa các ngành với nhau.
Nhược điểm:
▫ Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ.
▫ Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công
xưởng. Nếu sản phẩm hiệp tác với ngoài nhiều cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ
làm sai lệch mức NSLĐ của bản thân doanh nghiệp.
▫ Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi
(hoặc ít thay đổi) vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch
mức và tốc độ tăng NSLĐ.
1.3. Chỉ tiêu tính năng suất lao động bằng thời gian lao động.
Chỉ tiêu này dùng lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
(hoặc hoàn thành một công việc) để biểu hiện NSLĐ. Giảm chi phí lao động cho một
đơn vị sản phẩm dẫn tới tăng NSLĐ.
T
Q
W 


Công thức tính:

Trong đó: L: Lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm (tính bằng
đơn vị thời gian).
T: Thời gian lao động đã hao phí.
Q: Số lượng sản phẩm (hoặc giá trị).
Lượng lao động này được tính bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động của
các bước công việc, các chi tiết sản phẩm (đơn vị dùng để tính – T: giây, phút, giờ).

Người ta phân chia thành:
▫ Lượng lao động công nghệ (Lcn).
▫ Lượng lao động chung (Lch).
▫ Lượng lao động sản xuất (Lsx).
▫ Lượng lao động đầy đủ (Lđđ).
Lượng lao động công nghệ (Lcn): bao gồm chi phí thời gian lao động của công
nhân chính hoàn thành quá trình công nghệ chủ yếu.
Lượng lao động chung (Lch): bao gồm chi phí thời gian lao động của công nhân
hoàn thành quá trình công nghệ cũng như phục vụ quá trình công nghệ đó.
Công thức tính: Lch = Lcn + Lpvq.
Trong đó:
Lpvq: lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ.
Lượng lao động sản xuất (Lsx): bao gồm chi phí thời gian lao động của công
nhân chính và công nhân phụ trong toàn doanh nghiệp.

Công thức tính: Lsx = Lch + Lpvs
Trong đó:
Lpvs: lượng lao động phục vụ sản xuất.
Q
T
L 

Lng lao ng y (L): bao gm hao phớ lao ng trong ch to sn phm
ca cỏc loi cụng nhõn viờn sn xut cụng nghip trong doanh nghip.
Cụng thc tớnh: L = Lsx + Lql.
Trong ú: Lql bao gm lng lao ng ca cỏn b k thut, nhõn viờn qun lý
cỏc phũng ban, phõn xng, tp v, cha chỏy, bo v
Ch tiờu tớnh theo lng lao ng cú nhng cụng dng nht nh nhng khụng th
thay th hon thon cho ch tiờu tớnh theo giỏ tr. Trong cụng tỏc lp k hoch c s
dng ng cỏc loi ch tiờu

u im:
Phn ỏnh c c th mc tit kim thi gian lao ng sn xut ra sn phm.
Nhc im:
Tớnh toỏn khỏ phc tp, khụng dựng tớnh tng hp c NSL bỡnh quõn ca
mt ngnh hay mt doanh nghip cú nhiu loi sn phm khỏc nhau.
Ngoi ra, trong qun lý ngi ta phõn bit cỏc loi NSL tớnh theo nm, thỏng,
ngy, gi.

tế thực việc làm ngờingày Số
thu) doanh Tổng (hay lợng nsả trị giá Tổng
NSLĐ
ngày


tế thực việc làm ngời giờ Số
thu) doanh Tổng (hay lợng nsả trị giá Tổng
NSLĐ
giờ



2. Phng phỏp phõn tớch nng sut lao ng trong doanh nghip.
Ngi lao ng luụn mun hiu qu lao ng ca mỡnh ngy mt tng, ngha l
NSL khụng ngng tng lờn. Do ú phõn tớch NSL nhm mc tiờu nõng cao NSL.
Tt c s bin ng u cú th biu din tng quỏt di hai dng: s bin ng tuyt i
v s bin ng tng i. Vic phõn tớch nhm mc ớch tỡm ra nguyờn nhõn gõy nờn
s bin ng v vai trũ tỏc ng ca tng nguyờn nhõn.

Phân tích sự biến động này cho phép biểu hiện tính quy luật biến động của mức
NSLĐ thông qua các chỉ tiêu tăng, giảm tuyệt đối và tương đối. Từ đó nó cho phép dự

báo ngắn hạn về NSLĐ.
2.1. Mức biến động về năng suất lao động.
Biến động tuyệt đối

w =W
1
– W
0

Trong đó:

w:Biến động tuyệt đối (tăng, giảm) về mức NSLĐ.
W
1
: Mức NSLĐ kỳ sau (hoặc kỳ thực hiện).
W
0
: Mức NSLĐ kỳ trước (hoặc kỳ kế hoạch).
Biến tương đối:
▫ Chỉ số NSLĐ:


Trong đó:
I
w
: Chỉ số NSLĐ.
W
1
: Mức NSLĐ kỳ sau (hoặc kỳ thực hiện).
W

0
: Mức NSLĐ kỳ trước (hoặc kỳ kế hoạch).

▫ Tốc độ tăng NSLĐ:

Trong đó: T
w
: Tốc độ tăng NSLĐ (%)
2.2. Nội dung phân tích.
Nội dung của việc phân tích bao gồm:
▫ Phân tích chung tình hình NSLĐ, cụ thể sự biến động về mức NSLĐ giờ, ngày,
năm.
▫ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này.
100


0
01
W
WW
T
W
0
1
W
W
T
W



▫ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng lao động đến mức
chênh lệch của NSLĐ.
3. ý nghĩa của việc phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp.
Đánh giá chung tình hình NSLĐ hiện nay trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, ta
thấy hầu hết NSLĐ trong doanh nghiệp đều ở mức thấp, do trình độ ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, máy móc, thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, lao động thủ
công còn nhiều, trình độ quản lý yếu kém lạc hậu. Do vậy, việc nghiên cứu NSLĐ nhằm
hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác các khả năng tiềm tàng để tăng NSLĐ.
Nghiên cứu NSLĐ có nhiều ý nghĩa to lớn:
▫ Là cơ sở đánh giá kết quả lao động của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.
▫ Là cơ sở để trả lương cho lao động.
▫ Là cơ sở cho việc tuyển chọn, tuyển mộ.
▫ Là cơ sở cho tổ chức sản xuất và phân công, hiệp tác lao động…

phần ii
phân tích thực trạng Năng suất lao động tại xí nghiệp xây lắp thiết bị đIện nước
I. một số đặc điểm chủ yếu của xí nghiệp.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 5 tháng 6 năm 1958 Xi nghiệp được thành lập cung với sự ra đời Công ty xây
dựng số 1-Bộ Xây dựngTừ năm 1983 đến nay, xi nghiệp thuộc sự quản lý của Tổng
công ty xây dựng Hà Nội,Bộ Xây dựng.Lịch sử phát triển củaXi nghiệp luôn gắn liền
với những kế hoạch của tổng công ty và những bước phát triển về kinh tế , văn hoá xã
hội của thủ đô Hà Nội và điều này đã được khẳng định bằng những dự án mà Xí nghiệp
đã và đang đảm nhận thi công trong mấy thập niên gần đây.
.Quá trình phát triển của xí nghiệp có thể được chia làm 4 giai đoạn như sau:
▫ Giai đoạn 1 (1958-1965): Phục vụ xây dụng cơ sở hạ tầng khôi phục kinh tế 5
năm lần thứ I.

×