Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phát hiện và xử trí sốc phản vệ ( tài liệu dành cho ý tá) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.78 KB, 5 trang )

PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ
(Tài liệu dành cho y tá)

I/BỆNH NGUYÊN:
1. ĐỊNH NGHĨA:
Sốc phản vệ là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng tình trạng tăng tính
thấm thành mạch và nhạy cảm quá mức của phế quản, do hoạt động của các chất
trung gian hoá học của cơ thể được giải phóng ngay sau khi có các yếu tố kích
thích là miễn dịch hoặc không miễn dịch.
2. NGUYÊN NHÂN:
1, Kháng sinh: Penicilin và các βlactam, Tetracyclin,
2, Thuốc chống viêm không Steroid
3, Vitamin C: thường gặp ở Việt Nam.
4, Thuốc giảm đau, gây mê: Morphin, Codein,
5, Thuốc tê: Procain, Xylocain,
6, Các thuốc khác: Viên sắt, Iode,
7, Thuốc để chẩn đoán: Thuốc cản quang có Iode.
8, Hormon: insulin, ACTH.
9, Các chế phẩm máu: γglobulin, huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu.
10, Kháng độc tố: Kháng độc tố uốn ván, bạch hầu, nọc rắn.
11, Nọc của sinh vật: Nọc ong, nọc rắn, nhện, bò cạp, một số loài cá
biển.
12, Thực phẩm: Hoa quả, nhộng tằm,
3. BIỂU HIỆN:
Xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vòng vài phút tới nhiều giờ sau khi tiếp
xúc nguyên nhân.
3.1, Toàn thân: hốt hoảng, mệt
3.2, Da, niêm mạc: thường gặp, có tính chất báo hiệu (có thể không có nếu
sốc biểu hiện nặng đột ngột)
1
- Ngứa, nóng ran, cảm giác kiến bò, kim châm, thường nổi mẩn, đỏ


da, phù quink, thường ở mặt, cổ sau đó lan ra toàn thân. Kết mạc đỏ chảy
nước mắt, phù mi.
- Có thể phù miệng, họng, thanh môn dẫn tới ngạt thở.
3.3, Hô hấp:
- Chảy nước mũi, hắt hơi,
- Phù thanh môn.
- Thở rít, xanh tím.
- Co thắt phế quản (biểu hiện như hen), tăng tiết đờm.
- Có thể phù phổi cấp, ngừng thở.
3.4, Tim mạch: (do giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, thoát mạch)
- Nhịp tim nhanh, mạch yếu hoặc không bắt được, huyết áp tụt.
- Có thể có loạn nhịp, nhịp chậm (ở bệnh nhân dùng thuốc chẹn βgiao cảm
hoặc do hạ huyết áp đột ngột.
3.5, Tiêu hoá:
- ỉa chảy, nôn, đau bụng, có thể có xuất huyết tiêu hoá.
6, Mất ý thức, co giật: do thiếu Oxy não.
4. XỬ TRÍ :
Ngay khi thấy có các biểu hiện trên (không phải lúc nào cũng đầy đủ các
dấu hiệu như vậy).
1, Ngừng tiếp xúc với nguyên nhân nghi ngờ ngay lập tức: Như ngừng
tiêm truyền.
2, Cho bệnh nhân nằm.
3, Adrenalin: Là thuốc chính, điều trị thực thụ và cấp cứu.
* Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch, bệnh nhân chưa nặng, chưa tụt
huyết áp:
- Người lớn: 1/2 - 1 ống (1mg/ống) tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
- Trẻ em: Pha loãng 1 ống Adrenalin (1ml) với 9 ml NaCl 9%o. Tiêm 10
µg/kg cân nặng/1 lần.
+ Làm lại các lần tiêm như trên trong 10 - 15' tới khi ổn định.
- Nếu nặng, tụt huyết áp, đe doạ tử vong:

2
+ Dùng đường tiêm tĩnh mạch (có thể tĩnh mạch bẹn) 1 - 2ml dung
dịch Adrenalin/ 1 lần, pha như trên, lặp lại sau vài phút tới khi
huyết áp trở về bình thường.
+ Hoặc xịt Adrenalin dung dịch pha như trên qua nội khí quản, hoặc
qua màng nhẫn giáp.
- Nhanh chóng báo bác sĩ và người hỗ trợ.
* Đặt đường truyền tĩnh mạch: Adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, bắt
đầu với liều 0,03µg/kg/ph, để duy trì huyết áp.
4, Thở Oxy, tuỳ mức độ.
5, Bóp bóng Ambu qua mask.
6, Chuẩn bị đặt nội khí quản, chọc màng nhẫn giáp, mở khí quản cấp nếu
cần.
7, Truyền dịch: Dùng NaCl 9%o, có thể dùng các dd cao phân tử
8, Các thuốc khác:
- Salbutamol, Aminophilin (Diaphilin): chống co thắt phế quản.
- Corticoid: Solumedrol, Depersolon, Hydrocortison Hemisuccinat: Có ác
dụng sau 4 - 6 giờ nên không phải là thuốc cho đầu tiên, giúp chống viêm,
giảm phù nề.
- Kháng Histamin: Như Dimeron, có vai trò ít.
- Than hoạt: Đối với các nguyên nhân qua đường uống.
* Trong hoàn cảnh ngoài bệnh viện dù xử trí có tiến triển tốt, vẫn phải đến
bệnh viện vì có thể tụt huyết áp trong vòng 24 giờ sau
II. CHĂM SÓC
- Nhận định các dấu hiệu sinh tồn:
- Tuần hoàn:
+ Mạch nhanh? tụt huyết áp?
+ Dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên: da lạnh, ẩm, vân tím-đái ít-vật
vã, lo lắng
- Hô hấp:

+ Đường thở: ứ đọng đờm dãi, tụt lưỡi
+ Nhịp thở(nhanh,chậm,ngừng thở), biên độ (nông,yếu )
+ Đo SpO
2
+ Dấu hiệu suy hô hấp: tím, vã mồ hôi, vật vã hốt hoảng
3
- Nhanh chóng hỏi tiền sử, bệnh sử (qua BN, người nhà ) để tìm nguyên
nhân
- Thảo luận với bác sỹ để nắm rõ hơn về tình trạng và xu hướng diễn biến
của BN
- Chăm sóc:
2.1. Mục đích:
- Đảm bảo hô hấp
- Đảm bảo tuần hoàn
- Loại bỏ, cách ly nguyên nhân
- Các thuốc khác
- Bilan xét nghiệm
- Lập bảng theo dõi
2.2. Cụ thể:
*Đảm bảo tuần hoàn:
+ Adrenalin (là thuốc đầu tay, quyết định thành công điều trị):
liều lượng, đường tiêm theo y lệnh của bác sỹ: tiêm dưới da,
tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
+ Đặt đường truyền tĩnh mạch
+ Nếu cần đặt ống thông TMTT: chuẩn bị dụng cụ và hỗ trợ BS
làm thủ thuật.
+ Truyền dịch: NaCl 0,9%, ringer lactat, dd keo
*Đảm bảo hô hấp:
+Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu BN nôn, hôn mê
+ Hút đờm dãi, đặt canuyn miệng nếu tụt lưỡi

+ Bóp bóng Ambu nếu ngừng thở hoặc thở yếu
+ Thở oxy nếu khó thở, suy hô hấp
+ Hỗ trợ đặt NKQ và thở máy nếu suy hô hấp hoặc sốc nặng:
chuẩn bị dụng cụ đặt NKQ, chuẩn bị máy thở.
*Loại bỏ, cách ly nguyên nhân:
+ Nếu nguyên nhân gây SPV qua đường tiêu hoá: rửa dạ dày,
than hoạt, sorbitol
+ Ngừng tiếp xúc nguyên nhân: ngừng tiêm truyền
*Các thuốc khác: cho theo y lệnh bác sỹ :
+Salbutamol, Diaphylin: giãn phế quản
+Solumedrol, Depersolon:chống viêm, giảm phù nề
+Dimedrol: kháng H
1
*Bilan xét nghiệm:
+ Xét nghiệm cơ bản: CTM, ĐGĐ, ure, đường máu- ECG- khí
máu đ/m-
+ Các xét nghiệm khác: phản ứng phan huỷ Mastocyte để tìm
nguyên nhân
4
*Lập bảng theo dõi: tuỳ theo từng tình trạng cụ thể của bệnh nhân:
+M, HA và các dấu hiệu tưới máu ngoại biên: 15 ph/lần đến khi
HA lên 90/60, sau đó 3h/lần đến khi HA ổn định
+ Nhịp thở, SpO
2
: 15-30 ph/lần khi đang SHH
+Theo dõi nước tiểu 1h/lần đến khi HA ổn định
+Bilan nước vào-ra và cân nặng: hàng ngày
III. DỰ PHÒNG
1, Hộp chống sốc: Luôn có sẵn sàng, gồm có:
- Adrenalin 1mg: 5 ống.

- Nước cất pha tiêm: 5 ống.
- Solumedrol, Depersolon: 5 ống.
Hoặc Hydrocortison Hemisuccinat.
- Bơm kim tiêm 5 - 10ml: 5 bộ.
- Bông, gạc, cồn, dây chun, panh, kẹp.
- Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (đã được thống nhất).
2, Dụng cụ:
- Bóng ambu, mask.
- Oxy.
- Dụng cụ đặt nội khí quản, chọc màng nhẫn giáp, mở khí quản.
3, Bệnh nhân:
- Được cho biết nguyên nhân, các biểu hiện của sốc phản vệ sau khi bị sốc
lần đầu.
- Bệnh nhân hoặc người nhà cần báo cáo tiền sử khi có tái phát.
4, Vấn đề test kháng sinh: Chỉ test Penicilin và Streptomycin.
5

×