Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dị tật thành bụng ở trẻ nhỏ: Cách phát hiện và xử trí ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.18 KB, 5 trang )

Dị tật thành bụng ở trẻ nhỏ:
Cách phát hiện và xử trí
Các bất thường ở thành bụng trẻ sơ sinh là những dị tật
bẩm sinh rất nguy hiểm cần đưa đến những trung tâm phẫu
thuật nhi để được xử trí sớm. Các bác sĩ nhi cho rằng việc
chẩn đoán trước sinh và khám thai thường xuyên là điều cần
thiết để có thể chuẩn bị những biện pháp xử trí tốt nhất cho
những trường hợp này.
Thoát vị trong dây rốn và khe hở thành bụng
Thoát vị trong dây rốn là dị tật bẩm sinh của thành bụng. Tạng
trong ổ bụng chui ra ngoài qua vòng rốn không khép kín và
được che phủ bởi màng ối trong mờ, vô mạch. Hầu hết thoát vị
trong dây rốn có túi thoát vị với kích thước khác nhau. Màu túi
lúc đầu trong, nhìn qua thành túi thấy được các tạng như gan
ruột bên trong, sau một vài ngày thành túi mờ đục dần trở thành
màu sữa. Cổ túi ở vị trí khuyết thành bụng, có thể rộng hoặc hẹp
với kích thước khác nhau. Dây rốn thường lồng dính vào trong
thành túi ở vị trí giữa hoặc ở dưới túi.
Biến chứng: Vỡ túi có thể xảy ra ở thời kỳ trước, trong và sau
đẻ. Nếu túi thoát vị bị vỡ trong thời kỳ bào thai thì ruột non sẽ ra
khỏi ổ bụng và ngâm trong nước ối, sau đẻ dễ nhầm lẫn với khe
hở thành bụng. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn gây viêm phúc mạc.
Cổ túi hẹp sẽ gây nghẹt ruột, dẫn đến thủng ruột, tình trạng này
xảy ra trong thời kỳ bào thai sẽ gây thủng ruột gây viêm phúc
mạc phân su và có thể có teo ruột thứ phát.
Các dị tật phối hợp thường khá cao, khoảng 50% như dị dạng về
nhiễm sắc thể, bàng quang lộ ra ngoài, thoát vị hoặc sổ cơ
hoành, dị tật về tim mạch
Nếu trẻ bị dị tật này cần phải chăm sóc cẩn thận, tránh bị vỡ túi
thoát vị. Phẫu thuật là biện pháp duy nhất xử trí dị tật và phải
tiến hành mổ nhiều lần sao cho đảm bảo đưa hết tạng vào bụng


đúng vị trí.
Dị tật khe hở thành bụng: Là ở khe dọc của thành bụng, cạnh
rốn mà qua đó ruột nguyên thuỷ chui ra ngoài. Khuyết hụt của
thành bụng cạnh rốn thường là bên phải, dây rốn bình thường và
thường cách khe hở thành bụng một cầu da. Dị tật này xảy ra
vào tuần lễ thứ 9 của bào thai, do rối loạn phát triển lá thành
phôi, thiếu khúc cơ nguyên thuỷ và trung mô, tiêu biểu mô. Ruột
chui qua khe hở thành bụng ngâm trong nước ối. Do viêm phúc
mạc nên thành ruột dày và phù nề, ruột dính vào nhau và rất
ngắn, thường có rối loạn quay của ruột. Gan không bị lộ ra ngoài
nhưng có thể thấy buồng trứng và tinh hoàn lạc chỗ. Các dị tật
và tổn thương phối hợp có thể gặp là teo ruột, hoại tử hồi tràng,
thủng tá tràng, viêm ruột hoại tử
Ngay sau khi sinh, trẻ phải được điều trị ngay thoát vị dây rốn
nhưng cần chú ý tình trạng thân nhiệt, bảo vệ ruột lộ ra ngoài và
chuyển ngay tới trung tâm phẫu thuật nhi. Sau khi phẫu thuật,
trẻ được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, sau đó kết hợp dần
với nuôi dưỡng bằng ống thông qua dạ dày - ruột.
Dị tật hậu môn - trực tràng (HMTT)
Đây là dị tật không có lỗ hậu môn, có hoặc không có đường rò
từ ống hậu môn, trực tràng ra tầng sinh môn hoặc đường tiết
niệu, cơ quan sinh dục. Sự rối loạn phát triển ở một giai đoạn
nào đó của bào thai dẫn đến dị tật này. Có các loại dị tật HMTT
sau: cao, trung gian, thấp và hiếm gặp.
Nhận biết bệnh: Đối với dị tật không có rò từ ống hậu môn - trực
tràng thì da ở vị trí vết tích hậu môn căng phồng khi trẻ khóc, có
thể thấy màu xanh phân su nếu màng bịt hậu môn mỏng, đục
mờ. Có thể da ở vị trí hậu môn phẳng hoặc lõm ngay cả khi trẻ
khóc. Dùng kim châm nhẹ kích thích da hậu môn thấy có phản
xạ co thắt là có cơ thắt ngoài.

Đối với dị tật có lỗ rò hậu môn - trực tràng, phải đợi từ 18 -
24giờ sau đẻ mới có thể đánh giá chính xác được bằng thăm dò
hoặc xoa ép nhẹ vùng tầng sinh môn hoặc niệu đạo. Có sự khác
nhau giữa nam và nữ.
Ở trẻ trai: Lỗ rò có thể ra ở tầng sinh môn hoặc đường tiết niệu
thường là ở niệu đạo. Lỗ rò ở đường đan của tầng sinh môn hoặc
bìu. Trẻ đái ra phân su.
Ở trẻ gái: Phải xem có mấy lỗ ở tầng sinh môn.
Nếu có một lỗ duy nhất tại vị trí giữa hai môi lớn là dị tật thể
đặc biệt: còn ổ nhớp. Ở thể bệnh này, niệu đạo, âm đạo, trực
tràng đổ chung vào một ống gọi là ổ nhớp. Một thể bệnh hiếm
gặp hơn là âm đạo bị teo cao, chỉ có niệu đạo và trực tràng đổ
chung vào một ống là hoặc trực tràng teo cao không thông với
xoang niệu dục. Khám có dấu hiệu tắc ruột, có thể bí đái, tử
cung căng to ứ dịch.
Trường hợp có hai lỗ niệu đạo và âm đạo, không có lỗ hậu môn,
nếu phân su ra qua lỗ âm đạo là rò trực tràng - âm đạo (dị tật thể
cao hoặc trung gian).
Có 3 lỗ: niệu đạo, âm đạo và một lỗ ở âm hộ hoặc tiền đình
hoặc tầng sinh môn. Có thể xảy ra lỗ rò ở tiền đình (vị trí giao
nhau của hai môi bé, ngoài màng trinh); lỗ rò âm hộ hay lỗ rò ở
tầng sinh môn.
Biện pháp xử trí: Dị tật hậu môn - trực tràng hiện nay được xử
trí khá hoàn thiện tại các trung tâm ngoại nhi, tuỳ theo mức độ
dị tật và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà tiến hành mổ một
lần hoặc nhiều lần. Hầu hết các trường hợp đều cho kết quả tốt.
Phòng bệnh: Ngày nay với kỹ thuật siêu âm và chẩn đoán trước
sinh, nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện ngay trong thời kỳ
bào thai, giúp cho gia đình bệnh nhân chủ động hơn trong việc
chuẩn bị điều trị. Việc phát hiện sớm còn giúp cho bệnh nhân có

kết quả điều trị tốt hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm. Để
phòng các dị tật bẩm sinh, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị sức
khoẻ tốt khi quyết định sinh con. Người mẹ cần tiêm các loại
vaccin phòng bệnh trước khi có thai như vaccin phòng bệnh
Rubella, cúm. Trong thời gian mang thai không nên tiếp xúc với
các hoá chất độc hại, không sử dụng các chất kích thích như
rượu bia, thuốc lá, ăn đủ chất dinh dưỡng, có tinh thần thoải mái.
Nếu trong gia đình có người bị dị tật, khi mang thai cần đi thăm
khám thường xuyên hơn những người bình thường để kịp thời
được tư vấn hướng dẫn biện pháp chăm sóc thai sản và sau sinh.

×