Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Phần 1: Giới thiệu phần mềm Aegisub ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.49 MB, 40 trang )



2011

~ 1 ~

Phần 1: Giới thiệu phần mềm Aegisub
Trang chủ: (sau khi chạy Aegisub, vào fần help nó có forum cũng dẫn đến
trang này)

Lịch sử - công dụng: trước năm 2006, nếu những ai vào thời điểm này có theo dõi anime (những thứ
khác như drama, movie thì khỏi nói rồi, công nghệ làm sub những cái đó ko bao giờ đuổi kịp của
các anime fansub), thì sẽ thấy là sub hồi đó rất chi là thô sơ và phải nói là xấu. Thời đó thường là sử
dụng Subtitle Workshop hay Subtitle Creator, 2 cái này rất hạn chế, tính năng rất kém.
Chính vì thế mà Aegisub ra đời nhằm hỗ trợ công việc làm sub dễ dàng và hiệu quả hơn. Project
Aegisub được phát triển bởi hơn 10 programmer, đứng đầu là ArchMageZeratul của KAA(Kick-Ass-
Anime, có lẽ những bạn xem anime lâu năm ko thể ko biết nhóm này). Các thành viên khác gồm có :
jfs, Tentacle, movax, Gabest, TheFluff, jcubed, Motoko-chan Thừa kế từ SubStationAlpha và
Medusa nên có tất cả những ưu điểm của 2 phần mềm này, đồng thời sử dụng định dạng ASS
(Advanced SubStationAlpha) của Medusa, vốn hỗ trợ nhiều tag cao cấp hơn so với SSA
(SubStationAlpha).
(từ bài giới thiệu Aegisub của Delacroix, các bạn có thể xem bài hướng dẫn đó của delacroix luôn,
style viết hơi khác tí, lúc tớ viết xong bài này mới biết cậu ấy đã viết 1 bài như thế)

Link download:


Lời khuyên: Bài này tớ sẽ chỉ viết giới thiệu về Aegisub chứ chưa đi vào chỉ cách làm sub. Tiếp tới
theo kế họach tớ sẽ viết tiếp 2 bài, thứ nhất là chi tiết cách làm sub với Aegis (dự định bài này sẽ ngốn
của tớ ít nhất là 5h30) và thứ 2 là cơ bản cách làm karaoke với Aegisub (cái này chắc nhanh hơn, tốn
chừng 3h thôi).


Thế nên nếu ai Eng ko tồi (theo tớ tầm 450 TOEFL FU với hay lướt web nước ngoài là OK) thì hãy
vào trang chủ ở trên, vào fần Manual và đọc. Nó viết rất chi tiết, dễ hiểu và dễ sử dụng. Hơn nữa còn
có cả clip hướng dẫn làm rất tỉ mỉ. Chính tớ lúc đầu cũng chỉ là xem clip đó và đọc trên đó thôi là đủ
để làm những thứ cơ bản rồi.
………………………
Phần 2: Hướng dẫn làm sub với Aegisub
Bước 1 : Load video
Brief def: load video for subbing.
Chú ý: Aegisub ko phải là trình xem film nên nó ko hỗ trợ hết các định dạng file video đâu,
thế nên không phải lúc nào cũng load thành công. Nếu file nào mà nó load không được có
nghĩa là nó không hỗ trợ định dạng file hình ảnh đó, lẽ dĩ nhiên các bạn phải convert wa
định dạng khác. recommend XviD & MPEG-4 (h264 cũng có lúc nó load được như cái VD
này là tớ đang load h264 đấy)
Và Điều tương tự cũng thế với việc load audio. Nếu định dạng audio của file film đó Aegis
đọc được thì khi load video, Aegis sẽ tự động load luôn cả audio
Step:



2011

~ 2 ~


_ Trên thanh menu, chọn Video>>Open Video >>chọn file muốn làm sub
Sau khi load xong sẽ được đọan Video như sau:



Nếu kích thước video quá lớn các bạn có thể chỉnh lại, như hình trên mình chỉnh lại còn 50%

là vừa


Bước 2 : Load audio (optional với việc làm sub, karaoke thì bắt buộc)


2011

~ 3 ~

Brief def: load audio, đương nhiên là load audio của file film mình đang làm sub. Còn cậu
nào muốn film mở 1 đằng, audio mở 1 nẻo cũng được thôi vì phần open audio này hòan
toàn tách biệt với phần open viedo phía trên.
Chú ý: Tương tự phần chú ý bên trên
Step:



_Trên thanh menu, chọn Audio>>open audio >>chọn file muốn mở
nếu như định dạng audio của file film Aegis đọc được thì chọn luôn file film cũng ok, Aegis
sẽ tự động chỉ load audio của file đó chứ ko load hình ảnh lên.
Sau khi load xong ta sẽ thấy như sau:



Tại sao nó lại optional và tác dụng nó làm j thì mọi người sẽ hiểu nếu chịu khó đọc hết phần


2011


~ 4 ~

sau


Bước 3 : Set start and end time for subtitle line
Brief dif: với mỗi 1 dòng sub, đương nhiên sẽ có thời điểm nó bắt đầu và kết thúc, phần này
sẽ hướng dẫn cách set start và end time cho từng dòng lời dịch.
Chú ý: chưa nghĩ ra chú ý j cho phần này
Step:
_ Trong khung video, các cậu sẽ thấy nút play, stop,(có lẽ ko cần giải thích nhỉ) và 1 nút [►]
tớ sẽ giải thích công dụng sau.
_ Ví dụ ở dưới là 1 lời thoại của Kyon. cho film chạy tới khi anh ta bắt đầu nói và stop.
Kinh nghiệm là nên stop trước khi anh ta nói 1 chút vì lời thoại nên hiện ra trước khi nhân vật
nói 1 tí tẹo để người xem chuẩn bị. Nếu bạn muốn perfection thì cũng ok thôi.



_chỗ các cậu dừng đấy đương nhiên sẽ là điểm khởi đầu, tức thời điểm xuất hiện lời thoại
trên film. Để set start time, các cậu bấm nút phía trên video chỗ tớ khoanh tròn. Hoặc đơn
giản bấm Ctrl+3. Sau khi bấm chỗ start mà ở dưới tớ gạch sẽ xuất hiện thời gian hiện tại của
film.
_Play cho film chạy tiếp (dùng nút ► chứ đừng dùng [►] nhé). Đến khi anh Kyon nhà ta
nói hết câu đó thì lại bấm stop. Và tương tự như bước trên để set end time (fím tắt là
Ctrl+4).
Sau khi set start và end time như 2 bước trên ta sẽ có như sau:



2011


~ 5 ~



Chỗ tớ gạch chân thể hiện rằng : lời thoại bên cạnh (chỗ cái text, vẫn chưa nhập though) sẽ
xuất hiện trên film từ lúc 4 phút 39 giây 09% tới 4 phút 43 giây 26%. Style của dòng sub sẽ là
"Default", tớ sẽ hướng dẫn về style này ở phần sau.

Như các cậu thấy, đây là lời thoại của Kyon nhưng ở thời điểm kết thúc như ở trên các cậu lại
thấy mặt của Haruhi. Lý do là như sau: do nhiều lý do khách quan nên thực chất có thể nói là
file hình ảnh ko hòan toàn khớp với file audio do nó đã phải qua quá trình decode, encode
vân vân và vân vân. Cũng có lúc đó ko phải là lỗi lệch tiếng với hình ảnh mà là do cảnh đã
chuyển nhưng lời nói trước chưa kết thúc. Những tình huống như trên thông thường ta sẽ cho
dòng phụ đề kết thúc với khung cảnh trước dù thực tế audio vẫn còn đang nói tiếp. Tất nhiên
nếu nó vẫn còn nói rất lâu sau khi chuyển cảnh thì ko nên gượng ép chỉnh lại.
vì độ lệch này là rất nhỏ và chủ yếu đối tượng chỉnh lại hướng đến là hình ảnh nên ta sẽ dò
theo từng frame hình ảnh.
_Để làm việc này rất dễ, các cậu chỉ cần chỉ chuột vào phần hình ảnh (như ảnh minh họa
bên dưới, cái số đấy là tọa độ, sẽ giới thiệu kỹ hơn sau) bấm mắt trái chuột 1 cái và bắt đầu
dùng phím mũi tên trái phải di chuyển. Mỗi 1 lần các cậu dùng phím mũi tên thì film sẽ di
chuyển 1 frame tới trước hay về sau. Để ý kỹ các cậu sẽ thấy hàng số ở dưới thay đổi



2011

~ 6 ~




Ý nghĩa của hàng số: 0:04:42:991 là thời gian hiện tại của video, 6785 là số frame hiện tại
của video (nếu ko hiểu frame là j thì tốt nhất nên nghiên cứu trên wiki, ở đây nói thêm sẽ rất
dài và vô bổ)
_Sau khi di chuyển về trước, tới frame cuối cùng có cảnh Kyon nói thì set end time (Ctrl+4)
thôi. Như ảnh trên để ý kỹ các cậu sẽ thấy end time của dòng line sub đã thay đổi so với hình
trên từ 04:43:26 xuống còn 04:43:01

như thế là ta đã hòan thành bước này. Ngoài ra nếu các cậu có open audio như bước 2, thì các
cậu cũng có thể set start và end time với nó. Việc này sẽ nâng cao tính chính xác với audio
hơn, nếu làm sub cho nhạc (tức là liên wan tới làm karaoke) sẽ chắc chắn cần dùng cái này.
Còn làm sub cho film thì chỉ mang tính tương đối nên ko cần lắm nhưng ko có nghĩa là ko
bao giờ dùng, cũng đã có rất nhiều trường hợp tớ phải căn theo audio
Để set start time và end time với audio ta làm như hình sau:



2011

~ 7 ~



Thanh màu đỏ bên trái chính là start time và thanh màu cam bên phải là end time. Sau khi
chỉnh xong các cậu phải bấm nút v tớ khoanh tròn ở dưới thì nó mới set vào time của line

Ngoài ra các cậu cũng có thể set start và end time trực tiếp vào 2 ô tớ khoanh tròn bằng màu
tím trong hình trên. Bên trái là start time, bên phải là end time.

OK đến đây chúng ta đã kết thúc bước này và gần như hòan thành việc sub 1 lời thoại, cái

còn thiếu duy nhất chính là add lời thoại vào.


Bước 4 : Add text sub
Brief dif: đơn giản như cái tên của nó.
Step:
_select cái hàng mình vừa căn start và end time vừa rồi, nhìn sang bên phải video các cậu
sẽ thấy 1 cái text field khá lớn. Đơn giản là điền lời thoại vào



2011

~ 8 ~



_Sau khi điền xong lời thoại thì các cậu chỉ việc ấn enter và lời thoại sẽ được add vào line
(cái line mình đang chọn với start, end time mình đã set, đương nhiên!)
Chú ý: vì nó mặc định là ấn enter là accept add line thế nên nếu các cậu muốn xuống dòng
thì phải dùng \N hoặc \n như trên. (dân lập trình chắc đã quen với cái này).
Sau khi Enter ta sẽ có kết quả sau:



Sau khi enter, tự động Aegis sẽ sinh ra 1 line khác tiếp nối ngay sau line vừa rồi với duration
mặc định là 2s.
Đến đây là hết, như thế là các bạn đã hòan thành xong 1 dòng lời thoại. Để xem kết quả, hãy
chọn line đó và bấm [►].
Đúng thế, nút [►] là để play line sub mình select. Còn nút ► là nút play bình thường.




2011

~ 9 ~

Vâng, công việc còn lại đương nhiên là các bạn sẽ lặp đi lặp lại từ bước set time cho tới khi
hết film. VD nên tớ làm tạm vài dòng như sau, còn 1 ep film tớ làm bình thường có cỡ 300-
500 dòng lời thoại, những film nói nhiều như Lucky Star thì 1 ep 20 phút có 1000 dòng lời
thoại là bình thường:



Với mỗi line các cậu có 1 số option hiệu chỉnh khi ấn mắt phải vào 1 line hoặc 1 số line đã
chọn như sau:



2011

~ 10 ~



Có lẽ nó quá rõ ràng rồi tớ ko phải chỉ thêm ha


Bước 5 : Set sub style
Brief dif: ok bước này như cái tên của nó: dùng để tạo style cho sub. Bước này muốn làm lúc

nào cũng được. Và nó chính là 1 cái thể hiện sức mạnh của file .ASS sso với những định
dạng sub khác như cái .SRT (ngoài ra còn 1 điểm mạnh nữa của ASS đó là hiệu ứng có thể
làm với text, sẽ nói rõ trong phần làm karaoke bài sau)
Chú ý: ko có ngoại trừ việc chỉnh style yêu cầu con mắt nghệ thuật, người nào giỏi món này
thì sẽ có 1 cái sub hợp mắt thôi
Step:
_Đầu tiên các bạn chọn trên menu Subttiles>>Style Manager hoặc có trên cái hàng nút kia có
1 cái nút hình chữ S màu hồng, chính nó đấy, bấm vô sẽ hiện ra bảng sau:



2011

~ 11 ~



Giải thích: + bên phần Current script chính là những style cho bản sub hiện tại, tức là bản sub
mình đang làm với 1 video hiện tại
+phần Storage: đúng theo nghĩa của nó chính là thùng chứa những style cho cái catalog fía
trên. Lý do phải có cái store là thế này, các bạn tưởng tượng tớ làm sub cho 1 series có tới
tầm 40 nhân vật chả hạn (Negima!). Mỗi nhân vật tớ cho có 1 style riêng. Thế tức là tớ sẽ có
tổng cộng tầm 40 cái style. Series đó gồm có 26 episodes, thế thì không lẽ mỗi khi làm 1 tập
tớ phải tạo lại 40 cái style đó? Thay vì vậy tớ tạo 1 cái catalog mang tên "Negima series",
và làm những style cần thiết và chứa nó vào storage. Khi nào làm sub ep nào mà có cần dùng
lại style đã tạo rồi tớ chỉ cần chuyển style bên storage qua bên current script là xong.
Và có nhiều khi mình sử dụng lại style của mấy film khác mình đã làm thì có cái này quản lí
cũng rất tiện

_OK giờ ở đâu cũng được nhưng khuyên là nên tạo 1 cái catalog mới rồi bấm new bên phần

Storage để tạo style mới bên đó, sau đó hẵng chuyển nó qua current script
Sau khi bấm new cửa sổ tạo style như sau hiện ra:



2011

~ 12 ~



Nó khá rõ ràng nên tớ ko cần giải thích những cái như font, style name nhé!
Outline: 1.5 1.5 đây chính là độ dầy của viền chữ
Shadow: 0.7 shadow là hiệu ứng bóng cho chữ ở đằng sau. Thường ta để shadow
khỏang 0.5-0.7 thôi thì chữ sẽ có cảm giác như 3D, để đậm quá như default trông rất xấu
Encoding: các cậu nên để 1, mặc định nó là 0 nhưng ko nên để thế do chạy sub máy khác thì
mọi chuyện nó khác, để 1 default là tốt nhất
Phần color:
+primary : màu chủ đạo của text sub
+Secondary: cái này khi làm karaoke, dòng chữ sẽ xuất hiện với màu này và khi lời nhạc qua
thì nó sẽ chuyển về màu primary, sẽ nói rõ trong bài karaoke sau
+Outline : màu của viền chữ
+Shadow: màu của bóng chữ
Dòng số ở dưới chính là độ trong suốt (gọi opacity hay transparent) của mỗi mục. 0 tức là độ
trong suốt = 0, chữ hoàn toàn ko thể nhìn xuyên qua, 255 là số max, chữ sẽ hòan toàn trong
suốt (đồng nghĩa với biến mất);
Phần Alignment là vị trí sub với style sẽ xuất hiện trên màn hình. 1: góc dưới trái, 2 là
bottom, 3 là góc dưới phải and so on

Bấm vào cái bảng màu đó để chỉnh màu theo ý thích. Ở đây tớ chọn chỉnh màu cho outline:




2011

~ 13 ~



Bảng nói chung khá rõ ràng, ai từng dùng photoshop chắc chắn chả lạ j nữa. Bên trái là bảng
màu, bên phải là code của nó thôi. Ở đây tớ chỉ muốn nói thêm phần lấy mẫu màu.

Như các bạn xem anime thường thấy, để sub cho đẹp và có thể phân biệt là ai đang nói
(đặc biệt như những film lucky star) khi có đến 3-4 nhân vật cùng nói trong 1 thời điểm.
Chúng ta sẽ chỉnh style cho hợp với người đó. Thông thường sẽ là chỉnh màu outline với 1
cái màu nào đó đặc trưng cho nhân vật, trong anime thường là màu tóc, màu mắt. ở đây là
Haruhi tóc màu nâu (ít khi làm text có viền màu nâu vì nó rất xấu) nên tớ sẽ chọn 1 điểm đặc
biệt hơn của cô ta đó là cài nơ màu vàng trên đầu cô ta.
Cái nút hình cái hút ở dưới chắc ai cũng biết, từ paint nó đã thế, chắc trong đây ko có ai chưa
dùng paint đâu nhỉ!
Bấm vào và chỉ đến cái nơ của Haruhi để lấy mẫu. cái bảng bên cạnh chính là đọan phóng to
lên của nơi mình để cái bút lấy mẫu vào. Sau khi bấm cây bút vào nơi muốn lấy mẫu, chuyển
chuột về cái khung màu đó, chọn nơi có màu mình muốn.
Tự động trong bảng màu chọn lựa sẽ chuyển về cái màu đó. ở đây do đọan này hơi tối nên nó
ko đúng màu vàng của cái nơ nên tớ dựa vào bảng màu và lấy màu sáng hơn.
Bấm OK và ta có màu cho outline.

Bấm OK ở phần chỉnh style và thế là ta có style mới (ở đây tớ làm style này đặc biệt cho
Haruhi nên tớ đặt tên style là haruhi-chan)




2011

~ 14 ~



ra ngoài ta chọn hết tất cả lời thoại của Haruhi, sau đó lên chỗ tớ khoanh tròn và chọn
style Haruhi-chan.
Lập tức tất cả lời thoại đã chọn sẽ chuyển về style Haruhi-chan như sau:





2011

~ 15 ~

Đấy chính là kết quả đạt được. Có lẽ đã quá rõ ràng nhỉ. Làm tương tự cho những style
khác. ở đây tớ sẽ còn thêm 1 style nữa cho Kyon và tớ sẽ đặt tên là Kyon ,thế sẽ dễ dàng
quản lý vì ví dụ sau này sau khi chỉnh style, ta check lại thì thấy có 1 số đọan film Haruhi
cầm hay đi vào 1 nơi nào đó toàn màu vàng chẳng hạn, như thế sub sẽ bị lẫn, ko đẹp. Lúc đó
ta sẽ phải tạo thêm 1 style Haruhi2 chẳng hạn và apply cho đúng lúc đó thôi.

Và thêm 1 cái chú ý nữa. Cái thanh bên cạnh mục chọn style phía trên đó là phần actor. Ví dụ
như tớ chọn tất cả các line mà Haruhi nói và rồi chọn cái combo box đó và gõ "Haruhi". thì ở
dưới mỗi line đã chọn sẽ có thêm 1 mục đó là actor : haruhi.
Tác dụng ư, dùng để chú thích thôi. Sẽ phát huy tác dụng khi làm việc nhóm. Còn bình

thường ko cần cũng được

===================================================


Bước 6 : Text Subbing
Brief dif: đây là phần hướng dẫn cách làm sub cho những chữ xuất hiện trong film, ví dụ
như bảng hiệu, chữ trên bảng
Chú ý: do phần này liên quan đến thể hiện hình ảnh nên cách tốt nhất là xem clip hướng
dẫn của Aegisub, như thế nó trực quan và dễ hiểu hơn. Clip down tại đây, phần Visual
Typesetting.
Trong các loại hiệu ứng cần làm cho text trong film thì loại thường thấy nhất là cái phải xoay
chữ (sau đây tớ sẽ hướng dẫn cái này), loại thứ 2 là moving text (cái đó xem clip, rất đơn
giản). Mục đích chính phần này thực ra sẽ là giới thiệu về overide-tag chứ không phải cách
làm sub mấy cái text đó. Những ai muốn làm hiệu ứng cho karaoke làm ơn đọc kỹ khúc cuối.
Step:



2011

~ 16 ~



Sử dụng các bước trên, các cậu sẽ phải timming cho khỏang thời gian cái text xuất hiện (ở
đây là text trong cái bảng tớ muốn sub). Điền vào lời dịch. Tóm lại các cậu phải có 1 cái như
hình trên của tớ.




Tiếp theo tớ dùng cái nút tớ khoanh tròn bên trái (mặc định bình thường là nó chọn sẵn nút
đó rồi). Chỉ chuột tới vị trí mình muốn để cái dòng sub, bấm mắt trái chuột 1 cái, các cậu sẽ
thấy cả dòng text bị chuyển về vị trí đó. Đồng thời nhìn qua khung nhập dòng sub, các cậu sẽ
thấy thêm 1 câu lệnh : {\pos(289,180)} . dấu "{" và "}" có tác dụng như trong C và java (các
ngôn ngữ lập trình nói chung, tức là bắt đầu 1 đọan code nào đó). Câu lệnh \pos(x,y) chính
là 1 cái overide-tag dùng để chuyển vị trí dòng sub về vị trí x,y . Tớ sẽ nói thêm lí thuyết
sau, bây giờ cứ tạm hiểu tác dụng trước mắt của nó thôi đã.
Và cái dấu ở dưới tớ chỉ tới, nó thể hiện ở vị trí đó của dòng sub có 1 đọan code nào đó



2011

~ 17 ~



Tiếp theo cái nút tớ khoanh tròn nó có tác dụng xoay dòng text theo trục Oz, tức dòng text sẽ
xoay lên xuống trong mặt phẳng mình nhìn. Các cậu chỉ cần ấn vô cái nút tớ khoanh tròn
xoay chuột và chọn, nó sẽ sinh ra dòng code {\frz350.829} như bên cạnh (có nghĩa là dòng
text sẽ xoay 350.829 độ).



Nút tiếp theo này tớ dùng vẫn là xoay nhưng chức năng nó rộng hơn, có thể xoay dòng sub


2011


~ 18 ~

theo cả 3 chiều Ox,Oy,Oz. Thế tại sao lúc nãy tớ ko dùng cái này luôn? Đó là vì cái này nó
xoay tới 3 chiều nên rất khó, phải luyện tập làm nhiều lần lắm tớ mới quen được đấy. Mới
làm thì nên xoay cho ổn theo trục Oz đã rồi hẵng tinh chỉnh lại bằng chức năng này cho 2
trục Ox và Oy. Cái tag bên phải thay đổi vẫn tương tự như trên thôi, chẳng wa là nó thêm
xoay theo trục Ox và Oy.



Sau khi chỉnh góc quay này nọ, tinh chỉnh lại vị trí cho nó, tớ hòan thành với dòng sub như
trên. Đến đây tức là đã xong được tới 90% rồi. Bước cuối cùng chỉ là chỉnh style





2011

~ 19 ~

Vẫn là cách tạo style tớ đã chỉ ở trên. Bây giờ tớ nói thêm 1 cái trick mà lần trước tớ chưa nói
do sẽ làm dài dòng vô ích. Đó là các cậu cứ tạo 1 cái style trước, chỉ cần đặt tên, sau đó cho
dòng sub mang style đó. Rồi các cậu vào lại để chỉnh style đó. Mọi hiệu chỉnh của cậu chỉ
cần bấm apply, các dòng sub bên ngoài sẽ tự động thay đổi theo. Trick này nghe vớ vẩn
thế nhưng giúp ích rất nhiều cho việc chỉnh 1 cái style phù hợp.
Quay trở lại với công việc, tớ lấy mẫu màu của dòng chữ bảng hiệu, chỉnh nó cho màu chính
của style, tắt hết border, shadow đi (vì chữ cái bảng hiệu này ko có mấy cái đó).
Nói chung cuối cùng tớ có kết quả là đây:




OK vậy là xong. Ngoài ra còn có mấy hiệu ứng khác hay dùng đó là text di chuyển (như
trong video ví dụ của Aegis là cái bảng tên của chiếc otô đang chạy), text chỉ hiện ra 1 nửa
(cũng có trong video ví dụ của Aegis, vì thế nên nhắc lại: hãy down clip đó về xem).

ASS Override Tag :
Và đây là phần lý thuyết.
Có lẽ dân lập trình hướng đối tượng thì không còn lạ j với thuật ngữ này, nên tớ chỉ xin nói
nôm na cho các bạn chưa học hiểu:
Override tức là cài đè lên những effect default của dòng sub đó. VD như mặc định độ quay
của 1 dòng sub luôn là 0 cho cả 3 trục. Ví dụ tớ làm trên đã override cái default đó để có
được dòng sub xoay theo các hướng khác. Hay như 1 dòng sub trong phần style nếu chọn 2
(bottom) thì mặc định pos (position) của nó là nằm ở dưới đáy, muốn cái sub đó dời đi chỗ
khác thì mình phải override cái effect vị trí đó (vâng, xác định vị trí của 1 dòng sub cũng là
effect đấy.)

Về các loại override tag thì nó có rất nhiều và đa dạng, trong phần hướng dẫn của trang chủ :
Có rất đầy đủ (nhưng tớ vẫn chưa có lúc nào mà
đọc hết, vì thế tớ ko thể khẳng định là đã biết hết mấy cái tag này). với những tag nó cho, kết
hợp với nhau, tùy khả năng sáng tạo người làm, ta có thể có rất nhiều effect đẹp mắt. Tớ sẽ


2011

~ 20 ~

nói rõ trong bài sau.

Ở đây tớ xin liệt kê tên và dịch công dụng từ trang chủ trên cho những tag thường hay dùng

trong làm sub (những tag thường dùng cho effect sẽ bàn ở bài hướng dẫn karaoke):
Italics
\i1
\i0
Làm chữ nghiêng, 1 là khởi động, 0 là tắt

Bold
\b1
\b0
Tô đậm chữ

Underline
\u1
\u0
Gạch chân

Strikeout
\s1
\s0
cái gạch bỏ dòng text kiểu thế này Strike

Cả 4 cái trên đều có hỗ trợ sẵn trong style và ngay trên bảng điền sub bên ngoài

Border size
\bord<size>
Chỉnh độ dày viền. Tác này có rất thường được sử dụng trong làm effect, trong làm sub cũng
có. Size tính theo pixel, ví dụ {\bord2} tức tớ set size cho dòng sub phía sau dấu "}" là 2
pixel (nhìn thấy khá rõ đấy).

Text rotation

\frx<amount>
\fry<amount>
\frz<amount>
tag này rất quan trọng. Tớ đã làm ví dụ với nó trên kia rồi nhé. Chú ý thêm là số độ ko giới
hạn torng khỏang từ 0 tới 360 đâu, có thể điền bao nhiêu cũng được, nếu học qua hình học
cấp 3 chắc mọi người đều hiểu góc lớn hơn 360 hay nhỏ hơn 0 là thế nào rồi nhỉ. Cái này rất
quan trọng do nhờ đó khi làm effect karaoke, ta có thể cho chữ xoay lộn 3-4 vòng dễ dàng


2011

~ 21 ~





Set alpha (làm sub ko wan trọng lắm nhưng làm effect karaoke cực kỳ wan trọng)

\alpha&H<aa>
\1a&H<aa>
\2a&H<aa>
\3a&H<aa>
\4a&H<aa>
Đây là tag dùng để set độ trong suốt của dòng text (transparency). Như trong phần hướng dẫn
chỉnh style tớ có nói độ transparent tính từ 0 -> 255. Ở đây đương nhiên nó cũng tính như


2011


~ 22 ~

vậy, số thể hiện sẽ theo hệ cơ số 16 (từ 0 đến F) cho nên FF tức là 255 là hòan toàn trong
suốt.

* \alpha sets the alpha of all components at once. (set cho toàn bộ sub từ chữ, border tới
shadow)
* \1a sets the primary fill alpha. (cho cái màu chính thôi)
* \2a sets the secondary fill alpha, (cho màu phụ, chỉ có tác dụng khi làm karaoke)
* \3a sets the border alpha.(cho viền)
* \4a sets the shadow alpha. (cho shadow)
Ví dụ:
{\alphaH6F} con cua cá chầy
=> dòng sub "con cua cá chầy" hiện ra nhưng sẽ hơi trong suốt, có thể nhìn thấy đằng sau


Chú ý: tag này cũng dùng rất nhiều trong karaoke, từ hiệu ứng chữ biến mất tới làm chữ trông
có vẻ tỏa sáng (set cái border màu trắng nhưng cho nó hơi mờ đi sẽ cảm thấy như nó tỏa
sáng)

Set position
\pos(<X>,<Y>)
Set vị trí cho dòng sub, tớ đã nói ở trên

Movement
\move(<x1>,<y1>,<x2>,<y2>)
\move(<x1>,<y1>,<x2>,<y2>,<t1>,<t2>)
Dòng sub sẽ chuyển động từ vị trí (x1,y1) tới (x2,y2) trong 1 khỏang thời gian t, nó sẽ tính
vận tốc trung bình và cho text di chuyển với vận tốc trung bình đó.
Với kiểu move thứ 1, t chính là thời gian dòng sub

với kiểu move thứ 2, dòng sub sẽ move tính từ $start + t1 tới $start + t2 ($start là thời điểm
khi dòng sub bắt đầu xuất hiện, tớ dùng nó là để các cậu wen luôn khi làm karaoke sẽ dùng
nhiều cái này). VD :
Dòng sub đó có start time là 00:02:10.40
______________ end time là 00:02:12.00
Tớ gõ dòng lệnh: {\move(320,180,220,180,100,3000)} testing
dòng chữ "testing" sẽ chạy từ (320,180) tới (220,180)


2011

~ 23 ~

______________________từ 00:02:10.50
_____________________ tới 00:02:13.40
Vâng, t1,t2 tính theo milisecond. Và tại sao tớ lại cho nó chạy tới phút 2:13 trong khi dòng
sub có end time là 2:12, có lỗi j ko?
Ko, ko có lỗi gì hết. Dòng sub sẽ ưu tiên cái ending time đã set kia và đến phút 2:12 toàn bộ
dòng sub sẽ biến mất, thế nhưng cái 2:13 kia có ý nghĩa riêng, nó định nghĩa thời gian move
dài hơn thế nên theo lý thuyết v=s/t, t tăng => v giảm, dòng sub sẽ di chuyển chậm hơn là để
2:12.
Cái trick trên dùng để điều chỉnh vận tốc, rất hay dùng trong effect karaoke nên các bạn lưu
ý. Ngoài ra đã dùng cho vận tốc di chuyển được thì đương nhiên cái trick này còn dùng cho
cả vận tốc xoay.
Ngoài ra để chỉnh vận tốc người ta cũng có thể làm trick tương tự nhưng cho vị trí. Tỉ như
trong 2s dòng sub, cho nó bay từ (360,180) tới (1000,180) thì cứ gọi là biến mất trong tíc tak
(đúng nghĩa đen đấy )

Clip (rectangle)
\clip(<x1>,<y1>,<x2>,<y2>)

(x1,y1) là điểm trên trái của hình chữ nhật
(x2,y2) là điểm dưới phải của hình chữ nhật
chỉ những dòng sub nào nằm trong hình chữ nhật này mới hiện ra, dòng sub nào "lỡ" nằm
ngoài thì coi như invisible.
VD như dòng sub được pos ở vị trí có nửa trên nằm trong cái hình chữ nhật trên, nửa dưới thì
nằm ngoài, thế thì dòng sub đó sẽ chỉ hiện ra nửa trên !
Ngoài ra clip có thể kết hợp với vẽ hình vector để tạo ra 1 hình khác cho clip ko phải hình
chữ nhật, 1 hình đa giác. Đơn giản là có 1 nút ở cái hàng bên trái video mà tớ khoanh tròn
tùm lum lúc nãy ấy, ngay dưới nút clip.

Vẽ hình vector
Phần này giúp mình vẽ nên 1 hình dạng đơng giản nào đó, nếu quen vẽ hình vector thì chắc
sẽ hiểu còn ko sẽ khá phức tạp, nó có hỗ trợ cả vẽ đường cong cubic. Nhưng nói chung phần
này khá dài dòng và mệt (và nó cũng là nâng cao) nên mọi người tự tìm hiểu nhé, nó nằm ở
cuối trang về override-tag ấy.
Nếu xem nhiều anime, có lúc (hiếm) sẽ thấy có 1 số bọn làm phần chú thích nằm trong 1 cái
bảng hiện ra ở trên. Bảng đó chính là vẽ bằng cái này.
Aegisub có hỗ trợ 1 phần generate ra code dòng vẽ này, chỉ cần vào đó vẽ thì nó sẽ tự sinh ra
dòng code cho cái hình đó. Vào Subtitle>>ASSDraw3 (trên thanh menu ấy, bản mới thì là 3
còn mấy bản trước tớ chả rõ có ko). Hoặc trong hàng có 1 đống mấy cái nút thì nó là cái nút
hình Hiiragi Tsukasa đấy (ko xem Lucky Star ko biết đâu thằng làm cái này chắc là fan
LS)


Lưu ý:
1 số tag ko họat động khi là soft sub, bạn fải làm thành hard sub thì nó mới chạy. Tag nào
như thế trong bài hướng dẫn của Aegisub trên cũng có nói chi tiết rồi. Cũng chính vì thế mà
với karaoke, ta toàn dùng những effect động nên phải chuyển qua hard sub thì chúng mới
chạy. Thế nên 1 bài nhạc có karaoke effect thì chắc chắn là hard sub (trừ có ai pro chỉ làm
effect với những cái đơn giản như \pos \move !)


1700 font tổng hợp cho Fansub, đồ họa,


2011

~ 24 ~


Fansub_1700_Fonts_[5ABC3856].zip
MU

MF


OK đến đây là xong bài hướng dẫn cách làm sub với Aegisub.

Nếu bạn chỉ mong muốn làm sub cho film thì chỉ cần đọc hết bài này là bạn đã
hoàn toàn đủ kiến thức, chúc bạn thành công và hẹn gặp lại trong bài hướng dẫn
cách tạo file mkv với film và sub bạn đã làm ra (mkvmerge application); và bài về
cách encode làm hard sub (2 bài sẽ có trong 1 tương lai ko hẹn trước). Thực ra như
những sub .ass bạn làm ra chỉ cần cho cùng thư mục với file film, đặt cùng tên thì
nó sẽ chạy thôi (tương tự mấy cái sub srt thôi)

Nếu bạn có mong muốn làm karaoke cho những bài OP, ED của anime, hay làm
sub với hiệu ứng cho những music video clip, mời bạn đón chờ bài tiếp theo của
tớ. Và từ sau bài tiếp theo nếu có nhiều hơn 0 người chịu làm karaoke thì tớ sẽ lập
riêng 1 topic để ta cùng nhau ngồi bàn effect, cái này rất cần sáng tạo và hiểu biết
hết cách dùng các tag, các template, biết code Lua nữa. Tớ hiện tại chỉ là biết
những cái căn bản nhất để làm karaoke chứ chưa rõ hết, chưa thể làm được mấy cái

effect share code của mấy nhóm nổi tiếng nó post trên Aegisub
==========
Phần 3: Làm karaoke với Aegisub
Yêu cầu
1. Đã đọc toàn bộ bài hướng dẫn cách làm sub với Aegisub của tớ bên trên hoặc đã biết cách
làm sub với Aegis
2. Đã cài Aegisub
3. Phải vừa đọc vừa làm theo
I. Làm karaoke
Mẹo time karaoke nhanh: đầu tiên chia một lượt theo các dấu cách để xác định thời gian cho
mỗi từ, nhấn karaoke aegisub sẽ tự chia (chưa đúng time lắm), nhấn phím G để xác nhận
chia, chỉnh time cho mỗi từ, để ý các điểm hạ thấp của đồ thị tiếng, đó những chỗ ngắt.
zero | to | ichi | shika | wakaranai
watashi |ni |ai |wo |oshiete |kureta

Tiếp đến bước hai mới là chia các âm trong từ, giờ đây các âm không bị lệch quá xa với ví trí
của lời nữa, cũng chú ý các đoạn hạ thấp, click phải lên khoảng cần nghe để nghe. Bôi đen để
join
ze|ro | to | i|chi | shi|ka | wa|ka|ra|na|i
wa|ta|shi |ni |a|i |wo |o|shi|e|te |ku|re|ta

Nếu quen thì dùng thêm chức năng này, cực chích xác cho những bài rõ tiếng, các điểm gợn


2011

~ 25 ~

lên là phần lời



Lưu ý: các bước dưới đây là theo thứ tự tớ thường làm, khi đã hiểu thì thứ tự làm tùy các cậu
thôi.
Trước hết sau khi mở Aegis lên, việc đầu tiên đương nhiên các cậu hãy load file video muốn
làm karaoke, và lần này các cậu phải load cả file audio của video này. Đã có hướng dẫn ở bài
trước. Tóm lại các cậu phải có như hình sau:



+ Và giờ bắt đầu làm sub. Tương tự như làm sub film, các cậu hãy timming 1 lượt cho hết
bài nhạc. Như hình trên tớ đã sub vài dòng để làm mẫu.
+ Với việc timming ở trên các cậu đã có 1 dòng sub hiện ra đúng lúc. Nhưng ở đây ta cần
từng chữ một được timming cơ. Để làm việc đó tiếp theo ta bấm vào nút
"karaoke" mà tớ khoanh tròn. Sau khi bấm ta sẽ có:

×