Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trị gút ở người cao tuổi: Có gì đặc biệt? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.17 KB, 4 trang )

Trị gút ở người cao tuổi: Có gì đặc
biệt?

Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng
vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp.
Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân
purin), làm tăng acid uric máu.
Tại sao gút thường xảy ra ở người cao tuổi?
Bệnh gút thường xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên và cao
tuổi. Có nhiều lý do giải thích điều này. Đầu tiên là ở độ tuổi này,
các rối loạn chuyển hóa, vốn thường kín đáo ở tuổi trẻ, bắt đầu trở
nên rõ ràng, thường xuyên hơn. Bệnh nhân gút có thể chỉ bị rối
loạn đạm với biểu hiện là mắc bệnh gút cũng như có thể kết hợp
với nhiều dạng rối loạn chuyển hóa khác như đái tháo đường, tăng
mỡ máu, béo phì, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Chính các rối
loạn chuyển hóa này khi phối hợp với nhau càng làm cho bệnh tiến
triển nhanh và nặng hơn.

Ăn thực phẩm quá nhiều chất đạm là một yếu
tố nguy cơ gây bệnh gút.
Những người cao tuổi thường có chế độ ăn uống sinh hoạt không
hợp lý như uống ít nước, ăn nhiều đạm, uống rượu, thường lo lắng,
căng thẳng trong cuộc sống. Chính đó là yếu tố làm gia tăng nguy
cơ tái phát bệnh.
Ở độ tuổi này, bệnh nhân thường mắc nhiều bệnh khác như tim
mạch, thận, nội tiết, đái tháo đường. Trong các bệnh này, mạch
máu thường bị tổn thương cũng như máu thường bị ứ đọng, khó
lưu thông. Điều này làm giảm khả năng thải tiết acid uric ra khỏi
cơ thể qua đường thận. Kết quả là acid uric ngày càng lắng đọng
trong khớp cũng như các tổ chức khác.
Chế độ thuốc thang cũng có thể là nguyên nhân làm tăng acid uric


máu. Người cao tuổi hay bị nhiều bệnh và phải dùng nhiều loại
thuốc khác nhau. Một số thuốc điều trị có thể hạn chế sự bài tiết
acid uric ra khỏi cơ thể như các thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp, thuốc
corticoid (prednisolon, dexamethason). Nhiều bệnh nhân bị mắc
bệnh gút cũng thường chủ quan, thấy đỡ đau khớp là ngừng thuốc
nên bệnh vẫn tiếp tục tái phát. Một điều quan trọng nữa là bệnh
nhân gút hay dùng các loại thuốc đông dược không rõ nguồn gốc
theo lời đồn đại, chưa được kiểm chứng. Kết quả là tiền mất tật
mang và bệnh lại càng tiến triển nặng hơn. Nhiều bệnh nhân gút bị
tái phát bệnh khi trải qua phẫu thuật.
Gút ở người cao tuổi dễ nhầm với các bệnh khớp khác
Bệnh gút ở người cao tuổi cũng khó chẩn đoán vì dễ nhầm với
nhiều bệnh khớp khác nhau cũng như do bệnh có nhiều biểu hiện
kín đáo, không điển hình. Do vậy, bệnh dễ chẩn đoán nhầm với
nhiều bệnh khác. Một khi đã xuất hiện và không được điều trị hợp
lý thì bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính, kéo dài. Kết quả là
bệnh để lại nhiều biến chứng nặng. Điều trị gút ở người cao tuổi
thường khó khăn, hiệu quả không cao do thuốc dễ tương tác với
các thuốc khác gây nên phản ứng phụ. Ví dụ như trong quá trình
dùng thuốc hạ acid uric máu như allopurinol, khi bệnh nhân bị
viêm họng, viêm phế quản thì dùng kháng sinh như amoxillin có
thể gây tăng nguy cơ dị ứng. Chính bản thân các thuốc chữa gút
như allopurinol, colchicin cũng có thể gây dị ứng khiến việc điều
trị gặp khó khăn.
Điều trị như thế nào?
Để có thể kiểm soát được bệnh gút ở người cao tuổi thì đầu tiên
phải chú ý phát hiện sớm bệnh. Cần phải nghĩ đến bệnh gút khi
người cao tuổi có sưng đau khớp ở chi dưới, đặc biệt là ở khớp
ngón chân cái. Tốt nhất là bệnh nhân mắc bệnh khớp cần đến khám
ngay ở các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp. Tránh tình

trạng dùng thuốc tràn lan theo mách bảo của mọi người, vì dùng
thuốc không đúng có thể làm mất triệu chứng khớp khiến chẩn
đoán sau đó gặp khó khăn. Do việc tự dùng thuốc mà có bệnh nhân
gút khi vào viện đã bị các biến chứng nặng nề do thuốc như đái
tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ. Việc điều trị cần theo đúng
phác đồ, và kéo dài để bệnh nhân không bị tái phát bệnh trong
nhiều năm. Người bệnh cần đến khám bác sĩ thường xuyên, làm
xét nghiệm định kỳ để theo dõi và điều chỉnh kịp thời các biểu hiện
bệnh cũng như các biến chứng bệnh. Điều quan trọng nhất là bệnh
nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều trị các bệnh
kèm theo. Chỉ khi phối hợp nhiều biện pháp điều trị và dự phòng
thì bệnh mới có thể ổn định.

×