Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.06 KB, 5 trang )
Phòng ngừa sa sút trí tuệ ở
người cao tuổi
Tập các môn thể thao trí tuệ như đánh cờ.
Bệnh nhân (BN) sa sút trí tuệ sẽ bị suy giảm trí nhớ, khả năng xét
đoán, định hướng không gian và thời gian, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng. Sự
sa sút này đủ nhiều để có thể ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp và
hoạt động sinh hoạt thường ngày của BN.
Những biểu hiện của sa sút trí tuệ
Không phải ai có giảm trí nhớ cũng bị sa sút trí tuệ. Người cao tuổi bình
thường cũng có thể quên, gọi là “hội chứng quên lành tính”. Trong quên lành tính,
BN thường chỉ quên các thông tin không quan trọng, có thể nhớ lại khi được gợi ý,
khi họ chủ tâm nhớ họ có thể nhớ được, không kèm theo các rối loạn nhận thức
khác và không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Ngược lại trong sa sút trí tuệ,
BN quên cả những thông tin quan trọng, dù có gợi ý hay chủ tâm nhớ cũng không
thể nhớ được, luôn kèm theo giảm khả năng suy luận và tính toán, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của BN.
Trong giai đoạn đầu của bệnh thì việc mất trí nhớ có thể không được nhận
ra hoặc có thể chỉ cho là cái tính hay quên vô hại. Dần dần, những vấn đề về nhận
thức bắt đầu gây cản trở những hoạt động thường nhật, chẳng hạn như trong việc
tiếp xúc với tiền bạc, trong việc lái xe, đi mua hàng và trông nom nhà cửa... Một
số BN không nhận ra những khó khăn này nhưng có những BN lại rất biết bệnh
của mình, đâm ra thất vọng và lo lắng. Ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng, nhất là việc
hiểu ra và gọi tên các đối tượng, các sự vật. Những khó khăn trong tìm từ ngữ và
việc nói lòng vòng cũng hay gặp.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, cần loại trừ với những căn bệnh khác gây sa
sút trí tuệ có thể điều trị được như: bệnh tuyến giáp, bệnh thiếu hụt vitamin, u não,
nhiễm độc chất ma túy hoặc dược liệu, nhiễm khuẩn mạn tính và trầm cảm nặng
(sa sút trí tuệ giả).
Trong giai đoạn sau của bệnh, một số BN vẫn đi lại được nhưng đi lang