Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chứng tiểu đêm ở người già và cách khắc phục pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.46 KB, 4 trang )

Chứng tiểu đêm ở người già và cách
khắc phục
Đi tiểu là một nhu cầu hoàn toàn bình thường và thuộc chức
năng sinh lý của con người. Ở người bình thường, ban ngày có
thể đi tiểu vài ba lần và ban đêm gần như không đi tiểu mà ngủ
một mạch từ tối cho tới sáng mới đi tiểu.
Ở người cao tuổi (NCT), nhiều chức năng sinh lý có sự thay đổi
đáng kể và sự thay đổi chức năng sinh lý ở NCT cũng tùy thuộc
vào từng người khác nhau. Trong các loại chức năng sinh lý thay
đổi đó thì chứng tiểu đêm ở NCT rất hay gặp.
Vì sao NCT thường đi tiểu nhiều lần trong đêm?
Tiểu đêm ở NCT có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do
chức năng sinh lý bị suy giảm nhưng cũng có thể là do bệnh lý.
Bình thường, bàng quang của người trưởng thành có dung tích
khoảng từ 300 - 400ml để chứa nước tiểu. Nước tiểu là do thận bài
tiết xuống chảy theo hai niệu quản (niệu quản phải và niệu quản
trái) xuống bàng quang. Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ thể
gây nên phản xạ đi tiểu.
Tuy vậy bên cạnh phản xạ còn có tác dụng của điều hòa thần kinh
theo ý muốn của con người, có nghĩa là dù bàng quang đã đầy
nước tiểu nhưng con người có thể nhịn trong một thời gian nhất
định nào đó, ví dụ buồn tiểu nhưng giữa lúc đám đông hoặc đang
đi dạo phố mà chưa tìm thấy nhà vệ sinh Mặt khác khi ngủ thì sự
co bóp của bàng quang cũng tạm thời nghỉ nên mặc dù bàng quang
đầy nước tiểu nhưng não bộ sẽ ức chế không gây sự co bóp của
bàng quang. Điều này cũng có thể giải thích tại sao ở một số trẻ do
hệ thống thần kinh chưa hoàn chỉnh nên có hiện tượng đái dầm lúc
đang ngủ.

Người cao tuổi bị u xơ tiền liệt tuyến dẫn đến chứng tiểu đêm.
(Ảnh: Inmagine)


Đối với NCT, tiểu đêm là một hiện tượng hay gặp. Thông thường
NCT ít ngủ hơn (thời gian của giấc ngủ ngắn), thường đi ngủ sớm
nhưng thức dậy cũng sớm. Ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại,
đi tiểu đêm nhiều lần lại càng dễ gây cho NCT mất ngủ, đây là một
vòng luẩn quẩn.
Đối với những NCT có bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu đường sẽ
càng hay bị tiểu đêm. Ở NCT là nam giới, nếu bị u xơ tiền liệt
tuyến thì hiện tượng tiểu đêm càng hay gặp, nhất là u xơ có kích
thước lớn chèn vào cổ bàng quang, khi bàng quang chứa nhiều
nước tiểu thì sẽ bị kích thích đi tiểu. U xơ tiền liệt tuyến cũng có
thể gây nên tiểu són, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang.
Hiện tượng đái són, tiểu không hết càng làm cho bàng quang
chóng đầy nước tiểu vì chức năng lọc của 2 quả thận luôn hoạt
động không bao giờ ngừng cả ngày lẫn đêm, vì vậy nước tiểu cũng
được hình thành liên tục và như vậy bàng quang càng chóng đầy,
hiện tượng bàng quang bị kích thích gây đi tiểu lại tiếp tục càng
làm cho người bệnh không ngủ yên được.
Cách gì hạn chế đi tiểu đêm?
Với những NCT không mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm
đường tiết niệu hoặc u xơ tiền liệt tuyến thì hạn chế ăn canh
trong bữa cơm tối, đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi
tiểu như các loại cải , hạn chế uống nước, bia nhất là bia lạnh
trước khi đi ngủ. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn.
Trước khi lên giường đi ngủ buổi tối luôn luôn nhớ đi tiểu.
Đối với những trường hợp NCT mắc một số bệnh viêm đường tiết
niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên để cho bệnh
trở thành mạn tính rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm rất
phiền toái cho người bệnh.
Những bệnh như tiểu đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết
niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) cũng cần được điều

trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu
đêm.
NCT nên tập thể dục nhẹ nhàng tạo thành thói quen trước khi đi
ngủ buổi tối để giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn làm quên
đi việc phải đi tiểu đêm. Không nên ngủ với không khí lạnh quá
(mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt
độ thấp), vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận
và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn.

×