12 thủ phạm làm bạn mệt mỏi và
cách khắc phục
Bạn thường không muốn nhấc mình ra khỏi giường và
bắt đầu một ngày làm việc với tâm trạng mệt mỏi
nhưng bạn không hiểu nguyên nhân nào làm bạn mệt
mỏi như thế.
Theo các chuyên gia sức khỏe, dưới đây là 12 nguyên
nhân có thể làm cho cơ thể bạn mệt mỏi và cách điều
chỉnh.
1. Thiếu ngủ
Bạn đã ngủ quá ít. Trên thực tế rất nhiều người đã vướng
vào tình trạng này. Một trong những nguyên nhân đầu tiên
thường xuyên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi là thiếu ngủ.
Theo Viện Nghiên cứu y tế Hoa Kỳ, 70 triệu người Mỹ
thường xuyên ở trong tình trạng thiếu ngủ. Nếu bạn bắt đầu
đi ngủ vào lúc nửa đêm, thì thiếu ngủ chính là nguyên nhân
khiến bạn mệt mỏi.
Khắc phục: Bảy đến tám tiếng là thời gian bạn cần cho giấc
ngủ mỗi tối.
Mất ngủ ban đêm thường làm bạn mệt mỏi vào sáng
sớm. Ảnh: Inmagine
2. Ngủ ngáy
Rất nhiều người nghĩ rằng họ đang ngủ đầy đủ nhưng trên
thực tế, chứng ngủ ngáy có thể làm cơ thể họ bị thiếu ngủ
và từ đó làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngáy lúc ngủ
khiến hơi thở của bạn ngưng lại nhiều lần trong một thời
gian ngắn. Mỗi lần ngừng thở như thế sẽ khiến bạn bị thức
giấc, mặc dù có thể bạn không ý thức được điều này trong
giấc ngủ. Vì thế, bạn có thể bị thiếu ngủ mặc dù thời gian
bạn ngủ là 8 tiếng mỗi tối.
Khắc phục: Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân. Bên cạnh đó,
bạn không nên hút thuốc và bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ
trợ thở CPAP để chống ngủ ngáy.
3. Không đủ năng lượng
Ăn quá ít và ăn thực phẩm không đủ chất dinh dưỡng cũng
là nguyên nhân làm bạn mệt mỏi. Nếu bữa điểm tâm của
bạn quá ít chất dinh dưỡng, bạn sẽ cảm thấy chậm chạp và
mệt mỏi trong khi làm việc do đường huyết của bạn bị hạ
thấp.
Khắc phục: Bạn nên ăn đủ dinh dưỡng vào các bữa sáng
bằng những thực phẩm giàu protein và calo như trứng, sữa,
bánh mì. Thực đơn này sẽ khiến cho cơ thể bạn có đủ năng
lượng để hoạt động trong một ngày dài.
4. Thiếu máu
Ở phụ nữ, thiếu máu là nguyên nhân đầu tiên làm cho cơ
thể mệt mỏi. Bệnh thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ
các tế bào hồng cầu để đưa ô xy đến các cơ quan trong cơ
thể. Bệnh này có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp
thử máu.
Khắc phục: Thiếu sắt trong máu chính là nguyên nhân làm
thiếu máu. Những người bị thiếu máu có thể nhanh chóng
hết bệnh bằng cách uống các viên bổ sung sắt và bổ sung
cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất sắt như trứng, thịt
nạc, gan, sò biển, các loại đậu và ngũ cốc.
5. Trầm cảm
Bạn có thể nghĩ rằng trầm cảm là một tâm trạng buồn nản,
nhưng trên thực tế trầm cảm là căn bệnh do rối loạn tâm lý
gây ra. Mệt mỏi, đau đầu và ăn không ngon miệng là những
triệu chứng chính của bệnh này. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi
và quá chán chường trong trong khoảng thời gian hơn 2
tuần thì bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý.
Khắc phục: Bệnh trầm cảm cần được điều trị bằng các liệu
pháp tâm lý hoặc sử dụng thuốc.
6. Rối loại chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng nằm
trước cổ của bạn, nó điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng
và phát triển của cơ thể. Tuyến giáp cũng điều khiển quá
trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp kém hoạt
động (suy giáp) và chức năng trao đổi chất diễn ra chậm,
bạn có thể cảm thấy kém minh mẫn và rối loạn cân nặng.
Khắc phục: Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạn bị
suy giáp, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn bằng thuốc để làm cân
bằng chức năng hoạt động tuyến giáp.
Uống quá nhiều cà phê sẽ làm cơ thể bạn luôn mệt mỏi.
Ảnh: Inmagine
7. Tiêu thụ quá nhiều chất caffein
Nhiều người trong chúng ta thường uống cà phê để chống
lại cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, cà phê như là một động
lực thúc đẩy đầu óc của bạn làm việc. Tuy nhiên cà phê
như một chất kích thích, nó có thể làm giảm sự nhạy bén và
khả năng tập trung. Theo một nghiên cứu gần đây, nếu bạn
tiêu thụ cà phê cơ thể bạn sẽ mệt mỏi hơn.
Khắc phục: Tránh uống hoặc ăn quá nhiều các đồ uống có
nhiều caffeine khi bạn có thể. Nó có trong các thực phẩm
như café, trà, chocolate và cả các loại thuốc có chứa
caffein.
8. Nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu (UTI) có thể làm bạn đau
bụng dưới theo từng cơn khi buồn đi tiểu. Tuy nhiên, các
triệu chứng của bệnh này không phải lúc nào cũng được thể
hiện một cách rõ rệt. Đôi khi, mệt mỏi là chính là triệu
chứng của viêm đường tiết niệu. Bệnh này có thể phát hiện
được bằng cách kiểm tra nước tiểu.
Khắc phục: Các loại thuốc kháng sinh có thể điều trị bệnh
nhiễm trùng đường tiểu và cảm giác mệt mỏi sẽ biến mất
sau khi điều trị khoảng 1 tuần.
9. Tiểu đường
Đối với những bệnh nhân tiểu đường, lượng đường được
cung cấp vào cơ thể vẫn ở trong máu và không thể chuyển
hóa thành năng lượng để đưa tới các tế bào trong cơ thể.
Đây là nguyên nhân khiến cơ thể bạn hoạt động trong tình
trạng thiếu năng lượng cho dù bạn vẫn ăn uống đầy đủ. Nếu
bạn bị mệt mỏi dài ngày mà không thể khắc phục được, bạn
cần đi kiểm tra lượng đường trong máu xem mình có bị
bệnh tiểu đường hay không.
Khắc phục: Bệnh tiểu đường được điều trị bằng cách thay
đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, bổ sung insulin và điều trị
bằng thuốc để giúp cơ thể xử lý lượng đường trong cơ thể.
10. Bệnh tim
Bạn mệt mỏi sau khi làm các công việc bình thường như
lau nhà, làm vườn đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim.
Nếu bạn cảm thấy mình quá mệt mỏi và thật khó khăn để
hoàn thành những công việc đó một cách nhẹ nhàng thì bạn
hãy đi khám về bệnh tim mạch.
Khắc phục: Thay đổi lối sống, các loại thuốc và một số các
thủ thuật y khoa khác sẽ giúp bạn điều trị bệnh tim và lấy
lại năng lượng cho cuộc sống.
11. Dị ứng thức ăn
Một số các bác sĩ tin rằng dị ứng do thức ăn có thể khiến
bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi sau
khi ăn sau khi ăn một loại thức ăn nào đó thì bạn phải kiểm
tra lại. Loại dị ứng này không khiến cơ thể của bạn phát
ban hay nổi ngứa, nó chỉ vừa đủ để làm bạn cảm thấy mệt
mỏi.
Khắc phục: Loại trừ các loại thức ăn đã làm bạn tăng cảm
giác mệt mỏi sau một vài lần ăn. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ
về cách kiểm tra dị ứng thực phẩm.
12. Mệt mỏi kinh niên
Nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài hơn 6 tháng và điều này làm
bạn không thể làm những công việc hàng ngày, thì rất có
khả năng bạn bị hội chứng mệt mỏi kinh niên. Chứng bệnh
này có rất nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng triệu chứng
chính là bạn cảm thấy mệt mỏi mà không giải thích được
nguyên nhân.
Khắc phục: Hiện tại chưa có một phương án điều trị nhanh
chóng cho hội chứng mệt mỏi kinh niên. Kiên nhẫn thay
đổi thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày, tạo ra
thói quen ngủ tốt và tham gia luyện tập thể dục là những
biện pháp khả quan cho bệnh nhân bị hội chứng này.
13. Khắc phục nhanh chứng mệt mỏi
Nếu bạn thường bị mệt mỏi nhưng không liên quan gì đến
các bệnh lý thì có thể là do cơ thể bạn ít vận động. Siêng
năng tập thể dục là một giải pháp lý tưởng cho bạn trong
trường hợp này. Các nhà khoa học cho rằng năng lượng
quan trọng cho cơ thể đến từ những bài tập. Kết quả một
cuộc nghiên cứu cho thấy những người tham gia chạy xe
đạp 3 lần một tuần, mỗi lần 20 phút sẽ đủ năng lượng cho
cơ thể chống lại mệt mỏi.