Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề tài: Tìm hiểu một số yêu cầu đặt ra với một phòng thu âm, để đảm bảo chất lượng âm thanh trong sản phẩm đa phương tiện docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.28 KB, 7 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp
Khoa Công Nghệ Thông Tin
TRUYỀN THÔNG
ĐA PHƯƠNG TIỆN
Đề tài:
Tìm hiểu một số yêu cầu đặt ra với một phòng thu âm, để đảm bảo
chất lượng âm thanh trong sản phẩm đa phương tiện.
Giảng viên hướng dẫn: TRẦN THỊ BÍCH THẢO
Sinh viên thực hiện: VŨ ĐỨC CHIẾN
PHẠM VĨNH LỘC
I. Giới thiệu chung:
Thiết kế một phòng thu chuyên nghiệp, đúng kỹ thuật là yêu cầu đầu tiên
và cần thiết để có thể sản xuất ra nguồn audio chất lượng cao. Để có thể thiết kế
được một phòng thu audio đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật thì phải đảm bảo được
nhiều tiêu chí khác nhau. Theo đó, một số điểm chính cần phải đáp ứng như
sau:
• Yêu cầu chung:
- Khả năng làm việc liên tục trong thời gian dài (24 giờ/ngày) mà không bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
- Thiết kế kiến trúc phòng thu có thể giúp truyền cảm hứng đến những
người tham gia trong việc thu âm. Về mặt kỹ thuật, thiết kế phòng phu phải
đảm bảo chất lượng của việc thu âm không bị hạn chế bởi các lỗi thiết kế, bị
ảnh hưởng do lắp đặt thiết bị.
- Nguồn không khí cung cấp cho phòng thu phải đảm bảo trong lành, đầy
đủ, và môi trường được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
• Cách âm và mức độ tiếng ồn xung quanh:
Cách âm là ngăn không cho âm thanh từ phòng thu thoát ra ngoài, gây ảnh
hưởng đến mọi người xung quanh. Cũng như không cho âm thanh từ môi
trường bên ngoài tác động vào phòng thu, có thể làm gián đoạn việc thu âm
và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Cách âm từ trong ra ngoài: đảm bảo mức âm thoát ra ngoài dưới 35 dB (đây


là ngưỡng có thể chấp nhận được).
Cách âm từ ngoài vào trong: đảm bảo mức âm nhiễu dưới 20 dB là quy
chuẩn cho những phòng thu chuyên nghiệp. Nếu mức độ tiếng ồn xung
quanh quá 30 dB có thể làm giảm chất lượng của việc thu âm.
• Độ tin cậy trong hệ thống:
Một phòng thu chuyên nghiệp phải hoạt động hiệu quả, tiện lợi và đặc biệt là
phải có độ tin cậy cao. Nghĩa là các thiết bị đảm bảo đáp ứng tốt các thông
số kỹ thuật yêu cầu, luôn được bảo quản tốt, trong quá trình thu âm các lỗi
có thể xảy ra phải được hạn chế đến mức thấp nhất. Do đó, một phòng thu
chuyên nghiệp là phòng thu mà các kĩ thuật âm thanh được kiểm soát đầy
đủ, có cơ chế giám sát đáng tin cậy bắt đầu từ việc thu âm vào micro. Yêu
cầu này cũng có nghĩa là có sự cân bằng hợp lý trong quá trình hoạt động
của hệ thống giám sát là cần thiết.
II. Thực hiện:
1. Thiết kế phòng điều khiển:
Để thiết kế được một phòng thu âm chuẩn, ta cần chú ý rằng:
- Vị trí nghe phụ thuộc vào khoảng cách các loa và các góc đối
diện giữa chúng.
- Không chỉ điều chỉnh vị trí của một loa đơn và vị trí nghe, mà
phụ thuộc vào việc di chuyển toàn bộ tam giác (hình thành bởi
hai loa và người nghe).
 Tất cả 3 phần tử cần được di chuyển không chỉ liên quan đến các
đáp ứng cá nhân của chúng trong phòng, mà còn cần phải duy trì
được các góc độ và khoảng cách tương đối giữa chúng. Việc dịch
chuyển tránh xa các vị trí không mong muốn (lối đi, gần cửa) có
thể phá vỡ sự cân bằng stereo hoặc có thể làm giảm chất lượng
âm.
Có rất nhiều cách thiết kế một phòng thu âm: Live-End, Dead-End ,
Non-Environment, Toyoshima…………
Ở đây sẽ xét về tiêu chí thiết kế phòng theo kiểu:

Non-Environment:
Tường trước phản xạ tối đa, tất cả các bề mặt khác của phòng
có khả năng hấp thụ âm tối đa. Thông qua những bộ giám sát thiết lập,
tường trước sẽ hoạt động như một vách ngăn mở rộng và không thể
phản xạ âm thanh từ các loa.
Bằng cách thêm nhiều vật liệu và thiết kế có khả năng hấp thụ âm cao
vào phòng, giảm số lượng các phản xạ, tỉ lệ của âm trực tiếp và âm
được phản xạ tăng lên.
2. Hệ thống âm thanh surround:
Một vài điểm chính trong thiết kế âm thanh surround trong cinema:
- Những âm thanh quan trọng nhất thường đến từ phía trước
tương ứng với hành động trên màn hình, và đạo diễn không
muốn người xem bị sao lãng bởi những âm thanh có mức độ
quan trọng ít hơn đến từ phía sau.
- Việc trộn âm để trình chiếu trong những cinema tuân theo một
sự phối hợp chặt chẽ hợp lý đáp ứng đồng thời yêu cầu tích hợp
về âm thanh và điện ảnh.
- Tùy theo yêu cầu về mức độ nghiêm ngặt của chất lượng, kỹ
xảo âm thanh, kích thước phòng mixer có thể đòi hỏi những
giải pháp thiết kế khác nhau để đáp ứng được nhiều mức độ tiêu
chuẩn và mức độ chính xác.
Bố trí như sau:
- Các nguồn riêng biệt đơn giản:
Loa đơn trước cung cấp âm thanh trực diện đến người nghe sẽ phụ thuộc vào
các điều kiện lắp đặt, không gian phía sau của phòng, và đặc tính của các bề
mặt đối diện loa. Giả sử rằng một bộ đầy đủ của hệ thống 5 kênh các loa
giống nhau được lắp đặt trong một buồng không có tiếng vang, gắn tại các
điểm xác định nằm trên chu vi của một vòng tròn. Khi kiểm tra bằng
microphone đo đa hướng tại vị trí người nghe sẽ bắt được các đáp ứng cùng
tần số từ mỗi nguồn. Tuy nhiên, một người nghe tại cùng vị trí như

microphone sẽ nhận thấy những tần số cao từ các loa phía sau ít hơn từ các
loa phía trước, và tai người (tai ngoài) sẽ đáp ứng tốt hơn đối với những tần
số cao từ một hướng phía trước. Các loa phía sau có thể được nhận thấy như
các nguồn riêng biệt. Thiết kế chung nhất hướng đến là tạo được đáp ứng
bằng phẳng nhất có thể được hy vọng từ tất cả các loa.
- Nhiều nguồn phân phối:
Trong điều kiện không có tiếng vang, khi cung cấp nhiều nguồn âm và một
nguồn âm riêng biệt thì tất cả có thể được nhìn nhận như là một nguồn phân
phối. Khi đó, phụ thuộc vào sự phân bố chính xác của các loa, khi cung cấp
các nguồn âm thanh đồng thời vẫn có thể giúp làm “sáng” hơn nguồn âm
thanh riêng biệt do một số loa được kỳ vọng sẽ chuyển tiếp trực tiếp nhiều
hơn âm thanh riêng biệt đến ống tai. Khi kiểm tra đáp ứng dùng microphone
đo tại vị trí nghe trong các điều kiện không tiếng vang thì đáp ứng sẽ ít bằng
phẳng hơn trường hợp trên (các nguồn riêng biệt).
- Các nguồn khuếch tán:
Khi dùng loa rời rạc hướng vào một bộ khuếch tán được gắn trên tường thì
các đáp ứng có thể được cộng gộp lại với nhau. Thiết kế này được kỳ vọng
sẽ cung cấp một đáp ứng phẳng tương đối đến vị trí nghe, gần như bất chấp
bản chất của các âm thanh phòng. Các nguồn khuếch tán có các mẫu bức xạ
rộng trên một phạm vi mở rộng của các tần số, và hạn chế được các tác động
suy giảm âm do các ảnh hưởng cộng hưởng phòng và giao thoa sóng đứng.
3. Cách âm:
Cũng có nhiều phương pháp cách âm khác nhau, ở đây sẽ ví dụ một cách
cách âm cho một phòng thu để tham khảo:
- Cách âm rỗng khoảng 5cm->10cm trong cái rỗng đó thì các bạn
nhét bông thủy tinh hoặc thêm lớp xốp dày 5cm vào cho chắc
(để tránh hít các bột thủy tinh vào thì chúng ta có thể bọc ở
ngoài lớp ly lông để ngăn bột thủy tinh đó và ở lớp ngoài cùng
là lớp thạch cao)
- Đối với sàn chúng ta vẫn phải mua thêm cái thảm cách âm và

hút âm.
- Trên mái chúng ta cũng làm giống như các bức tường nhưng cái
đó chúng ta lên làm lỗ nhỏ ở trên đó để vừa thông khí, vừa cách
âm
- Lưu ý:
- Phòng kính dội âm, bởi vậy bạn không nên dùng phòng kính
làm phòng thu.
- Các bức tường trong phòng không nên làm phẳng, bởi vì âm
thanh đập vào tường này sẽ dội ngay lại.
- Phòng thu âm phải có vật liệu chống phản âm (cách đơn giản
nhất cho phòng thu dân dụng là dùng thật nhiều màn vải dầy
bao bọc 4 phía), chống rung mặt đất và chống tiếng ồn.
- Hệ thống quạt thông gió ( nên có) phải xử lý thật khéo để sao '
vừa mát, vừa không hỏng hết cả cách âm nhất là vào mùa hè.
4. Mô hình minh họa:
Thông thường, khi thiết kế các phòng sản xuất âm thanh được yêu cầu
chủ yếu là một phòng stereo có khả năng sử dụng được cho việc thu và
mixer âm thanh surround chất lượng cao. Khuyến cáo được chú ý nhiều
trong âm thanh surround là sử dụng 3 loa toàn dải giám sát được gắn
ngang bằng nhau

×