Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lê Bá Đảng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.85 KB, 5 trang )

Lê Bá Đảng
Lê Bá Đảng
Tên khai
sinh
Lê Bá Đảng
Nghệ danh
Lê Bá Đảng
Sinh
26 tháng 7, 1921
Triệu Phong, Quảng Trị
Lĩnh vực
hoạt động
Hội họa
Tác phẩm
Hạt gạo Trường Sơn
Giải
thưởng
Huân chương Văn hóa nghệ
thuật Pháp, Huy chương kháng
chiến chống Mỹ
Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 26 tháng 7 năm 1921 tại làng Bích La Đông,
xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
[1]
Ông là một trong
nhiều họa sĩ Việt Nam thành danh trên đất Pháp theo trường phái nghệ thuật
đặc sắc Việt Nam.
[2]

Mục lục
 1 Tiểu sử
 2 Sự nghiệp


 3 Tham khảo
 4 Liên kết ngoài

Tiểu sử
Họa sĩ sang Pháp năm 1939, đã tham gia vào những đội quân chống phát xít
của nước Pháp, bị Đức quốc xã bắt làm tù binh. Ông học tại Học viện Nghệ
thuật Toulouse và trở thành một hoạ sĩ nổi tiếng ở châu Âu.
[2][3]

Sự nghiệp
Họa sĩ Lê Bá Đảng có cuộc triển lãm đầu tiên ra mắt tại Paris năm 1950.
Năm 1989, ông nhận giải thưởng "Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân
đạo" của Việt Quốc tế Saint-Louis của Mỹ.
[4]

Năm 1992, họa sĩ được Trung tâm tiểu sử quốc tế thuộc Đại học Tổng hợp
Cambridge của Anh đưa vào danh mục những người có tên tuổi của thế giới.
[5]

Năm 1994, họa sĩ Lê Bá Đảng được Nhà nước Pháp tặng "Huân chương Văn
hóa nghệ thuật Pháp". Được giới nghệ thuật đánh giá là bậc thầy của hai thế
giới Đông - Tây.
[5]

Năm 2005, ông được trao tặng huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước
và nhận danh hiệu Vinh danh nước Việt do báo điện tử VietnamNet phối
hợp với UBMTTQ Việt Nam trao tặng.
[5]

Năm 2006, họa sĩ cùng với UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Trung

tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng tại 15 Lê Lợi, Thành phố Huế.
[3][6]

Hoạ sĩ Lê Bá Đảng về Quảng Trị để "Mặc áo cho cây"
Ông đã đưa ra một hình thức mỹ thuật mới gắn với thiên nhiên - một
quan niệm nghệ thuật xuyên suốt cả đời sáng tạo của ông. Với những
chất liệu đơn giản, có thể tự tạo được như dây thép, dây mây, cành cây
khô, lá khô, vải màu để tạo ra các hình sắc tuỳ vào trí tưởng tượng và
óc nghệ thuật của từng người rồi treo lên cây cũng tuỳ theo góc nhìn cá
nhân. Đặc biệt hơn, nếu có thể biết cách kết hợp với ánh sáng tự nhiên,
con người và cây cỏ đã có thể hòa quyện với nhau trong một không gian
mỹ cảm mới.
Lê Bá Đảng gọi đây là một cách "mặc áo cho cây". Ông cho rằng cái cây,
vườn cây, rừng cây, con đường cây , được mặc áo ấy cũng có thể là bức
tranh vượt ra ngoài mọi khuôn khổ trường quy, trường phái và tất thảy ai
cũng có thể "vẽ" được, vấn đề là người đó phải yêu thiên nhiên thực lòng.
Theo Lê Bá Đảng, đây là một bức tranh thật hợp lỳ trong khung cảnh lễ hội,
tết nhất của từng làng quên, địa phương, rộng hơn là của cả quốc gia, tuỳ
theo hoàn cảnh và điều kiện thiên nhiên cụ thể để thực hiện. Tuy đã ngoài 80
tuổi, nhưng ông có vẻ tràn đầy hứng khởi với dự án này. Ông nói sẵn sàng
làm công việc giúp đỡ về cách thực hiện, tìm chất liệu để "mặc áo cho cây"
nếu địa phương nào muốn thực hiện dự án này.
Trong khi chờ đợi được người yêu nghệ thuật hưởng ứng dự án này, ông
đang chuẩn bị một kế hoạch về quê Quảng Trị "mặc áo cho cây" ngay tại
khu vườn rộng hàng trăm m2 của gia đình ông ở làng Bích La Đông, huyện
Triệu Phong, trong năm nay. Một cuốn sách về dự án này của ông vừa được
xuất bản ở Paris. Ông cũng đang có kế hoạch cùng người cháu họ xây dựng
một website riêng dành cho dự án này. Tất cả để hướng tới hy vọng trong trí
tưởng của ông, một ngày nào đó, cả Việt Nam cùng "mặc áo cho cây" để
chúng ta có một "bức tranh đẹp và dài như nước Việt".

Hoạ sĩ Lê Bá Đảng sinh năm 1921, sang Pháp năm 1939, học tại Học viện
Nghệ thuật Toulouse và trở thành một hoạ sĩ nổi tiếng ở châu Âu (năm 1989
nhận giải thưởng "Nghệ sĩ có tài năng lớn và tư tưởng nhân đạo" của Việt
Quốc tế Saint-Louis của Mỹ; năm 1992 được Trung tâm tiểu sử quốc tế
thuộc Đại học Tổng hợp Cambridge của Anh đưa vào danh mục những
người có tên tuổi của thế giới; năm 1994 được Nhà nước Pháp tặng "Huân
chương Văn hóa nghệ thuật Pháp" ). Luôn nhớ quê hương, Lê Bá Đảng
từng hoàn thành bộ tranh đồ sộ 500 bức vẽ hoành tráng được lấy tên chung
là "Phong cảnh bất khuất" miêu tả duy nhất con đường Trường Sơn huyền
thoại. Ông thường xuyên về nước, lần gần đây nhất là năm ngoái để tham
gia Festival Huế với một triển lãm tranh đầy ấn tượng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×