Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nguyễn Đỗ Cung pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.59 KB, 6 trang )

Nguyễn Đỗ Cung
Nguyễn Đỗ Cung

Chân dung của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
Sinh
Nguyễn Đỗ Cung
1912
Từ Liêm, Hà Nội
Mất
22 tháng 9, 1977
Hà Nội
Nguyên nhân mất
Bệnh tật nặng
Nơi an táng
Hà Tây
Quốc tịch
Việt Nam
Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 22 tháng 9 năm 1977) là một họa sĩ của Việt Nam,
ông đã để lại nhiều tác phẩm rất nổi tiếng trong nghệ thuật Việt Nam thế kỷ
20. Hiện nay, ông được mệnh danh là "Người con của Hà Nội".
Mục lục
 1 Tiểu sử
 2 Giải thưởng
 3 Tác phẩm
 4 Đánh giá
 5 Tham khảo
 6 Liên kết ngoài

Tiểu sử
Sinh năm 1912 tại làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1934, ông
tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1929 - 34. Ông tìm


kiếm các trào lưu nghệ thuật phương Tây đầu thế kỉ 20, thể nghiệm khuynh
hướng lập thể với mong muốn tạo sắc thái mới cho hội hoạ. Ông ham mê
sáng tác nên sớm có danh khoảng 1935-1937 với nhiều minh họa độc đáo
trên Phong hóa, Ngày nay, nhất là Trung Bắc chủ nhật, hiện nay vẫn còn rất
nhiều bộ sưu tập tranh ông.
Năm 1940, ông đi tìm nghệ thuật sơn mài nghệ thuật tại Nhật Bản. Sau khi
Cách mạng tháng Tám thành công, ông đã có mặt một cách nhanh chóng
trong những ngày Hà Nội chào mừng ngày lễ độc lập - tự do.
Ông đã tham gia đoàn quân Nam tiến khi toàn quốc tham gia cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 ở Việt Nam. Ông đã mở rất
nhiều lớp đào tạo nhằm mục đích đào tạo, bồi dưỡng các họa sĩ trẻ tại miền
Trung. Ông để lại rất nhiều tác phẩm vô cùng quý giá.
Sau hòa bình lập lại năm 1954, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nhận trách nhiệm
lãnh đạo Viện Mỹ thuật Việt Nam và xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Những cán bộ chủ chốt hiện nay ở Bảo tàng vẫn nhận một cách tự hào rằng
mình đã trưởng thành từ "lò Nguyễn Đỗ Cung" dựa trên thư tịch và thực tế
đã hoạch định được một hệ thống trưng bày mà cho đến nay vẫn được bảo
lưu. Hệ thống trưng bày đó xác định một cách khoa học sự phát triển của
nghệ thuật Việt Nam từ tiền sử qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến
giai đoạn nghệ thuật tạo hình cận hiện đại. Cần nhớ rằng trước khi Bảo tàng
Mỹ thuật và Viện Nghiên cứu Mỹ thuật ra đời (1962 – 1966), ở Việt Nam
chưa hề có một tổ chức nào, một trung tâm nghiên cứu nào về mỹ thuật Việt
Nam một cách đầy đủ và thấu đáo. Chỉ thế thôi cũng đủ đánh giá công lao to
lớn của Nguyễn Đỗ Cung trong việc nghiên cứu, giới thiệu và đào tạo những
nhà nghiên cứu cho việc khẳng định nền nghệ thuật cổ Việt Nam.
Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa I. Năm 1947, ông là Chủ tịch Liên đoàn
Văn hóa kháng chiến Liên khu V. Ông cũng từng trải các nhiệm vụ như Ủy
viên ban thường vụ Hội mỹ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên
hiệp Văn học- nghệ thuật Việt Nam.
Giải thưởng

 Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996.
 Huân chương Lao động hạng nhất
 Huân chương Kháng chiến hạng ba
Tác phẩm


Du kích La Hay tập bắn, Bột màu, 39x52cm, 1947
 Du kích La Hay tập bắn (1947)
 Làm kíp lựu đạn
 Bài ca Nam tiến (1947)
 Khai hội
 Học hỏi lẫn nhau (1960)
 Công nhân cơ khí (1962)
 Tan ca mời chị em đi họp thợ giỏi
 Cổng thành Huế
 Cổng làng (bột màu)
 Từ Hải (khắc gỗ màu)
 Vẽ tranh bìa cho tập “Xuân thu nhã tập”.
Đánh giá
Bàng Thực Dân - Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội viết:
Nguyễn Đỗ Cung vẫn không khỏi băn khoăn, day dứt trong việc chứng minh
cho vị trí nền nghệ thuật cổ Việt Nam đang bị đánh giá sai lệch dưới con
mắt của người Pháp. Ông không ngần ngại bút chiến với Badaxie - một học
giả trường Viễn đông Bác Cổ - khi ông này có những nhận xét thiên kiến về
người An Nam trong cuốn "Nghệ thuật An Nam" của mình. Những người
bạn đồng tâm của Nguyễn Đỗ Cung trong ý muốn đề cao nền nghệ thuật
nước nhà như Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Giang,
không khỏi xúc động khi đọc bài viết "Nhân đọc cuốn Nghệ thuật An Nam,
Mỹ thuật Đại La hay mỹ thuật Lý, công bố trên báo Thanh Nghị năm 1938
của ông. Bằng những dẫn chứng cụ thể, chuẩn mực Nguyễn Đỗ Cung đã

chứng minh niên đại chính xác nền nghệ thuật Lý thế kỷ 11 do chính các
nghệ nhân Việt Nam sáng tạo chứ không phải là "nghệ thuật Đại La" được
mang lại bởi sự đô hộ của viên thái thú Cao Biền vào thế kỷ 9 như Badaxie
nhận định. Sau cuộc bút chiến ấy, đến cuộc đấu tranh công khai của Nguyễn
Đỗ Cung và các họa sĩ Lưu Văn Sin, Trần Văn Cẩn, Hoàng Lập Ngôn,
Lương Xuân Nhị, Nguyễn Khang với giám đốc trường mỹ thuật là Giông-se,
người thay thế cho Vícto Tác-đi-ơ khi ông này mất vào năm 1938. Ông Cung
đã buộc Giông-se phải chịu thua bằng lý luận và thực tiễn khi Giông-se
tuyên bố ý định "chỉ muốn đào tạo những thợ mỹ nghệ chứ không phải nghệ
sĩ.
[1]

Nguyễn Văn Tỵ - họa sĩ Việt Nam viết:
Trong bão táp của sáng tạo nghệ thuật, trong cái phức tạp và gian khổ của
công tác cách mạng, Nguyễn Đỗ Cung là một mũi thép sắc nhọn, một cây
thông vút ngọn lên cao. Vô tư, liêm khiết, vì mọi người. Nguyễn Đỗ Cung
vẫn giữ được trên tranh và trong tâm hồn tính dân tộc đó.
[1]



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×