Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Họa sỹ Nguyễn Đổ Cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.93 KB, 2 trang )

Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977)
Tan ca (sơn dầu)
Hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung quê ở làng Xuân Tảo, huyện
Từ Liêm, Hà Nội. Ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương và sớm nổi danh khi mới ngoài 20 tuổi. Cùng với sáng tác,
ông tham gia các tổ chức yêu nước, trải qua các công việc và nhiệm vụ được
giao: tham gia BCH Hội Văn hóa Cứu quốc năm 1945, Đại biểu Quốc hội Khóa I
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thành viên sáng lập của Hội Mỹ thuật Việt
Nam 1957, là ủy viên Thường vụ Hội Mỹ thuật, ủy viên BCH Hội Liên hiệp Văn
học nghệ thuật Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Mỹ thuật Việt Nam
(1962).
Bài ca Nam tiến (1947)
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đỗ Cung từng dạy học tại Trường tư thục
Thuận Hóa cùng với Tế Hanh, Tôn Thất Đào, Tôn Quang Phiệt, Hoài Thanh. Tên
tuổi ông giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam cận đại. Ông đã
đào tạo được nhiều họa sĩ trẻ miền Nam, là một cán bộ văn hóa nhiệt thành, vô tư,
liêm khiết và người đặt nền móng cho bộ chính sử Mỹ thuật Việt Nam ra đời.
Theo Bách khoa thư, ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình trí thức,
cha là dịch giả Nguyễn Đỗ Mục. Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông
Dương khoá 1929-34. Ông nghiên cứu di sản văn hoá dân tộc qua kiến trúc cổ, tìm
kiếm các trào lưu nghệ thuật phương Tây đầu thế kỉ 20, thể nghiệm khuynh hướng
lập thể với mong muốn tạo sắc thái mới cho hội hoạ. Năm 1940, đi Nhật tìm hiểu
nghệ thuật sơn mài Nhật Bản. Từ 1941, vẽ các tranh "Cổng thành Huế", "Cổng làng"
(bột màu), "Từ Hải" (khắc gỗ màu), vẽ tranh bìa cho tập "Xuân thu nhã tập".
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông là đại biểu Quốc hội khoá I, hoạt động trong
Hội Văn hoá Cứu quốc, vẽ tranh cổ động và mẫu tiền giấy. Năm 1947, là chủ tịch
Liên đoàn Văn hoá Kháng chiến của Liên khu V, vẽ tín phiếu, tranh cổ động và các
tranh một màu: "Du kích La Hai", "Tiểu đội họp", "Binh công xưởng", "Nữ chiến sĩ
Quảng Ngãi". Ông khẳng định nghệ thuật phải phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân
dân, mở nhiều lớp vẽ ngắn hạn, đào tạo được những hoạ sĩ có tên tuổi về sau. Ông
còn là một nhà nghiên cứu uyên bác, đã viết nhiều chuyên khảo về mĩ thuật cổ đại


Việt Nam. Năm 1962, được giao trọng trách thành lập Viện Bảo tàng Mĩ thuật và chỉ
đạo xây dựng Nhà Bảo tàng Mĩ thuật, đã bồi dưỡng nhiều cán bộ nghiên cứu mĩ
thuật qua phương pháp khảo sát các di tích mĩ thuật Việt Nam. Từ 1960, tranh sơn
dầu của ông chủ yếu vẽ về đề tài công nhân: "Học hỏi lẫn nhau" (1960), "Công nhân
cơ khí" (1962), "Tan ca mời chị em đi họp thợ giỏi" (1976). Ông được truy tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh đợt I.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×