Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

394 Bài tính dược - Kim Ngọc Tuấn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 320 trang )

394 BÀI TÍNH DƯỢC
LƯƠNG Y KIM NGỌC TUẤN
Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và
tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà
không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi.
Xuất bản theo giấy phép ĐKKH: 48/2007/CXP/50-10/THAH
In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Minh
416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM
Việt Nam
Published by arrangement between Huong Trang Cultural
Company Ltd. and the author.
All rights reserved. No part of this book may be reproduced
by any means without prior written permission from the
publisher.
LƯƠNG Y KIM NGỌC TUẤN
(Biên soạn)
394
BÀI TÍNH
DƯỢC
NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA - 2007
5
LỜI TỰA
“Tư tưởng đúng, sẽ hành động đúng”
Cũng vậy, sự hiểu biết đúng đắn về các vị thuốc
sẽ giúp cho người thầy thuốc chữa bệnh được tốt, và
người làm thuốc, mua bán thuốc, cũng sẽ không phạm
phải những lỗi lầm đáng tiếc.
Bởi lẽ thiết yếu đó, nên chúng tôi cảm thấy cần
phải cố gắng biên soạn ra quyển sách nhỏ này
. G


ồm
394 bài tính dược của các vị thuốc Đông dược thường
dùng, mà tiền nhân đã có công xác minh ghi lại một
cách hết sức ngắn gọn, để chúng ta dễ học và dễ nhớ.
Mỗi khi dùng đến thuốc, nếu có lỡ quên, hay chưa
rõ một vị nào đó thì ta có thể dễ dàng lật sách ra, tìm
hiểu và nhớ lại, vì tất cả các vị thuốc đã được sắp xếp
theo thứ tự A, B, C để tiện dụng việc tra cứu.
Mong rằng trong việc biên soạn này
, nế
u có điều gì
sai sót, xin quý vị cao minh hãy vui lòng chỉ giáo và
bổ túc cho, để ngành Đông Y của chúng ta ngày một
phát triển.
Lương y Kim Ngọc Tuấn
6
7
1. A GIAO –
阿膠
“A giao cam ôn
Chỉ khát nùng huyết
Thổ huyết thai băng
Hư nuy khả chuyết.”
– A giao vị ngọt, khí ấm, không độc. Làm ngưng chứng ho
khạc ra máu. Trị ói máu, băng huyết khi có thai. Người hư
yếu nên dùng.
+ Ngoài ra còn tư âm dưỡng huyết, bổ phế nhuận táo, trị các
chứng đới hạ của phụ nữ. Nếu dùng với vị HUỲNH LIÊN
chữa được các chứng xích, bạch lỵ rất hiệu quả.
QUY

KINH:
Đi vào các kinh PHẾ, CAN và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người tỳ vị suy nhược, ăn không tiêu, tiêu chảy
không nên dùng.
BẢO QUẢN: Cần để chỗ khô ráo, tránh nóng ẩm.
2. A NGÙY – 阿魏
“A ngùy tân ôn
Trừ trừng phá kết
Khước quỉ sát trùng
Truyền thi khả diệt.”
– A ngùy vị cay, tính ấm, không độc. Trừ chứng trừng, phá
kết tụ. Đuổi quỉ khí, sát trùng. Chữa chứng truyền thi rất
hiệu quả.
A
8
+ Ngoài ra còn trị được đau bụng sốt rét vì lạnh, đi lỵ, cam
giun, đồi sán (do kinh bế sinh ra).
QUY KINH: Đi vào các kinh PHẾ và TỲ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 3g (5 – 8 phân).
KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư yếu không nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
3. AN TỨC HƯƠNG – 安息香
“An tức hương tân
Tỵ tà khử ác
Trục quỉ tiêu cổ
Quỉ thai, năng lạc.”
– An tức hương (cánh kiếng trắng) vị cay, khí ấm, không độc.
Trừ tà khí, ác khí. Chữa bệnh quái lạ, làm tiêu cổ trướng.
Trị quỉ thai.

+ Ngoài ra còn trị di tinh, đàn bà sau khi sinh bị huyết lừng
lên chóng mặt. Cũng chữa chứng đau nhức trong xương,
đau bụng thổ tả, ma đè trong giấc ngủ và chứng hay quên.
QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, CAN và TỲ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 6g (5 phân – 1,5 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.
 Ghi chú: Các tên khác là
TỊ
CH TÀ, KHOÁN HƯƠNG
hoặc TIÊN KHIÊN NGƯU.
9
4. ANH TÚC XÁC -
罌粟壳
“Anh túc xác sáp
Tiết lỵ khái khiếp
Kiếp bịnh như thần
Sát nhân như kiếm.”
– Anh túc xác (vỏ khô của quả cây thuốc phiện) sáp, vị chua
chát, hơi lạnh, rất có độc. Trị tiêu chảy, kiết lỵ, ho lậu.
Chữa bệnh rất hiệu quả. Thận trọng vì có thể làm chết
người dễ dàng.
+ Ngoài ra còn chữa chứng di tinh lâu ngày, đau bụng, và đau
gân xương dai dẳng.
QUY KINH: Đi vào các kinh PHẾ, CAN và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 0,5 – 3g (3 – 7 phân).
KIÊNG KỴ: Người có những chứng mới phát không nên
dùng nó, nhất là mới ho bạo hay đi tả mạnh, dùng đến sẽ
nguy
. Không nên dùng nhi
ều lần, dễ bị nghiện.

5. ÁP NHỤC - 鴨肉
“Áp nhục tính hàn
Bổ hư lao khiếp
Tiêu thủy thủng trướng
Thối kinh vãng nhiệt.”
– Thịt vịt tính lạnh, vị ngọt, hơi có độc. Bổ hư trừ lao. Chữa
chứng thủy thủng. Trị kinh phong, hạ nhiệt.
10
+ Ngoài ra còn chữa các chứng ung thư mụn nhọt, sưng đau,
nhiệt lỵ và trẻ em khóc đêm.
QUY KINH: Đi vào 5 kinh TÂM, CAN, TỲ, PHẾ và THẬN.
LIỀU DÙNG: Có thể dùng nhiều.
 Ghi chú: Giống lông trắng xương đen, chữa các chứng hư
lao rất tốt. Vị này còn có các tên khác là GIA PHÙ hoặc
THƯ PHÙ.
6. BA ĐẬU - 巴豆
“Ba đậu tân nhiệt
Trừ vị hàn tích
Phá trừng tiêu đàm
Đại năng thông lỵ.”
– Ba đậu vị cay khí nóng, rất độc. Trừ khí lạnh kết ở bao tử.
Phá hòn khối kết, tiêu đàm. Trị kiết lỵ rất hiệu quả.
+ Ngoài ra còn chữa được chứng sốt rét ôn ngược, quỉ độc,
cổ trú, đàn bà bị bế kinh. Cũng trị được mụn độc, hay bị
rắn rết cắn.
QUY
KINH:
Đi vào hai kinh VỊ và ĐẠI TRƯỜNG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 1g (5 ly – 2 phân).
KIÊNG KỴ: Người có thai hoặc bị hư yếu không nên dùng.

Rất kỵ KHIÊN NGƯU.
B
11
BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo và mát vì hạt dễ bị đen, thối
và mọt.
7. BA KÍCH - 巴戟
“Ba kích tân cam
Đại bổ hư tổn
Tinh hượt, mộng di
Cường cân, cố bổn.”
– Ba kích vị cay ngọt, hơi ấm, không độc. Trị suy nhược
rất hiệu quả. Chữa hượt, mộng và di tinh. Làm mạnh gân
vững cốt.
+ Ngoài ra còn trị được phong thấp, phong khí, cước khí và
thủy thũng.
QUY KINH: Đi vào kinh THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: – Người âm hư hỏa thịnh, đại tiện táo bón không
nên dùng. Kỵ LÔI HOÀN và ĐAN SÂM.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, mát và kín. Không nên để lâu
vì dễ bị mốc mọt.
8. BÁ TỬ NHÂN - 柏子仁
“Bá tử vị cam
Bổ tâm ích khí
Liễm hãn phò dương
Cảnh liệu kinh úy.”
12
– Bá tử nhân (nhân hạt trắc bá) vị ngọt, dễ nhuận, hơi ấm,
không độc. Bổ tâm, giúp ích trí tuệ, mạnh thần. Cầm mồ
hôi, thêm dương khí, làm hết lo sợ.

+ Ngoài ra còn giúp ích tỳ, hòa can. Khi dùng nên sao vàng,
giã nát, ép cho hết dầu.
QUY KINH: Đi vào 4 kinh TÂM, CAN, TỲ và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người bị tiêu chảy, nhiều đờm không nên dùng.
BẢO QUẢN: Để trong khạp hũ có lót vôi sống, đề phòng
mốc mọt.
9. BẠC HÀ - 薄荷
“Bạc hà vị tân
Tối thanh đầu mục
Khư phong hỏa đàm
Cốt chưng nghi phục.”
– Bạc hà vị cay, hơi nóng, không độc. Làm nhẹ đầu, sáng
mắt. Trừ phong, tiêu đàm. Nóng trong xương nên uống.
Phát hãn.
+ Ngoài ra còn trị chứng nóng lạnh, đầy bụng, ăn không tiêu
và chứng chảy máu cam dai dẳng.
QUY KINH: Đi vào 2 kinh PHẾ và CAN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 6g (5 phân – 1 chỉ).
13
KIÊNG KỴ: Người khí hư huyết ráo, can dương thịnh quá
không nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín, tránh nóng ấm.
10. BÁCH BỘ - 百部
“Bách bộ vị cam
Cốt chưng, lao trái
Sát cam du trùng
Cứu thấu công đại.”
– Bách bộ vị ngọt, khí hơi ấm, không độc. Trị chứng nóng
trong xương, lao nhọc. Trừ giun sán. Chữa bệnh ho lâu

ngày rất hiệu quả, nhất là ho nhiệt, ho lao.
+ Nếu dùng sống trị ghẻ lở, sát trùng.
QUY KINH: Đi vào kinh PHẾ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư yếu không nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo, vì dễ bị mốc. Nếu bị
mốc, rửa sạch bằng nước lã, phơi hoặc sấy lại.
11. BÁCH HỢP - 百合
“Bách hợp vị cam
An tâm định đởm
Chỉ khái tiêu phù
Ung thư khả giảm.”
– Bách hợp (tỏi rừng) vị ngọt, khí bình, không độc. Làm an
thần, hết lo sợ. Trị ho, tiêu phù thũng. Có khả năng làm
14
giảm mụt nhọt, ghẻ lở.
+ Ngoài ra còn chữa được chứng sốt rét, chứng chảy nước
mắt, nước mũi, la hét điên cuồng, đau nhói nơi tim, đau cổ
họng, đau bụng, ho lao và thổ huyết.
QUY KINH: Đi vào hai kinh TÂM và PHẾ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người bị trúng hàn không nên dùng.
BẢO QUẢN: Cần để nơi khô ráo vì dễ hút ẩm, sẽ biến sang
màu nâu đỏ hoặc bị mốc.
12. BẠCH CÁP NHỤC - 白鴿肉
“Bạch cáp nhục bình
Giải chư độc dược
Năng trừ giới sang
Vị thắng trư nhục.”
– Bạch cáp nhục (thịt bồ câu trắng) khí bình, vị ngọt, không

độc. Giải được các thứ thuốc độc, rượu độc. Tiêu trừ ghẻ
chốc. Vị có phần trổi hơn so với thịt heo.
+ Chữa được chứng tiêu khát, bạch điến phong, loa lịch,
tràng nhạc và phong giới. Cũng bổ thận tinh.
QUY
KINH:
Đi vào các kinh TỲ, CAN và THẬN.
LIỀU DÙNG: Dùng ở mức độ vừa phải.
KIÊNG KỴ: Người mà nội tạng bị ung nhọt, hoặc bị bướu ác
tính thì không nên ăn thịt bồ câu.
15
 Ghi chú: Bồ câu còn có tên là GIA CÁP. Những con lông
màu thịt hơi có độc.
13. BẠCH CẬP - 白芨
“Bạch cập tân, khố
Công chuyên thâu liễm
Thủng độc sang dương
Ngoại khoa cực thiện.”
– Bạch cập vị cay đắng, khí hơi lạnh, không độc. Thường
dùng thâu liễm. Trị mụn nhọt, sang lở. Dùng chữa ngoài
da rất tốt.
+ Ngoài ra còn trị phổi bị dập, thổ huyết, bị đánh tức, té ngã,
bị đạn hoặc dao chém gãy xương. Làm giảm đau dạ dày.
QUY KINH: Đi vào kinh PHẾ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (5 phân – 4 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người phế vị có thực hỏa không nên dùng.
T
ối
kỵ vị Ô ĐẦU.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, nên phơi sấy thường.

14. BẠCH CHỈ - 白芷
“Bạch chỉ tân ôn
Dương minh đầu thống
Phong nhiệt tao dương
Bài nùng thông dụng.”
16
– Bạch chỉ vị cay, khí ấm, không độc. Trị đầu đau kinh Dương
minh. Chữa phong nhiệt ngứa ngáy. Thường dùng trị ung
mủ.
+ Kinh Dương minh chạy thẳng lên mặt, nên nó chữa các
chứng như: nhức đầu, chóng mặt, mắt mờ, xương mí mắt
đau nhức, đau răng, mũi thối, mặt ngứa, da sần sùi, có mụn
nhỏ mọc đầy, hóc xương. Ngoài ra còn trị được người bị
rắn cắn, bị ngứa lở, sản hậu thương phong, huyết hư, và
bạch đái do viêm tử cung.
QUY
KINH:
Vào phần khí của PHẾ, VỊ và ĐẠI TRƯỜNG.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 8g (1 – 2 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người âm hư hỏa uất không nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô, tránh nóng.
15. BẠCH ĐẦU ÔNG - 白頭翁
“Bạch đầu ông ôn
Dương minh đầu thống
Tán chưng trục huyết
Chỉ thống bách tiết.”
– Bạch đầu ông khí ấm, vị đắng, không độc. Làm tiêu hòn
cục, trục huyết ứ. Trị bướu cổ, tràng nhạc, sốt rét, sán khí.
Chữa đau nhức các khớp xương.
+ Ngoài ra còn làm mạnh thận, mát huyết, trị được nhiệt độc,

huyết lỵ, chứng ôn dịch, chảy máu cam, thuốc sang (đầu
rụng hết tóc), đau bụng, nóng sốt và điên cuồng.
17
QUY KINH: Đi vào 2 kinh TÂM và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 8 – 24g (2 – 6 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người mà trong huyết không có dấu hiệu gì tỏ
ra nóng lắm thì không nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
16. BẠCH GIỚI TỬ - 白芥子
“Bạch giới tử tân
Chuyên hóa hiếp đàm
Ngược chung bỉ khối
Phục chi năng an.”
– Hạt cải bẹ trắng vị cay, khí ấm, không độc. Chuyên trừ hàn
đờm vùng hông ngực. Bịnh ngược làm tỳ sưng rắn. Uống
vào sẽ được yên.
+ Ngoài ra còn trị chứng trúng phong cấm khẩu, chứng mặt
và mắt vàng, đi tiểu nhiều về đêm, phong độc chạy đi chạy
lại làm người đau đớn.
QUY
KINH:
Đi vào kinh PHẾ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (5 phân – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người không bị phong hàn đàm trệ thì không
nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi mát và khô ráo, tránh nóng ấm.
18
17. BẠCH HOA XÀ -
白花蛇
“Bạch hoa xà độc

Nan hoán, hoa tà
Đại phong giới lai
Chư độc vưu giai.”
– Rắn mai hoa (hổ mang hoa) tính rất độc, vị hơi mặn, khí
ấm. Trị các loại trúng gió, phong cùi lở loét. Chữa các
chứng độc rất tốt.
+ Ngoài ra còn trị được chứng kinh sợ, tê bại, loa lịch, lậu,
dương mai, mi sang. Cũng chữa chứng tàn nhang, phát
mụn ở cổ.
QUY KINH: Đi vào kinh CAN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Không có phong tà thì không nên dùng. Người
huyết hư sinh phong, cũng không uống được.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
18. BẠCH KHẤU - 白蔻
“Bạch khấu tân ôn
Năng khứ chướng ế
Ích khí điều nguyên
Chỉ ẩu hòa vị.”
– Bạch khấu (hay bạch đậu khấu) vị cay, khí ấm không độc.
Trị mắt có mộng. Bổ khí và điều hòa nguyên khí. Làm
ngưng ói mửa và thông bao tử.
19
+ Ngoài ra còn chữa được chứng lỵ vì lạnh, chứng hoắc loạn,
nhổ nhiều nước miếng, đại trường hư tả (đi tả mà không có
gì), trẻ con bỏ bú, tiêu chảy. Cũng chữa tỳ hư sinh sốt rét
và chứng cảm hàn đau bụng.
QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, TỲ và VỊ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người phế vị hỏa thịnh, khí hư không nên dùng.

BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
19. BẠCH LIỄM - 白蔹
“Bạch liễm vị hàn
Nhi ngược kinh giản
Nữ âm thủng thống
Ung đinh khả diệt.”
– Bạch liễm hơi lạnh, vị đắng ngọt, không độc. Trị trẻ em sốt
rét sinh ra chứng kinh giản. Chữa lành âm hộ bị ghẻ lở,
sưng đau. Cũng trừ các loại ghẻ độc.
+ Ngoài ra còn làm tan hết khí, chữa trĩ lậu, những vết thương
bị đánh hay dao mác đâm chém. Trị xích bạch đới của phụ
nữ.
QUY
KINH:
Đi vào 4 kinh TÂM, CAN, TỲ và VỊ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người tỳ vị hư hàn, ung nhọt đã phá miệng,
không có thực hỏa, nhiệt độc thì không nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo vì dễ bị mốc mọt.
20
20. BẠCH PHÀN -
白礬
“Bạch phàn hàn toan
Hóa đàm giải độc
Trị chứng đa năng
Nan dĩ tận thực.”
– Bạch phàn (khô phàn) vị chua, khí lạnh, không độc. Có tác
dụng tiêu đàm, giải độc rất hiệu quả. Khó uống.
+ Trị đau nhức, tê bại, trừ phong, sát trùng, chỉ huyết, giảm
đau, thông lợi đại tiểu tiện, phá thối sinh da non nơi mụn

nhọt lở loét và thoát giang. Dùng thoa lên chỗ bị rắn, rết
cắn sẽ giải được độc; miệng ngậm phèn, đàm sẽ xuống.
Dùng với CAM
TH
ẢO càng tốt.
QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ, CAN và THẬN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ).
Ghi chú: Dùng sống, phèn chua giải được độc; nếu phi sẽ
sinh da thịt.
21. BẠCH PHỤ 白附
“Bạch phụ tân ôn
Trị diện bá bịnh
Huyết tệ, phong sang
Trúng phong chư chứng.”
– Bạch phụ tử vị cay, khí ấm không độc. Trị được các chứng
bệnh ở mặt. Chữa chứng tê do huyết phong, mụn lở. Cũng
trị các loại trúng phong.
21
+ Ngoài ra còn chữa được chứng xích bạch đới hạ của phụ
nữ, chứng đau tim và tai thối.
QUY KINH: Đi vào 2 kinh TÂM và PHẾ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 4 – 6g (1 phân – 1,5 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người không phải thật là chứng hàn thì không
nên dùng.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
22. BẠCH QUẢ - 白果
“Bạch quả cam khổ
Suyễn thấu bạch trược
Điểm trà yểm tửu
Bất khả đa tước.”

– Bạch quả (ngân hạnh) vị ngọt đắng, khí ấm, hơi có độc. Trị
ho suyễn, bạch trọc. Pha với trà hoặc ngâm rượu. Không
nên ăn nhiều.
+ Ngoài ra còn trị được chứng tiểu vặt, bạch đái của phụ nữ.
Cũng làm cho tỉnh rượu. Nếu đắp ngoài sẽ trị được sang
lở.
QUY
KINH:
Đi vào kinh PHẾ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người có thực tà phải kiêng dùng. Không nên
dùng nhiều sẽ làm cho khí ủng trệ. Trẻ con dùng, sẽ phát
kinh phong, sinh cam.
BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo, tránh nóng ấm.
22
23. BẠCH TẬT LÊ -
白蒺黎
“Bạch tật lê khổ
Liệu sang đồn ti
Bạch trọc đầu thương
Nhược trừ mục nhãn.”
– Bạch tật lê (Quỷ kiến sầu) vị đắng cay, khí mát, không độc.
Trị ghẻ sưng đau không làm miệng. Chữa ghẻ lở phần trên
đầu. Có công năng trị mắt sưng đau, dùng phải sao cháy
gai.
+ Ngoài ra còn trị nhức đầu, đau răng, sưng mộng răng, đau
cổ họng, chữa di tinh, tiểu ra máu, nhũ ung, tắt sữa, phong
ngứa và đới hạ.
QUY
KINH:

Đi vào 2 kinh PHẾ và CAN.
LIỀU DÙNG: Thường từ 12 – 16g (3 – 4 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người huyết hư, khí yếu không nên dùng.
BẢO QUẢN: Phơi khô, cho vào thùng đậy kín, để nơi khô
ráo.
24. BẠCH THƯỢC - 白芍
“Bạch thược toan hàn
Năng thâu, năng bổ
Tả lỵ phúc thống
Hư hàn vật dữ.”
– Bạch thược vị chua, khí lạnh, hơi có độc. Có tính vừa thâu
vừa bổ. Trị kiết lỵ, đau bụng, tiêu chảy. Hư hàn không nên
dùng.
23
+ Ngoài ra còn tả can hỏa, hòa được huyết mạch, liễm âm khí
và nghịch khí, giải nhiệt thông kinh, trị xích bạch đới. Nếu
sao cháy cạnh dùng trị được băng huyết.
QUY KINH: Đi vào 3 kinh TÂM, CAN và PHẾ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người mà vị kinh hàn, bụng đầy trướng không
nên dùng. Không dùng với LÊ LƯ.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
25. BẠCH TRUẬT - 白朮
“Bạch truật cam, ôn
Kiện tỳ cường vị
Chỉ tả, trừ thấp
Kiêm khử đàm bỉ.”
– Bạch truật (sơn khương) vị ngọt, khí ấm, không độc. Làm
mạnh tỳ, khỏe bao tử. Trị chứng tiêu chảy, trừ thấp. Chữa
được chứng đàm kết tụ, dưới ngực đau nhói.

+ Ngoài ra còn trị được chứng chân tay mỏi yếu, hay ngủ,
hoắc loạn, sản hậu trúng phong cấm khẩu, và ống chân có
nhọt độc (Cần sao cám để loại bỏ chất dầu độc).
QUY
KINH:
Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12 g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người tỳ thận hư, không có thấp tà, âm hư hỏa
vượng, không nên dùng.
24
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo vì dễ bị mốc mọt.
26. BẠCH VI - 白薇
“Bạch vi đại hàn
Liệu phong tri ngược
Nhơn sự bất tri
Quỉ tà kham khước.”
– Bạch vi (vi thảo) rất lạnh, vị đắng mặn, không độc. Trị
phong có ghẻ, chứng sốt rét. Chữa người bất tỉnh. Trừ tà
rất hiệu quả.
+ Ngoài ra còn trị được đàn bà lâm lịch đới hạ, chứng âm hư
phát nhiệt, sản hậu hư nhược, buồn nôn (dùng chín).
QUY KINH: Đi vào kinh VỊ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1,5 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người thường tiêu chảy không dùng. Kỵ
HUỲNH KỲ, ĐẠI HoàNG, ĐẠI KÍCH,
CAN K
HƯƠNG,
CÀN TẤT, SƠN THÙ và ĐẠI TÁO.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
27. BAN MIÊU - 斑猫

“Ban miêu hữu độc
Phá huyết thông kinh
Chư sang loa lịch
Thủy đạo năng hành.”
25
– Ban miêu (sâu đậu đen) có độc mạnh, vị cay, khí lạnh: Làm tan
huyết ứ, thông kinh mạch. Chữa các chứng ghẻ mủ, loa lịch.
Thông thủy đạo, lợi tiểu mạnh.
+ Ngoài ra còn chữa chứng đinh độc, giang mai. Phần lớn chỉ
dùng trị ngoài da.
QUY KINH: Đi vào hai kinh TIỂU TRƯỜNG và ĐẠI
TRƯỜNG.
LIỀU DÙNG: Thường dùng từ 1 – 2 con (1 – 2 phân).
KIÊNG KỴ: Cơ thể yếu, bệnh nặng không nên dùng, nhất
là phụ nữ có thai. Kỵ BA

ĐẬU, ĐAN SÂM và CAM
THẢO.
BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo.
28. BÁN HẠ - 半夏
“Bán hạ ôn tân
Kiện tỳ táo thấp
Đàm quyết đầu đông
Thấu ẩu kham nhập.”
– Bán hạ vị cay, khí ấm, có độc. Làm mạnh tỳ, trừ thấp. Chữa
đàm quyết lãnh, đau đầu. Trị ho có đàm. Ói mửa.
+ Ngoài ra còn chữa bệnh đau cổ họng, phù thũng, chứng
thương hàn nóng lạnh, sốt rét mà lạnh nhiều, dưới ngực
đầy cứng, sôi bụng.
– Nếu dùng sống trị được rắn cắn (giã đắp vào chỗ bị thương).

26
QUY KINH: Đi vào 2 kinh TỲ và VỊ.
LIỀU DÙNG: Thường từ 6 – 12g (1 – 3 chỉ).
KIÊNG KỴ: Người âm huyết hư, tân dịch kém và có thai
không nên dùng.
BẢO QUẢN: Cứ mỗi tháng phơi sấy lại một lần.
29. BÀNG GIẢI - 螃蟹
“Bàng giải vị hàm
Tán huyết giải kết
Ích khí dưỡng tính
Trừ hung phiền nhiệt.”
– Bàng giải (con cua) vị mặn, khí ấm, hơi có độc. Phá huyết
ứ, giải được các vật kết đọng ở trong. Bổ ích khí, bồi
dưỡng tinh. Trừ tà nhiệt nơi lồng ngực, thông kinh mạch,
tan phiền.
+ Ngoài ra còn giải được độc của thức ăn, làm liền gân cốt,
thêm sức mạnh cho gân xương, chữa sốt rét và chứng
hoàng đản.
QUY
KINH:
Đi vào các kinh CAN, TÂM và THẬN.
LIỀU DÙNG: Dùng ở mức độ vừa phải.
KIÊNG KỴ: Phụ nữ có thai không được dùng.
 Ghi chú: Tên khác là VÔ TRÀNG CÔNG TỬ.

×