10 lời khuyên dành cho bệnh nhân đái
tháo đường
Khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), bạn
cần biết cách kiểm soát bệnh tốt để phòng ngừa các biến chứng
hoặc nếu biến chứng xảy ra cũng muộn và nhẹ.
Điều này đòi hỏi bạn phải thay đổi các thói quen của mình nhiều,
nên thực hiện từng bước nhỏ, đề ra mục tiêu như bạn sẽ làm gì, bạn
đạt được điều đó trong bao lâu.
Trước tiên, bạn cần biết bệnh của mình là bệnh mãn tính để chuẩn
bị sẵn sàng tâm lý phải điều trị suốt đời, không lơ là mất cảnh giác
và sống chung yên ổn với bệnh. Thẳng thắn đối mặt với những thói
quen xấu của mình và nhận ra rằng bạn cần phải thay đổi chúng
đồng thời nhờ gia đình, bạn bè và bác sĩ hỗ trợ nếu cần thiết.
Nếu bạn béo phì, nên giảm cân, giữ cân nặng có thể ở mức lý
tưởng (BMI: cân nặng theo mét chia cho bình phương của chiều
cao theo kg nhỏ hơn hoặc bằng 23).
Người bệnh tiểu đường thường mắc thêm một vài chứng bệnh khác
như cao huyết áp, mỡ trong máu cao… Vì vậy người bệnh cần
được bác sĩ theo dõi, chỉ định thuốc phù hợp, giữ huyết áp ở mức
nhỏ hơn hoặc bằng 120/80 mmHg. Ngoài ra, khi mắc thêm cảm
cúm ho, đau bao tử… cũng cần thông báo với bác sĩ để có cách
phối hợp các loại thuốc chứ không tự tiện ngưng thuốc tiểu đường.
Sau một thời gian dùng thuốc, nếu lượng đường trở lại bình thường
và ổn định, bác sĩ có thể cho giảm dần liều thuốc. Thời gian này rất
khác nhau ở mỗi trường hợp.
Một góc trà đạo và thư pháp của Ngày
hội phòng chống Đái tháo đường 14/11
tại Nhà thi đấu Nguyễn Du do Trung
tâm Dinh dưỡng và công ty Nutifood
cùng nhãn hàng DiabetCare phối hợp tổ
chức.
Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý. Thức ăn đa
dạng, có chỉ số đường huyết thấp, ăn nhiều bữa trong ngày, không
bỏ bữa ăn dồn, ăn đúng giờ. Chọn ăn các thực phẩm ít chế biến
tinh, còn hạt nguyên, rau, đậu… Những loại thực phẩm này giàu
dinh dưỡng và được tiêu hoá chậm hơn, vì thế ảnh hưởng đến
đường huyết ít hơn so với các loại bột tinh chế, đường, cháo ăn
liền, bánh mỳ…
Bạn nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà, hạn chế tối đa việc ăn
bên ngoài, trừ khi bất khả kháng, để dễ kiểm soát đường huyết.
Người bệnh không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa
ăn rất nguy hiểm, đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.
Ngoài ra, người bệnh nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Khi
đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày
với liều lượng tương đương. Tuyệt đối không được ăn trái cây để
thay các loại thực phẩm khác.
Bệnh nhân nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa
có công thức riêng dành cho bệnh nhân tiểu đường. Biết cách theo
dõi đường huyết bằng máy đo cá nhân để tự điều chỉnh bữa ăn, liều
lượng thuốc và hình thức tập luyện thể dục phù hợp.
Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để kịp thời
phát hiện các biến chứng như đo đạm trong nước tiểu, chức năng
thận, chức năng gan, mỡ máu, điện tim, khám mắt, chụp tim phổi.
Có thể làm định kỳ 3 tháng – 6 tháng hoặc một năm một lần.
Tập luyện luôn là một phần quan trọng
trong điều trị bệnh tiểu đường.
Nếu mắc bệnh bạn phải kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy có gì
bất thường hoặc xuất hiện các nốt phồng rợp, hoặc bị các vết
thương trầy xước lâu ngày không lành, cần gặp bác sĩ ngay.
Khi đã được điều trị cần theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám
đúng hẹn.
Người bệnh không nghe bất cứ lời bàn, lời khuyên nào của người
không chuyên môn (như bỏ cơm ăn bún, dùng lá cây nào đó làm
thuốc…).
Điều cuối cùng, bệnh nhân tiểu đường cần vận động, tập luyện
thường xuyên. Cơ bắp là nơi tiêu thụ đường lớn nhất trong cơ thể,
nhất là khi chúng ta vận động. Khi thiếu các hoạt động thể dục thể
thao, năng lượng do đường ở cơ bắp cung cấp không được đốt
cháy. Đường bị tích trữ cùng với đường từ bữa ăn kế tiếp vẫn ở
trong máu làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Vì thế, bệnh nhân
tiểu đường cần duy trì thường xuyên các hình thức vận động cơ
thể.
Một lối sống , năng động từ ăn uống, tập luyện đến tinh thần sẽ
giúp ta phòng chống được căn bệnh tiểu đường và các biến chứng
của nó, cho dù bạn có yếu tố di truyền hay không.